Báo USA Today ngày 8 tháng 7 loan tin, liệt kê sơ sơ số tiền của các công ty bê bối đã chi để ủng hộ cho những đại diện dân cử. WorldCom chi 7 triệu rưởi từ năm 1989. Năm 2002 chi 1 triệu, Cộng Hoà, Dân Chủ mỗi Đảng 50%, 50%. Anderson cho biết trong 100 Thượng Nghị sĩ đã có 94 người nhận tiền ủng hộ của Công Ty. America chi cả thảy 57 triệu cho những ứng cử viên Liên bang và mất 39 triệu để vận động hành lang Quốc Hội từ 1997 tới giờ. TT Bush nhận 127 ngàn đô la trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng vừa qua, theo lời của TNS Trưởng Khốùi Đa số. Tổng thống, Phó Tổng thống cũng bị báo chí "quây như dế" về số tiền bán cổ phiếu và sự dính líu với công ty Harken Energy, và Halliburton trước đây. Hai vị này liên tục phủ nhận và cáo giác Đảng Dân Chủ muốn " tái chế việc cũ" để làm đề tài tranh cử theo "cách làm chánh trị kiểu xưa". Dù vậy sự thật không hối cải được là các Công ty Enron, WorldCom, Tyco, Xerox, Anderson đều có dùng tiền giúp cho những người ứng cử vào Quốc Hội và Nhà Trắng và hai Đảng, Cộng Hoà lẫn Dân Chu, đảng nào cũng có nhận ít hay nhiều thôi.
Vấn đề vô nước gà nhà đang đá để nhờ nhỏi về sau không có gì mới lạ. Mỹ cóù 75 ngàn vận động hành lang Quốc Hội và Nhà Trắng vì quyền lợi của các đại công ty giàu sụ - chắc hẵn không phải vì quyền lợi của người dân nghèo Mỹ, nghèo nhứt là lớp trẻ, kế đến là đàn bà góa, sau cùng là lớp già theo thống kê Mỹ gần nhứt. Cho nên một dư luật đã được đệ nạp Quốc Hội, để hạn chế những loại ủng hộ hơn mức bình thường. Bảy năm trời trôi qua, dự luật vẫn còn là dự luật. Quốc hội không thông qua được để thành luật có giá trị cưỡng hành vì nhiều nhà làm luật phù thủy lợi dụng thủ tục nghi trường, lập pháp để kéo dài. (Tương tự và cụ thể nhứt như Dư luật Nhân Quyền cho VN HR 2833, được tuyệt đại đa số Hạ viện chấp thuận mà vẫn bị ngâm dấm ở Uûy ban Thượng viện ). Còn chi phí cho các cuộc vận động bầu cử ngày càng lên cao như hoả tiễn. Cấp liên bang, chi phí vận động, đơn vị tính bằng số triệu đô la. Khả năng tìm nguồn tài trợ, gây quỹ, gần như là yếu tố quyết định việc thắng cử, quyết định hơn uy tín, sức thu hút của ứng cử viên, cách vận động, và chương trình ứng cử. Tệ đa kim ngân phá bầu cử dân chủ ngày càng thắng thế.
Vì vậy quần chúng cử tri ngày càng thơ ơ đi bầu, nghĩ bầu ai vào chánh quyền cũng thế thôi; chỉ là một nhóm người bảo vệ cho quyền lợi những người giàu sụ, "máu xanh" . Năm 1996, bầu Tổng Thống, dưới 50% cử tri đã ghi danh đi bầu. Bầu sơ bộ 1998 chỉ có 20% cử tri (US Bureau of the Census, 1998 ).
Trong bầu không khí quần chúng mất niềm tin đối với chánh quyền đó, và trước các vụ xì căn đan có thể tạo khủng khoảng tín lực trong kinh tế tài chánh của xã hội Mỹ, chánh quyền phải hành động. Bất động là tự thú tội bao che. Bất động là tự sát chánh trị đối với những người bị phanh phui. Bất động là chối bỏ trách nhiệm và nghĩa vụ của người đại diện dân cử trong chánh quyền mà Hiến Pháp đòi hỏi phải vì dân, do dân, của dân. Do vậy TT Bush và Thượng Viện đang có những biện pháp mạnh và cứng đối đối với những việc làm ăn vô đạo đức càng ngày càng bành trướng của các công ty lớn. Trừng phạt thẳng tay những Tổng Giám đốc lợi dụng tín nhiệm và lường gạt những người đầu tư: bỏ tùø và truy cứu trách nhiệm hình sự. Thượng Viện cũng đưa ra dự thảo nghị quyết thành lập một ủy ban độc lập để kiểm soát, theo dỏi, xác nhận bảng kết tóan của các công ty, cấm không cho những người từng tiền tích nghề nghiệp xấu giữ chức vụ Tổng Giám đốc ( TNS Sarbanes ). Cánh Dân Chủ thích đạo luật này. Trước đó Hạ viện cũng thông qua một dư luật, chuyển Thượng Viện vào tháng Tư, do DB Michael Oxley ( CH, Ohio ) là tác giả, dự trù các biện pháp mạnh tay hơn đối với các công ty. TT Bush thích dư luật mạnh ấy. Hai dư luật của TNS Sarbanes và của DB Oxley sẽ được liên ủy ban của hai Viện và của lưỡng đảng bàn cải, thoả hiệp để sớm đưa ra khoáng đại thông qua. Cả hai đều chủ trương biện pháp trừng trị và ngăn chận mạnh đề tái tạo niềm tin nơi quần chúng đối với cơ chế kinh tài của xã hội Mỹ và đối với chánh quyền Mỹ nói chung. Làm vậy là phải, đúng đạo ở đời, đúng lòng dân, hợp Hiến pháp. Đại diện dân cử không mạnh tay là bay chức trong kỳ bầu cử tới.