Hôm nay,  

Ngày 30 tháng 4, nhìn lại chuyện hải tặc

13/04/202309:35:00(Xem: 2352)
haitac

Hình ảnh hải tặc hiện nay ở Đông Nam Á.

Nguồn: https://southeastasiaglobe.com/black-spots/

 


Vài lời giới thiệu: Cuối năm 1980 chúng tôi rời Việt Nam trên một con tàu đánh cá nhỏ chứa trên 100 người. Thuyền trưởng giờ phút chót không đến nơi hẹn và chủ tàu, ông Chu Văn Hữu (nay đã qua đời) đã cố gắng tìm hiểu trước khi đi và tự mình điều khiển con thuyền một cách tài tình, nhắm về phía Mã Lai để tránh hải tặc Thái Lan và nhờ đó, chúng tôi thoát nạn. Trong đêm tối, một chiếc tàu khác đuổi theo thuyền chúng tôi, ai nấy đều đọc kinh, cầu nguyện, mong sao máy tàu đừng hư để hải tặc không bắt kịp được.

      Trên bốn mươi năm sau, nạn hải tặc ở vùng Đông Nam Á vẫn còn hoành hành, nhưng phần lớn là nhắm vào các tàu chở hàng, nhất là các tàu chở dầu ở eo biển Singapore và Malacca..
      Tôi xin dịch bài sau báo sau đây của phóng viên William Branigin của tờ Washington Post năm 1981. Hồi đó mình là người trong cuộc, đây là cái nhìn của phóng viên, là cái nhìn từ bên ngoài với bối cảnh lịch sử như tính cách cơ hội, lợi dụng thời cơ “nước đục thả câu” của các ngư dân Thái, thái độ của nước tiếp nhận và sự can thiệp, giúp đỡ của Liên Hiệp Quốc, và nhất là của Hoa Kỳ.
      Bây giờ, chúng ta đọc, xem tin tức về các người tỵ nạn (nay gọi là di dân hay “migrant”) đang tràn ngập ở các vùng biên giới Mỹ-Mexico và ở các trại tỵ nạn vùng biển Địa Trung Hải. Hiện nay, do những phương tiện truyền thông xã hội, thông tin toàn cầu hóa, người tỵ nạn không còn là nạn nhân của các vụ cướp của giết người hàng loạt như thuyền nhân hồi trước. Tuy nhiên cảnh đời tỵ nạn thì lúc nào cũng vậy, đương nhiên vẫn nhiều gian nan và đắng cay.
      "Đoạn trường ai có qua cầu mới hay." – HVH
 
haitac 2

Cướp biển và các đường lưu thông trên biển chính của vùng Đông Nam Á theo tài liệu của IBM từ 1991 đến 2001. (Nguồn Research Institute on Contemporary Southeast Asia)

 
Từ sau thế chiến thứ 2, đã có những ổ hải tặc tại Thái Lan, Mã Lai và Indonesia. Các nước này do tình hình chính trị bất ổn đã không đối phó được.
      “Nhưng đặc biệt là các vụ tấn công thuyền nhân Việt Nam chạy trốn khỏi chế độ Cộng sản, từ năm 1978, đã báo trước sự trở lại ồ ạt của hải tặc trong khu vực. Vụ cướp biển này, thường được thực hiện gần biên giới giữa Thái Lan và Malaysia, ở nhiều khía cạnh khác với các vụ cướp leo lên tàu xảy ra cùng thời điểm này. Bởi tính cách cơ hội của nó, trước hết, vì nó không phải là một phần văn hóa của những người sống ở vùng ven biển. Trường hợp của Mã Lai không giống như trường hợp của Vịnh Thái Lan nơi cướp biển không phải là hành động của các kẻ cướp chuyên nghiệp. Những khó khăn về kinh tế của ngư dân Thái Lan, do tình cảm vốn đã thù địch của họ đối với những người Việt Nam mới đến đã trở nên vô đạo đức, cho phép họ thực hiện hoạt động này mà không có bất kỳ sự tự kiềm chế nào." (Eric Frécon trong THE RESURGENCE OF SEA PIRACY IN SOUTHEAST ASIA-https://books.openedition.org/irasec/476 )
 
Cướp biển tàn bạo ngày càng hoành hành người tỵ nạn Việt Nam trên biển. Báo Washington Post, ngày 10 tháng 12 năm 1981:
      Tháng trước, Lê Thị Anh Phương và 40 người Việt Nam khác khởi hành từ Rạch Giá trên bờ biển Tây Nam Việt Nam trên một chiếc thuyền gỗ nhỏ. Khi đến gần Thái Lan, họ đã bị cướp biển tấn công bốn lần. Mỗi lần như vậy, họ bị cướp, và mỗi lần như vậy chiếc tàu kia đâm vào con tàu yếu ớt của họ. Sau đó vào ngày 30 tháng 11, khi thuyền của họ chìm trong biển động, một tàu đánh cá Thái Lan đã đến giải cứu. Các ngư dân đã cho những người Việt này thức ăn nước uống và bắt đầu kéo chiếc thuyền của họ theo sau. Chiếc thuyền cuối cùng này cũng chìm và các ngư dân đã đưa người tị nạn lên tàu của họ.
      Tuy nhiên, các ngư dân sợ vi phạm luật nhập cư nghiêm ngặt của Thái Lan áp dụng các hình phạt khắc nghiệt đối với người Thái đưa người tỵ nạn Việt Nam lên bờ hoặc chứa chấp họ trên đất Thái. Vì vậy, các ngư dân đã đóng những chiếc bè cho người Việt Nam và đưa họ ra biển cách cảng cá Songkhla của Thái Lan khoảng nửa dặm.
      Trong số 41 thuyền nhân, 28 người không bao giờ vào đến bờ do vùng biển động. Lê Thị Anh Phương, sinh viên 23 tuổi, là người phụ nữ duy nhất trong số 13 người sống sót đến được đất Thái.
      Câu chuyện này, được báo cáo bởi các quan chức tỵ nạn, ít nhiều là một trường hợp điển hình. Trong số 21 thuyền tị nạn Việt Nam đến Thái Lan vào tháng 11,1980, 17 chiếc đã từng bị hải tặc tấn công. Số lần tấn công trung bình là 3,5 cho mỗi thuyền.
      Điều này ăn khớp với số liệu thống kê của Liên Hiệp Quốc gần đây, cho thấy 80 đến 90 phần trăm thuyền tỵ nạn đến Thái Lan đã bị cướp biển tấn công, nhiều thuyền bị tấn công hơn một lần. Tuy nhiên, hoàn cảnh khác thường hơn được kể lại về trường hợp 28 người chết đuối này nhấn mạnh nguồn gốc của mối quan ngại ngày càng tăng của Liên Hiệp Quốc về chính sách của Thái Lan đối với người tỵ nạn.
      Một số quan chức tỵ nạn nói rằng các biện pháp cứng rắn của Thái Lan có vai trò trong việc gây ra cái chết của một số người tị nạn lẽ ra có thể được cứu. Hơn nữa, các quan chức lo ngại rằng các chính sách của Thái Lan, được thiết kế để ngăn chặn thuyền nhân Việt Nam đến đây ngay từ đầu, đang gián tiếp khuyến khích các cuộc tấn công thường xuyên hơn và tàn bạo hơn của cướp biển Thái Lan.
      Trên thực tế, theo các quan chức Liên Hiệp Quốc, tháng 11 [năm 1980] là tháng tồi tệ nhất được ghi nhận về các vụ cướp biển tấn công thuyền nhân Việt Nam. Thông thường, trước đây, số người tỵ nạn Việt Nam được xác nhận tử vong trực tiếp do bị hải tặc tấn công trung bình là 1 người chết so với 100 thuyền nhân đến Thái Lan an toàn, theo các quan chức Liên Hiệp Quốc. Nhưng tháng trước, tỷ lệ là cứ 10 người thì có hơn một người chết vì bị tấn công. Theo các quan chức, ít nhất 101 người được xác nhận đã thiệt mạng và thêm 43 người mất tích và coi như đã chết. Khoảng 950 người Việt Nam đã đến nơi an toàn.
      Một trong những vụ việc tàn bạo hơn được báo cáo vào tháng trước, cướp biển đã cướp một chiếc thuyền chở 19 người Việt Nam, đánh chìm thuyền và ném tất cả 12 người xuống biển cho chết đuối, theo các quan chức tỵ nạn. Những tên cướp biển đã bắt cóc 4 phụ nữ và 3 trẻ em, trong đó có một em bé 3 tháng tuổi, và liên tục hãm hiếp những người phụ nữ này trong khoảng thời gian 10 ngày trước khi ném tất cả xuống biển.
      Hai trong số những người phụ nữ đã được một chiếc thuyền đánh cá vớt lên sau khi họ bám vào những chiếc bình nhựa trong ba ngày ba đêm, nhưng lại bị ném xuống biển vào ngày hôm sau vì các ngư dân lo ngại sẽ bị rắc rối. Một chiếc thuyền đánh cá khác sau đó đã vớt họ lên và cuối cùng họ đã bơi được vào bờ.
      "Có vẻ như gần đây các cuộc tấn công đã trở nên tàn ác hơn", một quan chức tỵ nạn cho biết. Ông cho biết tỷ lệ giết người, bắt cóc và hãm hiếp đã tăng lên. Quan chức này nói có thể một trong những lý do là việc chấm dứt chương trình chống hải tặc của Thái Lan vào cuối tháng 9. Chương trình 2 triệu đô la do Hoa Kỳ tài trợ đã kết thúc sau sáu tháng khi hết tiền xài và chính phủ Thái Lan đã từ chối đề nghị bổ sung 600.000 đô la của Hoa Kỳ vì số tiền này quá ít để duy trì chương trình.
      Tuy nhiên, giờ đây, chính phủ Thái Lan đang xem xét đề xuất của Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc Về Người Tị nạn nhằm gây quỹ 3,6 triệu đô la cho chương trình chống hải tặc trong một năm. Mặc dù ban đầu người Thái yêu cầu 34 triệu đô la, nhưng các quan chức Liên Hiệp Quốc cho biết họ mong đợi phản hồi tích cực đối với đề xuất này trong thời gian ngắn.
      Một lời giải thích khác cho các vụ cướp biển ngày càng tàn bạo là, mặc dù chính phủ Thái Lan đã bày tỏ quan ngại về vấn đề này, cướp biển nhìn thấy một sự chấp thuận nào đó về việc làm của họ trong thái độ cứng rắn của chính phủ đối với thuyền nhân.
      Một quan chức về tị nạn cho biết: “Hy vọng đó không phải là hậu quả gián tiếp của các chính sách cứng rắn hơn của chính phủ [Thái]”. "Nhưng tôi nghĩ sẽ tốt hơn nếu chính phủ thúc đẩy các cuộc giải cứu". Ông lưu ý rằng sự gia tăng các vụ cướp biển giết người xảy ra đồng thời với chính sách khắc nghiệt hơn, theo đó Thái Lan cho biết những thuyền nhân Việt Nam đến sau ngày 15 tháng 8 sẽ không còn đủ điều kiện để tái định cư ở các nước thứ ba mà sẽ bị đưa vào các trại với cuộc sống khắc khổ.
      Một khía cạnh khác của chính sách này là bất kỳ ai bị bắt quả tang đưa "người nhập cư bất hợp pháp" vào lãnh thổ Thái Lan đều phải đối mặt với cáo buộc hình sự với mức phạt nặng và án tù. Theo Prasong Soonsiri, người đứng đầu Hội đồng An ninh Quốc gia Thái Lan, chứa chấp một người như vậy trong nhà có thể bị phạt 10 năm tù. Theo luật, các thuyền trưởng tàu đánh cá đã bị bắt vì giúp người tỵ nạn Việt Nam.
      Tuy nhiên, các quan chức Liên Hiệp Quốc lập luận rằng chính phủ Thái Lan và ngư dân có nghĩa vụ cố gắng giải cứu thuyền nhân Việt Nam gặp nạn theo các quy định của Công ước Quốc tế về Biển cả mà Thái Lan đã tham gia ký kết.
      “Ở đây chúng ta có 28 người chết vì tòa án Thái Lan đã thấy cần trừng phạt những người từng hành động phù hợp với luật pháp quốc tế,” một quan chức tị nạn cho biết, đề cập đến vụ việc được báo cáo trong tháng này.
      Prasong cho biết ông không biết về các điều khoản của công ước về biển cả, nhưng Thái Lan "không thể giúp đỡ" những sự việc như vụ chết đuối gần đây "bởi vì chúng tôi phải tôn trọng luật pháp của chính mình."
      Dù những tên cướp biển diễn dịch thái độ của chính phủ Thái đối với thuyền nhân Việt Nam theo ngã nào đi nữa, các nhà ngoại giao phương Tây nói rằng không có bằng chứng nào cho thấy chính phủ Thái Lan tích cực khuyến khích họ hoặc coi họ như một biện pháp ngăn chặn hữu ích đối với người tỵ nạn. Trên thực tế, chính quyền Thái Lan đã xử lý mạnh tay với những tên cướp biển khi chúng bị bắt.
      Trong một trường hợp gần đây, một thủy thủ trong Hải quân Thái Lan đã bị kết án 25 năm tù vì cưỡng hiếp một phụ nữ Việt Nam. Cho đến nay, khoảng hai chục người Thái Lan khác đã bị buộc tội với nhiều tội danh liên quan đến vi phạm luật cướp biển. Tuy nhiên, một số kẻ phạm tội tồi tệ nhất lại vẫn được tự do. Họ là những kẻ giết tất cả những người tỵ nạn họ tấn công và đánh chìm thuyền của họ, không để lại nhân chứng và bằng chứng.
      Theo các quan chức tỵ nạn, một số cướp biển là người Việt Nam hoặc người Malaysia, nhưng hầu hết là người Thái. Thông thường, họ là những ngư dân tấn công các tàu tỵ nạn như một “nghề tay trái”. Mặc dù chỉ có một phần nhỏ tàu đánh cá Thái Lan tham gia vào hoạt động cướp biển, nhưng các tàu này hoạt động rộng khắp, và một số dường như đã tìm mọi cách để tìm người tỵ nạn Việt Nam.
      Trong khi cướp biển từ lâu đã phổ biến ở các vùng biển Đông Nam Á, các quan chức tỵ nạn cho biết, sự kết hợp của hàng ngàn thuyền nhân thường không có khả năng tự vệ, sự thù hận lâu đời giữa người Thái và người Việt, và thời kỳ khó khăn đối của ngành ngư nghiệp trong vùng vịnh [Thái Lan] bị khai thác quá mức đã làm trầm trọng thêm tình trạng cướp biển đã có lâu đời.
      Bất chấp tần suất và mức độ tàn bạo của các vụ cướp biển, các nhà ngoại giao phương Tây tin rằng chúng đã không ngăn cản đáng kể người Việt Nam chạy trốn khỏi quê hương của họ. Thay vào đó, các cuộc tấn công đã khiến một số thuyền nhân thay đổi đường đi trốn của họ để tránh Thái Lan.

 

– Hồ Văn Hiền dịch

(8/4/2023)

 

Nguyên tác: Brutal Pirates Increasingly Plague Vietnamese Refugees at Sea

 

https://www.washingtonpost.com/archive/politics/1981/12/10/brutal-pirates-increasingly-plague-vietnamese-refugees-at-sea/1d0c2db5-a14d-4114-8332-dbf7658496ed/

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hôm nay ngày 30/4/2024, tròn 49 năm Miền Nam sụp đổ. Thơ Nguyễn Phúc Sông Hương: Tiểu Đoàn hai hàng đều bước / Tay không súng đạn,/ Vẫn ngước cao đầu,/ Dân làng bên đường / Vỗ tay chào đón,/ Người được thắng trận/ Ngơ ngác nhìn nhau.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lin Jian hôm thứ Hai tuyên bố rằng các cáo buộc của Hoa Kỳ về việc Trung Quốc có thể can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống sắp tới sẽ đối đầu với Tổng thống Joe Biden và Cựu Tổng thống Donald Trump là nhằm mục đích bôi nhọ chính phủ TQ.
nhà văn Linh Bảo, vừa kỷ niệm sinh nhật 98 tuổi vào Chủ Nhật 14/4/2024 đã qua đời tại tư gia vào Thứ Hai 22/4 ở thành phố Westminster, Nam California...
Truyền thông Israel hôm Chủ nhật đưa tin Mỹ đang nỗ lực ngoại giao nhằm ngăn Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Thủ tướng Israel trước đó đã nhấn mạnh rằng các phán quyết của tòa án The Hague về Gaza sẽ tạo ra "một tiền lệ nguy hiểm đe dọa binh lính và nhân vật công chúng của bất kỳ nền dân chủ nào chống khủng bố hình sự và xâm lược nguy hiểm."
- Chú ơi, chú ơi… cứu con với! Con mồ côi, con không có gia đình, nhà cửa, không có ai hết. Con đã mất hai đứa con rồi, chừ còn đứa nầy trong bụng mà mất nữa là con đâm đầu cho xe cán chết cả mẹ, cả con luôn. Cho con giữ đứa con trong bụng con lần nầy nhe chú… “Please, please uncle, don't move my kid out my tommy. Please help me. You take away my kid, I kill me self…”
California: Hôm thứ Năm rằng một vụ tai nạn xe kinh hoàng ở Pleasanton vào tối thứ Tư đã khiến một gia đình bốn người, đang đi trên một xe Vinfast, đã chết một cách bi thảm. Cảnh sát Pleasanton cho biết tai nạn xảy ra vào khoảng 9 giờ tối trên Foothill Road giữa Stoneridge Drive và Đại lộ W. Las Positas Boulevard ở rìa phía tây của thành phố. Chiều thứ Năm, cảnh sát xác nhận bốn người đã chết trong vụ tai nạn, một người mẹ, người cha và hai đứa trẻ dưới 15 tuổi.
Một người đàn ông tên là Xiaolei Wu đã theo dõi và đe dọa một nữ sinh viên Trung Quốc tại đại học Boston sau khi cô này dán tờ rơi ủng hộ dân chủ đã bị Tòa Mỹ kết án 9 tháng tù liên bang và Wu sẽ bị trục xuất về TQ khi mãn hạn tù. Các công tố cho biết sau khi thiếu nữ dán tờ rơi thể hiện tình đoàn kết với người biểu tình ở Trung Quốc, Xiaolei Wu, 26 tuổi, đã cố gắng tìm ra địa chỉ của cô và đe dọa chặt tay cô trong một tin nhắn trên ứng dụng WeChat, theo CNN.
Thế giới đã phải đối mặt với muôn vàn hỗn loạn và khó khăn trong những năm 2020. Sau đại dịch COVID là các cuộc xung đột và chiến tranh nổ ra ở Châu Âu, khiến cho giá cả lương thực và nhiên liệu tăng cao chưa từng thấy. Ngoài ra, biến đổi khí hậu đang gây ra những sự kiện thiên tai thảm khốc chưa từng có. Những cụm từ “chưa từng có,” hay “chưa từng thấy” đã trở nên quá quen thuộc đến mức nhàm tai.
Phim cao bồi được tái hiện ở các sân trường, lớp học ở một tiểu bang. Khi những người biểu tình hô vang “Bàn tay của bạn dính máu”, Hạ viện tiểu bang Tennessee hôm thứ Ba đã thông qua dự luật cho phép một số giáo viên và nhân viên mang súng ngắn trong khuôn viên trường học. Đạo luật này trước đây đã được Thượng viện tiểu bang thông qua và tờ báo Tennessean loan tin rằng nó "gần như được đảm bảo sẽ trở thành luật trong vòng vài tuần"
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.