Hôm nay,  

TRANG THƠ

23/02/202311:08:00(Xem: 1590)
nguyetcam 1
Tranh Đinh Trường Chinh.



TRẦN HẠ VI


 

Yến thương

 

người vẫn đó, chưa bao giờ lỗi hẹn

chốn hoang mang/ tôi bán, mảnh chung tình

những lơi lả: cợt đùa màu rêu. biển

người vỗ về, ôm ấp một sinh linh

 

ơn thánh khiết/ mùa tàn trăng. năm trước

giọt tái tê nhuộm, tím, một cánh đồng

người đã đến; đuổi đi. loài dị. mộng

tôi vẫn ngồi. ôm mặt, khóc dòng sông

 

loài chim hiếm/ bay qua, rừng, tuyệt vọng

phiến môi ngoan. ngậm đắng. mảnh đông. tàn

người ve vuốt: đầu đời, con yến, nhỏ

bao dung lòng. tôi tức tưởi, riêng, mang

 

và đêm ấy, tôi yêu người, rất lạ

giữa bão dông, cơn hưng cảm. mở lời

và từ ấy, người bên đời, dỗ, nín

một ngàn lần: con yến khóc, bi thương

 

 

Khúc bn mươi
(Tưởng nhớ em Võ Thị Trúc Linh)

 

Và nhẫn nại giết hồng trần nửa mảnh

Phiến môi ngoan xin khép lại một lần

Em tàn yếu em gầy hơn lá cỏ

Ta quặn người gục xuống một niềm đau

 

Ngày cứ đến và đêm nào cũng khóc

Bốn mươi kia chưa chạm đến một lần

Gặp trong mơ dịu dàng em thầm thĩ

Bốn mươi rồi tuổi ấy sẽ tình chung

 

Đem can trường thử lòng người sương gió

Mộng sông hồ chết dở cạnh bức tranh

Và hôm đó em buồn như thức giấc

Vuột tay ngà lỡ sợi thơ mong manh

 

 

Tình ca Nova Scotia

 

tuyết trắng phủ Canada

tuyết trắng phủ Nova Scotia

 

ngồi trong bản tình ca đôi mươi nhân ba lần hớn hở

nụ hôn dưới làn tuyết trắng màu rạn vỡ

hai dấu giày anh giẫm

trái tim trắng mềm mịn em

 

đứa trẻ nằm dang tay tạo thiên thần

em tất tả xây bức tường băng

anh nhún vai bâng quơ

dắt tay hai đứa trẻ

đi qua một cơn mưa khác

cô ấy viết một bài thơ

yêu anh yêu anh

nồng nàn quá đỗi

 

em không ghen em chỉ tò mò

cô ấy yêu anh yêu anh yêu anh

cháy trơ trọi niềm tin hy vọng thất vọng đan xen tuyệt vọng

đợi chờ đợi chờ fiction hay non-fiction

em không đi đến cùng tận

lý trí hay giấc mơ

 

em yêu anh bằng một trăm bài thơ

em viết cho người đàn ông khác một bài thơ

cô ấy yêu anh bằng một trăm bài thơ

anh còn tiếc nuối tình yêu người đàn bà

em không ghen không nổi đóa

cát xa tuyết xa cát xa tuyết xa

 

những con sâu rùng mình tan ra

bọt lá mềm như lửa

con sâu nào hóa bướm

con sâu nào nuốt chữ trong thơ

con sâu của anh

hay của cô ấy bất ngờ

hay của người đàn ông vẫn nói lời mập mờ

về một cuộc hôn nhân

về những cuộc hôn nhân và gãy đổ

con chữ mặc áo cưới trắng viền đăng ten

có những sợi gai

 

chiếc cà vạt đỏng đảnh

chật vật một trăm lần anh thắt

gói bí mật

trong chiếc khăn quàng cổ

chiếc áo len mềm

quyển sách giấu một cành hoa

trang thứ hai mươi ba

 

chúng ta hát những bài ca

về tình yêu đôi lứa

nổi lửa và không nổi lửa

quá khứ hiện tại tương lai hậu tương lai

hiện đại hậu hiện đại hậu hậu hiện đại

 

con chữ ngủ gục giật mình tỉnh giấc

cởi truồng nhảy múa

và hôn anh...

 

*

 

TRẦN HOÀNG VY

 

 

Lim trăng

 

Tôi còn một góc liềm trăng

Giêng hai ngồi nhớ chị Hằng ầu ơ

Hai đầu trăng mắc câu thơ

Võng tình ru thuở ta chờ đợi nhau

 

Liềm trăng gói lại hương cau

Dấu môi đêm trắng hôn nhàu mặt em

Tóc mây che khuất mắt thèm

Lời vô ngôn ngón tay kèm bàn tay?

 

Hững hờ mi khép giấc say

Vầng trăng in dấu gối này là hoa

Chong chao khóe mắt mù sa

Dẫn ta khuất lối da ngà mùa trăng.

 

Dấu tay bấm lặn rồi hằn

Phôi phai nguyệt tận nhọc nhằn tình yêu

Cuối mùa ru buổi liêu xiêu

Mảnh trăng liềm khuyết yêu kiều chợt phơi...

 

 

T thời 4.0

 

Bạn xưa còn mất. Hồ như bụi

Chưa kịp chát, meo. Bàn phím buồn

Bạn mới. Hôm qua trên phây-bút

Cách mấy núi sông. Khác cội nguồn...

 

Ừ, thôi cứ gửi tình ta- tút

Chẳng ngại gì lai với còm men

Hãy cứ mở lòng ra đón gió

Mai mốt rồi cát bụi dần quen…

 

 

Mật ngữ

 

Truyền ngôn hiểu ý nghĩ người
xác thân giác ngộ và cười trên non
cao, tìm kinh pháp chữ son
sắc không, không sắc mật ngôn ngữ là
chánh tâm đốn ngộ chẳng cà
sa di đà Phật tất già lam tu…

 

 

Mùa sim

 

Mùa sim,
Đồi tím màu hoa
Em ngây thơ thuở
Tóc loà xoà hương

 

Một con bướm lạc
Ven đường
Ghé đồi sim
Gặp mùa hương vô thường!

 

Ai cài sim
Tuổi dễ thương
Ai môi tím ngọt
Thiên đường mon men

 

Mùa sim
Giọt tím mắt đen
Ngực sim ngày nhú
Dâng men tình buồn?

 

Ai say rượu ủ
Hơi suông
Mùa sim lửa tím
Hương cuồng thơm bay.

Áo xưa phơi tím
Đồi này
Sim hôm qua nở
Hết ngày tím dâng…

 

 

Ngộ

 

Ra sông,

Giặt cái sân si

Bóng mình dưới nước

Có khi cũng buồn?

 

Hốt nhiên,

Một chiếc lá buông

Tâm duy chợt ngộ

Bóng mình.

Vừa tan...

 

– Trn Hoàng Vy

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mỗi 30 tháng 4 là mỗi năm xa hơn ngày đó, 1975, thêm một bước nữa xa hơn, đi vào dĩ vãng. Hầu hết những người trực tiếp tham gia vào cuộc chiến trước 75, nay đã vắng mặt. Non nửa thế kỷ rồi còn gì. Khi không còn ai nữa, không hiểu những thế hệ trẻ tha hương sẽ nhớ gì? Một thoáng hơi cay? Có khi nào bạn đọc ngồi một mình chợt hát lên bài quốc ca, rồi đứng dậy, nghiêm chỉnh chào bức tường, thằng cháu nhỏ thấy được, cười hí hí. Ông ngoại mát rồi. Trí tưởng tượng của người thật kỳ diệu. Rượu cũng kỳ diệu không kém. Nửa chai vơi đi, lơ mơ chiến sĩ trở về thời đó. Lạ lùng thay, quá khứ dù kinh hoàng, khốn khổ cách mấy, khi nhớ lại, có gì đó đã đổi thay, dường như một cảm giác đẹp phủ lên như tấm màn mỏng, che phía sau một thiếu phụ trẻ đang khóc chồng. Cô có mái tóc màu nâu đậm, kiểu Sylvie Vartan, rủ xuống che nửa mặt. Nhưng thôi, đừng khóc nữa. Chỉ làm đất trời thêm chán nản. Để tôi hát cho em nghe, ngày đó, chúng tôi, những người lính rất trẻ.
Ngày 30 tháng 4 năm nay, 2024, đánh dấu 49 năm ngày Sài Gòn thất thủ vào tay cộng sản Bắc Việt (30 tháng 4 năm 1975). Biến cố này đã mở ra một tương lai đen tối cho dân tộc Việt Nam mà một trong những hệ lụy thảm khốc nhất là hàng triệu đồng bào đã bỏ nước ra đi tìm tự do, trong đó có khoảng hơn 400,000 người chết thảm giữa lòng biển cả. Cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài trong 20 năm đã khiến cho hơn 950,000 bộ đội và thường dân miền Bắc chết và khoảng 600,000 lính cộng sản bị thương. Trong khi đó, có khoảng hơn 700,000 thường dân và binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa thiệt mạng, cùng với 1,170,000 lính VNCH bị thương. Phía Hoa Kỳ có 58,281 binh sĩ tử thương và 303,644 lính bị thương. Đó là chưa kể số thương vong của binh sĩ các nước tham chiến ở hai miền Nam-Bắc, theo www.en.wikipedia.org.
Thế giới đang bùng nổ nhiều cuộc chiến tranh, và đang ngún lửa ở nhiều nơi khác: Trung Đông, Ukraine, Miến Điện, Đài Loan, Biển Đông… Một thời Việt Nam cũng đã trải qua nhiều cuộc binh lửa. Khi đọc kỹ Tam tạng Kinh điển, chúng ta cũng sẽ thấy có những cuộc chiến. Bản thân Đức Phật khi mới lớn cũng học kỹ thuật kiếm cung. Trong nhiều kiếp quá khứ, Đức Phật, khi còn ở cương vị Bồ Tát, cũng đã từng ra trận. Nhiều hình ảnh ẩn dụ trong kinh điển cũng cho thấy dấu tích chiến tranh: ngựa chiến, voi chiến, áo giáp, mũi tên… Và rồi tận cùng, Đức Phật nói trong Kinh SN45.7 rằng chiến thắng vinh quang nhất chính là nhiếp phục tham, sân, si – nơi đó chính là Niết Bàn. Đó là mặt trận lớn nhất, gian nan nhất.
Vào ngày 6 tháng 12, 2023, nhà thơ, nhà văn, giáo sư văn học và nhà hoạt động xã hội được yêu mến người Palestine Refaat Alareer đã thiệt mạng trong một cuộc không kích từ Israel cùng với người anh, em gái và bốn đứa con của họ. Trong tuần để tang kể từ đó, những lời tri ân dành cho cuộc đời, sự nghiệp viết lách và các hoạt động nghệ thuật tích cực của Alareer đã tràn ngập khắp nơi trên thế giới. Nhiều lời tri ân được đăng cùng với bài thơ cuối cùng “Nếu tôi phải chết” được ông đăng trên Twitter của mình vào ngày 1 tháng 11 năm 2023. Cho đến nay, bài thơ chia tay như một điềm báo đau lòng của Alareer hiện đã được dịch sang hơn 40 thứ tiếng; được đọc trên các sân khấu thế giới và được viết trên các bức tường sân ga tàu điện; được in trên các biểu ngữ, bảng hiệu, cờ và diều, được giương cao trong các cuộc biểu tình đòi ngưng bắn trên khắp thế giới.
Nhà xuất bản của Ocean Vương trên Marketplace cũng như Ocean Vương trên Instagram của mình đã thông báo về cuốn tiểu thuyết mới sẽ được xuất bản vào tháng 6 năm 2025, Emperor of Gladness. “Emperor of Gladness” là cuốn tiểu thuyết thứ hai của Ocean Vương, “kể về một năm trong cuộc đời của một thanh niên ương ngạnh ở New England, người tình cờ trở thành người chăm sóc cho một góa phụ 82 tuổi bị mất trí nhớ, tạo nên câu chuyện về tình bạn. sự mất mát và mức độ chúng ta sẵn sàng mạo hiểm để đòi hỏi một trong những ân huệ quý giá nhất của cuộc đời: cơ hội thứ hai.”
Tuyển tập “9 Khuôn Mặt: 9 Phong Khí Văn Chương” của Bùi Vĩnh Phúc là những trang sách phê bình văn học độc đáo, nơi đây 9 người cầm bút nổi tiếng của Miền Nam – Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Tô Thùy Yên – được chiếu rọi trên trang giấy rất mực trân trọng, công phu, phức tạp, và nổi bật là kiểu phê bình văn học rất mực thơ mộng của họ Bùi.
Nhận được tin buồn nhà thơ Phan Xuân Sinh sau một cơn bạo bệnh, nhập viện vì bệnh tim mạch, hôn mê sau 10 ngày vô phương cứu chữa đã qua đời tại Texas ngày 28/2/2024. Thọ 76 tuổi...
Từ hồi trẻ, tôi đã có thói quen là những ngày giáp Tết thì bắt đầu chọn một vài bài nhạc xuân để nghe; và trong những ngày đầu năm thì sẽ đọc một cuốn sách. Thói quen “khai sách đầu xuân” có thêm một chi tiết khi tuổi quá độ “ngũ thập nhi tri thiên mệnh”: đọc một cuốn sách có chủ đề về Phật Giáo. Trong năm Giáp Thìn này, tôi chọn cuốn “Từ Mặc Chiếu Đến Như Huyễn” của một tác giả cũng tuổi con rồng: cư sĩ Nguyên Giác, cũng là nhà báo Phan Tấn Hải. Giới thiệu “tác giả, tác phẩm” dài dòng như vậy, nhưng đối với tôi, người viết đơn giản chỉ là anh Hải, một người anh thân thiết, đã từng có một thời ngồi gõ bàn phím chung trong tòa soạn Việt Báo ở phố Moran. Đọc sách của anh Hải, tôi cũng không dám “điểm sách” hay “phê bình sách”, vì có thể sẽ bị anh phán rằng “… viết như cậu thì chỉ… làm phí cây rừng thôi!” Bài viết này chỉ ghi lại một vài niềm hứng khởi khi được tặng sách, khi đọc qua cuốn sách mà cái tựa cũng đã chạm sâu thẳm vào những điều bản thân đang chiêm nghiệm.
Chúng ta thường được nghe nói, rằng mọi người đều bình đẳng trước Thượng Đế. Tuy nhiên, Thượng đế thì không ai thấy, nhưng có một thứ còn đáng sợ hơn nhân vật cổ sử đó (nếu thật sự là có Thượng Đế): đó là những trận mưa bom. Người dân Ukraine và Palestine ý thức rất rõ, vì đó là chuyện hằng ngày của họ: mọi người đều bình đẳng khi đứng dưới mưa bom. Già, trẻ, nam, nữ, trí thức, nông dân, nhà thơ, họa sĩ… đều bình đẳng: khi bom rơi trúng là chết. Cuộc chiến giữa người Palestine muốn giữ đất và người Israel từ nơi xa tới nhận phần đất mới do quốc tế trao tặng từ đất Palestine đã kéo dài nhiều thập niên. Bây giờ căng thẳng mới nhất là ở Gaza, cuộc chiến đang tiếp diễn giữa nhóm Hamas, thành phần chủ trương bạo lực của dân Palestine, và quân Israel. Trong những người chết vì bom Israel, có những người hiền lành nhất, đó là trẻ em và phụ nữ.
Thông thường khi nghe hai chữ “cô đơn” chúng ta liên tưởng đến trạng thái tinh thần yếm thế, tâm tư buồn bã, ngày tháng chán chường, thậm chí, cuộc đời trống rỗng. Có lẽ, vì ý nghĩa từ điển của từ vựng này; có lẽ, vì ảnh hưởng văn chương nghệ thuật; có lẽ vì chúng ta đã từ lâu tin như thế, mà không bao giờ đặt một nghi vấn nào. Đây là định nghĩa của “cô đơn” qua Bách thư toàn khoa Wikipedia: “Cô đơn là một trạng thái cảm xúc phức tạp và thường gây khó chịu, đáp ứng lại với sự cách ly xã hội. Cô đơn thường bao gồm cảm giác lo lắng về sự thiếu kết hợp hay thiếu giao tiếp với những cá nhân khác, cả ở hiện tại cũng như trong tương lai. Như vậy, người ta có thể cảm thấy cô đơn ngay cả khi xung quanh có nhiều người. Nguyên nhân của sự cô đơn rất đa dạng, bao gồm các vấn đề về xã hội, tâm thần, tình cảm và các yếu tố thể chất.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.