Hội nghị các nước Á rập do vị Thủ Tướng Hồi giáo lâu đời nhứt, và ủng hộ tinh thần mạnh cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ lãnh đạo. Tiến sĩ Mahatir Mohammed chủ trương mời các nước Hồi giáo trên thế giớiï. Hai lập trường trội yếu xuất hiện rõ rệt trong phiên họp. Một số cáo buộc và yêu cầu các nước trừng phạt Do Thái gây chiến, có thể lôi kéo thành chiến tranh vùng hay rộng lớn hơn. Số khác cáo buộc hành động tấn công cảm tử của Palestine là khủng bố, làm xấu hình ảnh người Hồi giáo chân chính. Rạn nứt phân cực trong thế giới Hồi giáo đã thấy. Nó không dựa vào chủng tộc, ranh giới quốc gia mà quan niệm về khủng bố. Một bên cho khủng bố là do nguyên do sâu xa Do thái xâm lược đất đai, đàn áp chủng tộc Palestine bằng bạo lực, một thứ khủng bố quốc gia. Một bên bài bác khủng bố. Giết người vô tội vì bất cứ lý do gì, động lực nào cũng là tội ác. Khủng bố dân Do thái hay dân nào đi nữa cũng là khủng bố, làm xấu hình ảnh trí tuệ và nhân bãn của Hồi Giáo. Noi gọn một định nghĩa chung về khủng bố không đạt được. Biện minh về tính chánh đáng hay không chánh đáng của khủng bố như một vũ khí kẻ yếu chống mạnh đã từng được các nhà làm cách mạng và đạo đức học tranh luận lâu đời vẫn còn là vấn đề tranh luận. Nhưng có một sự thật đau lòng là ý niệm khủng bố làm chia rẽ quan điểm và lập trường thế giới Hồi giáo.
Kế đến là thế giới Tây phương. Aùp lực của các nước không nhỏ đối với Mỹ, khiến TT Bush phải giải trình lập trường. Oâng tuyên bố lên án gắt gao khủng bố, bao lâu còn khủng bố thì hòa bình ở Trung Đông không thực hiện được. Ông kiên quyết đòi hỏi Ô. Arafat phải lên án hơn nữa hành động cảm tử phá hoại là khủng bố. Đối với Do Thái., Oâng ủng hộ quyền tự vệ chánh đáng. Để trảû lời một số nước Tây phương cũng như Hồi giáo bè bạn của Mỹ và những nhân vật chánh trị Mỹ than phiền chánh quyền Bush không nỗ lực can thiệp trong vấn đề Palestine, TT Bush trần tình đó là vấn đề Ô. và Chánh phủ Mỹ rất bận tâm và mất rất nhiều thì giờ. Cá nhân Oâng phải bỏ gần suốt ngày Lễ Phục Sinh để điện đàm với các lãnh đạo quốc gia; Ngoại Trưởng Mỹ cũng thế. Nhưng về giải pháp, TT Bush chỉ lập lại kế hoạch cũ. Đó là cuộc ngưng bắn đã do Giám đốc CIA và TNS Mitchell dàn xếp trước đây. Chỉ tới hôm thứ năm, ông Bush mới chịu bảo Do Thái ngưng xâm chiếm, và hứa gửi Ngoại Trưởng Powell đi thu xếp.
TT Mỹ cũng khuyến cáo Do thái dù tự vệ cũng dành một con đường cho hoà bình. Con đường đó có thể thấy trong việc Do thái bao vây tổng hành dinh của Oâng Arafat, mà không giết Oâng ta, vẫn thừa nhận chánh quyền Arafat là chánh thống, chỉ trả đũa quân khủng bố núp dưới chánh quyền này. Càng cô lập chánh quyền Arafat, quyền kiểm soát và ý muốn loại trừ khủng bố của Ô. Arafat càng bất lực. Ô. Arafat có thể làm gì được khi bị xe tăng Do thái bao vây sát tường. Do thái già néo có thể đứt dây. Chiến tranh lớn không ai muốn có thể xảy ra, khi nhân dân Palestine bi đẩy vào bước đường cùng mà quân khủng bố đã vạch sẵn. Đó là cuộc Thánh chiến Bin Laden và những người Hồi giáo cực đoan từ lâu không tiếc người và của vận động. Bài toán khó Do Thái_ Palestine từ lâu chưa giải được, nay thêm một ẩn số mơi, là khủng bố, lại càng hóc búa.
Hơn nữa, yếu tố mới khủng bố biến vấn đề Do thái Palestine không còn là vấn đề của hai nước, của Trung Đông, mà phân cực thế giới. Một số nước Hồi giáo và Tây phương chống việc dùng khủng bố để đấu tranh. Yếu tố mới này có thể thành một cuộc tranh chấp ý thức hệ. Không phải giữa Hồi Giáo và Tây Phương mà giữa con người và các nước nói chung vì khác quan niệm về khủng bố. Từ lâu khủng bố là vũ khí và phương cách phe yếu thường dùng để chống phe mạnh. Đa số những phong trào cách mạng, giải phóng, lật đổ bạo quyền dùng nó để làm liệt bại nhà cầm quyền, chứng minh thế lực đối với quần chúng để tiến lên lật đổ chánh quyền. Du kích chiến, chiến tranh nhân dân, chiến tranh giải phóng CS thường nói, khủng bố là chiến thuật đắc dụng. Và đừng tưởng những người ôm mìn ba càng, "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" CS , Hồi giáo, hay cách mạng, v.v. là những người không lý tưởng hay không chánh nghĩa. Với người CS vấn đề lương tâm và đạo đức đối với khủng bố không thành vì CS chủ trương cứu cánh biện minh cho phương tiện. Nhưng với người tự do, vấn đề trở thành vấn đề của lương tâm và đạo đức. Vì vậy một định nghĩa chung về khủng bố từ lâu cho đến bây giờ vấn còn là vấn đề tranh luận trên bình diện chánh trị và đạo đức học.
Bất động ý kiến dai dẵng đó được thấy rõ trong cuộc tranh chấp Do Thái- Palestine. Palestine một mặt, nhân danh quyền lợi chủng tộc, đất đai để dùng khủng bố chống lại Do thái. Palestine không phải không có lý do, lý tưởng khi dùng khủng bố. Do Thái mặt khác, nhân danh tự vệ dùng bạo lực để tiêu diệt hạ tầng cơ sở khủng bố. Do thái không phải không có lý hay lý tưởng khi trả đũa. Mỹ chống khủng bố còn mạnh hơn. Nhưng bạo lực bao giờ cũng kêu gọi bạo lực; nợ máu thường thường gây nợ máu; vòng oan nghiệt ngày càng cấu kết.
Đã đến lúc bạo lực, nợ máu, và oan nghiệt giữa Do thái Palestine hầu như vượt ngoài vòng kiểm soát của Do thái lẫn PalestineVà hình như sắp lây lan ra để phân cực ý thức hệ của con người nói chung, không phân biệt ranh giới và tôn giáo như CS và Tự do trong thời Chiến Tranh Lạnh. Có lẽ chính vì những ưu tư đó mà tập thể và cá nhân trên thế giới mất thì giờ và công sức nhiều nhứt để tìm một giải pháp cho vấn đề Do thái và Palestine gần đây.