Hôm nay,  

Thông Điệp ‘Một Trung Hoa’ Đã Được Truyền Bá Đến Hàng Triệu Người Như Thế Nào?

30/09/202200:00:00(Xem: 2276)

Tin 1 hinh 1
Kể từ nhiệm kỳ thứ hai của Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm 2017, ngày càng có nhiều người nổi tiếng sử dụng tài khoản mạng xã hội của mình để đăng lại các thông điệp chính thức của nhà nước.  (Nguồn: Chụp lại từ YouTube)


Chính phủ Trung Quốc có một đồng minh mới để thúc đẩy đường lối chính thức của mình đối với Đài Loan: những người nổi tiếng.

Căng thẳng về vấn đề Đài Loan, hòn đảo vốn luôn được Bắc Kinh tuyên bố là một phần của Trung Quốc theo chính sách “Một Trung Hoa,” đã trở nên trầm trọng hơn bởi một loạt sự kiện gần đây, bao gồm chuyến thăm của Chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi và các bình luận của Tổng thống Joe Biden gợi ý rằng Hoa Kỳ sẽ sẵn sàng bảo vệ Đài Loan “về mặt quân sự.”

Với Trung Quốc, về đối ngoại, các viên chức ở Bắc Kinh giận dữ và cáo buộc Hoa Kỳ vi phạm cam kết lâu dài trong việc tuân thủ chính sách “Một Trung Hoa.” Về đối nội, người dân trong nước chứng kiến một sự thúc đẩy tuyên truyền mới nhằm đưa thông điệp thống nhất đến công chúng ở cả Trung Quốc và Đài Loan.

Là các chuyên gia về chính trị văn hóa Trung Quốc, Dan Chen và Gengsong Gao đã ghi nhận chuỗi sự kiện gây tranh cãi lớn này không chỉ định hình lại các vùng chủ lực khu vực xung quanh Đài Loan mà còn xâm nhập vào văn hóa đại chúng ở Trung Quốc – qua việc sử dụng những người nổi tiếng để truyền tải thông điệp “Một Trung Hoa” tới người hâm mộ và những người theo dõi họ trên các trang mạng xã hội.

Điều này tạo thành một phần của xu hướng rộng lớn hơn mà các chuyên gia từ trường Richmond đã nghiên cứu và tạo cơ sở cho một bài báo sắp xuất bản trên tạp chí China Quarterly về tín hiệu chính trị của những người nổi tiếng Trung Quốc. Theo phân tích, 85% trong số 218 người nổi tiếng hàng đầu ở Trung Quốc đã đăng lại các thông điệp chính thức của chính phủ trên tài khoản mạng xã hội của họ ít nhất một lần trong khoảng thời gian 6 tháng, tính từ nửa cuối năm 2021.
 
Sức mạnh của Weibo*

* Sina Weibo là một trang mạng xã hội của Trung Quốc, ra đời vào năm 2009 và hiện có gần 600 triệu người dùng hoạt động hàng tháng. Nó cũng tương tự như Twitter hay Facebook. Weibo là một trong những trang mạng xã hội phổ biến nhất tại Trung Quốc, thu hút trên 30% người dùng mạng Internet, cũng giống như Twitter ở Hoa Kỳ.

Hiện tượng này tiếp tục diễn ra trong năm 2022 và được nhìn thấy trong và sau chuyến thăm của bà Pelosi. Vào ngày 2 tháng 8, ngày mà Chủ tịch Hạ Viện đáp chuyến bay ở Đài Loan, kênh truyền thông nhà nước Đài Truyền Hình Trung Ương Trung Quốc (China Central Television, hay CCTV) đã đăng một bài trên Weibo, nền tảng truyền thông xã hội giống Twitter ở Trung Quốc, với thông điệp “Thế giới chỉ có duy nhất Một Trung Hoa.”

Trong vòng vài giờ, nhiều người nổi tiếng Trung Quốc bắt đầu đăng lại thông điệp này lên mạng lưới người theo dõi của họ, trong đó bao gồm Xie Na (Tạ Na), một nữ diễn viên kiêm người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng 41 tuổi với 128 triệu người theo dõi trên Weibo; Jackson Yee (Yi yang qian xi – Dịch Dương Thiên Tỉ), nam ca sĩ, vũ công và diễn viên 22 tuổi được xếp hạng 1 trong Danh sách Người nổi tiếng Trung Quốc năm 2021 của Forbes. Tương tự như vậy, những người nổi tiếng Đài Loan như Chen Qiaoen (Trần Kiều Ân) và Wu Qilong (Ngô Kỳ Long) cũng đã đăng lại thông điệp này, khoảng một ngày sau đó.

Những người nổi tiếng Đài Loan đăng lại thông điệp đã được truyền thông và người hâm mộ Trung Quốc ca ngợi vì đã có ‘lập trường chính trị rõ ràng.’ Một bài báo trên tờ Global Times của Trung Quốc đã trích lời khen ngợi của một người hâm mộ trực tuyến dành cho những người nổi tiếng Đài Loan đăng lại thông điệp “Một Trung Hoa”: “Làm rất tốt! Dám thể hiện sự ủng hộ vào lúc này mới đúng là chân thành.”

Một hãng tin nổi tiếng đã đăng một bài báo liệt kê hơn 20 người nổi tiếng Đài Loan đã đăng lại thông điệp “Một Trung Hoa” và ca ngợi họ đã “hoàn thành trách nhiệm lên tiếng ủng hộ chính trị.”

Bài báo cũng liệt kê 11 người nổi tiếng Đài Loan không đăng lại thông điệp “One China,” gợi ý người hâm mộ sẽ ‘đánh giá’ và ‘phê bình’ cho phù hợp.

Thật vậy, những người nổi tiếng không đăng lại thông điệp đã bị lôi ra chỉ trích vì sự im lặng của mình, người hâm mộ yêu cầu họ phải thể hiện sự ủng hộ đối với chính phủ. Hebe Tien (Tian Fuzhen – Điền Phức Chân), nữ ca sĩ Đài Loan nổi tiếng với 13 triệu người theo dõi trên Weibo, nằm trong số những người bị truyền thông và người hâm mộ Trung Quốc phẫn nộ nhắm đến vì không đăng lại thông điệp “Một Trung Hoa.”

Những bài đăng sặc mùi chính trị

Những người nổi tiếng Trung Quốc không phải lúc nào cũng hoạt động chính trị tích cực trên mạng xã hội khi đề cập đến các vấn đề nhạy cảm như Đài Loan.

Các diễn viên, ca sĩ và người dẫn chương trình phát thanh truyền hình thường sử dụng Weibo để chia sẻ những đoạn trích về cuộc sống cá nhân, quảng bá công việc, ủng hộ các sản phẩm thương mại và kết nối với người hâm mộ. Cho đến giữa những năm 2010, họ rất hiếm khi tham gia vào chính trị.

Nhưng kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào năm 2017, ngày càng có nhiều người nổi tiếng sử dụng tài khoản mạng xã hội của mình để đăng lại các thông điệp chính thức của nhà nước. Đặc biệt là vào những ngày kỷ niệm chính trị quan trọng, chẳng hạn như ngày thành lập Đảng Cộng Sản Trung Quốc và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Ví dụ, vào ngày 1 tháng 7 năm 2021, Yang Mi (Dương Mịch), nữ diễn viên nổi tiếng với 112 triệu người theo dõi trên Weibo, đã đăng lại đoạn trích dẫn của CCTV về bài phát biểu của ông Tập nhân dịp kỷ niệm một trăm năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Trung Quốc: “Nhân dân có lý tưởng thì đất nước mới có sức mạnh, quốc gia mới có tương lai.”


Các bài mà người nổi tiếng đăng lại kiểu này thường nhận được hàng trăm nghìn lượt tương tác của người hâm mộ, như là chia sẻ, bình luận và yêu thích.

Điều này có hiệu quả quảng bá các thông điệp chính thức đến một mạng truyền thông xã hội lớn hơn theo cấp số nhân. Tài khoản Weibo của CCTV có 130 triệu người theo dõi vào thời điểm họ đăng thông điệp “Một Trung Hoa” cùng lúc với chuyến thăm của bà Pelosi. Chỉ riêng trang Weibo của Xie Na (Tạ Na), một người nổi tiếng ủng hộ Bắc Kinh hàng đầu, đã có 128 triệu người theo dõi – và cô này chỉ là một trong số rất nhiều người đã đăng lại thông điệp.

Trong bài báo sắp tới có tiêu đề “Tín Hiệu Chính Trị Của Những Người Nổi Tiếng Trung Quốc Trên Weibo” (Chinese Celebrities’ Political Signaling on Weibo), hai vị giáo sư từ trường Richmond cũng chỉ ra rằng những người nổi tiếng ở Trung Quốc bắt đầu đăng lại các thông điệp chính thức của chính phủ bởi vì việc này trở nên quan trọng đối với triển vọng nghề nghiệp của họ.

Khi ngành công nghiệp giải trí phát triển nhanh chóng vào những năm 2000, chính phủ Trung Quốc bắt đầu xây dựng các chính sách rõ ràng để kiểm soát và chỉnh đốn những người nổi tiếng, các sản phẩm văn hóa, nền tảng truyền thông, hội nhóm người hâm mộ và cả các nghiệp đoàn của họ.

Bêu tên ‘những nghệ sĩ bại hoại’

Vào năm 2014, Cơ Quan Kiểm Soát Báo Chí, Ấn Bản, Phát Thanh, Điện Ảnh Và Truyền Hình Nhà Nước (State Administration of Press, Publication, Radio, Film and Television) đã ban hành thông báo yêu cầu tất cả các nền tảng phát sóng phải chặn “những nghệ sĩ bại hoại” – những người nổi tiếng có các hành vi bất hợp pháp hoặc những hành động mà chính phủ coi là có vấn đề, chẳng hạn như sử dụng ma túy, mại dâm, trốn thuế, quan hệ ngoài luồng và sự sai trái về chính trị. Cái hạng mục ‘sai trái về chính trị’ là tính cả việc ủng hộ nền độc lập của Hồng Kông hoặc Đài Loan.

Kể từ đó, cụm từ “nghệ sĩ bại hoại” đã đi vào cuộc tranh luận của công chúng và được mọi người trên mạng trực tuyến sử dụng để chỉ trích những người nổi tiếng.

Dưới sự kiểm soát chính trị siết chặt như vậy, các nhân vật nổi tiếng Trung Quốc đã bồi dưỡng thứ mà các học giả Jian Xu và Ling Yang mô tả là “sự chủ quan tân tự do mang dấu ấn riêng của Trung Quốc.” Nói cách khác, những người nổi tiếng Trung Quốc coi việc làm hài lòng nhà nước là một cách hiệu quả để tiếp cận thị trường.
Những người nổi tiếng được nhà nước thừa nhận sẽ có được những cơ hội hiếm có để biểu diễn trên kênh truyền hình nhà nước, đóng vai chính trong các bộ phim điện ảnh và phim truyền hình do nhà nước tài trợ, đảm nhiệm vai trò đại sứ cho các cơ quan chính phủ và tham dự các hội nghị quan trọng của quốc gia.

Do đó, họ có động cơ mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của nhà nước trong việc theo đuổi sự nghiệp, danh tiếng và sự giàu có. Cũng phải thừa nhận rằng trong số đó có một số người thực sự chân thành ủng hộ chính phủ và các chính sách của chính phủ TQ.

Dù thế nào đi nữa, phần lớn những người nổi tiếng trên Weibo đều đang lặp lại các quan điểm của chính phủ, điển hình là thông điệp “Một Trung Hoa.” Nghiên cứu cho thấy chỉ 15% trong số 218 người nổi tiếng hàng đầu – danh sách được tổng hợp dựa trên cả Danh Sách Thường Niên Những Người Nổi Tiếng Của Forbes Trung Quốc (Forbes China Celebrities Annual List) từ năm 2004 đến năm 2020 và quy mô số người theo dõi trực tuyến – đã không đăng lại bất kỳ thông điệp chính thức nào của chính phủ trong sáu tháng, tính từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2021.

Trong số những người có đăng lại, thì tần suất đăng lại thay đổi chỉ từ một đến 33 lần trong sáu tháng đó.

Có thể thấy rằng những người nổi tiếng trẻ tuổi có nhiều người theo dõi hơn có xu hướng đăng lại các thông điệp của chính phủ nhiều hơn. Phát hiện này trái ngược với thói thường rằng những người trẻ tuổi thường có xu hướng chỉ trích chính trị và nổi loạn hơn. Cùng với đó còn có một nghiên cứu gần đây về dư luận Trung Quốc, cho thấy thế hệ ông Tập – những người đã trưởng thành trong thập niên trước – có xu hướng chuyên chế, cố chấp còn hơn cả thế hệ ông cha họ.

Cách để hợp pháp hóa lập trường của chính phủ

Việc đăng lại các thông điệp chính thức từ chính phủ của những người nổi tiếng có thể gây ảnh hưởng sâu rộng.

Khi các sự kiện nhạy cảm về chính trị xảy ra, công dân Trung Quốc thường vào tài khoản Weibo của những người nổi tiếng để xem xem lập trường của họ là gì. Về vấn đề Đài Loan, có vẻ như tinh thần chủ nghĩa dân tộc cao độ đã thúc đẩy đám đông người hâm mộ mong mỏi và kêu gọi thần tượng của mình có động thái bày tỏ sự ủng hộ đối với chính phủ Trung Quốc.

Mặt khác, việc đăng lại các thông điệp chính thức của những người nổi tiếng giúp biến văn hóa đại chúng thành một công cụ quan trọng mà chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng để hợp pháp hóa lập trường của mình đối với các vấn đề nhạy cảm.
 
Phỏng dịch theo bài viết của Dan Chen – Giảng sư (Assistant Professor) Khoa học Chính trị, Trường Richmond – và Gengsong Gao, Phó giáo sư (Associate Professor) Nghiên cứu về Trung Quốc, Trường Richmond, được đăng trên trang TheConversation.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một người đàn ông tên là Xiaolei Wu đã theo dõi và đe dọa một nữ sinh viên Trung Quốc tại đại học Boston sau khi cô này dán tờ rơi ủng hộ dân chủ đã bị Tòa Mỹ kết án 9 tháng tù liên bang và Wu sẽ bị trục xuất về TQ khi mãn hạn tù. Các công tố cho biết sau khi thiếu nữ dán tờ rơi thể hiện tình đoàn kết với người biểu tình ở Trung Quốc, Xiaolei Wu, 26 tuổi, đã cố gắng tìm ra địa chỉ của cô và đe dọa chặt tay cô trong một tin nhắn trên ứng dụng WeChat, theo CNN.
Tuần này trong mục “nói thêm”, Project Syndicate trò chuyện với GS Bùi Mẫn Hân, là Giáo sư về Công quyền học của trường Cao đẳng Claremont McKenna và là thành viên cao cấp không thường trú tại Quỹ Marshall Đức của Hoa Kỳ. Ông còn là tác giả của cuốn sách “The Sentinel State: Surveillance and the Survival of Dictatorship in China” (Nhà nước canh gác: Giám sát và sự sống còn của chế độ độc tài ở Trung Quốc).
Cuộc bầu cử Tổng thống 2024 chỉ còn hơn 6 tháng nữa, để giúp quý độc giả nắm được tình hình bầu cử, Việt Báo sẽ thường xuyên cập nhật các bài phân tích đáng tin cậy từ những nguồn thông tin uy tín. Các bài phân tích này dựa vào các cuộc thăm dò dư luận, các cuộc phỏng vấn với các chiến dịch và chiến lược gia, báo cáo, hoạt động của các chiến dịch, cũng như các khuynh hướng lịch sử và nhân khẩu học.
Thứ Năm (25/4), Đại học Nam California (University of Southern California, USC) cho biết sẽ hủy lễ tốt nghiệp ra trường năm nay, một tuần sau khi thông báo hủy bài phát biểu của thủ khoa khóa 2024 – một nữ sinh viên gốc Hồi Giáo, theo Reuters.
NEW YORK – Thứ Năm (25/4), trong phiên tòa hình sự xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ cựu giám đốc tờ báo lá cải National Enquirer David Pecker cho lời khai trước tòa rằng ông từng tranh cãi với Trump và luật sư cũ của Trump trước cuộc bầu cử năm 2016 về việc ai nên trả tiền để ‘bưng bít’ câu chuyện ‘bê bối tình dục’ của cựu Tổng thống, theo Reuters.
LHQ – Thứ Tư (24/4), tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Nga đã phủ quyết một nghị quyết do Hoa Kỳ soạn thảo có nội dung kêu gọi các nước ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang ngoài không gian, theo Reuters.
Phim cao bồi được tái hiện ở các sân trường, lớp học ở một tiểu bang. Khi những người biểu tình hô vang “Bàn tay của bạn dính máu”, Hạ viện tiểu bang Tennessee hôm thứ Ba đã thông qua dự luật cho phép một số giáo viên và nhân viên mang súng ngắn trong khuôn viên trường học. Đạo luật này trước đây đã được Thượng viện tiểu bang thông qua và tờ báo Tennessean loan tin rằng nó "gần như được đảm bảo sẽ trở thành luật trong vòng vài tuần"
Nhân chứng đầu tiên trong phiên tòa hình sự xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ cựu giám đốc David Pecker (báo lá cải The National Enquirer) thừa nhận đã sử dụng tờ báo lá cải của mình để ‘ém nhẹm’ những tin không hay về Trump để giúp ông đắc cử năm 2016, theo Reuters.
Một báo cáo của Liên hợp quốc công bố hôm thứ Ba nói rằng châu Á là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu trong năm 2023, với lũ lụt và bão đứng đầu danh sách các yếu tố gây thương vong và thiệt hại kinh tế. Các nhà khoa học cảnh báo về điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt vì biến đổi khí hậu do khí nhà kính do con người thải ra khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn. Trung Quốc là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới.
Các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng vô gia cư trong vụ kiện liên quan đến chính sách chống lối sống lang thang (anti-vagrancy) của một thành phố phía tây nam Oregon. TCPV sẽ xem xét, xác định tính hợp pháp của các luật mà nhiều địa phương áp dụng để cấm người vô gia cư cắm trại, dựng lều trên đường phố và công viên công cộng, theo Reuters.
Trong ngày đầu tiên của phiên tòa hình sự tại New York, xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ các công tố viên cho biết cựu Tổng thống đã vi phạm luật pháp và phá hoại quy trình bầu cử năm 2016 bằng cách cố gắng che giấu việc có quan hệ tình dục với một tài tử phim khiêu dâm. Trong khi đó, luật sư bào chữa tuyên bố Trump không phạm tội, theo Reuters.
Nhiều tháng qua, đảng Cộng hòa tại Hạ viện Hoa Kỳ luôn tìm cách ngăn chặn việc tiếp tục viện trợ cho Ukraine, một dự luật mà tổng thống Joe Biden thúc giục thông qua lâu nay. Sau nhiều cuộc đàm phán giữa hai đảng, cảnh bế tắc tại nghị trường làm cho công luận thế giới càng bi quan hơn về triển vọng chiến thắng quân Nga trên chiến trường Ukraine...
Một học sinh trung học ở North Carolina đã bị truy tố tội hành hung sau khi bị camera ghi lại cảnh tát vào mặt một giáo viên trong một cuộc trao đổi mà học sinh này chửi mắng cô giáo bằng ngôn từ tục tĩu. Vụ này liên quan đến thiếu niên được ẩn danh vì là vị thành niên, xảy ra tại trường trung học Parkland ở Winston-Salem vào ngày 15 tháng 4, theo Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Forsyth (FCSO) cho biết trên Facebook.
California có thể tự hào với nền y tế hướng tới toàn dân của mình, với khoảng 15 triệu cư dân (tương đương 1/3 dân số) đang được hưởng Medi-Cal
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.