Hôm nay,  

Thời Sự Trong Tuần

08/07/202200:00:00(Xem: 2011)


Bạo lực súng đạn là một vấn nạn ngày càng leo thang tại Hoa Kỳ, lấn áp mọi góc cạnh đời sống người Mỹ - ngay cả trong ngày cả nước tưng bừng đón mừng Lễ Độc Lập Hoa Kỳ khi tay súng từ trên một mái nhà nã đạn vào đám diễu hành, làm bảy người chết và trên 30 người bị thương. Theo dữ liệu của tạp ghi Mother Jones, đây là lần bắn chết người hàng loạt thứ sáu trong bảy tuần qua. Chỉ mới hơn nửa năm 2022 đã có 51 người chết vì những loạt bắn loạn xạ vào đám đông.

 
Hoa Kỳ đã làm gì sau quá nhiều mất mát đau thương? Vào ngày Thượng viện thông qua luật cải cách kiểm soát súng, Tòa Án Tối Cao cùng thời điểm đã hủy bỏ luật kiểm soát súng của tiểu bang New York yêu cầu người dân trong tiểu bang phải có giấy phép nếu họ muốn mang súng ngắn đi ra khỏi nhà của họ. Chỉ một ngày sau khi ban hành luật bảo vệ quyền mang súng ra ngoài tại New York tòa tối cao đã lật ngược án lệ Roe, xóa bỏ quyền phá thai gần 50 tuổi theo hiến pháp. Đầu tuần sau đó, Tòa lại ban hành một phán quyết khác mở rộng quyền tự do áp đặt tôn giáo tại các hoạt động và sinh hoạt công chúng.
 
Rõ ràng ai cũng có thể đoán là Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ với sáu thẩm phán bảo thủ sẽ chuyển đổi sang cánh hữu. Người ta chỉ không liệu nỗi họ dụng ý đi bao xa hoặc nhanh như thế nào.

 

Tin Hoa Kỳ và Thế Giới

 

Cựu công tố hồ sơ Watergate: “Khi bị truy tố về tội nổi loạn hoặc nổi dậy, Trump sẽ không thể giữ chức dân cử nữa”.

Trump

Cựu Tổng thống Trump đã nhiều lần ám chỉ rằng ông đang

cân nhắc thêm một cơ hội khác để làm TT vào năm 2024.
  

Jill Wine-Banks, một công tố viên của hồ sơ Watergate, nói việc buộc tội cựu Tổng thống Donald Trump về tội nổi loạn hoặc nổi dậy (rebellion or insurrection) sẽ khiến Trump không thể nắm giữ chức vụ chính trị một lần nữa.

Xuất hiện trên đài MSNBC hôm thứ Sáu, Wine-Banks đã được hỏi liệu bà có nghĩ rằng Trump ít nhất sẽ bị truy tố vì cản trở công lý (obstruction of justice) hay không. Bà gợi ý rằng một trong những tội danh "tốt nhất" để truy tố Trump là nổi loạn hoặc nổi dậy, một tội danh "Title 18" của Bộ luật Hoa Kỳ, Section 2383.

Wine-Banks nói: “Tôi nghĩ sẽ thật kinh khủng nếu không hành động theo những gì hiện đã quá rõ ràng đối với bất kỳ ai đã theo dõi các phiên điều trần." Bà nói rằng không giống như một cáo buộc về âm mưu đầy tham vọng, một truy tố về nổi loạn hoặc nổi dậy sẽ khiến người phạm tội bị kết án bị cấm "không bao giờ được giữ chức vụ liên bang một lần nữa."

Wine-Banks gọi hình phạt này là "mục tiêu quan trọng hơn việc bỏ tù Trump." Bà nói thêm rằng Trump có thể phải đối mặt với một số cáo buộc khác dựa trên những lời khai được trình bày tại các phiên điều trần ở Ủy ban 6/1.

Wine-Banks nói: “Tất nhiên là có thể truy tố Trump về các tội như cản trở Quốc hội, cản trở công lý, giả mạo nhân chứng, rất nhiều thứ chỉ dựa trên lời khai của Cassidy Hutchinson."

Bị kiện vì bịa đặt cho Trump: OAN sẽ sụp, Newsmax và Fox News sẽ phải bồi thường lớn.

Bị công ty máy bầu phiếu kiện vì phóng tin vịt của Trump: OAN sẽ sụp, Newsmax và Fox News sẽ bồi thường lớn. Các chuyên gia pháp lý cho rằng Fox News có thể gặp rắc rối thực sự vì đã tung ra những thuyết âm mưu vô căn cứ về việc Donald Trump thất cử trong cuộc bầu cử. Một thẩm phán đã ra phán quyết vào tháng trước rằng Dominion Voting Systems có thể tiến hành vụ kiện chống lại Fox Corp., công ty mẹ của mạng tin tức bảo thủ, vì đã thổi phồng những tuyên bố không có thật rằng Dominion đã gian lận cuộc bầu cử cho Joe Biden, và Thẩm phán Eric Davis đã đồng ý xúc tiến vụ kiện Fox News để đòi bồi thường 1,6 tỷ đô la.

Davis viết trong phán quyết: “Những cáo buộc này [từ Dominion chống Fox] ủng hộ một suy luận hợp lý rằng Rupert và Lachlan Murdoch [của Fox] hoặc biết Dominion đã không thao túng cuộc bầu cử hoặc ít nhất là bất chấp sự thật khi họ cho Fox News tuyên truyền những lời bịa đặt về Dominion.”

Ciara Torres-Spelliscy, giáo sư luật hiến pháp tại Đại học Stetson và là thành viên của Trung tâm Tư pháp Brennan, cho biết: “Dominion có một vụ kiện đầy triển vọng chống lại Fox News - và chống lại đài OAN.“

Lý do Dominion kiện là vì Fox và các hãng tin tức cánh hữu khác lặp đi lặp lại những lời bịa đặt rằng máy bầu phiếu của Dominion đã bật nút để đánh cắp cuộc bầu cử năm 2020 từ Trump cho Biden. Nhưng tất cả những thuyết âm mưu này về những máy bầu của Dominion chỉ là thông tin sai sự thật và Fox với tư cách là một hãng tin lớn hẳn là biết điều đó và không nên đưa lời nói dối của Trump vào loa kèn.
 
“Điều đặc biệt tồi tệ đối với Fox là [đó] Dominion đã yêu cầu họ dừng lại và chỉnh sửa hồ sơ trong thời gian thực,” bà Torres-Spelliscy nói thêm, “và Fox vẫn tiếp tục phát tán những thông tin xuyên tạc về công ty máy bỏ phiếu.”

Thẩm phán Davis ghi nhận trong phán quyết của mình rằng các tờ báo dưới sự kiểm soát của Rupert Murdoch, chẳng hạn như Wall Street Journal và New York Post, đã lên án những lời nói dối trong cuộc bầu cử của Trump và thúc giục cựu tổng thống Trump chịu thua Biden, và các tin nhắn (text messages) mà ủy ban ngày 6 tháng 1 có được cho thấy sự liên lạc giữa Người dẫn chương trình Fox News và các quan chức Bạch Ốc về cuộc nổi dậy.

Fox News có thể sẽ tồn tại sau vụ kiện của Dominion, nhưng 2 đài OAN và Newsmax nhỏ hơn nhiều, cũng đang bị kiện bởi Dominion và công ty nhu liệu bầu cử Smartmatic, có thể thê thảm trước tòa.

Carusone nói: “Tôi nghĩ đài OAN sẽ bị xóa sổ vì chịu không nổi chi phí kiện tụng.” Trong khi đó, đài Newsmax có đủ tiền mặt để sống sót qua tòa án và thậm chí có thể trả những bồi thường mà Dominion và Smartmatic tìm kiếm, nhưng đài OAN đã gặp khó khăn sau khi bị cắt bỏ ra khỏi DirecTV (nơi 90% doanh thu OAN là từ đây), và mạng OAN dường như sắp chết.

Carusone nói: “Chúng tôi đã bắt đầu thấy họ thu hẹp lại chương trình, họ sa thải nhân viên, cắt giảm số lượng chương trình. Vì vậy, rõ ràng là họ không có đủ nguồn lực để vượt qua một vụ kiện tụng kéo dài."
 

Boris Johnson đối diện khủng hoảng vì hai bộ trưởng từ chức

Hinh-thoisu-2

Chụp lại hình ảnh, Rishi Sunak và Sajid Javid

Bộ trưởng tài chính và bộ trưởng y tế của Anh đã từ chức hôm thứ Ba, mà theo giới quan sát có thể báo hiệu sự kết thúc cho nhiệm kỳ thủ tướng của Thủ tướng Boris Johnson.
 
Cả bộ trưởng tài chính Rishi Sunak và bộ trưởng y tế Sajid Javid đã gửi đơn từ chức.

Cả Sunak và Javid trước đây đều công khai ủng hộ ông Boris Johnson trong nhiều tháng xảy ra chỉ trích về hành vi của ông Johnson trong giai đoạn Covid-19.

Nhưng ông Sunak nay nói: "Đối với tôi, từ chức trong khi thế giới đang gánh chịu hậu quả kinh tế của đại dịch, cuộc chiến ở Ukraine và những thách thức nghiêm trọng khác là một quyết định mà tôi đã không xem nhẹ."

"Tuy nhiên, công chúng thực sự mong đợi chính phủ đúng đắn, có năng lực và nghiêm túc. Tôi nhận ra đây có thể là công việc cấp bộ trưởng cuối cùng của tôi, nhưng tôi tin rằng những tiêu chuẩn này đáng để đấu tranh và đó là lý do tại sao tôi từ chức."

Còn ông Javid nói nhiều nhà lập pháp và công chúng đã mất niềm tin vào khả năng điều hành của Boris Johnson.

"Tuy nhiên, tôi rất tiếc phải nói rằng tình hình này sẽ không thay đổi dưới sự lãnh đạo của ông - và ông cũng đã đánh mất niềm tin của tôi", Javid nói trong một bức thư từ chức gửi ông Johnson.
Hinh-thoisu-3

Chụp lại hình ảnh,  Boris Johnson

  
Việc từ chức của họ được đưa ra chỉ vài phút sau khi Johnson lên truyền hình xin lỗi vì đã bổ nhiệm nghị sĩ Christopher Pincher vào một chức vụ trước đây.

Boris Johnson đã xin lỗi vì đã bổ nhiệm Christopher Pincher vào một vai trò trong chính phủ dù được thông báo về một cáo buộc với ông này.
 
Thủ tướng thừa nhận ông đã được thông báo về đơn khiếu nại vào năm 2019 - nhưng đã phạm phải "sai lầm tồi tệ" khi không hành động.
 
Đối với nhiều người trong đảng cầm quyền, một cáo buộc nữa về việc nói dối chỉ làm tăng thêm sự thất vọng của họ đối với chính quyền Johnson.
 
Chỉ một tháng trước, ông Johnson đã vượt qua một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Hạ viện. Nhưng cuộc tranh cãi về Christopher Pincher đang đe dọa kết thúc nhiệm kỳ của ông.
Trước đó, ông Johnson chịu chỉ trích vì thông tin lộ ra rằng một loạt hoạt động được cho là vi phạm quy tắc Covid-19 đã diễn ra trong chính phủ của ông.
Ông Johnson trở thành thủ tướng Anh đầu tiên tại chức bị phạt tiền vì hành vi vi phạm này.
 
Tình Hình Ukraine
 
Hinh-thoisu-4

KHARKIV, UKRAINE – ngày 6 tháng 7, khung cảnh một tòa nhà bị hư hại của Đại học Sư phạm Quốc gia Kharkiv được đặt theo tên của Grigoriy Skovoroda sau vụ tấn công bằng tên lửa của Nga ở Kharkiv, Ukraine vào ngày 06 tháng 7 năm 2022. (Ảnh của Sofia Bobok / Anadolu Agency qua Getty Images)

  
Sau khi đã nắm quyền kiểm soát hoàn toàn một tỉnh miền Đông, quân đội Nga tập trung pháo kích các thành phố của tỉnh Donetsk còn lại.
 
Giới chức Donetsk kêu gọi sơ tán dân khẩn cấp. “Việc đưa 350,000 người dân vẫn còn trong tỉnh Donetsk đi sơ tán là cần thiết để cứu lấy mạng sống của họ, cũng như cho phép quân đội Ukraine bảo vệ các thị trấn tốt hơn trước các đợt tấn công của Nga. Vận mệnh của cả đất nước sẽ được quyết định ở tỉnh Donetsk”, trang tin The Guardian dẫn lời Thống đốc tỉnh Donetsk Pavlo Kyrylenko nói vào đêm 5/7. “Một khi người dân ở những thị trấn và thành phố ít đi, thì chúng tôi sẽ có thể tập trung hơn vào quân đối phương và thực hiện các nhiệm vụ chính”, ông Kyrylenko nói thêm.
 
Theo giới chức Ukraine ngày 5-7, các lực lượng Nga đã tấn công các mục tiêu trên khắp khu vực Donetsk trong cùng ngày. Giao tranh ác liệt cũng xảy ra ở khu vực giáp ranh Lugansk và Donetsk khi Nga tìm cách tăng viện cho các đơn vị để tiến xuống miền nam. Thị trưởng Sloviansk Vadim Lyakh nói rằng các cuộc pháo kích dữ dội của quân Nga nhằm vào thành phố này đã khiến ít nhất hai người thiệt mạng và bảy người khác bị thương. “Đạn pháo đã khiến cho một khu chợ bốc cháy, trong khi ba quả đạn khác rơi xuống một con phố lân cận. Hiện chúng tôi đang đánh giá mức độ thiệt hại”, ông Lyakh nói.
 
Reuters dẫn lời giới chức Ukraine ngày 5/7 cho hay, quân đội Nga đã pháo kích vào một khu chợ và khu dân cư ở thành phố Sloviansk, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng, 7 người bị thương. Thống đốc Donetsk Pavlo Kyrylenko cho biết, cả Sloviansk và thành phố lân cận Kramatorsk đều bị pháo kích dữ dội suốt đêm. "Các thành phố này hiện giờ là tuyến tấn công chính của đối phương (Nga). Không còn nơi nào ở Donetsk không bị pháo kích", quan chức trên nói. Quân đội Nga cuối tuần qua tuyên bố kiểm soát hoàn toàn tỉnh Lugansk sau khi lực lượng Ukraine rút khỏi thành phố chiến lược Lysychansk. Điều này làm dấy lên đồn đoán Moscow sẽ chuyển trọng tâm sang Donetsk - tỉnh còn lại của Donbass. Thành phố Sloviansk và Kramatorsk do Ukraine kiểm soát được cho sẽ trở thành các mục tiêu tấn công chính của Nga.
 
Giới chức vùng Dnipropetrovsk ở miền Trung Ukraine hôm 5/7 cáo buộc quân đội Nga đã liên tục tập kích tên lửa nhằm vào các mục tiêu của Ukraine tại vùng này. Ủy ban hành chính vùng Dnipropetrovsk cho biết ít nhất 7 tên lửa hành trình của Nga đã được sử dụng trong các vụ tập kích này. Dù 6 tên lửa đã bị lực lượng phòng không Ukraine bắn hạ, một tên lửa Nga vẫn đánh trúng thành phố Pokrov và làm hư hỏng nhiều căn nhà tại đây. Hiện chính quyền vùng Dnipropetrovsk chưa ghi nhận thương vong về người sau trận tập kích của quân đội Nga.
 
Chính quyền mới của tỉnh Kherson ngày 5/7 đưa tin, ông Sergei Yeliseyev đã trở thành lãnh đạo mới của khu vực đang nằm dưới sự kiểm soát của Nga. Ông Yeliseyev, một cựu quan chức từ Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB), trước đó giữ chức phó lãnh đạo chính quyền Kaliningrad - lãnh thổ của Nga nằm ở khu vực biển Baltic. Kaliningrad không giáp với phần còn lại của lục địa Nga. Ông Yeliseyev, 51 tuổi, đã tiếp quản chính quyền mới ở Kherson vào ngày 5/7. Ông tốt nghiệp học viện FSB và từng làm việc trong cơ quan tình báo Nga. Ông Alexei Kovalev - một cựu nghị sĩ Ukraine nhưng theo phía Nga kể từ khi xung đột diễn ra - đã trở thành cấp phó của ông Yeliseyev. Ông Kovalev từng trở thành mục tiêu của một âm mưu ám sát bất thành hồi tháng 6. "Ukraine mãi mãi là quá khứ đối với khu vực Kherson. Nga sẽ ở đây mãi mãi", chính quyền mới của Kherson viết trên Telegram.
 
Thống đốc Lugansk Serhiy Haidai cho rằng, việc quân đội Ukraine cầm cự nhiều tuần qua ở Severodonetsk và Lysychansk khiến Nga hao tổn không ít binh sĩ và khí tài quân sự, trong khi đó, Ukraine có thêm thời gian để củng cố hàng phòng thủ ở Donetsk. Ông cũng kêu gọi các đồng minh phương Tây cung cấp thêm vũ khí. Ông nhấn mạnh, quân đội Ukraine sẽ tiến hành phản công khi có đủ vũ khí tầm xa. Oleksiy Arestovych, cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng cho biết, Ukraine hy vọng sẽ phản công mạnh ở miền Nam. "Kiểm soát các thành phố miền Đông đồng nghĩa Nga đang phải tập trung 60% lực lượng ở đây, khiến cho họ khó điều động cho chiến trường miền Nam. Trong khi đó, họ không thể đưa thêm lực lượng từ Nga vào Ukraine. Họ đã phải trả giá đắt cho Severodonetsk và Lysychansk", ông Arestovych bình luận.
 
Theo thống đốc Luhansk cho biết quân đội Ukraine đang chận quân Nga ở biên giới các vùng Luhansk và Donetsk, gây thiệt hại lớn cho quân Nga: “Ngày nào quân Nga cũng nhận được lệnh tiến xa hơn nhưng không phải lúc nào họ cũng thực hiện vì tổn thất về nhân sự là rất đáng kể.”
 
Trong khi đó, quân đội Ukraine nói đã nắm được một ổ cứng dung lượng 100GB chứa các dữ liệu của Nga, trong đó bao gồm cả thông tin quân sự mật. Trang tin The Kyiv Independent của Ukraine cuối tuần qua dẫn thông báo từ Cơ quan Biên phòng Nhà nước Kiev cho biết, ổ đĩa 100GB được tìm thấy ở khu vực Chernihiv, Bắc Ukraine. Đây là một trong những nơi Nga từng tiến hành chiến dịch quân sự trong giai đoạn đầu. Theo thông báo, ổ cứng này chứa các thông tin chi tiết về các hệ thống thiết bị quân sự tinh vi của Nga và các cuộc tập trận. Nó cũng có dữ liệu về các kế hoạch của đơn vị pháo binh Moscow và những tài liệu chính thức khác. Một số tài liệu được tìm thấy dán nhãn thông tin mật.
  
Tin Việt Nam & Á Châu 
  
Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng bị công an Hà Nội bắt theo Điều 117 BLHS
 
Hinh-thoisu-5

Ông Nguyễn Lân Thắng, một trong những nhà hoạt động được nhiều người chú ý, vừa bị công an Hà Nội bắt tạm giam.

 
(BBC News) Tin ông Thắng bị bắt gây bất ngờ, vì trong thời gian khoảng hai năm gần đây, gương mặt từng mạnh mẽ chỉ trích chính quyền, hầu như không hoạt động gì.
 
"Ông Thắng rất bận bịu với hai con nhỏ nên ít đi lại ra bên ngoài như trước đây," nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, một trong những người bạn của ông Lân Thắng, cho BBC biết, do đó, khó để biết lý do gì đằng sau dẫn tới vụ bắt giữ này. "Từ hồi sinh con nhỏ đến nay, ông Thắng lo ở nhà giúp vợ chăm sóc con cái là chính, không còn hoạt động gì nữa."
 
Tuy nhiên, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh nói đây không phải là chuyện quá bất thường.

"Mấy năm trở lại đây, giới chức liên tục bắt những nhà hoạt động xã hội dân sự dù hiện nay họ đã không làm gì," ông Chênh nói. "Ở Hà Nội bị bắt nhiều nhất, với các vụ bắt Lê Trọng Hùng, Đỗ Nam Trung, Lê Dũng, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Thuý Hạnh, Đoan Trang, Trương Dũng và bây giờ là Lân Thắng."
 
"Hà Nội trước đó còn bắt các ông Phạm Thành, Nguyễn Tường Thụy và Lê Anh Hùng. Anh em Hà Nội bị bắt nhiều nhất."

Trên trang Facebook cá nhân, nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng viết về vụ ông Thắng bị bắt giữ: "Bất ngờ mà lại không 'ngạc nhiên'."
 
Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng từng viết nhiều bài, trả lời phỏng vấn về Chủ tịch Hồ Chí Minh, và về những vấn đề chính trị, xã hội Việt Nam.
 
"Ông Nguyễn Lân Thắng là nhà hoạt động xã hội dân sự từ rất sớm. Mong muốn của ông ấy là có một xã hội tiến bộ, đất nước giàu mạnh không bị Trung Quốc hiếp đáp," nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh nói.
 
'Trấn áp tiếng nói đối lập'
 
"Chiến dịch trấn áp quá đáng và không thể chấp nhận của Việt Nam đối với quyền tự do biểu đạt vừa bẫy thêm được một nạn nhân nữa, người chắc chắn sẽ phải đối diện với một phiên tòa bỏ túi và nhiều năm tù vì dám nói lên suy nghĩ của mình," ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói trong một thông cáo hôm 5/7.
 
"Việc ông Nguyễn Lân Thắng cổ súy một cách ôn hòa cho việc cải cách dân chủ và công lý cần phải được tôn trọng, lắng nghe thay vì phải đối diện với sự đàn áp bất công như thế này."
 
"Chính phủ các nước trên thế giới cần phải đòi trả tự do ngay lập tức, vô điều kiện cho Nguyễn Lân Thắng, và gây áp lực để Hà Nội chấm dứt làn sóng đàn áp này."
Tin cho hay ông Nguyễn Lân Thắng bị bắt vào khoảng 8 giờ sáng. Nhà riêng của ông bị khám xét, và giới chức đã tịch thu một số thiết bị điện tử cùng một số sách về nhân quyền.
 
Hồi năm 2015, ông Nguyễn Lân Thắng bị hăm dọa bằng việc "hắt sơn đỏ be bét" vào nhà "trông rất kinh hoàng", bên cạnh việc bị "tấn công khi đi đón con ở trường mầm non" và "liên tục theo dõi, theo đuổi và khủng bố", ông nói với BBC tại thời điểm đó.
"Ai bị bắt thì trước đó cũng bị gây sự cách này cách khác trước vài tháng," nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh bình luận với BBC.
 
Từ nhiều tháng nay, trang Facebook cá nhân của ông Nguyễn Lân Thắng tuy vẫn thường xuyên cập nhật nhưng lại không do ông kiểm soát. Trang này thậm chí vẫn tiếp tục đăng dòng trạng thái mới, sau khi ông Thắng đã bị bắt giữ.
 
Các báo Việt Nam trong chiều 5/7/2022 đồng loạt đăng bản tin ngắn với nội dung giống nhau, nói ông Nguyễn Lân Thắng bị bắt để nhà chức trách làm rõ tội danh "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", theo Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017. Các bản tin đó không nói công tác "làm rõ" những hành vi mà công an nêu ra với ông Nguyễn Lân Thắng là quá trình ra sao.
 
Theo Điều 117, người bị kết tội này có thể phải chịu mức án tù tối đa là 20 năm, và có thể phải chịu thêm một số hình phạt bổ sung như tước quyền công dân đến 5 năm, phạt quản chế, cấm cư trú đến 5 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
  
Tàu sân bay Mỹ thăm Việt Nam vào khi các đồng minh Phương Tây tiến hành tập trận
Hinh-thoisu-6

Không Quân Hoa Kỳ

 
(Tin Rfa) - Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan sẽ thăm Việt Nam vào nửa cuối tháng bảy này. Đây là chuyến thăm sau hơn một năm rưỡi của một hàng không mẫu hạm Mỹ đến Việt Nam. Hai nguồn tin địa phương cho biết tin vừa nêu.

Chuyến thăm gần nhất là của hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt hồi tháng ba năm 2020 với 5.000 thành viên đều phải xét nghiệm COVID-19 khi đến thăm Đà Nẵng.

Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan vào đầu tháng bảy tiến hành diễn tập tại vùng Biển Philippines sau khi rời Guam hồi cuối tháng sáu. Hiện thời Việt Nam mở cửa hoàn toàn cho du khách nước ngoài khi mà Chính phủ áp dụng chính sách ‘sống chung với COVID’.

RFA đã liên lạc với Bộ Chỉ huy phụ trách Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương của Hoa Kỳ để hỏi về thông tin vừa nêu nhưng chưa nhận được trả lời. Nếu được xác nhận, đây sẽ là hàng không mẫu hạm thứ ba của Mỹ đến thăm Việt Nam kể từ khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc hồi năm 1975.

Hàng không mẫu hạm đầu tiên thăm Việt Nam là chiếc USS Carl Vinson hồi tháng 3/2018. Đã có những cuộc bàn bạc về chuyến thăm của chiếc USS Abraham Lincoln đến Việt Nam vào tháng năm vừa qua nhưng rồi không thực hiện được. Hàng không mẫu hạm này đang tham gia đợt diễn tập hai năm một lần RIMPAC gần Hawaii.

Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan (CVN 76) được đặt theo tên của vị tổng thống Hoa Kỳ thứ 40. Đây là siêu hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng nguyên tử thuộc lớp Nimitz và đóng tại cảng Yokosuka, Nhật Bản.

Dịch COVID-19 lây lan trên tàu hồi tháng 3/2020 khi đang có mặt tại khu vực Tây Thái Bình Dương dẫn đến tình trạng phong tỏa tại Căn cứ Hải quân Yokosuka, trụ sở của Đệ thất Hạm đội Mỹ.

Cuối tháng ba năm 2020, Hải quân Hoa Kỳ vba1o cáo có 134 nhân sự bị nhiễm COVID-19 nhưng không nói rõ họ thuộc chiến hạm nào.

Hinh-thoisu-7
Máy bay F/A-18F Super Hornet đậu trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt ở Biển Philippines hồi tháng 3/2020. Credit: U.S. Navy
 
Những nguồn tin hàng hải và tàu biển thạo về Hải quân Việt Nam cho biết hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan sẽ đến Đà Nẵng trong khuôn khổ chuyến thăm năm ngày Việt Nam diễn ra trong vòng chừng  hai tuần lễ nữa. Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan mang 90 máy bay trong đó có nhiều chiếc thuộc loại F/A-18E Super Hornets và những hệ thống tên lửa tinh vi.

Tất cả những chuyến thăm của chiến hạm ngoại quốc đều được quân đội Việt Nam điều tiết một cách cẩn thận để không bị cho đứng về phe cường quốc nào trên thế giới. Tuy vậy trong những năm gần đây, hai quốc gia cựu thù là Việt Nam và Hoa Kỳ đã có những bước dài tiến đến mối quan hệ đối tác chiến lược vào khi Trung Quốc thực hiện các biện pháp quyết đoán tại Biển Đông. Đây là vùng biển mà Việt Nam và năm quốc gia khác cùng có tuyên bố chủ quyền. 

Kể từ năm 2016 dưới thời Tổng thống Obama khi Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, Hà Nội bắt đầu có được khí tài quân sự của Mỹ gồm tàu cho lực lượng tuần duyên ngày càng tăng cường của Việt Nam. 

Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc tiến hành quân sự hóa tại Biển Đông và Washington thường xuyên cử chiến hạm hải quân đến để thực hiện chiến dịch gọi là tự do hàng hải (FONOPs); hoạt động này của Washington bị Bắc Kinh phản đối mạnh.

Vào tháng 6/2016, trước khi diễn ra phiên tòa quốc tế do Philippines đệ đơn dẫn đến phán quyết chống lại tuyên bố chủ quyền quá đáng và phi pháp tại Biển Đông của Trung Quốc, hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan được bố trí trong khu vực trong nhiệm vụ được xem là để ủng hộ cho phán quyết đó của tòa.  

Trong một diễn tiến mới nhất, đợt diễn tập hải quân lớn nhất thế giới- Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2022 do Hoa Kỳ chủ soái, đang diễn ra cho đến ngày 4/8 cũng để phô diễn sức mạnh hải quân của Hoa Kỳ và đồng minh.

Năm nước quanh Biển Đông gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore thuộc số 26 quốc gia tham dự đợt diễn tập RIMPAC 2022 với 25000 nhân sự tham dự.

Phiên bản tiếng Anh của Nhân dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Trung Quốc, có bài bình luận chỉ trích ‘cuộc trình diễn hải quân’ là ‘cuộc phô diễn sự dọa dẫm’.

Báo này cho rằng cuộc phô diễn ‘nhắm đến việc bảo đảm một khu vực Ấn Độ dương- Thái Bình dương’ thuộc sự thống soái của Hoa Kỳ hơn là một khu vực tự do và rộng mở’.

Báo này cũng cảnh báo rằng cùng với ‘sự gia tăng sức mạnh đất nước, Trung Quốc đã phát triển khả năng bảo vệ những quyền lợi cốt lõi, chủ quyền, và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc trong phạm vi lớn hơn ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương và xa hơn nữa’.

Hôm ngày 17/6, Trung Quốc cho hạ thủy hàng không mẫu hạm thứ ba do mình tự thiết kế và đóng hoàn toàn tại Hoa Lục. Chiếc Phúc Kiến 80.000 tấn được trang bị những thiết bị tiên tiến như dàn điện từ để chiến đấy cơ cất cánh. Hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc có tên Liêu Minh được mua lại của Ukraine và tân trang lại. Chiếc thứ hai là Sơn Đông được thiết kế dựa theo mẫu của Liêu Ninh.

Như vậy đến nay, Trung Quốc có ba hàng không mẫu hạm so với 11 chiếc của Hoa Kỳ. Bộ Quốc Phòng Trung Quốc từng cho biết Hoa Lục sẽ phát triển thêm hàng không mẫu hạm tùy theo nhu cầu an ninh của đất nước. 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tuần này trong mục “nói thêm”, Project Syndicate trò chuyện với GS Bùi Mẫn Hân, là Giáo sư về Công quyền học của trường Cao đẳng Claremont McKenna và là thành viên cao cấp không thường trú tại Quỹ Marshall Đức của Hoa Kỳ. Ông còn là tác giả của cuốn sách “The Sentinel State: Surveillance and the Survival of Dictatorship in China” (Nhà nước canh gác: Giám sát và sự sống còn của chế độ độc tài ở Trung Quốc).
Cuộc bầu cử Tổng thống 2024 chỉ còn hơn 6 tháng nữa, để giúp quý độc giả nắm được tình hình bầu cử, Việt Báo sẽ thường xuyên cập nhật các bài phân tích đáng tin cậy từ những nguồn thông tin uy tín. Các bài phân tích này dựa vào các cuộc thăm dò dư luận, các cuộc phỏng vấn với các chiến dịch và chiến lược gia, báo cáo, hoạt động của các chiến dịch, cũng như các khuynh hướng lịch sử và nhân khẩu học.
Thứ Năm (25/4), Đại học Nam California (University of Southern California, USC) cho biết sẽ hủy lễ tốt nghiệp ra trường năm nay, một tuần sau khi thông báo hủy bài phát biểu của thủ khoa khóa 2024 – một nữ sinh viên gốc Hồi Giáo, theo Reuters.
NEW YORK – Thứ Năm (25/4), trong phiên tòa hình sự xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ cựu giám đốc tờ báo lá cải National Enquirer David Pecker cho lời khai trước tòa rằng ông từng tranh cãi với Trump và luật sư cũ của Trump trước cuộc bầu cử năm 2016 về việc ai nên trả tiền để ‘bưng bít’ câu chuyện ‘bê bối tình dục’ của cựu Tổng thống, theo Reuters.
LHQ – Thứ Tư (24/4), tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Nga đã phủ quyết một nghị quyết do Hoa Kỳ soạn thảo có nội dung kêu gọi các nước ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang ngoài không gian, theo Reuters.
Phim cao bồi được tái hiện ở các sân trường, lớp học ở một tiểu bang. Khi những người biểu tình hô vang “Bàn tay của bạn dính máu”, Hạ viện tiểu bang Tennessee hôm thứ Ba đã thông qua dự luật cho phép một số giáo viên và nhân viên mang súng ngắn trong khuôn viên trường học. Đạo luật này trước đây đã được Thượng viện tiểu bang thông qua và tờ báo Tennessean loan tin rằng nó "gần như được đảm bảo sẽ trở thành luật trong vòng vài tuần"
Nhân chứng đầu tiên trong phiên tòa hình sự xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ cựu giám đốc David Pecker (báo lá cải The National Enquirer) thừa nhận đã sử dụng tờ báo lá cải của mình để ‘ém nhẹm’ những tin không hay về Trump để giúp ông đắc cử năm 2016, theo Reuters.
Một báo cáo của Liên hợp quốc công bố hôm thứ Ba nói rằng châu Á là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu trong năm 2023, với lũ lụt và bão đứng đầu danh sách các yếu tố gây thương vong và thiệt hại kinh tế. Các nhà khoa học cảnh báo về điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt vì biến đổi khí hậu do khí nhà kính do con người thải ra khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn. Trung Quốc là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới.
Các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng vô gia cư trong vụ kiện liên quan đến chính sách chống lối sống lang thang (anti-vagrancy) của một thành phố phía tây nam Oregon. TCPV sẽ xem xét, xác định tính hợp pháp của các luật mà nhiều địa phương áp dụng để cấm người vô gia cư cắm trại, dựng lều trên đường phố và công viên công cộng, theo Reuters.
Trong ngày đầu tiên của phiên tòa hình sự tại New York, xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ các công tố viên cho biết cựu Tổng thống đã vi phạm luật pháp và phá hoại quy trình bầu cử năm 2016 bằng cách cố gắng che giấu việc có quan hệ tình dục với một tài tử phim khiêu dâm. Trong khi đó, luật sư bào chữa tuyên bố Trump không phạm tội, theo Reuters.
Nhiều tháng qua, đảng Cộng hòa tại Hạ viện Hoa Kỳ luôn tìm cách ngăn chặn việc tiếp tục viện trợ cho Ukraine, một dự luật mà tổng thống Joe Biden thúc giục thông qua lâu nay. Sau nhiều cuộc đàm phán giữa hai đảng, cảnh bế tắc tại nghị trường làm cho công luận thế giới càng bi quan hơn về triển vọng chiến thắng quân Nga trên chiến trường Ukraine...
Một học sinh trung học ở North Carolina đã bị truy tố tội hành hung sau khi bị camera ghi lại cảnh tát vào mặt một giáo viên trong một cuộc trao đổi mà học sinh này chửi mắng cô giáo bằng ngôn từ tục tĩu. Vụ này liên quan đến thiếu niên được ẩn danh vì là vị thành niên, xảy ra tại trường trung học Parkland ở Winston-Salem vào ngày 15 tháng 4, theo Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Forsyth (FCSO) cho biết trên Facebook.
California có thể tự hào với nền y tế hướng tới toàn dân của mình, với khoảng 15 triệu cư dân (tương đương 1/3 dân số) đang được hưởng Medi-Cal
Theo hai nguồn tin an ninh Iraq và một viên chức Hoa Kỳ, có ít nhất 5 hỏa tiễn đã được phóng từ thị trấn Zummar của Iraq nhắm tới một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở đông bắc Syria vào Chủ Nhật (21/4), theo Reuters.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.