WASHINGTON (VB) - Một bản tin rất ngắn hồi tháng tư về việc hải quân Ấn sẽ tập trận chung với hải quân CSVN và Nhật Bản lại gây sóng gió tại cả Bắc Kinh lẫn Washington, theo báo Washington Times hôm Thứ Hai 8.5.2000.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Ấn lúc đó nói là các tàu hải quân và tuần duyên Ấn sẽ “rất sớm huấn luyện chung và tập trận chung với hải quân VN và Nhật để tăng cường khả năng chống hải tặc ở các biểu quốc tế.”
Nhưng Bộ Quốc Phòng Ấn lại lúng túng về việc tiết lộ các chi tiết phụ, thí dụ như thời điểm: Báo Hindustan Times viết rằng tập trận sẽ tổ chức ở Biển Nam Trung Hoa (South China Sea, thường gọi Nam Hải) vào tháng 10, nhưng một viên chức Tòa Đại Sứ Ấn ở Washington lại nói là tập trận có thể bắt đầu “bất kỳ lúc nào.”
Phóng viên Ben Barber viết rằng quyết định trên chắc chắn sẽ chọc giận Trung Quốc, một đồng minh của Pakistan, kẻ tử thù của Ấn Độ. Bắc Kinh nhận chủ quyền trên Trường Sa và nhiều đảo nhỏ vùng Nam Hải.
Một cuộc chạm tràn trên biển này có thể mau chóng lôi kéo Mỹ vào, vì Mỹ đã cam kết giữ thông thương đường bể này, một trong những hải lưu chiến lược. Nhiều tàu dầu từ Trung Đông phải qua đây để tới Nhật và Nam Hàn.
Bắc Kinh còn lo ngại về mức độ tập trận: không chỉ là hải quân “nước xanh lá cây” (tàu chiến ven biển) mà cả hải quân “nước xanh lơ” (tàu chiến biển xa), để Ấn đưa thêm chiếc thứ nhì và có teh cả cheíc thứ 3 hàng không mẫu hạm, và một hoặc nhiều tàu ngầm có khả năng bắn phi đạn tầm xa.
Hoa Kỳ đã lập tức chối tội liên hệ: Một viên chức cao cấp Hoa Kỳ, người tổ chức chuyến Clinton thăm Ấn Độ mới đây, nói là Mỹ không dính gì chuyện biến Ấn Độ làm đối trọng thế lực Trung Quốc, “Chúng tôi không yêu cầu Ấn Độ làm điều gì như vậy. Nhưng việc tập trận sẽ nhấn mạnh rằng Ấn đã vào bể Đông như một tay chơi nghiêm túc.”
Theo tin Stratfor, một công ty tình báo tư nhân tại Austin, Texas, Ấn Độ còn dự định ăn dầm nằm dề ở bể Đông, và để lại 4 hay 5 tàu chiến, một tàu ngầm và nhiều phi cơ thám thính vùng Nam Hải sau khi tập trận chấm dứt. Ấn cũng sẽ phóng vào đây một tàu ngầm loại Kilo có khả năng bắn phi đạn đầu nguyên tử.
Larry Wortzel, giám đốc Asian Studies Center tại Heritage Foundation, nói rằng việc Ấn vào bể Đông “là phựt lửa, và có nghĩa rõ rệt là chọc giận Trung Quốc. Đây là cách nguy hiểm cho Ấn Độ khi đáp ứng việc Hoa Lục ảnh hưởng vào Bangladesh, Miến Điện và Pakistan,” và ông nói Mỹ sẽ chịu thêm gánh nặng bảo vệ hải lưu khu vực nếu Ấn-Hoa kình nhau.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Ấn lúc đó nói là các tàu hải quân và tuần duyên Ấn sẽ “rất sớm huấn luyện chung và tập trận chung với hải quân VN và Nhật để tăng cường khả năng chống hải tặc ở các biểu quốc tế.”
Nhưng Bộ Quốc Phòng Ấn lại lúng túng về việc tiết lộ các chi tiết phụ, thí dụ như thời điểm: Báo Hindustan Times viết rằng tập trận sẽ tổ chức ở Biển Nam Trung Hoa (South China Sea, thường gọi Nam Hải) vào tháng 10, nhưng một viên chức Tòa Đại Sứ Ấn ở Washington lại nói là tập trận có thể bắt đầu “bất kỳ lúc nào.”
Phóng viên Ben Barber viết rằng quyết định trên chắc chắn sẽ chọc giận Trung Quốc, một đồng minh của Pakistan, kẻ tử thù của Ấn Độ. Bắc Kinh nhận chủ quyền trên Trường Sa và nhiều đảo nhỏ vùng Nam Hải.
Một cuộc chạm tràn trên biển này có thể mau chóng lôi kéo Mỹ vào, vì Mỹ đã cam kết giữ thông thương đường bể này, một trong những hải lưu chiến lược. Nhiều tàu dầu từ Trung Đông phải qua đây để tới Nhật và Nam Hàn.
Bắc Kinh còn lo ngại về mức độ tập trận: không chỉ là hải quân “nước xanh lá cây” (tàu chiến ven biển) mà cả hải quân “nước xanh lơ” (tàu chiến biển xa), để Ấn đưa thêm chiếc thứ nhì và có teh cả cheíc thứ 3 hàng không mẫu hạm, và một hoặc nhiều tàu ngầm có khả năng bắn phi đạn tầm xa.
Hoa Kỳ đã lập tức chối tội liên hệ: Một viên chức cao cấp Hoa Kỳ, người tổ chức chuyến Clinton thăm Ấn Độ mới đây, nói là Mỹ không dính gì chuyện biến Ấn Độ làm đối trọng thế lực Trung Quốc, “Chúng tôi không yêu cầu Ấn Độ làm điều gì như vậy. Nhưng việc tập trận sẽ nhấn mạnh rằng Ấn đã vào bể Đông như một tay chơi nghiêm túc.”
Theo tin Stratfor, một công ty tình báo tư nhân tại Austin, Texas, Ấn Độ còn dự định ăn dầm nằm dề ở bể Đông, và để lại 4 hay 5 tàu chiến, một tàu ngầm và nhiều phi cơ thám thính vùng Nam Hải sau khi tập trận chấm dứt. Ấn cũng sẽ phóng vào đây một tàu ngầm loại Kilo có khả năng bắn phi đạn đầu nguyên tử.
Larry Wortzel, giám đốc Asian Studies Center tại Heritage Foundation, nói rằng việc Ấn vào bể Đông “là phựt lửa, và có nghĩa rõ rệt là chọc giận Trung Quốc. Đây là cách nguy hiểm cho Ấn Độ khi đáp ứng việc Hoa Lục ảnh hưởng vào Bangladesh, Miến Điện và Pakistan,” và ông nói Mỹ sẽ chịu thêm gánh nặng bảo vệ hải lưu khu vực nếu Ấn-Hoa kình nhau.
Gửi ý kiến của bạn