Rạng sáng thứ Năm, 24 tháng 2, Quân lực Nga đã tấn công Ukraine từ 3 phía, trong đó có mũi tấn công từ Belarus, một nước chư hầu Nga và giáp biên giới phía Bắc Ukraine. Phóng viên quốc tế nhìn thấy bằng mắt các phi đạn bắn vào Ukraine, trong khi nhiều quân xa và xe tăng chạy trên đường ra ngoài thành phố, và các gia đình chen chúc vào các trạm xe điện ngầm để tránh phi đạn.
NATO và Liên minh châu Âu thống nhất trong việc lên án các hành động man rợ của Nga và ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, cũng như quyền tự vệ của Ukraine. Nhiều lãnh đạo thế giới lên án cuộc xâm lăng, tuyên bố trừng phạt kinh tế và tài chánh đối với Nga và các cá nhân lãnh đạo Nga.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu: “Chúng ta đang xảy ra chiến tranh ở châu Âu trên quy mô lớn và theo kiểu mà chúng ta nghĩ là đã thuộc về lịch sử” và “vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế ”.
Stoltenberg khẩn cấp triệu tập hội nghị thượng đỉnh ảo với các nhà lãnh đạo NATO cho biết: “Đây là thời điểm quan trọng đối với an ninh của châu Âu. “Cuộc tấn công phi lý và vô cớ của Nga vào Ukraine đang khiến vô số người vô tội gặp nguy hiểm với các cuộc tấn công bằng tên lửa và đường không, lực lượng mặt đất và lực lượng đặc biệt từ nhiều hướng, nhắm vào cơ sở hạ tầng quân sự và các trung tâm đô thị lớn.”
Trong một bài phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằngTổng thống Nga Vladimir Putin, khi lựa chọn chiến tranh với Ukraine, đã thực hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng nhất đối với hòa bình và ổn định tại châu Âu, một nền hòa bình đã được kéo dài nhiều thập kỷ."
Trong khi đó, thủ tướng Boris Johnson đã công bố gói trừng phạt lớn nhất từ trước đến nay của Anh nhằm vào các ngân hàng, các thành viên trong nhóm thân cận nhất của Tổng thống Vladimir Putin và những người Nga giàu có, những người thích lối sống cao sang ở London.
Phát biểu trước quốc hội chỉ vài giờ sau khi Putin tuyên chiến với Ukraine, Johnson cho biết nhà lãnh đạo Nga Putin sẽ bị thế giới và lịch sử lên án vì hành vi xâm lược không bao giờ có thể rửa sạch "máu Ukraine” khỏi tay ông. Thủ tướng Johnson cũng công bố các lệnh trừng phạt mới, đồng thời tuyên bố lệnh trừng phạt đã được áp đặt đối với hơn 100 cá nhân và thực thể Nga, và sẽ áp đặt lệnh đóng băng tài sản đối với một số ngân hàng lớn của Nga, bao gồm cả VTB, ngân hàng lớn thứ hai thuộc sở hữu nhà nước và ngăn các công ty lớn của Nga huy động vốn ở Anh.
Tại Washington, Biden cho biết trong một tuyên bố sau khi cuộc xâm lược bắt đầu rằng "Chỉ có một mình Nga chịu trách nhiệm về cái chết và sự tàn phá mà cuộc tấn công này sẽ mang lại, và Hoa Kỳ cùng các đồng minh và đối tác của họ sẽ đáp trả một cách thống nhất và dứt khoát."
"Putin là kẻ xâm lược. Putin đã chọn chiến tranh. Và bây giờ ông ấy và đất nước của ông ấy sẽ gánh chịu hậu quả", Tổng thống Biden nói, đồng thời đưa ra một loạt các biện pháp trừng phạt bao gồm cả kiểm soát xuất khẩu mà ông cho rằng sẽ "gây ra những thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Nga, cả hai ngay lập tức và theo thời gian."
Biden cho biết Hoa Kỳ sẽ cắt các ngân hàng lớn nhất và các công ty lớn nhất của Nga khỏi các thị trường tài chính phương Tây và sẽ hạn chế xuất khẩu công nghệ sang Nga. Ông cũng cho biết Mỹ đang đóng băng hàng nghìn tỷ đô la tài sản của Nga.
Trong khi toàn thế giới lên án Putin, Trung Quốc bác bỏ cách gọi “Nga xâm lược Ukraine”, và nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn giải thích là “cần hiểu bối cảnh lịch sử phức tạp của Ukraine để hiểu lo ngại an ninh của Nga”.
Hôm thứ Tư, Trung Quốc cáo buộc Mỹ tạo ra "nỗi sợ hãi và hoảng sợ" về cuộc khủng hoảng ở Ukraine, đồng thời kêu gọi các cuộc đàm phán để giảm nhanh chóng căng thẳng.Người phát ngôn Bộ Ngoại Trung Quốc cho biết Trung Quốc phản đối các biện pháp trừng phạt đơn phương mới áp đặt lên Nga, nhắc lại quan điểm lâu đời của Trung Quốc, và nói rằng Hoa Kỳ đang thúc đẩy căng thẳng bằng cách cung cấp vũ khí phòng thủ cho Ukraine, mà không đề cập đến việc Nga triển khai tới 190,000 quân ở biên giới Ukraine. Bà cũng không hề đề cập gì đến những nỗ lực của Hoa Kỳ, Pháp và những nước khác nhằm can dự với Nga về mặt ngoại giao.
Vào ngày 23/02/2022, trả lời câu hỏi của phóng viên Việt Nam và nước ngoài đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về diễn biến tình hình ở Ukraine hiện nay và công tác bảo hộ công dân Việt Nam, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói: Việt Nam quan tâm theo dõi những diễn biến căng thẳng gần đây xung quanh tình hình Ukraine và kêu gọi các bên kiềm chế, tăng cường nỗ lực đối thoại, thúc đẩy các biện pháp ngoại giao nhằm giải quyết hòa bình các bất đồng trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, góp phần bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực và trên toàn thế giới.
Về phía cá nhân cựu tổng thống Trump hôm thứ ba 22/2/2022, Ông ca ngợi Tổng Thống Nga Vladimir Putin là một "thiên tài" và cực kỳ thông minh sau khi Putin công nhận 2 tỉnh ly khai từ Ukraine là 2 nền Cộng Hòa Nhân Dân Donetsk và Luhansk, và đưa xe tăng vào giữ "hòa bình" cho 2 nơi này.