Hôm nay,  

Đời Sống Hoang Dã - Giải Thưởng Wildlife Photographer of the Year People's Choice Award 2021

11/02/202200:00:00(Xem: 1971)
1
   
Chúng ta hưởng thụ được gì từ nơi hoang dã?

Đời sống con người được quản trị và điều chỉnh bởi luật thiên nhiên và luật nhân tạo. Luật thiên nhiên, là một phần của luật tự nhiên, một loại luật vĩnh hằng không thay đổi, mọi sinh hoạt trong vũ trụ đều phải tuân theo những luật tự nhiên này. Còn luật nhân tạo, dĩ nhiên, phải thay đổi theo lối sống của con người.

Trong mỗi con người đều có một con thú. Cái thú tính đó là căn bản trước khi con người thăng hoa lên nhân tính. (Nếu bạn đọc nghi ngờ, cứ thử ngấm ngầm theo dõi: tập trung nhìn vào mặt một người, bạn sẽ thấy trên khuôn mặt đó có nét giống một con thú nào đó. Có khi nét giống bộc lộ rõ ràng, có khi ẩn hiện mập mờ, nhưng vẫn có thể nhận ra. Mặt ếch, mặt khỉ, mặt ngựa, mặt chim, mặt sư tử, … và tự soi gương, thử xem mình có mặt con gì? Nếu nghi ngờ, thì hỏi chồng hoặc vợ hoặc tình nhân thì sẽ biết.) Thú tính nhiều thì con người giống thú. Nếu nhân tính nhiều, nghĩa là thú tính được thuần hóa, con người xán lạn, gần gũi hơn với chân, thiện, mỹ.  Một trong mục tiêu làm người là thuần hóa thú tính.

Hãy nhìn: Con kangaroo mẹ và mang đi dạo trong  đồn điền bạch đàn bị cháy gần Mallacoota, miền nam nước Úc. Ảnh của Jo-Anne McArthur. Ngoài sự thích thú về bối cảnh bố trí tự nhiên được nắm bắt trong giây phút nghệ thuật, dường như, còn có sự tha thiết của một ngày xưa thân ái, mẹ dẫn con đi. Hầu hết mọi người may mắn đều có kỹ niệm bồi hồi này. Cảm giác đẹp, buồn buồn một cách sung sướng. Nếu người xem xuất thân từ chốn mồ côi, hoặc không có cơ hội cùng mẹ đi dạo, phải chăng quá khứ đang làm bạn rướm máu?

Sở dĩ đời sống hoang dã có thể nhắc nhở hoặc điềm chúng ta nhiều điều hay đẹp vì bản sắc DNA của con người xuất thân từ nơi đó. Hoang dã là quê hương xa xôi của chúng ta.

Vì hàng ngày, chúng ta phải luôn luôn đối phó và xử lý với luật pháp (luật nhân tạo), nào là luật đi đường, luật đóng thuế, luật tài sản, luật hôn phối, luật ly dị,  nguyên tắc này, quy lệ kia … chúng ta không còn thời giờ lưu ý đến luật thiên nhiên. Đó là một sự thất thiệt đáng cải thiện. Lẽ ra, con người phải quan tâm đến luật thiên nhiên nhiều hơn vì nó là nguồn gốc sinh ra luật nhân tạo. Ví dụ, mặt trời mọc lên, lặn xuống, phân chia đêm ngày, cho con người ý niệm thời gian. Từ đó, con người phát minh ra đồng hồ, tiếp theo là nguyên tắc hẹn hò, đi đứng, làm việc, … đúng giờ. Thời gian thuộc về luật thiên nhiên, thời giờ thuộc về luật nhân tạo. Một ví dụ khác, nếu chúng ta quan sát con mèo rừng đùa giỡn với các con và khi nó đùa giỡn với con mồi vừa bắt được, những động tác vờn qua, vờn lại, thả chạy, rượt theo, tung hứng, giống nhau, chỉ khác ý đồ. Chẳng phải có lần chúng ta cũng bị người khác (người mèo) thao túng, tung hứng với ý đồ không được tốt đẹp trong những cử chỉ dễ thương?
 
2
(Hai con chim trĩ vàng đực xuất hiện cùng nhau tranh tài. Ảnh của Qiang Guo, chụp ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.)
 
Bức ảnh này gần như hoàn hảo sự cân xứng về cấu trúc. Hoặc tình cờ may mắn hoặc phải rình rập nhiều giờ mới có thể chụp một loạt ảnh mà chúng ta đang nhìn bức hay và đẹp nhất. Nhưng nổi bật chính là ý nghĩa: nếu đây là cặp trĩ nhân tình (đực và mái), cảnh khiêu vũ này vừa lãng mạn vừa bày tỏ nghệ thuật tán tỉnh. Nhưng đây là hai con trĩ đực so tài. Một bên tĩnh, một bên động; cương nhu ai hơn ai kém. Ngụ ý, phải chăng nơi nào có hai con đực, hai đàn ông, lập tức sẽ có cuộc so tài, dù lộ liễu hoặc âm thầm. Còn nếu có quá nhiều con đực, lập tức sẽ hỗn loạn. Cứ nhìn quốc hội thì rõ. Do đó, phải có giống cái. Nơi nào có đực có cái đề huề, sẽ có khiêu vũ. Có nam có nữ tự nhiên sẽ có Tango, bolero …

Hoang dã cho chúng ta biết, sự so tài giữa những con đực là để bảo vệ con cái, con con và hang động nơi cư trú. Thú tính này tốt, con người cũng vậy, bảo vệ quê hương tổ quốc là bảo vệ gia đình, tài sản của bản thân, không phải bảo vệ chủ tịch, tổng thống. Những người đó chỉ cần được bảo vệ khi họ có khả năng giúp chúng ta bảo vệ những gì chúng ta yêu thương và gìn giữ. Rồi khi hai con đực so tài để tranh mồi, giành tình nhân, thú tính này xấu, giờ đây vẫn còn trong máu con người. Chẳng phải chung quanh chúng ta họ đang tranh tiền, tranh danh, tranh tình hay sao? Hai con thỏ tranh nhau ái tình thì đáng thương, vì thông thường, con cái sẽ đi mất rồi gặp con đực thứ ba, nhưng hai con cọp tranh nhau tiền bạc thì gãy cây nát cỏ.
 
3
(Hai con sư tử đực chia sẻ khoảng khắc dịu dàng khi chúng trú mưa ở maasai Mara, Kenya. Ảnh của Ashleigh McCord.)
  
Sư tử đực là biểu tượng sức mạnh, uy quyền, và nam tính. Vậy mà hai ông đầm ấm với nhau, hoang dã cho chúng ta thấy giới tính đã có đồng tình từ thuở động vật ra đời. Đâu phải đợi lúc thành người mới nẩy sinh. Hoang dã là do Thượng Đế sinh ra, chuyện đó do ngài sáng tạo, tại sao con người lại chống đối? Ai mà dám chống lại đất trời?

Nếu chống lại luật nhân tạo, thường có kết quả bị trừng phạt, có khi đi tù, có khi chung thân, có khi bị chích thuốc. Chắc chắn, chống lại luật thiên nhiên cũng sẽ có hình phạt tương xứng.

4
(Một con đại bàng và một con gấu đen tạo thành một cặp không thể bền bĩ. Ảnh của Jeroen Hoekendijk ở Alaska, Hoa Kỳ.)
 Đời sống hoang dã có quá nhiều bài học, cho dù ta sinh sống ở đó, quan sát hàng ngày cũng không thể học hỏi hết được. Bài học một cặp: diều hâu và gấu đen dù có ma thuật cũng không thể nào răng long tóc bạc. Hầu hết những cặp vợ chồng sống với nhau quá sáu mươi tuổi, chắc chắn sẽ có lúc tự hỏi thầm hoặc hỏi lớn tiếng: làm sao hai đứa mình có thể sống với nhau lâu như vậy? Câu trả lời là hai bạn không phải một người là gấu, người kia là diều hâu. Lúc còn trẻ, thấy đẹp gái, thấy hấp dẫn, thấy đẹp trai, thấy hùng dũng, thấy nghệ sĩ, thấy dân chơi, lóa mắt, mù tim, không chọn lựa. Nếu không phải cùng một thể loại khó mà đi chung đường ngày này qua tháng nọ. Cùng thể loại không chưa đủ, con phải đồng chịu đựng thì mới có ngày răng rụng tóc rơi. Hoang dã cho thấy tuy hơi giống nhau nhưng không thể nào chung cặp, con cọp đực không cặp con beo cái; con trâu chàng không gá nghĩa với con nai nàng. Tôi đi nghe những nơi giảng dạy về chuẩn bị hôn nhân, chẳng nghe ai dạy về những bài học từ đời sống hoang dã. Khi bị cọp tấn công, con trâu đực liều chết chận đường cho trâu cái trâu con tẩu thoát. Khi hai vợ chồng nhím đang ở bên nhau, một con nhím khác đến gần, nếu là nhím đực, sẽ bị con chồng xù lông lên như trái cầu gai, rồi khi tình địch bước vào vòng mất an toàn, nhím chồng sẽ phóng những sợi lông dài cứng và sắc bén vào kẻ có mưu đồ; nếu là nhím thiếu nữ, nhím vợ sẽ rúc lên âm thanh tuy nhỏ nhưng điếc tai, rồi cũng xù lông, canh giữ tình địch không cho đến gần. Cõi người ta, chuyện này thấy quen, nhưng vì lịch sự, đoan trang, không xù lông dễ bị mất chồng; vì anh hùng, vì tự tin, dễ bị mất vợ. Chuẩn bị hôn nhân nên học bài con nhím.

DNA của người có nguồn gốc từ nơi hoang dã. Trong mỗi người chúng ta đều có tính hoang dã. Tính thú là đầu dây mối nhợ cho những tính xấu. Ví dụ như tính kỳ thị: dù hiền như con thỏ cũng không chịu ở chung với con nai. Nói chi đến ngựa rừng làm sao ở chung với chó sói. Tính ganh tị: buổi sáng một con gà gáy, lập tức cả bầy gáy theo, gáy sau, cố gáy cho lớn. Bình minh, chỉ cần một con chim hót hay lên tiếng, cả rừng núi, phố thành, chim chóc đồng ca hát. Ban đêm, gáy dở như cú, có chim nào hót theo đâu. Ngẫm nghĩ ra, hoang dã là nơi trường học lớn hơn hay hơn cả đại học Oxford, Havard, Standford…

Bốn tấm ảnh mà bạn đọc vừa thưởng thức bên trên là bốn tấm á hậu, trong cuộc thi tài Wildlife Photographer of the Year do dân chúng bầu chọn. Tấm ảnh đoạt giải nhất là tấm ảnh của nhiếp ảnh gia người Ý, Cristiano Vendramin
 
5
Cảnh một hồ nước đóng băng ở miền bắc nước Ý.

Cuộc dự thi ảnh toàn cầu được đúc kết vào bán kết 25 tấm ảnh. Rồi 5 tấm vào chung kết, được bầu bán bởi 31,800 lá phiếu từ những người chuyên nghiệp, tài tử, thường dân, yêu thích nghệ thuật nhiếp ảnh và đời sống động vật hoang dã. Hôm thứ ba, ngày 8 tháng 2 năm 2022. viện bảo tàng Natural History Museum tại London đã tuyên bố và trưng bày kế quả. Cristiano Vendramin nói rằng, “Tôi hy vọng những bức ảnh của tôi khuyến khích mọi người hiểu rằng vẻ đẹp thiên nhiên có thể tìm thấy ở khắp nơi, chung quanh chúng ta, và có thể rất ngạc nhiên nhiều cảnh đẹp ở gần nhà … Tôi tin rằng mối quan hệ hàng ngày với thiên nhiên sẽ gia tăng sự cần thiết để cuộc sống thanh thản và tươi mát. Do đó, chụp hình thiên nhiên rất quan yếu để nhắc nhở chúng ta mối liên kết này.” (CNN Travel, 2/8/2022.)

Khoa học tâm lý phân ra có hai loại người: Một loại có bản tính theo luật tự nhiên (hoặc nhiều tính khí thiên nhiên); còn loại kia có bản tính theo luật nhân tạo (luật pháp, tức là con người kỹ luật). Cả hai đều cần thiết cho xã hội. Người tự nhiên mang đến niềm vui thoải mái. Người kỹ luật mang đến trật tự. Người tự nhiên đôi lúc tự nhiên quá độ dễ bị hiểu lầm. người kỹ luật, thường thường khó chịu, từ xa nhìn đến đã thấy nhăn nhó.

Luật thiên nhiên, luật tự nhiên, luật nhân tạo đều dạy cho con người trật tự, kỹ luật, tôn trọng cá nhân khác và bảo vệ xã hội, quốc gia, nơi cá nhân và gia đình sinh sống. Tuy nhiên, dù sống bao lâu nữa, con người vẫn ở trong một vòng lẩn quẩn mà nhà văn Aleksandr Solzhenitsyn đã nói,  “Human beings are born with different capacities. If they are free, they are not equal. And if they are equal, they are not free.” (Con người sinh ra với những khả năng khác biệt. Nếu họ tự do, họ sẽ không bình đẳng. Và nếu họ bình đẳng, họ sẽ không tự do.) Dường như đó cũng là luật tự nhiên: Con người không thể có tự do và bình đẳng cùng một lúc. Dường như thú tính chỉ có thể thuần hóa càng nhiều càng đẹp, nhưng không bao giờ có thể tiêu diệt hoàn toàn

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
1)Tưởng niệm MC Phạm Phú Nam 2)Nhớ về cuộc di cư 1954. 3)Chiếu Phim Sài gòn trước 75 4)Chào đón minh tinh Kiều Chinh đến San Jose. Chiều ngày thứ bẩy 27 tháng 7 năm 2024 vừa qua chúng tôi đã có dịp nhân danh Viet Museum kịp thời trả những món nợ cho lịch sử. Số là anh chị em chúng tôi vẫn còn nhớ về chuyến di cư 1 triệu người từ Bắc vào Nam 70 năm xưa.
Anh Cao Huy Thuần vừa qua đời lúc 23giờ 26 ngày 7-7-1924 tại Paris. Được tin anh qua đời tôi không khỏi ngậm ngùi, nhớ lại những kỷ niệm cùng anh suốt gần 60 năm, từ Việt Nam đến Paris. Anh sinh tại Huế, học Đại Học Luật Khoa Sài Gòn (1955-1960) và dạy đại học Huế (1962-1964). Năm 1964 anh sang Pháp du học. Năm 1969 anh bảo vệ Luận án Tiến sĩ Quốc Gia tại Đại Học Paris, và giảng dạy tại Viện Đại Học Picardie cho đến khi về hưu.
Khi lần đầu tiên gặp một họa sĩ, tôi thường có khuynh hướng tìm vài nét tương đồng để liên tưởng đến một họa sĩ nổi tiếng nào đó thuộc những thế hệ trước. Với Nguyễn Trọng Khôi, tôi cũng làm như vậy nhưng trừ vài nét chung chung như được đào tạo ở trường ốc hay năng khiếu, tôi không tìm được gì đậc biệt. Nguyễn Trọng Khôi (NTK) không giống một họa sĩ nào khác.
Hồ Hữu Thủ cùng với Nguyễn Lâm, Nguyễn Trung của Hội Họa sĩ Trẻ trước 1975 còn sót lại ở Sài Gòn, họ vẫn sung sức lao động nghệ thuật và tranh của họ vẫn thuộc loại đẳng cấp để sưu tập. Họ thuộc về một thế hệ vàng của nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Bất kể ở Mỹ như Trịnh Cung, Nguyên Khai, Đinh Cường… hay còn lại trong nước, còn sống hay đã chết, tranh của nhóm Hội Họa sĩ Trẻ vẫn có những giá trị mang dấu ấn lịch sử. Cho dù tranh của họ rất ít tính thời sự, nhưng cái đẹp được tìm thấy trong tác phẩm của họ lại rất biểu trưng cho tính thời đại mà họ sống. Đó là cái đẹp phía sau của chết chóc, của chiến tranh. Cái đẹp của hòa bình, của sự chan hòa trong vũ trụ. Cái mà con người ngưỡng vọng như ý nghĩa nhân sinh.
Westminster, CA – Học Khu Westminster hân hoan tổ chức mừng lễ tốt nghiệp của các học sinh đầu tiên trong chương trình Song Ngữ Tiếng Việt (VDLI) tiên phong của học khu. Đây là khóa học sinh đầu tiên ra trường và các em sẽ được ghi nhận tại buổi lễ tốt nghiệp đặc biệt được tổ chức vào thứ Ba, ngày 28 tháng Năm, lúc 6:00 giờ chiều tại phòng Gymnasium của Trường Trung Cấp Warner (14171 Newland St, Westminster, CA 92683).
Tháng Năm là tháng vinh danh những đóng góp của người Mỹ gốc Á Châu và các đảo Thái Bình Dương cho đất nước Hoa Kỳ mà trong đó tất nhiên có người Mỹ gốc Việt. Những đóng góp của người Mỹ gốc Á Châu và các đảo Thái Bình Dương cho Hoa Kỳ bao gồm rất nhiều lãnh vực, từ kinh tế, chính trị đến văn học nghệ thuật, v.v… Nhưng nơi đây chỉ xin đề cập một cách khái quát những đóng góp trong lãnh vực văn học của người Mỹ gốc Việt. Bài viết này cũng tự giới hạn phạm vi chỉ để nói đến các tác phẩm văn học viết bằng tiếng Anh của người Mỹ gốc Việt như là những đóng góp nổi bật vào dòng chính văn học của nước Mỹ. Điều này không hề là sự phủ nhận đối với những đóng góp không kém phần quan trọng trong lãnh vực văn học của Hoa Kỳ qua hàng trăm tác phẩm văn học được viết bằng tiếng Việt trong suốt gần năm mươi năm qua.
Vì hình ảnh ảm đạm, buồn sầu, như tiếng kêu đòi tắt nghẹn. Tôi, tác giả, đi giữa lòng thủ đô Hà Nội mà không thấy gì cả, không thấy phố không thấy nhà, chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ. Cờ đỏ là quốc kỳ. Mưa sa làm cho những lá quốc kỳ sũng nước, bèo nhèo, nhếch nhác, úng rữa. Một hình ảnh thảm hại. Hình ảnh thảm hại là dự phóng cho tương lai thảm hại. Và thất bại. Lạ một điều, người ta chỉ trích dẫn năm dòng thơ này, tổng cộng 14 chữ, mà không ai trích dẫn cả bài thơ, và hẳn là hơn 90% những người biết năm dòng này thì không từng biết, chưa bao giờ đọc, cả bài thơ, và tin rằng đó là những lời tâm huyết của nhà thơ Trần Dần nói về thời cuộc mà ông nhận thức được vào thời điểm 1955.
Viet Book Fest cho thấy thế hệ trẻ gốc Việt nay đã vượt qua được những ràng buộc cơm áo gạo tiền của thế hệ đi trước, để cộng đồng Việt nay có thể vươn lên với giấc mơ văn học nghệ thuật trên đất nước Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Hư vỡ là đặc tính bất biến của cuộc đời, của tất cả những gì có mặt trong vũ trụ này. Nghĩa là những gì hợp lại, thì sẽ tan; những gì sinh ra, rồi sẽ biến mất. Không có gì kiên cố, bất biến trên đời. Đức Phật đã chỉ ra sự thật đó, và biến những thái độ sống không vui thành sự kham nhẫn mỹ học: cái đẹp chính là vô thường. Bởi vì vô thường, nên có hoa mùa xuân nở, có những dòng suối chảy từ tuyết tan mùa hè, có những trận lá mùa thu lìa cành, và có những trận mưa tuyết mùa đông vương vào gót giày. Bởi vì sống hoan hỷ với hư vỡ là tự hoàn thiện chính mình, hòa hài làm bạn với hư vỡ là sống với sự thật, và cảm nhận toàn thân tâm trong hư vỡ từng khoảnh khắc là hòa lẫn vào cái đẹp của vũ trụ. Và sống với chân, thiện, mỹ như thế tất nhiên sẽ đón nhận được cái chết bình an.
Mỗi 30 tháng 4 là mỗi năm xa hơn ngày đó, 1975, thêm một bước nữa xa hơn, đi vào dĩ vãng. Hầu hết những người trực tiếp tham gia vào cuộc chiến trước 75, nay đã vắng mặt. Non nửa thế kỷ rồi còn gì. Khi không còn ai nữa, không hiểu những thế hệ trẻ tha hương sẽ nhớ gì? Một thoáng hơi cay? Có khi nào bạn đọc ngồi một mình chợt hát lên bài quốc ca, rồi đứng dậy, nghiêm chỉnh chào bức tường, thằng cháu nhỏ thấy được, cười hí hí. Ông ngoại mát rồi. Trí tưởng tượng của người thật kỳ diệu. Rượu cũng kỳ diệu không kém. Nửa chai vơi đi, lơ mơ chiến sĩ trở về thời đó. Lạ lùng thay, quá khứ dù kinh hoàng, khốn khổ cách mấy, khi nhớ lại, có gì đó đã đổi thay, dường như một cảm giác đẹp phủ lên như tấm màn mỏng, che phía sau một thiếu phụ trẻ đang khóc chồng. Cô có mái tóc màu nâu đậm, kiểu Sylvie Vartan, rủ xuống che nửa mặt. Nhưng thôi, đừng khóc nữa. Chỉ làm đất trời thêm chán nản. Để tôi hát cho em nghe, ngày đó, chúng tôi, những người lính rất trẻ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.