khai bút

04/02/202200:00:00(Xem: 2186)

Minh họa_Đinh Cường_Phóng Bút_for bài Khai Bút
Minh họa Đinh Cường

 

1

 

tưởng cơn mơ ngủ rất gần

dụi chưa đỏ mắt đã xông mặt ngày

 

2

 

thở lên cầu lộng chân mây

loa xa nhánh nữa cởi vai sông triền

                       

từng say đắm rượu bách niên

cây nhân gian sẽ nhện phiền muộn giăng

bím thư sinh bới lọn mầm

lưới yêu mị chải lệch tâm lược ngà

 

nhá nhem đóm lội tịch tà

cái hôn ám cũ tách ra giữa vời

 

3

 

ngon cơm nưng nứt hạt mười

quà ô mai khía xới tơi lõi giòn          

cội đào côi níu nụ tròn

rây mưa muội trắng lấm thon ngực đồi

 

cao nguyên trà mộc lửa dơi

nước sương nấu đúng độ ngời vị than 

 

4

 

vân tay đốm trổ loạn hàng

xăm tre già xóc trước đàn hồ nghi

 

được mùa tụng nốt kinh thi

trả xong nợ đáo vị chi lắm lời

 

xênh xang phách lỡ nhịp bồi

nuốt hương cay khóc thấy vơi nửa lòng

 

5

 

cửa nào kiếp trước long đong

cửa này hạnh phúc chung thân

rước vào!

 

– Nguyễn-hòa-Trước

(Cuối 2021)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi đã xưa. cơn gió ngàn lau lách. dưới mỗi gốc cây, xương máu con người đổ xuống. tình yêu và hận thù đều xanh màu lá. / Dưới bàn chân tôi, đá sỏi mỏi mòn. Đôi khi tôi muốn nằm xuống dưới chân em. đôi khi tôi muốn chết. / Sự bất động của thân tâm là chân như của hạnh phúc. nhưng sự im lặng của em là âm ti địa ngục. /Dưới bầu trời này, màu xanh lừa đảo.
Mắt tháng Tư không còn hạt lệ. Mắt tháng Tư chiêu niệm màu cờ. Mắt tháng Tư chập chờn bia mộ hồn tử sĩ từ cổ kim thao thức. / Mắt tháng Tư rưng màu huyết phượng. Mắt tháng Tư ngào cơn huyết biển. Thân giạt cỏ bồng hồn khua nước bao lâu rồi thủy mộ. / Trái tim người đi rơi dần từng mảnh, buồng ngực khô nhớ gió phương nam máu đỗ quyên khắc khoải quê nhà. / Mắt tháng Tư nở bông hoa trên cành hy vọng mỗi đóa hoa như một giọt nước mắt hồng rơi xuống trái tim tôi. / Mắt tháng Tư dẫu ngàn năm vô tự, mảnh lao đao lịch sử. Lật từng chương… / Giấy mực đời chép ra, ví thiếu. / Lấy da này viết để tạ nhau…
tháng tư đưa tay nhặt / vỡ nát của ngày xưa / còn đây, chồng sách cũ / những quả chín trái mùa / còn đây, chiều gió nổi / những ngôi mộ rạp mình / bia gỗ nào run rẩy / hồn linh nào tủi thân / chiến trường lâu đã nguội / hơi sắt và hơi đồng / mấy chục mùa hoa rụng / hư không tìm hư không
Cõi thơ Viên Linh là cõi nhân sinh đầy hệ lụy của định mệnh. Định mệnh của một dân tộc điêu linh, lưu lạc. Định mệnh của con người bé nhỏ và yếu ớt trong dòng chảy cuồng lưu của kiếp sống. Định mệnh của tình yêu mệt mỏi, chán chường và bất trắc. Thơ Viên Linh là một biểu hiệu cho Con Người như là một hữu-thể-tại-thế với tất cả những khổ đau và hoan lạc. Ông vừa tạ thế hôm cuối tháng Ba vừa rồi, Việt Báo trân trọng đăng lại một số ít thơ của ông như một nén tâm hương gửi đến người Thi Sĩ quá cố.
Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ là một vị học giả uyên bác về Phật giáo, nguyên giáo sư của Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gòn, nhà văn, nhà thơ, dịch giả và là một người bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền và đã bị cầm tù trong nhiều năm. Năm 1998, Hòa Thượng được tổ chức Human Rights Watch tặng giải thưởng về nhân quyền Hellmann-Hamett Awards. Hòa Thượng là Xử lý Thường Vụ Viện Tăng Thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất. Hòa Thượng thông thạo tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Nhật, đọc hiểu tiếng Đức. Hòa Thượng được giới học giả Việt Nam đánh giá cao vì đã công bố nhiều tiểu luận, chuyên khảo, thơ và nhiều công trình dịch thuật Phật giáo từ tiếng Phạn, tiếng Trung Hoa và tiếng Nhật, được coi là nhà sư uyên bác nhất của Phật giáo Việt Nam, đã soạn thảo quyển Bách Khoa Phật Học Đại Tự Điển.
Đó là tựa đề một bài viết của nhà thơ Phan Tấn Hải, và đây là kết của bài: “Chữ nghĩa không vô ích. Chúng ta trong cõi này hãy rủ nhau làm thơ, đọc thơ, ngâm thơ, in thơ, hát thơ… Nếu chúng ta không đủ sức nương vào thơ để ngộ nhập tri kiến Phật, và nếu chúng ta cũng không có đủ sức mạnh của hát thơ để chữa sản nạn như thời Vua Hùng Vương, ít nhất thơ cũng giúp chúng ta giảm được những đau đớn của trần gian này, kể cả khi buộc phải nghe tới bốn dòng thơ ly biệt tương tự của Cha Rồng và Mẹ Tiên thời lập quốc dân tộc Việt Nam (Ta là giống Rồng / Mình là giống Tiên / Thủy thổ khắc nhau / Không ở cùng được.) Nàng thơ ơi, hãy cứu lấy trần gian này. Hãy biến tất cả những trận mưa bom trên trần gian này thành các trận mưa thơ…” (Phan Tấn Hải, Thơ sẽ chữa lành thế giới
Ta về một cõi tâm không / Vẫn nghe quá khứ ngập trong nắng tàn / Còn yêu một thuở đi hoang / Thu trong đáy mắt sao ngàn nửa khuya / Ta đi dẫm nắng bên đèo / Nghe đau hồn cỏ rủ theo bóng chiều / Nguyên sơ là dáng yêu kiều / Bỗng đâu đảo lộn tịch liêu bến bờ / Còn đây góc núi trơ vơ / Nghìn năm ta mãi đứng chờ đỉnh cao
Nhà văn Jon Fosse vừa đoạt giải Nobel Văn chương về kịch nghệ năm nay, 2023. Ngoài ra, ông cũng nổi tiếng trong lãnh vực thơ và truyện. Tác phẩm của ông được dịch ra khoảng 50 ngôn ngữ. Tìm hiểu về mục đích sáng tác, ông cho biết, “I hope they can find a kind of peace in, or from, my writing.” (Tôi hy vọng người đọc có thể tìm thấy sự bình an trong các tác phẩm của tôi.) Tác phẩm nổi tiếng với nội dung sâu đậm của ông là dãy “Septology”. Đây là một từ vựng mới, có ý nghĩa là một loạt bảy cuốn sách. Có lẽ, Septology phát xuất từ “Heptalogy” mà ví dụ rõ rệt nhất là dãy tác phẩm Harry Potter.
Mùa thứ ba trong năm đã chớm về. Autumn ngoài nghĩa mùa thu, còn mang nghĩa ẩn dụ là chỉ lúc xế chiều, lúc ngày sắp tàn, là mùa mà ban ngày ngắn và dần lạnh hơn. Bên cạnh hình ảnh biểu tượng là mùa lá rụng, lại cũng là mùa phần lớn trái cây được thu hoạch, vì gắn với đời sống thiên nhiên này mà từ rất lâu văn hóa Tây phương đã nhân cách hóa mùa thu là người phụ nữ trẻ đẹp đầy sức sống với mái tóc gắn đầy lá hoa quả chín, là hình ảnh vừa nên thơ vừa chứa đựng sức sống diệu kỳ của mùa gặt hái.
Nhà phê bình văn học Trung Quốc đời nhà Thanh, Viên Mai, có nói, “Làm người không nên có cái tôi, nhưng làm thơ thì không thể không có cái tôi”. Thi hào Tagore cho rằng, “Cũng như nụ cười và nước mắt, thực chất của thơ là phản ảnh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong”. Cả hai nhận định này đều đề cao cái Tôi-làm-Thơ, và cách biểu hiện những thuộc tính về Tôi ấy như thế nào trên ngôn từ thơ. Có hai yếu tố không ai phủ nhận được là cảm xúc và sáng tạo, chính hai yếu tố này định hình phong cách của nhà thơ. Cảm xúc thực được chuyển tải qua thi ngữ, thi ảnh mới mẻ, cá biệt, thì thơ càng có sắc thái nổi bật để lại dấu ấn riêng trong lòng người đọc, dường như không quá để nói rằng điều này định đoạt sinh mệnh một bài thơ. Thơ chỉ thực sự sống khi nó phản ảnh được bản ngã độc đáo của nhà thơ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.