Hôm nay,  

Mùa Xuân Mong Manh

28/01/202200:00:00(Xem: 1503)
spring-blossom-2021-08-26-15-36-37-utc
Hình minh họa
 
Những cánh mai đua nở giữa mùa đông, xác rơi phủ mặt đất màu vàng tươi của cái chết còn rất mới. Mới như tuổi thơ của tôi ngày hôm qua. Suốt tuổi trẻ, Tết vẫn đem cho tôi một hạnh phúc buồn bã khi sống lại kỷ niệm, thứ cảm giác hao hao như gốc mai gọi mùa xuân bằng những cánh hoa rơi. Tôi yêu những tập tục ngày xưa mà bây giờ có sự cảm thông rằng không mấy ai đủ sức làm theo. Người ngoài nước thay đổi để hội nhập vào văn hóa mới, cả người trong nước cũng vậy. Tôi hoài niệm sự yên bình của đời sống và sự đơn giản của con người trong mắt tôi ngày ấy.

Tết, hai vợ chồng đi chợ hoa lựa vài nhánh đào còn búp, vài chậu cúc vàng và trái cây cúng giao thừa. Vẫn là mảng cầu, dừa, đu đủ và xoài để “cầu vừa đủ xài” theo các cụ. Bolsa bây giờ không thiếu gì so với thập niên 80, ngày tôi còn là sinh viên, mua được quả xoài và quả đu đủ bày bàn thờ là đã vô cùng long trọng. Chợ hoa Bolsa ngày nay vẫn thua xa ở thành phố Hồ Chí Minh, nhưng Bolsa vừa đủ cho nhiệt tình của tôi với Tết. Chợ có to lớn hơn, tôi cũng chỉ đủ sức đi bấy nhiêu quầy, mua từng ấy thứ. Tôi để thì giờ xem phim chợ Tết ở Sài Gòn trên YouTube, tìm kiếm trên những khuôn mặt hớn hở đó hình ảnh của mẹ tôi. Ký ức con người thật nhiệm màu, chỉ cần vài chi tiết liên quan làm chìa khóa là có thể mở tung phần quá khứ của gần nửa thế kỷ trước. Và kỷ niệm lần lượt trở về. Và cảm xúc tiếp tục dâng trào. Mình thấy cùng lúc hạnh phúc và mất mát. Như những đóa mai vàng báo Xuân rồi rụng trên mặt đất.

Tết, hai vợ chồng cúng giao thừa rồi gọi chúc Tết mẹ. Năm bà khoảng tuổi tôi bây giờ, mẹ sang Mỹ ở với tôi mấy năm, sau đó quyết định về ở trên đất chùa Thiền Viện Thường Chiếu. Chùa là cứu cánh đem cho mẹ niềm vui bao la. Kinh kệ giúp tinh thần thăng hoa; công việc quyên góp cứu trợ là mục đích mới của quãng đời còn lại. Như vậy mẹ xa chúng tôi hai lần, lần đầu là khi đưa anh em tôi vượt biên còn mẹ ở lại với bố lúc ấy đang bệnh nặng. Cả hai quyết định chia cách gia đình to lớn này tuy do bà lấy, nhưng thực ra bà có chọn lựa gì, người mẹ của tôi chỉ là hạt cát yếu đuối cuốn trong bão tố của định mệnh đất nước. Mẹ ít khi nhắc đến đời kiếp trước, ngay cả trước 75 có tuổi thơ mà tôi tha thiết. Cái bà tha thiết là thời gian sống ở Mỹ, những ngày lễ con cháu tụ họp đầy nhà. Năm nay mẹ tôi yếu hẳn, không còn đủ sức ngồi thiền, tham gia các chuyến cứu trợ. Bà sống ảm đạm qua từng cơn đau. Hình như bà chợt thấy cô đơn, dù không nói rõ. Vì cúm Vũ Hán, con cháu không thể về thăm. Chúng tôi cũng chỉ là hạt cát yếu đuối cuốn trong bão tố của định mệnh đất nước, không thể chăm sóc mẹ của mình.


Tết năm nay, chợt như tuổi trẻ của tôi đã đánh mất lúc nào. Bây giờ tôi là người già nua sẽ mất dần tất cả những gì mình đang có cho đến khi gặp phải cái chết của chính mình.

Tết năm nay, không còn hội họp những ngày lễ lộc để tránh lây lan cúm Vũ Hán. Tôi tập làm bánh biếu tặng những người thân, để họ biết tôi vẫn nghĩ đến họ, sâu xa hơn là nghĩ đến ngày một trong chúng tôi biến khỏi mặt đất. Người ta nói thực phẩm là một sợi dây nối kết. Tôi hì hục tập làm bánh macaron của Tây mà các cháu tôi và cả giới trẻ ở Mỹ rất chuộng. Chiếc bánh làm bằng bột hạnh nhân pha nhiều màu sắc tùy vào loại nhân nào, như là nhân sô cô la đắng thì pha bột màu đỏ, nhân sô cô la sữa trộn chanh dây thì pha màu vàng tươi, nhân sô cô la trắng trộn trà matcha thì pha xanh lá cây. Chiếc bánh mỏng manh này nổi tiếng thất thường, khó nắm vững. Tôi làm với tất cả quyết tâm chinh phục một loại bánh quá ngọt tôi không hề thích, vì thế giới lockdown không còn gì hơn cho tôi quan tâm, Netflix không còn phim gì hay chưa xem, tin tức trên các tờ báo lớn không còn gì tin được. Cuối cùng, macaron chinh phục tôi. Để chiếc bánh nhỏ tan trên lưỡi, tất cả khao khát ngọt béo lập tức thỏa mãn. Tặng một hộp xinh xắn màu sắc đổi lại một nụ cười tươi. Bên ngoài truyền thông vẫn không có gì tin được.

Tết năm nay, cuộc bầu cử như một trận đại dịch đã khiến người ta mất trí. Trên Facebook, họ nguyền rủa và từ bỏ cả gia đình người thân của mình chỉ vì không cùng tư tưởng chính trị. Vài người bạn mấy mươi năm quay đầu lặng lẽ khi tôi cho biết không phải đồng chí của họ. Thì ra, tình thân đã gầy dựng trên sự nhầm lẫn. Tôi tiếc không? Tôi tiếc những xác mai vàng.
              

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ở cái xứ sở u Tây này cũng có quá nhiều tự do, thành ra cuộc sống có lúc thành bất cập, công đoàn ra sức nhiều lần đình công, yêu sách này kia, đòi tăng lương, đòi làm ít thời giờ hơn, đòi nghỉ hưu sớm v.v… nhất là công đoàn CGT vận chuyển công cộng người đi làm việc như métro, RER, tramway, bus…
Ngày 21 tháng 4 năm 1975, Tư Tưởng ghé ngang hậu cứ, dẫn ba thằng em: Bắc Hà, Th/úy Trọng và tui đi nhậu ở quán Thuỷ Tiên, gần Bộ Chỉ Huy Thiết Đoàn ngày xưa, trước khi dời vô Phi trường Vĩnh Long...
Trên đường đến phòng trưng bày tác phẩm nghệ thuật của Gertrude Stein, tôi bước đi với tâm trạng phấn khích của một người sắp gặp Ernest Hemingway. Nắng chiều Paris phản chiếu từ cửa sổ những quán cà phê xuống con đường đá cũ tạo thành bóng râm dài phía trước. Tiếng reo hò chen lẫn tiếng đàn từ mấy quán bar nhỏ nơi góc phố gây nên bầu không khí sôi động dội vào tâm trí tôi...
Tôi bán hàng giải khát trước cổng nhà máy, khách hàng là những công nhân, bộ đội và cán bộ trong nhà máy. Tôi là “mụ” bán hàng “phản động” luôn tơ tưởng đến chuyện vượt biên. “tri kỷ” của tôi có chị Ky buôn bán ở xa cảng miền Tây, nghề mới của chị sau cuộc đổi đời 1975, trước kia chị là nhân viên một ngân hàng quận Gò Vấp. Chị Ky là hàng xóm, hôm nào ghé quán tôi không chỉ để uống ly đá chanh, uống ly cà phê mà cũng là dịp cùng tôi tâm tình than thở cuộc sống dưới thời xã hội chủ nghĩa, mơ ước chuyện vượt biên...
Mạ xếp hạng chuyện học hành của con cái là quan trọng hàng đầu. Với tiệm sách và quán cà phê, Mạ đã quán xuyến, lo cho gia đình có cuộc sống sung túc, thoải mái một thời gian dài...
Nghe tin chú Nghĩa sắp cưới vợ, bà con trong khu phố xôn xao nửa tin nửa ngờ. Chuyện lập gia đình ai trưởng thành chả thế! Ấy vậy mà với chú Nghĩa thì chuyện này hơi lạ. Đến khi chú đem thiệp đi mời hẳn hoi vậy chắc chắn là sự thật rồi không còn nghi ngờ gì nữa!
Từ ngày về hưu non, hai vợ chồng tôi cứ lục lọi hết website này đến website khác để tìm nơi đẹp đi du lịch; sợ rằng sự hào hứng của tuổi trẻ sẽ không còn nữa, nên phải đi hết những chỗ mình ao ước từ hồi nhỏ đã đọc sách mà không có thì giờ và phương tiện để thực hiện...
Cơn mưa nhỏ lướt qua bầu trời từ bình minh cũng đã chấm dứt; một tia nắng vàng lách qua lùm cây sồi chui vào góc chuồng cừu lớn. Những chú cừu đực ngập trong rơm rạ của máng ăn buổi sáng vừa ngẩng đầu về phía tia nắng và kêu be be...
Bây giờ, việc đi về giữa Mỹ và Việt Nam thật dễ dàng. Nhưng vào thập niên 80, 90 người đi kẻ ở tưởng chừng là biệt ly mãi mãi. Bạn đã nói với tôi như thế trong nước mắt. Và với sự ngăn cấm của gia đình, với tuổi trẻ khờ dại nông nổi, họ đã lạc mất nhau. Để rồi suốt phần đời còn lại, nỗi đau vẫn còn là vết thương rưng rức. Tôi xin ghi lại câu chuyện tình của bạn, như là một lời đồng cảm...
Ngạn rời căn nhà đó và xuống đây theo đơn xin đi làm trong hảng thịt bò. Ngày Ngạn đi cũng buồn tẻ ảm đạm như ngày anh rời đất nước. Người vợ và hai đứa con tiễn anh ở bến xe buýt ''Con chó rừng''...
Chiếc ghe vượt biển nhỏ xíu, mỏng mảnh của chúng tôi vậy mà chất lúc nhúc đến hơn 80 thuyền nhân, chẳng khác nào một cái lá lạc loài trên đại dương mênh mông, không biết đâu là bờ bến. Đoàn người rời bỏ quê hương tụm năm tụm ba, rải rác khắp thuyền, co ro trong cái lạnh ngoài khơi xa tít tắp, đầu óc hoang mang với trăm ngàn ý nghĩ...
Hôm ấy, trên facebook Group của nhóm cựu thuyền/ bộ nhân ty nạn Thailand, có xuất hiện bài post của Đức, chụp hình vợ chồng Đức đang tiễn con gái tại sân bay Tân Sơn Nhất đi qua Dallas Hoa Kỳ định cư theo chồng mới cưới. Ôi, chàng Đức chung chuyến tàu của tôi. Nhiều người quen cũ vào để lại những comments chúc mừng, cũng là những người tôi biết mặt biết tên, tôi liền vào tham dự, góp vui...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.