Dù tình hình đại dịch có chiều giảm xuống trên toàn thế giới, trong đó có VN, số người chết vì Covid-19 ở Mỹ đã cao hơn thời đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918-19. Tuần qua dư luận thế giới cũng chú ý đến cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Mỹ và các đồng minh gồm Pháp do Mỹ lập Liên Minh AUKUS để chống TQ làm Pháp mất hợp đồng cả 100 tỉ MK với Úc.
Hơn 675,000 Người Mỹ Chết Vì Covid-19 Nhiều Hơn Đại Dịch Năm 1918-19
Covid-19 hiện đã giết số người Mỹ ngang với đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918-19 – là 675,000 người, theo bản tin của Hãng Tin Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Hai, 20 tháng 9 năm 2021.
Dân số Hoa Kỳ cách nay một thế kỷ chỉ bằng 1/3 hiện nay, có nghĩa là dịch cúm đã lấy đi nhiều mạng người hơn trên toàn quốc. Nhưng khủng hoảng Covid-19 qua bất cứ đo lường nào cũng là một bi kịch to lớn trong ý nghĩa của chính nó, đặc biệt nhờ những tiến bộ đáng kinh ngạc trong kiến thức khoa học kể từ đó và sự không tận dụng tiến bộ tối đa của các thuốc chích ngừa có sẵn trong lần này.
Giống như dịch cúm Tây Ban Nha, vi khuẩn corona có thể không bao giờ biến mất hoàn toàn giữa chúng ta. Thay vì vậy, các khoa học gia hy vọng nó trở thành vi khuẩn mùa nhẹ khi hệ miễn dịch con người mạnh lên qua việc chích ngừa và bị truyền nhiễm nhiều lần. Điều đó cần thời gian.
“Chúng tôi hy vọng nó sẽ giống như cảm, nhưng không có bảo đảm,” theo nhà sinh học Rustom Antia tại Đại Học Emory, là người cho thấy một tình huống lạc quan mà trong đó điều này có thể xảy ra qua vài năm.
Hiện nay, Hoa Kỳ và nhiều vùng khác trên thế giới vẫn còn nằm trong sự hoành hành của đại dịch.
Trong khi biến thể delta làm gia tăng truyền nhiễm mà có thể lên cao điểm, tử vong tại Hoa Kỳ đang trên 1,900 người mỗi ngày, mức cao nhất kể từ đầu tháng 3, và toàn quốc đã có tới 675,000 người thiệt mạng tính tới Thứ Hai, 20 tháng 9, theo Đại Học Johns Hopkins, dù con số thực sự được tin là cao hơn.
Mùa đông có thể tạo gia tăng mới, với mẫu từ Đại Học Washington cho thấy có thêm 100,000 hay tương tự số người Mỹ sẽ chết vì Covid-19 vào ngày 1 tháng 1 năm tới, mà có thể đẩy tổng số người chết ở Mỹ lên tới 776,000.
Đại dịch năm 1918-19 đã giết chết 50 triệu người trên toàn cầu vào lúc mà dân số thế giới chỉ bằng ¼ hiện nay. Số người chết vì Covid-19 trên toàn cầu hiện nay là 4.6 triệu.
Mỹ Nới Lỏng Hạn Chế Đi Lại Cho Người Ngoại Quốc Vào Tháng 11 Này, Với Yêu Cầu Chứng Minh Chích Ngừa và Thử Nghiệm Âm Tính Covid-19
WASHINGTON – Trong việc nới lỏng mạnh mẽ đối với các hạn chế đi lại mùa đại dịch, Hoa Kỳ hôm Thứ Hai, 20 tháng 9 năm 2021 nói rằng nước này sẽ cho phép những người ngoại quốc bay vào Mỹ vào mùa thu năm nay nếu họ có giấy tờ chứng minh đã chích ngừa và thử nghiệm âm tính với Covid-19 -- những thay đổi này sẽ thay thế một loạt các quy định đã không cho những người không phải công dân Mỹ và các đồng minh khó khăn tại Châu Âu và những nơi số người bị lây nhiễm vi khuẩn thấp hơn, theo Hãng AP tường thuật hôm Thứ Hai.
Những thay đổi này, có hiệu lực trong tháng 11, sẽ cho phép các gia đình và những người khác bị chia cách bởi các hạn chế đi lại trong 18 tháng qua có dự định để đoàn tụ sau khi chờ đợi một thời gian dài và cho phép nhiều người ngoại quốc có giấy phép làm việc trở lại công việc của họ tại Hoa Kỳ.
Các nhóm hàng không và kinh doanh và những người đi lại đã hoan nghênh, dù họ cũng gọi đây là bước quá dài.
Điều hợp viên Covid-19 của Bạch Ốc là Jeff Zients đã tuyên bố các chính sách mới, mà cũng sẽ yêu cầu những người ngoại quốc đi lại bay tới Hoa Kỳ phải xuất trình giấy chứng minh chích ngừa trước khi lên máy bay, cũng như chứng minh thử nghiệm âm tính với Covid-19 được thực hiện trong vòng 3 ngày của chuyến bay. Biden cũng sẽ siết chặt các quy định thử nghiệm đối với các công dân không chích ngừa, là những người sẽ cần được thử nghiệm trong một ngày trước khi trở lại Hoa Kỳ, cũng như sau khi họ về đến nhà.
Pfizer Nói Thuốc Chích Ngừa Covid-19 Của Họ Hiệu Quả Với Trẻ Em Từ 5 Tới 11 Tuổi, Đang Xin Phép Để Chích Cho Các Em Từ 5-11 Tuổi
Pfizer hôm Thứ Hai, 20 tháng 9 năm 2021 nói rằng thuốc chích ngừa Covid-19 của họ có hiệu quả đối với trẻ em từ 5 đến 11 tuổi và rằng họ sẽ tìm kiếm việc trao thẩm quyền sử dụng ở Hoa Kỳ cho nhóm tuổi này – là bước quan trọng tiến tới việc bắt đầu chích ngừa cho trẻ em nhỏ tuổi hơn, theo bản tin của Hãng AP tường thuật hôm Thứ Hai.
Thuốc chích ngừa được Pfizer chế tạo và đối tác Đức của họ là BioNTech đã sẵn sàng cho bất kỳ trẻ em nào từ 12 tuổi trở lên. Nhưng với các em bé nhỏ tuổi hơn hiện đang trở lại trường học và biến thể delta nhiều lây nhiễm hơn đang tạo ra sự gia tăng lớn trong việc lây nhiễm trẻ em, nhiều phụ huynh lo lắng chờ đợi chích ngừa cho con em nhỏ tuổi của họ.
Đối với trẻ em học sinh tiểu học, Pfizer đã thử nghiệm liều thấp hơn nhiều – 1/3 của số lượng của một mũi chích hiện nay. Tuy nhiên sau liều thứ hai của họ, trẻ em tuổi từ 5 tới 11 đã phát triển các mức kháng thể chống vi khuẩn corona mạnh bằng các thanh thiếu niên đã chích liều mạnh bình thường, theo Bác Sĩ Bill Gruber, phó chủ tịch cao cấp của Pfizer, nói với AP.
Liều lượng thuốc chích cho trẻ em cũng đã chứng minh an toàn, với các phản ứng phụ tương đương – như đau cánh tay, sốt hay nhức mỏi – mà trẻ em vị thành niên đã trải qua, theo ông nói.
VN Lo Sợ Dịch Tăng Trở Lại Sau Đợt Tết Trung Thu Dân Tràn Ra Đường
Tin COVID-19 theo Bộ Y Tế, báo, đài. Trong 24 giờ, tính từ 17h ngày 21/9 đến 17h ngày 22/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.527 ca nhiễm mới, trong đó 02 ca nhập cảnh và 11.525 ca ghi nhận trong nước (giảm 162 ca so với ngày trước đó) tại 35 tỉnh, thành phố (có 5.870 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP SG (5.435), Bình Dương (4.179), Đồng Nai (930), Long An (191), An Giang (186), Kiên Giang (137), Tiền Giang (89), Cần Thơ (48), Tây Ninh (48), Bình Định (43), Bình Phước (26), Khánh Hòa (21), Đắk Nông (20), Hà Nam (20), Quảng Bình (19), Đồng Tháp (18), Ninh Thuận (15), Phú Yên (14), Đà Nẵng (10), Bình Thuận (9), Thừa Thiên Huế (9), Quảng Trị (9), Bà Rịa - Vũng Tàu (8 ), Bạc Liêu (8 ), Hà Nội (7), Quảng Ngãi (6), Trà Vinh (4), Lâm Đồng (3), Bến Tre (3), Kon Tum (2), Hậu Giang (2), Thanh Hóa (2), Cà Mau (2), Sơn La (1), Nghệ An (1).
Số bệnh nhân tử vong: Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc. kcb. vn ghi nhận 236 ca tử vong tại TP. SG (181), Bình Dương (37), Tiền Giang (3), Bình Thuận (3), Long An (3), Cần Thơ (2), Đồng Nai (2), Đắk Nông (1), An Giang (1), Đà Nẵng (1), Nghệ An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1).
Thứ trưởng Bộ Y tế: Chúng ta đã thấy ánh sáng cuối đường hầm. Số ca mắc và tử vong có chiều hướng đi xuống, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn tin tưởng đã "thấy ánh sáng cuối đường hầm" trong kiểm soát dịch bệnh. Ông nói như thế vào sáng 22/9 trong khi thăm và làm việc tại Trung tâm Hồi sức tích cực bệnh nhân COVID-19 của BV Bạch Mai tại TPHCM, BV dã chiến số 16 (do BV Hùng Vương phụ trách) và Trạm Y tế lưu động tại phường 11, quận Phú Nhuận.
Hình ảnh 'biển người' đêm Trung thu Hà Nội gây lo ngại sẽ bùng lây dịch đợt mới. Hình ảnh “biển người” đi chơi Tết Trung thu trên đường phố tối hôm 21/9 tại Hà Nội đã để lại những dư chấn mạnh mẽ với dư luận xã hội. Các chuyên gia đánh giá, "kể cả khi Hà Nội trở về được trạng thái bình thường mới cũng không thể nói chúng ta hết nguy cơ". Những rủi ro, nguy cơ bùng dịch COVID-19 ở Hà Nội vẫn rất lớn.
Các chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo về những nỗ lực chống dịch của Hà Nội có thể đổ bể vì tụ họp đông người. PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam khẳng định, hiện dịch Covid-19 tại Hà Nội đã cơ bản được kiểm soát. Đây là tín hiệu mừng. Tuy nhiên, thời gian tới, thành phố vẫn có thể phát hiện những chùm ca bệnh mới, bởi không thể nói trong thời gian giãn cách đã hết hẳn ca bệnh tại cộng đồng và cũng không thể kiểm tra hết được các ca bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào. "Ví dụ như đêm qua, trong số những người đi chơi Trung thu đó có những ca F0 trong cộng đồng thì nguy cơ rất cao, khó truy vết, vô cùng tai hại. Nếu người dân không ý thức phòng dịch thì lúc đó mọi nỗ lực lại phải làm từ đầu, lại giãn cách, phong tỏa…" PGS.TS Trần Đắc Phu nêu vấn đề.
Công an SG đề xuất cho cán bộ, công chức đi làm theo 2 khung giờ. Công an TPHCM đề xuất cho cán bộ, công chức TPHCM ra đường đi làm theo 2 khung giờ, sáng từ 6h30 đến 8h và chiều từ 16h30 đến 18h. Ngày 22.9, Công an TPHCM đề xuất phương án cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan Đảng, chính quyền và các đoàn thể được đến trụ sở làm việc theo 2 khung giờ cùng với một số điều kiện nhất định. Đề xuất này căn cứ theo công văn 3086 của UBND TPHCM, trong đó có quy định giao Công an TPHCM cấp giấy đi đường hoặc mã QR code cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo danh sách đề nghị của cơ quan đơn vị.
VN xin Pháp tiếp tục viện trợ, cho vay, nhượng lại vắc-xin cho Việt Nam. Chiều ngày 22-9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Đại sứ Pháp Nicolas Warnery. Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Pháp tiếp tục viện trợ, cho vay, nhượng lại vắc-xin cho Việt Nam và hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin, thuốc điều trị Covid-19, góp phần giúp Việt Nam nâng cao năng lực y tế và phát triển công nghiệp dược.
Thủ tướng nhắc không thu phí tiêm vắc xin phòng COVID-19. Thủ tướng nhấn mạnh không được thu phí tiêm chủng, hay bất kỳ biểu hiện trục lợi nào khác trong tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người dân.
Chính phủ phê duyệt mua 20 triệu liều vắc xin Vero Cell của Sinopharm TQ. Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết về việc mua 20 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 Vero Cell của Tập đoàn Sinopharm Trung Quốc. Nghị quyết của Chính phủ ban hành ngày 21/9, đồng ý việc Thủ tướng cho phép áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo điều 26 Luật Đấu thầu đối với việc mua 20 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 Vero Cell của Tập đoàn Sinopharm, Trung Quốc.
SG lập tổ chăm sóc từ 10-20 F0 tại cộng đồng. Sở Y tế TP HCM vừa có văn bản gửi TP Thủ Đức và các quận, huyện về việc khẩn trương xây dựng kế hoạch thành lập Tổ chăm sóc người nhiễm tại cộng đồng. Tổ chăm sóc sẽ quản lý, theo dõi, hỗ trợ điều trị F0 tại nhà, thực hiện xét nghiệm tại cộng đồng; hỗ trợ tiêm chủng; tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch; hỗ trợ cấp phát thuốc cho người dân. Mỗi tổ chăm sóc dự kiến sẽ quản lý và chăm sóc từ 10 đến 20 F0. Các địa phương căn cứ số F0 tại mỗi phường, xã, thị trấn để lập đủ Tổ chăm sóc người nhiễm theo quy định. Tổ chăm sóc có một số điện thoại riêng và trực 24/7 để đảm bảo kết nối với F0. Tổ chăm sóc cần trang bị nhiệt kế, máy đo huyết áp, máy đo SpO2, bình oxy/túi thở oxy, dụng cụ thở oxy, dụng cụ lấy mẫu xét nghiệm, phương tiện phòng hộ cá nhân...
Sở Y tế SG kiến nghị 3 cơ chế thu phí điều trị Covid-19 cho BV tư. Theo kiến nghị của Sở Y tế TP.HCM, chi phí điều trị Covid-19 tại bệnh viện tư nhân do ngân sách nhà nước thanh toán theo mức giá của Bộ Y tế.
- Chi phí điều trị Covid-19 (bao gồm: tiền khám bệnh, tiền giường, dịch vụ kỹ thuật..., ): Ngân sách nhà nước thanh toán theo mức giá dịch vụ khám, chữa bệnh được Bộ Y tế quy định
- Chi phí vật tư tiêu hao chưa được kết cấu vào giá dịch vụ kỹ thuật và thuốc điều trị Covid-19 (trừ thuốc Remdesivir 100 mg, Molnupiravir 400 mg đã được Sở Y tế TP.HCM cấp): Ngân sách nhà nước thanh toán theo số lượng thực tế sử dụng...
- Chi phí phục vụ khác theo yêu cầu ngoài phạm vi chi trả của ngân sách nhà nước (tiền phòng và tiền ăn theo yêu cầu, các dịch vụ tiện ích tăng thêm khác theo yêu cầu của người bệnh...): Cơ sở y tế tư nhân được thu tiền người bệnh theo mức giá thỏa thuận giữa bệnh viện và người bệnh nhưng không được vượt quá mức giá mà bệnh viện đã kê khai với Sở Y tế (nếu có).
SG đã huy động các bác sĩ, điều dưỡng của 52 bệnh viện tư nhân, 200 phòng khám tham gia tất cả hoạt động phòng, chống dịch.
Bộ trưởng Văn hóa: Chờ hết dịch đã muộn, nhà hát có thể kiếm tiền từ YouTube. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Văn Hùng chia sẻ khó khăn với nghệ sỹ các đơn vị nghệ thuật, tuy nhiên ông Hùng cũng nhấn mạnh "không thể ngồi chờ hết dịch bệnh" mới nhúc nhắc lên sân khấu. Ông Nguyễn Văn Hùng yêu cầu, các nghệ sỹ cần tích cực hơn trong chuyển đổi số; tìm hiểu và phát huy các hình thức hoạt động phù hợp với tình hình mới như mô hình nhà hát truyền hình, nhà hát online (đối với nghệ thuật biểu diễn); mô hình trưng bày trực tuyến, tua trực tuyến (với bảo tàng, khu di tích); ngành du lịch cần khuấy động, tạo được sự kết nối giữa du khách với các điểm đến qua các ứng dụng công nghệ hiện đại. “YouTuber có trên 1 triệu lượt theo dõi đã phát sinh doanh thu rồi. Liệu các nhà hát, đoàn nghệ thuật có thể làm được điều đó?”, Bộ trưởng đặt câu hỏi. Lãnh đạo Bộ yêu cầu Cục Nghệ thuật biểu diễn nghiên cứu và đưa ra giải pháp để các nhà hát, đoàn nghệ thuật có thể kiếm được tiền từ các kênh mạng xã hội.
SG: Kiến nghị cho phép cơ sở thẩm mỹ hoạt động trở lại từ 1-10. Sở Y tế vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM đề xuất cho phép các cơ sở thẩm mỹ được phép hoạt động trở lại từ 1-10. Căn cứ tình hình hiện nay, một số quận, huyện trên địa bàn TP đã cơ bản khống chế được dịch bệnh, cũng như TP đã có kế hoạch mở cửa theo lộ trình. Với đặc thù của chuyên khoa thẩm mỹ, người bệnh thường đến theo lịch hẹn, có số lượng người điều trị không đáng kể nên không gây tụ tập đông người.
Hậu giãn cách: Các địa phương khởi sự phục hồi du lịch nội tỉnh. Nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đã bắt đầu 'hé cửa' cho du lịch trong nỗ lực cứu nền kinh tế xanh, với các biện pháp đảm bảo phòng chống dịch cho cả du khách cũng như người dân sở tại. Sau thời gian dài “ngủ đông” do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, một số tỉnh, thành phố trên cả nước bắt đầu lên kế hoạch phục hồi hoạt động du lịch bằng những tour khép kín, cho phép các điểm du lịch cùng một số dịch vụ được đón khách nội tỉnh nhưng phải đáp ứng đủ các tiêu chí an toàn trong phòng, chống dịch. Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có văn bản cho phép thí điểm đón khách trở lại trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội đối với các điểm du lịch có dịch vụ khép kín. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau cũng đã xây dựng xong kế hoạch phục hồi du lịch từ nay đến cuối năm, khi dịch bệnh được kiểm soát.
Phi Nhung sức khỏe lạc quan hơn. Ca sĩ Phi Nhung, người nổi tiếng về các hoạt động từ thiện trong nhiều thập niên, đã thoát những ngày nguy kịch vì dịch COVID-19. Thông tin sức khoẻ Phi Nhung đang tiến triển khả quan sau hơn 1 tháng điều trị COVID-19 khiến nhiều người hâm mộ không khỏi xúc động và vui mừng. Khán giả tiếp tục gửi lời động viên và cầu nguyện cho Phi Nhung, mong cô sớm bình phục và trở về gia đình. Phi Nhung nhập viện Gia An 115 điều trị COVID-19 từ ngày 19/8 nhưng bệnh chuyển biến nặng nên phải chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy vào tối 26/8. Trước khi mắc COVID-19, Phi Nhung tham gia vào một số Bếp ăn từ thiện tại TP.HCM và có tiếp xúc gần với vài ca F0. Vì dương tính với SARS-CoV-2, nữ ca sĩ phải hủy chuyến bay và một show diễn ở Mỹ vào ngày 22/8.
Bình Dương chuẩn bị cho khôi phục sản xuất sau 'bình thường mới'. Yêu cầu xét nghiệm thần tốc, đưa Bình Dương về trạng thái bình thường mới vào ngày 30-9. Sáng 22-9, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Bình Dương đã tổ chức cuộc họp trực tuyến với chín huyện thị, thành phố và 91 xã, phường, thị trấn. Kế hoạch phục hồi kinh tế - xã hội sau khi trở về trạng thái 'bình thường mới', tỉnh Bình Dương đưa ra một số điều kiện đối với các doanh nghiệp có phương án tái khởi động sản xuất. Bình Dương yêu cầu người lao động trước khi vào nhà máy sản xuất phải được xét nghiệm ít nhất 2 lần bằng test nhanh (hoặc bằng PCR), có kết quả âm tính vào ngày thứ nhất và ngày thứ tư. Khi vào công ty phải được bố trí tại nơi cách ly tạm thời ít nhất 3 ngày, xét nghiệm test nhanh có kết quả âm tính vào ngày thứ ba. Lúc này người lao động mới được tham gia sản xuất. Đồng thời, 100% công nhân, người lao động tham gia sản xuất phải được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine sau 14 ngày.
Ban Tôn giáo TP Hà Nội yêu cầu xử nghiêm hành vi tự xưng là "Ngọc Hoàng Đại đế" trấn yểm COVID-19. Ban Tôn giáo TP Hà Nội cho biết đang phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra, xử lý đối với trường hợp "Thầy Long" - người tự xưng "Ngọc Hoàng đại đế" có thể khống chế, trấn yểm COVID-19. Theo TS. Phạm Tiến Dũng - Trưởng Ban Tôn giáo TP Hà Nội cho biết, qua xác minh ban đầu, Ban Tôn giáo TP Hà Nội xác định, nhân vật Lương Gia Long có tên trên căn cước công dân là Lương Chính Khang (SN 1979, trú tại Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội), được xác định là chủ các tài khoản youtube "Thầy Long 0984133133", tài khoản Facebook và TikTok "Luong Gia Long". Qua kiểm tra xác định, trong clip đăng tải trên mạng xã hội, người này xúc phạm anh hùng dân tộc Quốc công tiết chế thống lĩnh chư quân Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn. Đồng thời, có những phát ngôn, hành động xúc phạm, phỉ báng tín ngưỡng thờ Mẫu.
Biden Đọc Diễn Văn Tại LHQ: Kêu Gọi Thế Giới Cùng Nhau Chống Biến Đổi Khí Hậu, Vi Phạm Nhân Quyền, Hứa Tài Trợ Các Nước Nghèo 11.4 Tỉ/Năm
UNITED NATIONS – Tổng Thống Joe Biden đã kêu gọi các nước trên thế giới giải quyết một cách mạnh mẽ các vấn đề nhức nhói trên toàn cầu về đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu và vi phạm nhân quyền trong bài diễn văn đầu tiên của ông trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hôm Thứ Ba, 21 tháng 9 năm 2021, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Ba. Ông đã chê bai xung độc quân sự và nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ sẽ không tìm kiếm “Chiến Tranh Lạnh mới” với Trung Quốc.
Nhưng trong khi thúc giục các nhà lãnh đạo thế giới khẩn cấp cùng nhau làm việc, Biden đã tránh nói đến sự chỉ trích từ các đồng minh về sự rút quân đội Hoa Kỳ khỏi Afghanistan gây xáo trộn và một cơn bão ngoại giao với Pháp.
Thay vì vậy, Biden đã dùng bài diễn văn trước cuộc họp thường niên của các nhà lãnh đạo thế giới để khẳng định rằng Hoa Kỳ vẫn là một đối tác quốc tế đáng tin cậy sau 4 năm của chính sách đối ngoại “Mỹ trên hết” của Tổng Thống Donald Trump.
“Chúng tôi đang mở ra một kỷ nguyên mới của ngoại giao bền bĩ, của việc sử dụng sức mạnh tài trợ phát triển của chúng tôi để đầu tư vào các phương thức mới của việc nâng cao con người lên trên khắp thế giới,” theo Biden phát biểu.
Tổng thống đưa ra lời kêu gọi nồng nhiệt đối với sự hợp tác, đối với bạn bè và các kẻ thù, cho rằng việc vượt qua một danh sách khủng hoảng khó khăn “sẽ phụ thuộc vào khả năng nhận ra tính nhân bản chung của chúng ta.”
Biden nói rằng Hoa Kỳ, dưới thời của ông, đã đạt tới bước ngoặt với sự chấm dứt các hoạt động quân sự tại Afghanistan vào tháng trước, việc kết thúc cuộc chiến dài nhất của nước Mỹ. Ông nói điều đó đã đặt ra cơ hội để chính phủ ông chuyển sự chú tâm sang ngoại giao ở thời điểm mà không thiếu các cuộc khủng hoảng mà toàn cầu đang đối diện.
Biden đã đưa ra sự chứng thực mạnh mẽ về sự xác đáng và ước muốn của Liên Hiệp Quốc ở thời điểm khó khăn trong lịch sử, và tìm cách trấn an các đồng minh về sự hợp tác của Hoa Kỳ.
Ông cam kết tăng gấp đôi tài trợ của Hoa Kỳ cho các nước nghèo để giúp họ chuyển đổi sang năng lượng sạch và đối phó với các ảnh hưởng “tàn nhẫn” của biến đổi khí hậu. Điều đó có nghĩa là gia tăng tài trợ lên khoảng 11.4 tỉ đô la một năm – sau 5 tháng trước tăng gấp đôi 5.7 tỉ đô là một năm. Chính phủ Biden đặt mục tiêu năm 2024 sẽ đạt dấu mốc 11.4 tỉ đô la.
Như một phần của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, các quốc gia giàu qua nhiều năm đã hứa chi 100 tỉ đô la trong việc giúp biến đổi khí hậu, nhưng một nghiên cứu mới cho thấy họ đang thiếu 20 tỉ đô la một năm. Biden nói rằng lời cam kết mới của ông sẽ giúp các nước giàu đạt tới mục tiêu của họ.
Các Nhà Lập Pháp Dân Chủ Đòi Chính Phủ Biden Chấm Dứt Việc Trục Xuất Các Di Dân Ở Biên Giới Mà Không Cho Họ Cơ Hội Tìm Tị Nạn
WASHINGTON -- Bạch Ốc đang đối diện sự lên án gắt gao từ các nhà Dân Chủ đối với việc giải quyết lượng người di dân Haiti tràn ngập tại biên giới phía nam của Hoa Kỳ, sau khi các hình ảnh của các nhân viên Kiểm Soát Biên Giới Mỹ ngồi trên lưng ngựa sử dụng các chiến thuật quá đáng được phát tán trong tuần này, theo Hãng Tin AP tường thuật hôm Thứ Ba, 21 tháng 9 năm 2021.
Video quay các viên chức dùng ngựa của họ để chận và đuổi các di dân cố vượt qua biên giới đã làm bùng lên sự chỉ trích từ các nhà lập pháp Dân Chủ tại Tòa Nhà Quốc Hội, là những người kêu gọi chính phủ Biden chấm dứt việc sử dụng thẩm quyền thời đại dịch để trục xuất các di dân mà không cho họ cơ hội để tìm tị nạn tại Hoa Kỳ.
Cùng lúc, chính phủ tiếp tục đối diện với các tấn công từ các nhà lập pháp Cộng Hòa, là những người nói rằng Biden đã không làm đủ để đối phó với điều mà họ gọi là “khủng hoảng” tại biên giới.
Phản ảnh sự khẩn cấp của vấn đề chính trị đối với chính phủ, Trưởng Nội An Alejandro Mayorkas hôm Thứ Ba nói rằng các hình ảnh “làm kinh hoàng” ông, dường như thay đổi trong giọng điệu từ một ngày trước đó, khi ông và nhiều người khác lạc quan hơn về tình hình ở biên giới.
Trump Kiện Cô Cháu Mary Trump Và Báo New York Times Vì Rò Rỉ Hồ Sơ Thuế
Trump hôm Thứ Ba nộp đơn kiện cô cháu gái Mary Trump và báo New York Times về một bản tin năm 2018 trong đó nói về tài sản gia tộc Trump và về cách Trump trốn thuế một phần dựa vào các hồ sơ mật do Mary Trump cung cấp cho báo này.
Đơn kiện nộp ở tòa New York, tố cáo Mary Trump vi phạm cam kết giữ bí mật hồ sơ thuế khi bà Mary Trump nhận được trong tranh chấp về di sản của ông cụ Fred Trump để lại.
Bản tin làm Trump nổi giận, vì trong khi Trump nói làm giàu từ tay trắng, báo này cho biết Trump thừa hưởng di sản ít nhất $413 triệu đôla từ cụ Fred Trump, kể cả cách trốn thuế. Trong đơn kiện, Trump đòi bồi thường thiệt hại 100 triệu đôla.
Trong bản văn trả lời NBC News, Mary Trump nói rằng chú của bà là kẻ thua cuộc, đang vùng vẫy, húc vào tường. Danielle Rhoads Ha, phát ngôn nhân báo N.Y.T., nói rằng đơn kiện là nỗ lực của Trump muốn bịt miệng giới truyền thông.
Trong khi đó, đơn kiện của Mary Trump kiện Trump và 2 người em Trump đã lừa gạt, chôm của Mary Trump nhiều triệu đôla trong các thập niên từ gia sản cụ Fred Trump để lại. Đơn kiện này vẫn còn đang xử.
Bạo Động Súng Ở Mỹ Tiếp Tục Lên Cao, Năm 2021 Có 14,516 Người Bị Bắn Chết Vì Súng Tại Mỹ
Tính đến nay, năm 2021 là năm tồi tệ nhất đối với bạo động súng trong nhiều thập niên, vượt xa các mức cao trong năm ngoái, theo CNN tường thuật hôm Chủ Nhật, 19 tháng 9 năm 2021.
Theo Gun Violence Archive (GVA), từ ngày 1 tháng 1 tới ngày 15 tháng 9, có tổng cộng 14,516 người bị bắn chết vì bạo động súng tại Hoa Kỳ. Đó là hơn 1,300 người trong cùng thời gian vào năm 2020, tăng 9%. Thảm sát tập thể cũng gia tăng. Cho đến ngày 15 tháng 9, có 498 vụ nổ súng giết người tập thể trên khắp Hoa Kỳ, hay trung bình 1.92 vụ mỗi ngày. Đó là 15% cao hơn năm ngoài, khi cố tổng cộng 611 vụ, trung bình 1.67 vụ mỗi ngày, theo tài liệu từ GVA cho biết.
CNN và GVA định nghĩa thảm sát tập thể là một sự kiện có từ 4 người trở lên bị giết hay bị thương bởi súng – ngoại trừ tay súng.
Tuy nhiên, sự gia tăng bạo động súng có thẻ đang chậm lại. Richard Rosenfeld, giáo sư về tội phạm tại Đại Học University of Missouri--St. Louis và các đồng viện của ông đã cho thấy rằng trong quý đầu năm 2021, số vụ giết người là 23% cao hơn năm 2020. Trong quý hai con số đó giảm xuống còn 10%.
Rosenfeld nói với CNN rằng nhiều yếu tố có thể đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng bạo động súng, gồm đại dịch cũng như xung đột chủng tộc thúc đẩy bởi vụ giết George Floyd vào năm ngoái, và ảnh hưởng của cả hai lên hành vi của cảnh sát trên toàn nước Mỹ.
3 Tàu Chiến Úc Ghé Cảng Cam Ranh Để Trấn An Các Nước Đông Nam Á Về Hiệp Ước Tay Ba Mỹ-Anh-Úc AUKUS Nhằm Chống TQ Ở Biển Đông
VIỆT NAM, ÚC – Úc ngày càng dấn thân nhiều hơn vào các hoạt động bảo vệ vùng tài nguyên và con đường hàng hải huyết mạch Biển Đông và cùng lúc muốn trấn an các nước Đông Nam Á về việc Úc gia nhập hiệp ước AUKUS với Mỹ và Anh để chống lại TQ mà cụ thể mới đây nhất là việc 3 tàu chiến Úc đến Cảng Cam Ranh của Việt Nam hôm 20 tháng 9 năm 2021 để thực hiện nhiều cuộc tập dợt được phối hợp giữa 2 nước, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Ba, 21 tháng 9. Bản tin Đài RFA cho biết thêm tin tức về việc này như sau.
Ba chiến hạm của Hải Quân Hoàng gia Úc vào ngày 20/9 cập Cảng Cam Ranh của Việt Nam, theo tin từ truyền thông Nhà nước Việt Nam.
Ba chiến hạm gồm tàu đổ bộ trực thăng HMAS Canberra, tàu hộ vệ tên lửa HMAS Anzac và tàu tiếp dầu HMAS Sirius thuộc Nhóm Tác chiến Nỗ lực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương Năm 2021, gọi tắt là IPE21.
Mạng báo Chính phủ Việt Nam vào ngày 21/9 loan tin nói rõ Nhóm Tác chiến của Úc cùng Hải quân Việt Nam từ ngày 20/9 đến 23/9 tiến hành một chuỗi các hoạt động hợp tác song phương. Cụ thể, hai phía trao đổi về các chủ đề hỗ trợ nhân đạo; cứu trợ thảm họa; hợp tác về an ninh biển; kết nối giữa sĩ quan hải quân trẻ của Lực lượng Quốc Phòng Úc (ADF) và các học viên sĩ quan từ Học viện Hải quân Việt Nam; hoạt động luyện tập chung trên Vịnh Cam Ranh, tập trung vào Quy tắc Xử lý đối với các cuộc gặp bất ngờ trên biển (CUES).
Chuyến thăm Cảng Cam Ranh của Nhóm Tác chiến diễn ra vào khi Bộ Ngoại giao Úc tìm cách trấn an khu vực Đông Nam Á về một thỏa thuận an ninh mà nước này vừa ký kết với Hoa Kỳ và Anh Quốc vào tuần qua. Thỏa ước gọi tắt là AUKUS đang gây ra những quan ngại về gia tăng chạy đua vũ khí hạt nhân.
Thỏa thuận AUKUS được cho nhằm ngăn chặn ảnh hưởng quân sự đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương; đặc biệt ở Biển Đông nơi mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền hầu hết vùng nước có tuyến hàng hải quan trọng của thế giới đi qua.
Trung Quốc đã lên án AUKUS và những quốc gia Đông Nam Á như Malaysia và Indonesia bày tỏ quan ngại về một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực.
Liên Minh Mỹ-Anh-Úc Làm Pháp Và Liên Âu Tức Giận, Biden-Macron Họp Ra Tuyên Bố Chung, Đại Sứ Pháp Sẽ Trở Lại Washington Làm Việc
WASHINGTON – Quyết định của Tổng Thống Joe Biden thành lập liên minh Ấn Độ-Thái Bình Dương chiến lược với Úc và Anh để chống lại Trung Quốc đang gây giận dữ cho Pháp và Liên Âu, theo bản tin của Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Năm, 16 tháng 9 năm 2021. Họ cảm thấy bị loại ra ngoài và xem điều đó như là sự trở lại thời đại Trump.
Sáng kiến an ninh, được công bố trong tuần này, có vẻ đã mang mùa hè yêu thương của Biden với Châu Âu tới kết thúc đột ngột. AUKUS, loại bỏ Pháp và Liên Âu, chỉ là mới nhất trong một loạt các bước, từ Afghanistan tới Đông Á, mà đã khiến cho Châu Âu sửng sốt.
Ngoại trưởng Pháp đã bày tỏ “sự không hiểu hoàn toàn” với hành động gần đây, mà ông gọi là một “cú đâm sau lưng,” và người đứng đầu chính sách đối ngoại của Châu Âu phiền trách Châu Âu đã không được tham vấn.
Pháp sẽ mất thỏa thuận trị giá 100 tỉ đô la để chế tạo các tàu ngầm chạy bằng dầu diesel cho Úc theo các điều khoảng của sáng kiến, mà sẽ thấy Hoa Kỳ và Anh giúp Úc chế tạo các tàu ngầm chạy bằng nguyên tử lực.
Như thế, sự giận dữ của Pháp trên bình diện thương mại là điều dễ hiểu, đặc biệt bởi vì Pháp, kể từ khi Anh trao Hồng Kông lại cho TQ vào năm 1997, là nước Châu Âu duy nhất sở hữu lãnh thổ đáng kể hay hiện diện quân sự thường trực tại Thái Bình Dương.
Nhưng các viên chức Pháp và Liên Âu đã đi xa hơn, nói rằng thỏa thuận nêu ra nghi vấn về nỗ lực hợp tác toàn diện để giảm ảnh hưởng đang gia tăng của TQ và nhấn mạnh sự quan trọng của việc trì hoãn các kế hoạch tăng cường các khả năng phòng thủ và an ninh của chính Châu Âu.
Trong khi đó, bản tin của BBC News hôm Thứ Năm cho biết TQ đã chỉ trích hiệp ước an ninh lịch sử giữa Mỹ, Anh và Úc, mô tả nó như là “cực kỳ vô trách nhiệm” và “tâm lượng hẹp hòi.”
Trong khi đó, bản tin của NBC News hôm Thứ Tư, 22 tháng 9 năm 2021, cho biết rằng Tổng Thống Joe Biden hôm Thứ Tư đã nói chuyện với Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron trong lúc Hoa Kỳ tìm cách ngăn chận hậu quả từ sự giận dữ của Pháp qua hiệp ước bán tàu ngầm nguyên tử cho Úc.
Trong tuyên bố chung sau cuộc nói chuyện, 2 nhà lãnh đạo nói rằng họ đồng ý rằng “tình hình sẽ có lợi từ những tham khảo công khai trong số các đồng minh đối với các vấn đề lợi ích chiến lược đối với Pháp và các đối tác Châu Âu của chúng ta.” Hai nhà lãnh đạo sẽ họp vào cuối tháng 10, theo họ nói trong tuyên bố chung.
“Tổng Thống Biden khẳng định tầm quan trọng chiến lược của việc tham gia của Pháp và Châu Âu vào khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, gồm trong khung sườn của chiến lược được công bố gần đây của Liên Âu đối với Ấn Độ-Thái Bình Dương,” theo tuyên bố viết. “Hoa Kỳ cũng nhận thức tầm quan trọng của sự phỏng thủ mạnh hơn và khả dĩ hơn của Châu Âu, mà đóng góp một cách tích cực cho sự an ninh xuyên đại tây dương và toàn cầu và bổ sung cho NATO.”
Sau cuộc nói chuyện hôm Thứ Tư, Macron nói rằng ông sẽ cho phép đại sứ Pháp trở lại Washington vào tuần tới để bắt đầu “công việc khẩn cấp” với các viên chức cao cấp Hoa Kỳ để cải thiện các mối quan hệ.
Gửi ý kiến của bạn