Hôm nay,  

Có Con Thỏ Ngọc…

17/09/202100:00:00(Xem: 2594)

Những suy nghĩ vặt vãnh nhân ngày Tết Nhi Đồng.

Ngày cuối tuần tôi theo đám trẻ đi rước đèn tháng Tám. Đàn em bé ca hát rộn ràng những bài hát Trung Thu của Sài Gòn ngày trước. Những cái đèn giấy đủ mọi hình dạng. Có thật nhiều đèn cá chép. Những con cá chép mập ú, tròn quay, có ngọn nến lung linh mờ ảo bên trong. Đám rước chỉ thiếu những chiếc đèn làm bằng giấy bóng kính trong suốt. Những chiếc đèn đủ sắc màu. Lũ trẻ một tay níu tay mẹ, tay bà, tay bố, tay anh, tay chị; một tay cầm khúc que ngắn với chiếc đèn treo ở đầu. Ríu rít theo chân nhau đi dọc theo đoạn đường ngắn ngủn bọc quanh ngôi chùa, dưới ánh đèn đường nhạt nhòa. Những chiếc đèn trung thu, bầy trẻ nhỏ, những câu hát quen, giọng trẻ thơ ê a đưa tôi về những ngày thơ ấu.

Chỉ thiếu một vầng trăng.

Ở Bắc Mỹ ngay cả lễ hội Tết Nguyên Đán cũng không thể tổ chức đúng vào mồng một tháng Giêng Âm Lịch. Tết Nhi Đồng cũng thế. Các em đón Tết Trung Thu vào ngày cuối tuần nên buổi rước đèn tháng Tám diễn ra dưới ánh đèn đường, bên dưới những tàng cây rậm lá. Tôi nhập bọn với bầy trẻ thơ, miệng thì thầm câu hát. Tới ngã tư, nơi những khóm lá không đan nhau, bất chợt tôi bắt gặp một mảnh trăng lưỡi liềm.

Trung Thu thời trước ở quê nhà bao giờ cũng có một khuôn trăng tròn vạnh. Và ánh trăng biếc xanh cái sắc màu huyền hoặc, làm đặm nét những hình ảnh tưởng tượng về cây đa, về chú Cuội, về Hằng Nga. Buổi rước đèn năm nay quanh sân ngôi chùa của thành phố cũng có Hằng Nga. Một cô gái mặc áo trắng thanh thoát như một nàng tiên. Nhưng thiếu chú Cuội. Không năm nào có chú Cuội. Chắc chú Cuội “cuội” quá mức nên ít người muốn mời chú chăng. Hằng Nga là một thiếu nữ xinh đẹp trong thành phố. Dường như vai đóng Hằng Nga luôn luôn lọt vào tay một người, bởi tôi thấy nét quen quen trên khuôn mặt trái soan của Hằng Nga đêm rước đèn tháng Tám với đàn em bé của cộng đồng Việt Nam bé nhỏ trong thành phố.

Có bầy em nhỏ. Có bánh Trung Thu. Có đèn nến lung linh. Có chị Hằng. Chỉ thiếu một vầng trăng.

Và thiếu con thỏ ngọc.

Những câu chuyện về Tết Trung Thu tôi thường được nghe thuở còn trẻ thơ về Hằng Nga luôn có kèm theo con Thỏ Ngọc. Thuở ấy tôi là đứa bé hay thắc mắc. Trung Thu nào tôi cũng hỏi những người lớn quanh tôi rằng tại sao chị Hằng luôn đem theo con Thỏ Ngọc mà không là con vật nào khác. Như chú chó Đốm, chú mèo mướp, chú gà trống có cái mào đỏ rực trong sân nhà; hoặc con chuột bạch, con sóc đuôi xù hay bất kỳ con vật nào khác ngoài con Thỏ Ngọc. Nhưng không người lớn nào cho tôi câu giải thích.

Những câu chuyện từ thời Chiến Quốc của nước Tàu - kể về loài Thỏ Ngọc - bảo rằng Thỏ Ngọc (của Tàu) là bạn đồng hành của Hằng Nga, thường giã thuốc trường sinh bằng chày và có bổn phận trông coi Cung Trăng. Thỏ Ngọc của Nhật và Triều Tiên thì chỉ biết giã gạo làm bánh chứ không giã thuốc trường sinh.

Còn có truyền thuyết rằng một vị “trưởng lão” ở Cung Trăng xuống thăm trần gian, cải trang thành gã ăn mày và nhờ Cáo, Khỉ và Thỏ đi tìm thức ăn cho cụ. Khỉ biết leo cây nên hái được trái cây đem về, Cáo thì biết rình bên bờ suối để bắt cá cho vị “trưởng lão”, chỉ riêng Thỏ - vì là loài ăn cỏ nên chỉ - hái được ít lá cây đem về. Lương tâm cắn rứt khiến Thỏ nhảy vào lửa tự làm món BBQ cho vị “trưởng lão”. Vị “trưởng lão” cảm động, kéo Thỏ ra khỏi đống lửa và thưởng công cho Thỏ về Cung Trăng sống với ông.

Vốn là đứa bé tò mò, hay thắc mắc, hỏi này hỏi nọ, những chuyện kể về “lý lịch” Thỏ Ngọc chỉ làm tôi tạm hài lòng trong lúc ấy. Nhưng cái thắc mắc vẫn dán lên óc như mảnh giấy nợ.

Cho đến khi lớn hơn một chút, trong đầu bớt tin chuyện chú Cuội, Hằng Nga và con Thỏ Ngọc; đêm trăng tròn nhất trong năm, tôi không còn nhìn đăm đăm lên khung trăng tròn vành vạnh để nhận diện hình dáng con Thỏ Ngọc (dầu cây Đa của chú Cuội vẫn còn trên ấy), thì tôi phát hiện ra một điều khiến tôi tin rằng mình đã tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi vì sao chị Hằng cứ phải đem theo con Thỏ Ngọc.

Vì sao Hằng Nga cứ phải dẫn theo con Thỏ Ngọc? Bạn có câu trả lời không?

Ngày tôi mới lớn (thế kỷ trước lận) thường nghe người lớn thì thầm với nhau hai chữ “thử thỏ”. Và khi nghe nói trong xóm có ai mới “thử thỏ” xong, thì sớm muộn gì trong khu xóm ấy cũng được nghe tiếng khóc oe oe của một em bé sơ sinh.

Lục lại lịch sử y khoa thời kỳ ấy, người ta sẽ đọc được rằng trong nước tiểu của phụ nữ mang thai có nội tiết tố (hormone) hCG mà nguyên tên là Human Chorionic Gonadotropin, đại khái chất này được tiết ra từ lá nhau (placenta) người phụ nữ có thai, có tác dụng tạo nên sự phát triển của buồng trứng. Vì vậy khi nghi ngờ có thai, người ta lấy nước tiểu người phụ nữ ấy chích vào con thỏ cái, khoảng năm ngày sau, nàng thỏ tội nghiệp ấy bị giết để lấy buồng trứng đặt lên kính hiển vi quan sát. Nếu buồng trứng nàng thỏ phát triển mạnh nghĩa là trong nước tiểu người phụ nữ ấy có hCG, nghĩa là nàng ấy có thai.

Với cô gái và những người thân của cô thì đó có thể là tin vui hay tin buồn tùy trường hợp, nhưng với họ hàng nhà thỏ thì đó là tin buồn. Thời kỳ ấy không có biết bao nhiêu nàng thỏ bị hy sinh. Và một trong những mục đích mà người ta nuôi thỏ chắc là như thế.

Từ đó tôi hiểu vì sao Hằng Nga luôn luôn phải mang theo con Thỏ Ngọc.

Bây giờ tôi không còn và cũng không có cơ hội ngắm trăng rằm tháng Tám. Trăng ở Bắc Mỹ bị ánh đèn đô thị xóa nhòa. Và giờ giấc công việc làm ăn cũng không cho phép thảnh thơi chờ trăng lên đúng đêm Trung Thu để nghe từ ký ức vẳng ra câu hát: “Muốn lên cung trăng, cứ hỏi ông Trời cho mượn cái thang.”

Tuy nhiên tôi vẫn vẩn vơ nghĩ ngợi chuyện chị Hằng và những con Thỏ Ngọc.

Và tôi lan man nghĩ về giải đất quê hương bỏ lại sau lưng. Ở đó trăng chắc cũng chẳng còn sáng như trăng mấy mươi năm về trước. Những cô Hằng Nga Việt Nam bây giờ không cần ôm theo con Thỏ Ngọc. Thỏ Ngọc mất việc làm. Thỏ Ngọc không còn phải hy sinh tính mạng cho cái lý tưởng không mấy cao quý của con người. Và những cô Hằng Nga ở đất nước Việt Nam bây giờ trở thành những nạn nhân của lối sống có (gần như) đủ thứ nhưng thiếu đi cái phần đạo đức. Các cô Hằng Nga xứ Việt trở thành nạn nhân trong bản tin tôi đọc được trong Ngày Dân Số Thế Giới (11 tháng Bảy 2018), rằng “Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á và là một trong 5 quốc gia có tình trạng phá thai nhiều nhất thế giới, chỉ sau Trung Cộng và Nga!”

Và điều nổi bật là phần lớn các thiếu nữ đến các cơ sở hợp pháp giúp phá thai là những người dưới 20 tuổi. Còn biết bao nhiêu vụ phá thai vụng trộm, mà những sinh linh xấu số - ngoài cái bào thai vô tội kia - nhiều khi còn là chính cô gái chẳng may làm mẹ, chứ không còn là những con thỏ (Ngọc) của một thời xa xưa.

Bây giờ khoa học tiến bộ, những que thử thai bán đầy trong các nhà thuốc tây, nên tôi không phải ngậm ngùi tội nghiệp những nàng thỏ (Ngọc) phải đổi mạng mình để con người tìm ra lời giải đáp cho việc làm của họ, tuy nhiên tôi lại thấy tội nghiệp những cô Hằng Nga đất Việt biết chừng nào.

Hôm nay đã gần cuối tháng Chín, nghĩa là Tết Trung Thu đã gần kề. Còn vài đêm nữa, trăng sẽ tròn. Đêm trăng tròn nhất trong năm (từ nhỏ tôi đã được người ta bảo như thế), xin chúc Bạn một cái Tết Trung Thu có con trăng rất tròn, có những chiếc bánh rất ngon (bánh dẻo, bánh thập cẩm), có lồng đèn đủ sắc màu… rộn ràng trong trí nhớ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ở cái xứ sở u Tây này cũng có quá nhiều tự do, thành ra cuộc sống có lúc thành bất cập, công đoàn ra sức nhiều lần đình công, yêu sách này kia, đòi tăng lương, đòi làm ít thời giờ hơn, đòi nghỉ hưu sớm v.v… nhất là công đoàn CGT vận chuyển công cộng người đi làm việc như métro, RER, tramway, bus…
Ngày 21 tháng 4 năm 1975, Tư Tưởng ghé ngang hậu cứ, dẫn ba thằng em: Bắc Hà, Th/úy Trọng và tui đi nhậu ở quán Thuỷ Tiên, gần Bộ Chỉ Huy Thiết Đoàn ngày xưa, trước khi dời vô Phi trường Vĩnh Long...
Trên đường đến phòng trưng bày tác phẩm nghệ thuật của Gertrude Stein, tôi bước đi với tâm trạng phấn khích của một người sắp gặp Ernest Hemingway. Nắng chiều Paris phản chiếu từ cửa sổ những quán cà phê xuống con đường đá cũ tạo thành bóng râm dài phía trước. Tiếng reo hò chen lẫn tiếng đàn từ mấy quán bar nhỏ nơi góc phố gây nên bầu không khí sôi động dội vào tâm trí tôi...
Tôi bán hàng giải khát trước cổng nhà máy, khách hàng là những công nhân, bộ đội và cán bộ trong nhà máy. Tôi là “mụ” bán hàng “phản động” luôn tơ tưởng đến chuyện vượt biên. “tri kỷ” của tôi có chị Ky buôn bán ở xa cảng miền Tây, nghề mới của chị sau cuộc đổi đời 1975, trước kia chị là nhân viên một ngân hàng quận Gò Vấp. Chị Ky là hàng xóm, hôm nào ghé quán tôi không chỉ để uống ly đá chanh, uống ly cà phê mà cũng là dịp cùng tôi tâm tình than thở cuộc sống dưới thời xã hội chủ nghĩa, mơ ước chuyện vượt biên...
Mạ xếp hạng chuyện học hành của con cái là quan trọng hàng đầu. Với tiệm sách và quán cà phê, Mạ đã quán xuyến, lo cho gia đình có cuộc sống sung túc, thoải mái một thời gian dài...
Nghe tin chú Nghĩa sắp cưới vợ, bà con trong khu phố xôn xao nửa tin nửa ngờ. Chuyện lập gia đình ai trưởng thành chả thế! Ấy vậy mà với chú Nghĩa thì chuyện này hơi lạ. Đến khi chú đem thiệp đi mời hẳn hoi vậy chắc chắn là sự thật rồi không còn nghi ngờ gì nữa!
Từ ngày về hưu non, hai vợ chồng tôi cứ lục lọi hết website này đến website khác để tìm nơi đẹp đi du lịch; sợ rằng sự hào hứng của tuổi trẻ sẽ không còn nữa, nên phải đi hết những chỗ mình ao ước từ hồi nhỏ đã đọc sách mà không có thì giờ và phương tiện để thực hiện...
Cơn mưa nhỏ lướt qua bầu trời từ bình minh cũng đã chấm dứt; một tia nắng vàng lách qua lùm cây sồi chui vào góc chuồng cừu lớn. Những chú cừu đực ngập trong rơm rạ của máng ăn buổi sáng vừa ngẩng đầu về phía tia nắng và kêu be be...
Bây giờ, việc đi về giữa Mỹ và Việt Nam thật dễ dàng. Nhưng vào thập niên 80, 90 người đi kẻ ở tưởng chừng là biệt ly mãi mãi. Bạn đã nói với tôi như thế trong nước mắt. Và với sự ngăn cấm của gia đình, với tuổi trẻ khờ dại nông nổi, họ đã lạc mất nhau. Để rồi suốt phần đời còn lại, nỗi đau vẫn còn là vết thương rưng rức. Tôi xin ghi lại câu chuyện tình của bạn, như là một lời đồng cảm...
Ngạn rời căn nhà đó và xuống đây theo đơn xin đi làm trong hảng thịt bò. Ngày Ngạn đi cũng buồn tẻ ảm đạm như ngày anh rời đất nước. Người vợ và hai đứa con tiễn anh ở bến xe buýt ''Con chó rừng''...
Chiếc ghe vượt biển nhỏ xíu, mỏng mảnh của chúng tôi vậy mà chất lúc nhúc đến hơn 80 thuyền nhân, chẳng khác nào một cái lá lạc loài trên đại dương mênh mông, không biết đâu là bờ bến. Đoàn người rời bỏ quê hương tụm năm tụm ba, rải rác khắp thuyền, co ro trong cái lạnh ngoài khơi xa tít tắp, đầu óc hoang mang với trăm ngàn ý nghĩ...
Hôm ấy, trên facebook Group của nhóm cựu thuyền/ bộ nhân ty nạn Thailand, có xuất hiện bài post của Đức, chụp hình vợ chồng Đức đang tiễn con gái tại sân bay Tân Sơn Nhất đi qua Dallas Hoa Kỳ định cư theo chồng mới cưới. Ôi, chàng Đức chung chuyến tàu của tôi. Nhiều người quen cũ vào để lại những comments chúc mừng, cũng là những người tôi biết mặt biết tên, tôi liền vào tham dự, góp vui...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.