Hôm nay,  

Bắt Cá Bằng Đầu Đạn Cà Nông

09/06/202115:58:00(Xem: 4057)

                                                      

blankblank

  Đầu đạn pháo 155 ly. Phần tam giác nhọn màu bạc là ngòi nổ (fuse). Hình internet.

Uncovering the Story of One of the Vietnam War's Bloodiest Battles

      Đơn vị pháo binh Việt Nam Cộng Hòa và súng cà nông 155 MM trước năm 1975. Hình Internet.

Câu cá là một thú vui tao nhã và nhàn hạ, nhưng chỉ bắt được ít cá chứ không nhiều. Đánh bắt bằng lưới và tàu thuyền thì được nhiều hơn, nhưng phải sắm sửa vật dụng, tàu bè, chắc chắn tốn kém nhiều tiền. Trong cuộc sống, khi đi làm phải chịu nhiều áp lực công việc, nhiều người chọn câu cá như một thú vui xả căng thẳng ở chỗ làm. Tôi chẳng bao giờ sắm cần câu để tự mình đi câu vì tôi không có số “sát cá”. Tôi đã thử mấy lần theo bạn bè đi câu mà chẳng bao giờ câu được con cá nào. Muốn ăn cá, tôi vào chợ “câu” là chắc ăn. 

Nhưng có 1 lần trong đời tôi chẳng tốn kém gì mà vẫn bắt được rất nhiều cá, cả 5, 6 bao tải cá, ăn không kịp phải phơi khô. Tôi xin kể cho bạn làm thế nào tôi bắt cá được nhiều, nhưng xin bạn đừng bắt chước theo tôi với kiểu nói quen thuộc trên TV bây giờ: “Do not try this at home”.

Những ngày còn trong nước, khoảng thời gian năm 1975, 1976, tại ngã ba cây số 67 trên đường đi ra Bà Rịa, Vũng Tàu, có một vùng kinh tế mới tự túc tên là Bầu Cạn. Thời đó cả nước đói thê thảm, cơm không có ăn phải thay thế bằng khoai sắn, đậu bắp. Thịt cá là một sự xa xỉ không ai dám mơ. Để sống còn, tôi phải đi sâu vào rừng để phát hoang, phá rừng làm rẫy và miếng đất của tôi nằm cạnh một giòng suối thật đẹp và khá rộng. 

Một hôm tôi đang cuốc đất giữa rừng, lưỡi cuốc của tôi chạm phải một vật gì cứng nằm dưới đất, tê rần cả tay, lưỡi cuốc cong quắn lại. Tôi nhìn kỹ thấy một miếng kim khí đã rỉ sét còn in nhát cuốc chém vào. Tôi đào bới xung quanh vật đó và khám phá ra đó là một đầu đạn cà nông chưa nổ. Tôi toát mồ hôi lạnh vì biết mình may mắn còn sống sót. Đã có nhiều người chết oan vì cuốc trúng đạn, bom bi trên đất của họ, nó phát nổ gây chết chóc và thương tích cho rất nhiều người.

Tôi cẩn thận đào rộng ra chung quanh cái đầu đạn và ước tính nó dài khoảng trên 60 cm, đường kính khoảng 15 cm. Tôi lấy mấy thân cây khô và đá tảng xếp xung quanh làm dấu, rồi tiếp tục cuốc cho xong mảnh đất để còn gieo hạt bắp chiều nay. Giờ nghỉ trưa, tôi đi bộ qua chòi kế bên kể cho bác Thành nghe câu chuyện ban sáng vì bác vốn là lính Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975. Gia đình bác mới lên phá rừng kế bên tôi nên hai bên vẫn qua lại với nhau thân thiết. Bác qua coi cái đầu đạn và cho biết đây là đầu đạn pháo 155 ly của lính mình bắn vào chỗ trú ẩn của Việt Cộng ngày xưa. Bác là Thượng Sĩ già thuộc binh chủng pháo binh chuyên ngành đạn dược nên bác biết rành rẽ nhiều loại đạn pháo khác nhau.

Mấy hôm sau, khi chúng tôi đã gieo hạt xong, mọi người đều rảnh rang, bác Thành qua chòi tôi chơi, ngồi uống trà và hút thuốc lào. Sau khi kéo một hơi dài lút nõ điếu, bác từ từ ngửa cổ nhả một làn khói dài và lên tiếng:

- Tôi biết một cách bắt cá bằng cái đầu đạn mà cháu đào được bữa hôm kia. Nếu cháu đồng ý, bác cháu mình hợp tác bắt cá, rất nhiều cá. Cháu chỉ cần kiếm cho bác 1 cái lưới nhỏ bề ngang bằng chiều rộng con suối là xong.

Bằng một giọng chậm rãi từ tốn, bác giải thích cho tôi biết thêm về trái đạn 155 ly. Đầu đạn này nặng  43.2 kg., được nhồi 6.6 kg thuốc nổ TNT bên trong. Khi được bắn đi, tầm xa có thể đến 20 km., khi va chạm vào mục tiêu, vòng quay đạt đến một tốc độ nhất định, ngòi nổ nẹc lửa nhờ một chất hóa học làm trái đạn nổ tung tạo ra sức ép và mảnh đạn có sức sát thương mạnh. Sở dĩ đầu đạn này không nổ có thể vì chưa đủ vòng tua hay vì 1 lý do gì đó nên rơi xuống đất mà không phát nổ. 

Mới đầu tôi hơi sợ khi chạm đến trái đạn, nhưng bác Thành tự tin nói chẳng có gì đáng sợ cả, nó đã không nổ thì không thể nào nổ đươc, ngoại trừ mình không biết lỡ tay lấy búa đập vào hạt nổ của nó tạo nên tia lửa thì nó mới phát nổ. Bác phụ khiêng một đầu, tôi một đầu, đặt trái đạn lên yên xe đạp và tôi thồ về chòi của mình. Bác và tôi khiêng đầu đạn đặt nó gần một gốc cây rợp bóng mát cách chòi tôi khoảng 100 mét. Bác thong thả lấy ra một cái búa nhỏ và một cái đục. Bác khuyên mọi người dang ra xa, đi qua bên kia gốc cây và vào chòi ngồi chơi đợi bác làm việc.

Tôi tò mò không chịu rời đi, nhưng vẫn sợ chết nên đứng sau gốc cây to, ló cái đầu ra ngay sau lưng bác quan sát coi bác làm gì. Bác vừa làm vừa giảng giải cho tôi một cách chậm rãi, bác nói phải rất cẩn thận với thứ chết người này, một nhát đục trật chỗ thì chết cả đám. Bác lấy búa gõ nhẹ chung quanh phía đầu đạn cho nó bong rỉ sét ra. Bác lấy một chút dầu ăn, nhỏ vài giọt vào kẽ hở chỗ phần răng vặn vào trái đạn giữa ngòi nổ (fuse) và đầu đạn, rồi bác vào chòi uống nước trà và tiếp tục hút thuốc lào, không tỏ vẻ gì vội vã. 

Hơn một tiếng sau, bác trở lại gốc cây và tiếp tục công việc. Bác bắt đầu đục cái ngòi nổ theo chiều ngược kim đồng hồ. Tôi nhìn theo mỗi động tác hai bàn tay bác gõ nhè nhẹ trên đầu núm trái đạn mà nín hơi không dám thở mạnh. Bác xoay tròn trái đạn, tiếp tục đục hạt nổ rất chăm chú và cẩn thận từng ly một. Tôi vẫn im lặng, không cả dám ho, sợ làm bác giật mình gõ trật búa, nhưng tai và mắt vẫn dõi theo từng cử động, từng âm thanh bác gõ lên cán đục. Hai bàn tay bác lúc nhanh lúc chậm, khéo léo  vừa làm vừa thỉnh thoảng ngừng lại một chút, nheo mắt lại quan sát rất kỹ từng vết khấc trên hạt nổ. Đầu hạt nổ từ từ được nới lỏng ra. Thời gian như cô đọng lại, ngừng trôi, chỉ còn tiếng lạch cạch vang lên giữa buổi trưa oi bức. 

Trán bác mồ hôi vẫn nhỏ giọt có lẽ do nóng bức và hồi hộp. Bác cứ đục từ từ, thật chậm, rất kiên nhẫn cho đến khi bác có thể dùng cây kìm kẹp và vặn phần ngòi nổ đó ra khỏi trái đạn. Lấy khăn quàng cổ ra lau mồ hôi trên trán, bác thở phào nhẹ nhõm và cho hay công đoạn khó nhất đã xong và không còn phải lo sợ gì nữa vì phần hạt nổ đã rời ra. Ở đầu trái đạn bây giờ là một cái lỗ trống và bên trong là thuốc nổ màu vàng nhạt đóng cứng hình tròn như cục xà bông.

Bác nhờ tôi đi chặt cho bác một khúc tre nhỏ dài cỡ nửa thước mà không có đốt tre ở giữa. Trong khi tôi đi kiếm tre, bác dùng một thanh sắt nhỏ dài độ 10 phân đút vào lỗ của trái đạn và cố gắng đục nhè nhẹ làm vụn thuốc nổ ở bên trong, càng vỡ ra nhỏ càng tốt. Bác lấy ra một ít thuốc nổ để bên ngoài. Khi tôi trở lại với cái ống tre, bác chặt vát một đầu ống để đút vào cái lỗ ở đầu trái đạn một cách vừa khít. Bác bốc bột thuốc nổ và rải dọc vào ống tre. Xong xuôi, bác hỏi sẵn sàng chưa. Tôi gật đầu. Bác bật diêm châm lửa vào vụn bột thuốc nổ. Một tia lửa nháng lên cháy xèo xèo dẫn vào trong trái đạn.

Tôi vội vàng ôm trái đạn, vác lên vai, chạy xuống bờ suối, đặt đầu đạn nằm trên bờ, và nhúng đầu ống tre xuống nước theo lời chỉ dẫn của bác Thành. Lửa thuốc đạn vẫn cháy, khi ống tre được nhúng xuống dưới mặt nước, vì không đủ dưỡng khí, lửa không cháy bùng lên được nên biến thành khói cháy ngầm, phát ra những tiếng lụp bụp và nước sủi bọt, rồi một làn khói nhẹ và mỏng tỏa lên trên mặt nước, có thể ngửi được mùi hôi của thuốc súng. 

Đợi một vài phút cho đầu đạn cứ tiếp tục cháy ngầm và nhả khói nhẹ đều đều, chúng tôi đi xuống cuối giòng nước cách đó vài trăm mét và giăng một cái lưới chặn ngang rồi leo lên bờ ngồi chờ.

Khoảng 15 phút sau, tôi thấy nhiều loại cá nổi lên mặt nước, có dấu hiệu say thuốc. Chúng bơi lờ đờ không còn nhanh nhẹn như thường ngày. Một số bơi ngửa phơi bụng trắng hếu. Chúng tôi chỉ việc lội xuống suối và bắt cá bằng tay hoặc bằng vợt đã chuẩn bị sẵn. Sau một tiếng thì cá nổi lên đầy mặt nước, vợt không xuể. 

Chúng tôi bắt đầy 5 bao tải cá có thể lên đến vài trăm ký lô. Trong lúc đói khát và thiếu thực phẩm trầm trọng thì đây là một bữa đại tiệc để ăn uống thỏa thích. Có điều là thịt cá hơi đắng và vương một chút mùi thuốc súng. Nhưng chẳng nhằm nhò gì, chúng tôi ngồi bên bờ suối, uống rượu đế, nhậu với cá tươi thoải mái mà chẳng lo lắng sợ bị ngộ độc gì. Hai cô con gái bác Thành, chị Lập và cô Loan, phải ngồi cả ngày hôm đó để mổ bụng cá moi ruột để chúng tôi phơi thành cá khô ăn dần.

Từ đó chúng tôi dạn dĩ với cách bắt cá bằng đầu đạn cà nông, không phải lo thiếu đồ ăn tươi. Tôi tự tin bắt chước bác Thành, cũng đục ngòi nổ ra và tự làm “đồ nghề” bắt cá. Khi đi lại trong rừng, chúng tôi hay để ý tìm kiếm đầu đạn chưa nổ, dùng xe thồ chở về để dưới gốc cây cạnh chòi. Có ngày chúng tôi kiếm được vài trái đầu đạn đem về để la liệt quanh chòi. Mỗi lần bắt cá chúng tôi phải đi xa hơn vì chúng tôi đã tận diệt cá ở khúc suối gần nhà. Cả cá con cũng chết không còn 1 con. Lúc đó vì miếng ăn trước mắt nên chúng tôi không nghĩ ngợi gì sâu xa. Ngay cả mạng sống mình mà chúng tôi cũng không hề bận tâm vì mãi lo cho cái bao tử. Giờ nghĩ lại mà rùng mình sao hồi đó mình liều lĩnh quá.

Tiếng đồn về kiểu bắt cá bằng đầu đạn của chúng tôi lan xa, nhiều người làm rẫy gần đó tìm đến hỏi cách và xin chỉ dạy. Bác Thành không đồng ý vì bác sợ người ta làm không đúng thì hậu quả sẽ ghê gớm không thể tưởng tượng được. Nhiều người bực tức nói chúng tôi làm hiểm muốn ăn một mình. Khổ mà không nói được.

Một ngày kia giữa trưa, đang làm rẫy, chúng tôi nghe một tiếng nổ thật lớn ở khá xa đất rẫy nơi chúng tôi đang làm việc. Mọi người dừng tay cuốc, nhìn về hướng có tiếng nổ và thấy một cụm khói bốc lên cao. Bác Thành thở dài “khổ rồi đây, lại đục bom đạn”. Chiều hôm đó, mấy người làm rẫy gần bên cho hay một đám công an, du kích xã bị chết banh thây, cảnh tượng ghê rợn lắm, gia đình đến chỉ đi lượm từng mảnh thịt. Họ không dám nhìn lâu nên chạy về cho hay. Họ kể mấy tên công an, du kích ở không rảnh rỗi nên muốn bắt chước chúng tôi đi kiếm đầu đạn đem về đục ngòi nổ ngay tại chòi của chúng để bắt cá. Một sơ sẩy nhỏ, đầu đạn nổ tung. Vài đứa chết, vài đứa bị thương, tàn tật suốt đời.

Có người cho là đáng đời bọn thổ phỉ chuyên ăn cướp nông sản người dân. Đây là đám chính quyền xã gần đó, họ thành lập mấy cái chốt kiểm soát để tịch thu nông phẩm của người dân chúng tôi. Riêng tôi thấy thương hại bọn chúng hơn là cười vui khi thấy kẻ mình ghét bị chết. Thật ra chúng không biết việc chúng làm là hại dân, hại cả gia đình chúng một cách gián tiếp. 

Chúng lập chốt bao vây và chặn những đường dẫn ra quốc lộ và tỉnh thành. Tôi cũng đã từng là nạn nhân của chúng. Uất ức lắm chứ vì biết bao công sức, thời gian, và mồ hôi đổ trên mảnh đất cả một mùa bất chấp nắng mưa; mùa màng thu hoạch xong, chở ra chợ bán, bị bọn nó cướp lấy giữa ban ngày. Cả năm đó gia đình đói. Tức sôi máu lên được, nếu giết được chúng ngay lúc đó, chắc cũng dám làm. Sức mạnh nằm trên mũi súng, biết làm gì được trong khi mình tay không.

Khi gặt hái xong, chúng tôi đem ngũ cốc ra huyện Long Thành đổi lấy gạo muối, dầu mỡ, thuốc hút, và những thứ cần thiết cho đời sống. Chúng chận bắt và lấy tất cả không chừa một thứ gì. Thời đó chính quyền ngu dốt, bây giờ sau 46 năm, cũng chưa khôn hơn bao nhiêu, vẫn giữ nguyên não trạng “kinh tế nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo”.  Họ không cho trao đổi hàng hóa hay lương thực, bất cứ dưới hình thức nào. Địa phương nào tự cung tự cấp cho địa phương đó. Chúng tôi phải luồn rừng băng núi, trốn tránh các chốt chặn để đem được ít lương thực về cho gia đình ở nhà. Đời sống dân chúng lầm than khổ sở. Tiếng than không thấu đến trời.

Thuở đó, khi đói thì đầu gối phải bò. Chúng tôi liều mạng sống chính mình, đục đầu đạn bắt cá để kiếm miếng ăn tự nuôi sống bản thân và gia đình. Hiện nay chính quyền trong nước lại liều mạng sống người dân, lập đường dây đưa người lao động bất hợp pháp ra nước ngoài để kiếm tiền bỏ túi riêng, gây nên thảm cảnh 39 người Việt bị chết ngạt và chết cóng trong thùng chở hàng xe tải mới hơn 1 năm nay, ngày 23 tháng 10 năm 2019 ở Essex, Anh Quốc. Khi người dân làm ăn đủ sống, không ai muốn liều thân mình, bỏ lại người thân, phải trốn tránh để đi làm thuê làm mướn bất hợp pháp ở xứ người. 

Một lần nữa, tôi khuyên bạn, mục đích tôi viết câu chuyện này để giúp bạn ý thức được sự nguy hiểm khi đụng đến bom đạn và đừng bao giờ bắt chước chúng tôi đục đầu đạn bắt cá. Đây chỉ là một kinh nghiệm sống trong lúc đói khổ mà thôi, lúc đó mạng sống con người còn thua con vật trong một trại súc vật khổng lồ tên gọi là Việt Nam.

Nguyễn Văn Tới

Tháng 6/2021.



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hạo chỉ có cậu Tân là người cậu duy nhất. Mẹ Hạo là chị cả trong gia đình có bốn người con. Mẹ, dì Hiên, cậu Tân và dì út Hậu. Cậu Tân vốn là một nông dân chính hiệu. Hình như cậu học mới qua bậc tiểu học là cậu bỏ cây bút để cầm cái cày, cái cuốc. Đến năm cậu trên bốn mươi, cậu đã có bảy người con, bốn trai, ba gái. Có lẽ cậu thấy cuộc sống làm một người nông dân quá cực hay sao mà cậu nhảy ra tham gia chánh quyền. Cậu được bầu làm xã trưởng...
Những chuyến xe ngập ngừng, chậm chạp lăn trên con đường gập ghềnh để chuyên chở đoàn người đi thăm cha, anh, em, con, chồng ở khắp nơi trong những trại tù, nơi mà lớp người mới gọi là "Trại Học Tập Cải Tạo" nghe ngược ngạo, chua chát nhiều đắng cay. Từ Quốc Lộ 1, phải đi khoảng chừng 2 cây số, trên một con đường mòn, xuyên qua rừng cây gỗ quý cẩm lai là đến trại tù cải tạo Hàm Tân...
Cuộc hôn nhân ngắn ngủi vài năm của Bình với người vợ cũ tan vỡ. Mộng Điệp là người phụ nữ vật chất, đứng núi này trông núi nọ, tính nết đanh đá chua ngoa luôn có những lời nặng nhẹ chê bai chồng không biết kiếm tiền giỏi như người ta...
Chuỗi dài thời gian của quá khứ ta còn giữ được. Giữ được mãi mãi cho đến khi trí đã mòn sức đã kiệt. Giây phút hiện tại coi như chẳng có gì. Nó vuột khỏi tay ta từng sát na rồi cũng tan biến vào quá khứ đề xếp hàng cùng với chuỗi thời gian đã qua. Tương lai là điều chưa có, chưa đến nên ta cũng chẳng làm chủ được gì của những điều ở cõi xa thẳm diệu vợi...
Hôm đi Cần Thơ, đứa cháu gọi bằng chú kể chuyện đi Hòn Kẽm- Đá Dừng, ranh giới tự nhiên hiện nay giữa 2 huyện Quế Sơn-Hiệp Đức, một địa danh mà thời trung học và đến mãi sau này tôi vẫn nghĩ là vùng núi non hiểm trở phía thượng nguồn sông Thu Bồn, nơi được biết đến nhiều bởi trận lụt kinh hoàng ở Quảng Nam năm Giáp Thìn 1964...
Mùa hè một chín bảy hai, cha tôi tử trận ở Long Mỹ, để lại một vợ và bốn con. Mẹ lúc đó mới ba mươi sáu, tôi mười lăm và thằng Thanh vừa bảy tuổi. Sau gần ba tháng bàng hoàng, tang thương mẹ tôi trở lại với cuộc sống cơm áo đời thường với đàn con nhỏ dại...
Ngồi trên bãi biển Nha Trang khi thủy triều xuống cuốn nước xa bờ để lại vạt cát dài màu trắng mịn, và lúc nắng chiều chiếu xiên trên mặt biển gợn sóng lăn tăn, trông như dải lụa dát vàng lung linh đến tận các hải đảo xa mờ mây nước, khách nhàn du sẽ mê mẩn với sắc màu kỳ diệu của buổi chiều tà mà quên hết cảnh huyên náo chung quanh...
Buổi tối hôm ấy, Quân đến nhà Phượng chơi như thường lệ. Sau vài câu thăm hỏi tình hình bệnh của má Phượng, chàng thầm thì...
Mấy nay phân xưởng Debug của hãng máy tính nhận người vô liên tục, hàng hóa đang cần gấp. Hoài Hương lướt web và thấy hãng IMF đang cần nhiều người làm việc, có thể làm bán thời gian hoặc toàn phần...
Hoạt đạp chiếc xe đạp cà tàng đi lang thang trên khắp những con đường Sài Gòn để mua đồ phế liệu...
Tôi thuộc lứa sinh viên “tú tài Mậu Thân, cử nhân Nhâm Tý”, nhưng chỉ được vế đầu, còn đỗ cử nhân thì phải đợi đến… Giáp Dần...
Căn phòng này / chiếc bàn này / nơi chúng ta đã từng ngồi / nâng ly / chúc mừng một bức tranh vừa hoàn tất / chúc mừng một cuốn sách vừa in xong / chào mừng một người bạn từ phương xa đến...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.