Hôm nay,  

Tưởng Niệm Quốc Hận 30.4 Lần Thứ 46 Qua Tranh Thơ

29/04/202114:43:00(Xem: 4438)

Cứ mỗi lần Tháng Tư về  là người Việt chúng ta lại nghĩ đến khoảng thời gian tháng Ba và tháng Tư năm 1975, những ngày mà người dân miền Nam từ Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Phú Yên, Kontum, Nha Trang, Ban Mê Thuột, Đà Lạt, Xuân Lộc, Long Khánh ..., cho đến Vũng Tàu, Sài Gòn không thể nào quên được khi dân chúng khắp nơi di tản trốn chạy cộng sản và cao điểm là những ngày cuối tháng Tư 1975, sau khi Tổng Thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng giữa lúc Bắc quân cộng sản ào ạt tràn vào Sài Gòn, nguyên nhân đưa đến sự vượt biên, vượt biển tìm Tự Do của người miền Nam sau này.


Có rất nhiều thi sĩ sáng tác Thơ cùng chủ đề đã được phổ biến trên diễn đàn và báo chí nhưng trong khuôn khổ bài tạp ghi này, từ trời Âu tôi xin mạn phép Quý Thi Sĩ tác giả (có ghi tên trên Tranh Thơ) được phổ biến giới hạn vài Thơ Tranh về tháng Tư do tôi tự minh hoạt với hình ảnh góp nhặt từ internet cùng với những thi phẩm đượm tình quê hương dân tộc, diễn tả nỗi lòng của các Thi sĩ tác giả nói riêng mà tôi tình cờ hân hạnh quen biết qua sinh hoạt trong Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, Facebook, Groups. Theo tôi, có lẽ quý thi sĩ tuy đang sống ở hải ngoại nhưng chắc là người trong cuộc nên đã mượn lời thơ phác họa rõ nét hình ảnh mà thi sĩ tác giả muốn chuyển đạt, như một nhắc nhở người Việt- đặc biệt người Miền Nam của VNCH đừng quên và nên tưởng niệm Tháng Tư Đen 1975 đau buồn.! 


Trước hết xin giới thiệu cùng độc giả vài Thơ tranh về Người Lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Quý thi sĩ đã bộc lộ tình cảm, sự tri ân của mình đối với người lính của quân đội VNCH, những người đã anh dũng chiến đấu trong suốt gần 21 năm để bảo vệ miền Nam Tự Do, từ 1954 cho đến khi bị thượng cấp ra lệnh bắt buộc buông súng đầu hàng cuối tháng 4.1975 để cho chúng ta ở hậu phương được sống an bình, qua vài Thơ tranh với các thi phẩm như sau:


1) Sắp Tháng Tư Rồi cùa Thi Sĩ Ý Nga

2) Tháng Tư Đen (Thi Sĩ Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May)

3) Cám Ơm Anh của Thi Sĩ Miên Thụy

4) Yêu Lính của Thi Sĩ Nguyễn Thị Thanh Dương có thể cho chúng ta hình dung được "thân phận, đời sống" của Người Lính Việt Nam Cộng Hòa (NLVNCH).

5) Nghĩa Tình của Thi Sĩ Huy Văn phản ảnh rõ nét Tình Huynh Đệ Chi Binh của Người Lính Việt Nam Cộng Hòa.

6) Người Lính Già của Thi Sĩ Ý Nga đã thay mặt người miền Nam VN chúng ta cám ơn sự hy sinh cao cả của NLVNCH, còn sống cũng như đã hy sinh để bảo vệ Nam Việt Nam.

7) Chờ Một Ngày Mới của Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May

8) Đời Lính (Nguyễn Thị Thanh Dương)

9) Nỗi Lòng Dâng Mẹ Việt Nam (Võ Đại Tôn (Thi Sĩ Hoàng Phong Linh))

10) Bầu Trời Tháng Tư (Thi Sĩ Chương Hà)

11) Chiếc Áo Phong Sương (Miên Thụy)

12) Ở Nơi Ấy (Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May)

13) Cho Người Lính Trận (Thi Sĩ Dư Thị Diễm Buồn)

14) Mắc Nợ (Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May)

15) Giá Đừng Đen Một Tháng Tư (Thi Sĩ Song Châu Diễm Ngọc Nhân)

16) Tháng Tư Nỗi Nhớ (Miên Thụy)

17) Tháng 4 Những Người Lính Cuối Cùng (Nguyễn Thị Thanh Dương)

  

Xin được giới thiệu Thơ tranh liên quan đến chủ đề Tháng Tư, cảnh đồng hương liều chết bỏ quê hương vượt trùng dương đi tìm Tự Do ... Độc giả nào là người trong cuộc, đã sống dưới chế độ mới và từng là nạn nhân thì không lạ gì các thảm cảnh sau Tháng Tư 1975 tại miền Nam Việt Nam nói riêng. Thi sĩ tác giả là nhân chứng sống đã khéo léo không những phác họa lại hình ảnh cũng như xác định dữ kiện, mà còn "tô son điểm phấn" thêm cho các hình ảnh mang tính cách lịch sử, đau thương của Quân-Cán-Chính và người dân miền Nam gánh chịu qua lời thơ được thự hiện thành Thơ tranh với hình ảnh, tiêu biểu với thi phẩm "Tháng Tư Đen" của nữ Thi Sĩ Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May. 


Hình ảnh thay cho ngàn lời nói, ghi nhận rõ "sự hấp hối" của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, ghi lại cảnh hỗn loạn, sự hoảng hốt, nỗi lo sợ của dân chúng lũ lượt rời nơi đang sinh sống, đã bỏ nhà cửa trốn chạy trước khi VC tràn vào thành phố - điểm đáng nói là không thấy người dân hồi đó chạy về hướng Bắc tức phía cộng sản (?), ngoài thảm cảnh vượt biển, lội sông, băng rừng hay vất vả ngày đêm vượt qua hàng trăm cây số đường bộ trong khoảng thời gian tháng Ba và tháng Tư năm 1975 rõ ràng là các dữ kiện lịch sử có thật, khó quên của người dân Miền Nam Việt Nam!.

 

Hãi hùng, mất mát, đau thương, gia đình ly tán ... đã được nhiều chứng nhân, nạn nhân và ngay cả người trong cuộc ghi lại qua các bài bút ký, tạp ghi, thơ văn và hình ảnh !!.... Nếu KHÔNG có Tháng Tư Đen 1975, chắc chắn không có những thảm cảnh xảy ra như làm mồi cho cá vì chìm ghe, bị giết, hãm hiếp bởi hải tặc trên đường liều chết bỏ nước trốn chạy cộng sản đi tìm Tự Do. 


Và cuối cùng người viết mạo muội giới thiệu youtube tự biên tự diễn với bản nhạc phổ thơ "THÁNG TƯ ĐEN" của Thi Sĩ Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May với một số hình ảnh đau thương của Tháng Ba và Tháng Tư 1975 và sau đó sưu tầm được từ internet theo đường Link sau đây. Xin thi sĩ tác giả cũng như quý thính giả hoan hỷ cho mọi sơ sót. Đa tạ. Xin nói thêm, Thi Sĩ tác giả là người lâu nay luôn tham gia các sinh hoạt đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ cho Việt Nam ở Cali/USA đã diễn tả tâm trạng của chính mình cũng như nói thay cho những đứa con Việt Nam tị nạn đang sống tha phương sau 1975 cùng tâm nguyện. 


THÁNG TƯ ĐEN


Lời: Thơ Phi Loan Hoàng Thi Cỏ May 

Phổ nhạc: LNChâu6168 

Nhạc không lời, tự hòa âm trải nghiệm (tài tử, không lọc, không mix với digital camera cầm tay)

Hình : internet / Video: Châu6168

5.020 Aufrufe

•08.04.2020 (day of publication / Ngày phát hành)


https://www.youtube.com/watch?v=aNKGQVH8KvM&feature=youtu.be


# xem Video vui lòng nhấn vào hàng chữ màu xanh.



Có thể nói không thiếu người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại từ 46 năm qua vẫn thủy chung với Quê Hương, vẫn giữ tư cách người tị nạn cộng sản luôn hằng ước mong ngày mai Trời lại sáng, đường tương lai rộng mở và Việt Nam sẽ không còn cộng sản để toàn dân có được một đời sống tốt đẹp với đầy đủ "Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền" thật sự. Mong lắm thay.


* © Lê Ngọc Châu – (Nam Đức, tối ngày 29.04.2021)

- Hình internet và tự minh hoạ . Bấm vào hình có thể đọc rõ hơn !



E:\Layout Tho+ Tranh\Tranh tho+ SapTháng4Roi (YNga)_Layout by Chau6168.jpg


E:\Layout Tho+ Tranh\Tháng Tu+ Dden (PL_HTCM) _Tranh Tho+ (CDQ)-April2021F1.jpg


E:\Layout Tho+ Tranh\Tháng 4 + NLVNCH_Tranh Tho\MT_Cám O+n Anh (NCh_042015)_HL.jpg


E:\Layout Tho+ Tranh\Tháng 4 + NLVNCH_Tranh Tho\2b_Yêu Lính (NTTD).jpg


E:\Layout Tho+ Tranh\Tháng 4 + NLVNCH_Tranh Tho\HuyVan_NghiaTinh-2.jpg


E:\Layout Tho+ Tranh\Tháng 4 + NLVNCH_Tranh Tho\NL Già (YN)_CđQ.jpg


E:\Layout Tho+ Tranh\Tháng 4 + NLVNCH_Tranh Tho\C1NM_PL_HTCM (CĐQ-29Sept2019).jpg



 E:\Layout Tho+ Tranh\Tháng 4 + NLVNCH_Tranh Tho\selected for DDTBH+CLBTNS\1_Doi Linh (NTTD_TX_USA).jpg



 E:\Layout Tho+ Tranh\Tháng 4 + NLVNCH_Tranh Tho\NLDMe.VN (VDT).jpg


      

 E:\Layout Tho+ Tranh\Tháng 4 + NLVNCH_Tranh Tho\Bâ`u Troi Tháng 4 (CH)-1.jpg



 E:\Layout Tho+ Tranh\Tháng 4 + NLVNCH_Tranh Tho\Chiec Ao Phong Suong (MT_HL).jpg


  


 E:\Layout Tho+ Tranh\Tháng 4 + NLVNCH_Tranh Tho\O NOI AY _HTCM_032015 (TranhTho_CĐQ)-F.jpg


E:\Layout Tho+ Tranh\Tháng 4 + NLVNCH_Tranh Tho\DTDB_ChoNguoiLínhTran-F.jpg


E:\Layout Tho+ Tranh\Tháng 4 + NLVNCH_Tranh Tho\Ma(c No+. _  PL_HTCM (Layout CDQ)_14Nov2018-F.jpg


E:\Layout Tho+ Tranh\Tháng 4 + NLVNCH_Tranh Tho\GDCó11Tháng4 (SCDNN).jpg


 



  E:\Layout Tho+ Tranh\Tháng 4 + NLVNCH_Tranh Tho\selected for DDTBH+CLBTNS\5_Thang 4 Noi Nho (MT_Chau6168 layout).jpg


  E:\Layout Tho+ Tranh\Tháng 4 + NLVNCH_Tranh Tho\Tháng4, NNLCuoi Cùng (NTTD)-F.jpg



*  © Châu6168 (Nam Đức, 29.04.2021)

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.