Hôm nay,  

Pháp Môn Tịnh Độ

31/12/202015:53:00(Xem: 3060)

     

Pháp môn Tịnh độ còn được gọi là pháp môn niệm Phật do bản nguyện của Đức Phật A Di Đà mà thành. Chữ A Di Đà dịch âm từ chữ Phạn Amitābha, chữ Hán dịch là Vô lượng thọ và Vô lượng quang; nghĩa là tuổi sống lâu không số lượng kể, Ngài có hào quang tỏa sáng không lường...   

111111-1           
Nguồn Intenet

Đức Phật A Di Đà là Giáo chủ thế giới Tây Phương Cực Lạc. Ngài có 48 lời Đại Nguyện cứu độ chúng sanh. Nhưng đối với những người tu Tịnh độ thì lời nguyện thứ 18 và 19 là chủ yếu:

Lời đại nguyện thứ 18: “Nếu chúng sanh nào muốn về nước Ta, hết lòng tin ưa, xưng danh hiệu Ta tới 10 niệm mà không được sanh, Ta không thành Phật”.

Và Lời nguyện thứ 19: “Cả chúng sanh phát Bồ-đề tâm, tu các công đức, nguyện sanh về cõi nước Ta. Đến lúc lâm chung, nếu Ta chẳng cùng Thánh chúng hiện thân trước người đó, thì Ta không ở ngôi Chánh giác”.

Ngài nói chúng sanh gồm: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a tu la, người, Trời; nếu có phát nguyện như vậy trước phút lâm chung, nhớ danh hiệu Phật A Di Đà sẽ có Ngài và chư Thánh chúng đến tiếp dẫn về cõi nước của Ngài.

Trong kinh Bi Hoa, Đức Phật Thích Ca cũng cho chúng ta biết: Cõi Ta bà nầy hướng về cõi Tây Phương Tịnh Độ, hơn muôn ức cõi, có một thế giới gọi là Cực lạc hay Tịnh độ. Ở nơi đó, Đức Phật A Di Đà đang thuyết pháp để hóa độ chúng sanh. Chính nhờ vậy mà chúng ta lại biết được tiền thân của Đức Phật A Di Đà là vua Chuyển Luân Thánh Vương, tên Vô Tránh Niệm với muôn vàn công đức và lòng đại bi thương yêu tất cả chúng sanh. Ngài đã mở môn phương tiện, độ chúng sanh xa khỏi Ta bà về Tịnh độ.

Kinh ghi rằng: “Về khoảng hằng sa kiếp trước, có một đại kiếp gọi là Thiện Trì. Khi ấy tại cõi Tản Đề Lam thế giới có vua Chuyển Luân Thánh Vương, tên Vô Tránh Niệm, thống lãnh cả bốn xứ thiên hạ:

 

Đông thắng thần châu, Nam thiện bộ châu,Tây ngưu hóa châu, Bắc cô lô châu.


Ngài tài đức vẹn toàn, nên tất cả nhân dân ai nấy cũng hết lòng thương kính.

Một ngày kia, Phật Bảo Tạng đến giảng Đạo tại vườn Diêm Phù, Vua vội đến để lễ Phật rồi ngồi bên Ngài để nghe thuyết Pháp. 


Vua nghe Đức Bảo Tạng Như Lai diễn đủ các Pháp, thì lòng đã mở thông, căn thân thanh tịnh, rõ đường giải khổ, liền quỳ xuống chấp tay mà thưa rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Nay con muốn sắm đủ những đồ ăn uống, áo chăn, mền nệm và thuốc men, để dâng cúng cho Ngài và đại chúng trọn luôn ba tháng để nghe Ngài giảng đạo và xin phát nguyện muốn về cõi thanh tịnh, xin Ngài từ bi chấp nhận”.


Phật nhận lời, Vua liền trở về truyền lịnh sắm sửa đủ mọi lễ, rồi đến gặp Đức Bảo Tạng Như Lai. Vua thấy Ngài đang nhập định, lại dùng phép thần thông biến hóa và phóng hào quang sáng suốt, hiện cả mười phương thế giới Chư Phật.


Đức Bảo Tạng nói: Đại vương phát nguyện sâu lớn, muốn cõi thanh tịnh. Đại vương hãy xem qua hướng Tây, cách trăm ngàn muôn ức cõi Phật có một thế giới gọi là Tôn Thiện Vô Cấu, giáo chủ cõi ấy hiệu là Tôn Âm Vương Như Lai, hiện nay đang vì các bậc Bồ Tát mà giảng dạy Pháp Đại thừa, giáo hóa các bậc Thượng căn. Nơi ấy không có chúng sanh căn trí Tiểu thừa và cũng không có nữ nhân, thật thanh tịnh trang nghiêm, rất hợp với lời cầu nguyện của Đại vương, nên nay Ta đổi hiệu Đại vương là Vô Lượng Thanh Tịnh.


Khi Vô Lượng Thanh Tịnh mãn một trung kiếp, thì Đức Phật Tôn Âm Vương Như Lai nhập Niết Bàn, Chánh Pháp truyền bá được mười trung kiếp. Đến khi diệt rồi, trải qua sáu mươi trung kiếp, thì cõi Tôn Thiện Vô Cấu đổi tên lại là Di Lâu Quang Minh có Đức Phật, hiệu là Bất Khả Tư Nghị Công Đức Vương Như Lai, ứng hiện ra đời mà hóa đạo chúng sanh. Sau khi Đức Phật ấy nhập Niết Bàn rồi, trải vô số hằng sa kiếp và vô lượng Phật diệt độ, thì cõi Di lâu Quang Minh đổi tên lại là An lạc. Đến thời kỳ Vô Lượng Thanh Tịnh chứng quả về cõi đó mà thành Phật thì hiệu là A Di Đà Như Lai, sống lâu vô cùng, tiếp dẫn vô lượng chúng sanh trong các thế giới về đó, rồi giáo hóa tất cả đều thành Phật Đạo.


Và hơn 2.000 năm trước, trong một lần thuyết pháp, Đức Phật Thích Ca đã từng nhắc nhở: “Sau khi Phật nhập diệt đã lâu, đến thời kỳ Mạt pháp, đến Kiếp hoại, các kinh sẽ tiêu diệt hết, chỉ còn lại bốn chữ “A Di Đà Phật” mà “Đủ năng lực đưa chúng sanh về cõi Cực Lạc”. Chính vì thế mà Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng nhiều lần khuyên tín đồ của Ngài trong Quyển 2 Sấm Thi, phải rán niệm Phật:

Chữ Lục Tự trì tâm bất viễn,

Thì lâm nguy có kẻ cứu mình.


Và trong Quyển 3 Sấm Thi:

Nam Mô sáu chữ Di Đà,
Từ bi tế độ vậy mà chúng sanh.

Để khuyến khích chúng sanh, Đức Phật cũng thường dạy: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành.”

Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng đã dạy: “Các chúng sanh đều có như ta”, để ưu ái truyền dạy cho tín đồ và chúng sanh, vì Ngài cũng nhìn nhận sự quí đẹp trang nghiêm của cõi Tịnh độ trong lời Khuyến Thiện của Ông Vô Danh Cư Sĩ (TVSG):

Lời Phật thuyết Ta xin nhắc lại,
Ta bà khổ, Ta bà lắm khổ.
Có bao người xét cho tột chỗ,
Tịnh độ vui, Tịnh độ nhàn vui,
Cảnh thanh minh sen báu nặc mùi.
Nào ai rõ cái vui triệt đáo.


Và Ngài cũng xác nhận:

Thần-Thức nhập Thai-Sen tinh hảo,

Nên khỏi màng lo nỗi khổ sanh.

Thân thì Thân Công-Đức hiền lành,

Bất di dịch khỏi vì khổ lão.

Thể Thanh-Tịnh thường không huyên-náo,

Hết lo toan nắng lạnh gió mưa.

Khổ bịnh kia bởi đó mà chừa,

Ta thoát cuộc lao-đao vì nó.

Đường sanh mạng Phật, ta đồng thọ,
Tánh an nhiên bất diệt trường tồn.

Tử thần kia đâu dám dắt hồn,

Thoát luân-chuyển khỏi đeo khổ tử.

Cuộc y thực muốn chi đủ thứ,

Không nhọc-nhằn lo việc sanh-nhai.


Để khỏi phụ lòng kỳ vọng của Tôn Sư, chúng ta cần tìm hiểu thêm về “Pháp Môn Tịnh Độ” để trên đường tiến hóa trì danh của Phật A Di Đà được nhiều thắng lợi. Để cho công năng niệm Phật được nhiều kết quả, hành giả cũng cần phải hiểu thấu đáo:

Pháp: Là phương pháp, một cách thức tu tập.

Môn: Là cửa, là ngõ đi vào.

Tịnh: Là trong sạch, là thanh tịnh không nhiễm ô.

Độ: Là một quốc độ, một thế giới.

Như vậy “Pháp Môn Tịnh Độ” là môt phương pháp tu tập để được vào ngưỡng cửa, một thế giới, một cõi nước không còn đau khổ, là một cõi luôn sống an lạc hạnh phúc trang nghiêm đời đời kiếp kiếp, như như, bất diệt do Đức Phật A Di Đà thệ nguyện thành lập.


Cho nên pháp môn Tịnh độ là một pháp môn niệm Phật, mượn tha lực và trì danh Đức Phật A Di Đà, là pháp môn dễ tu nhứt và thù thắng nhứt... Để minh chứng pháp môn Tịnh Độ rất dễ tu mau thành, không Pháp nào bằng, Ngài Vĩnh Minh Thiền Sư có làm bốn bài kệ như sau :

Có Thiền Tông, có Tịnh Độ, như thêm sừng cho mãnh hổ. Hiện tại thì làm thầy người, Vị lai thì làm Phật Tổ.


Có Thiền Tông không Tịnh độ, Mười người tu, chín người đổ (rớt). Âm cảnh nếu thấy hiện ra, chỉ chớp mắt là theo nó.


Không Thiền Tông, có Tịnh độ, vạn người tu, vạn người đỗ (đậu). Được thấy A Di Đà, còn lo gì chẳng khai ngộ.


Không Thiền Tông, không Tịnh Độ, Địa ngục đêm ngày đau khổ. Muôn đời ngàn kiếp còn lâu, nhờ cậy ai mà tế độ.


Cũng trong Quyển 5 (TVSG) Đức Huỳnh Giáo Chủ từng cho biết:

Môn Tịnh độ là phương cứu cánh,
Rán phụng hành kẻo phụ Phật xưa.
Vì:
Ao sen báu Tây phương đua nở,
Chờ chúng sanh niệm Phật chí tâm.


Và Đức Thầy quả quyết rằng Ngài rành đường ngõ, chứng tỏ rằng Ngài đã sống qua cảnh đó, Ngài nói:

th (1) - Copy
        Đức Huỳnh Giáo Chủ

Tìm Cực Lạc, Đây rành đường ngõ,
Hãy mau mau tu tỉnh mới mầu. (Q.2 TVSG).

Ngài đã thọ lãnh sắc lệnh của Đức Phật A Di Đà để xuống trần cứu độ chúng sanh trong thời hoại diệt. Ngài cũng nói trong Quyển 2 Sấm Thi:

Muốn tu tỉnh nay đà gặp cuộc,
Đức Di Đà truyền mở đạo lành,
Bởi vì Ngài Thương xót chúng sanh,
Ra sắc lịnh bảo ta truyền dạy.


Pháp môn Tịnh độ là một Pháp môn dễ tu, dễ hành, là một con đường đi tắt, một căn bản nhờ vào tha lực của Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn về Tây phương Cực lạc, là tông chỉ mà Đức Tôn Sư đã tha thiết hướng dạy chúng ta trong Sấm Thi Q. 2 của Ngài:

Niệm Di Đà rán niệm cho rành,
Thì mới được sống coi Tiên Thánh.

Như vây cứu cánh của niệm Phật là cầu xin về cõi tịnh độ, chỉ có nhứt tâm niệm Phật là phương pháp vi diệu hơn hết, cho nên Đức Huỳnh Giáo Chủ Ngài không ngớt kêu gọi chúng sanh trong Sấm Thi Q.5 như:

Lòng thương chúng thuyết phương Tịnh độ,
Đặng dắt dìu tất cả chúng sanh.
Nếu như ai cố chí làm lành,
Chuyên niệm Phật cầu sanh Phật Quốc.
Cả vũ trụ khắp cùng vạn vật,
Dẫu Tiên Phàm Ma Quỉ Súc sanh.
Cứ nhứt tâm tín, nguyện, phụng hành,
Được cứu cánh về nơi an dưỡng.
Chỉ một kiếp Tây phương hồi hướng,
Thoát mê đồ, dứt cuộc luân hồi.


Vì là phương pháp dễ tu, dễ được về cõi Tịnh độ giải thoát hết những nhục khổ của cõi Ta bà, nên Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng luôn kêu gọi trong Quyển 5 Sấm Thi cho tất cả những tín đồ của Ngài như:

Cõi Tịnh độ lắm điều thanh nhã,
Khổ buồn rầu lo sợ chẳng còn.
Chốn Ta bà tim lụn dầu mòn,
Thân tứ đại của người cũng thế.
Mau thức tĩnh tu thân kẻo trễ,
Đến tội rồi mới hối muộn màng.

Chi cho bằng ta sớm lo toan,
Gìn giới luật nghe Kinh trọng Phật.
Đến lâm chung quả lành đâu mất,
Cõi Tây Phương chư Phật đợi chờ.

Trong kinh Đại Tập, Đức Phật cũng có nói: “Đời Mạt Pháp, muôn ức người tu hành, khó một người giải thoát, chỉ nương nơi Pháp môn Tịnh độ mà giải thoát khỏi luân hồi.”

Chúng ta đã có những khái niệm về pháp môn Tịnh độ, đây là một pháp môn phù hợp với căn cơ thiển bạc của chúng sanh thời mạt pháp, vì không thể tự lực hành trì các pháp tu tối cao, tối thắng để thoát luân trầm trong tam đồ lục đạo, nên Đức Phật Thích Ca đã khai thị Pháp môn Tịnh độ là một pháp môn thù thắng, tu cầu tha lực cứu độ chúng sanh. Nhưng muốn thực thi được lời giáo huấn của chư Phật cũng như của Đức Huỳnh Giáo Chủ, khi Niệm Phật hành giả cần phải có đủ ba yếu tố như sau:

1/- Tin sâu,
2/- Nguyện thiết,
3/- Hành chuyên.

Tin: Là lòng tin, tin tha thiết có thế giới Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà, tin chơn chánh để hành trì, để hi vọng được thoát khỏi thế giới Ta bà, luân hồi, khổ đau nầy. Một niềm tin mãnh liệt để diệt trừ Ma đạo, niềm tin vững chắc để diệt trừ thập ác, một niềm tin tuyệt đối giúp chúng ta đạt được quả vị Phật.

Nguyện: Là nguyện ước, là ước muốn được thoát khỏi thế giới đầy tội lỗi do loài người hung ác tạo thành, thế giới đầy khổ đau, chồng chất, xuống xuống, lên lên, vay trả không ngừng nghỉ, luân hồi, tái sanh vô tận của con người. Nguyện vẹn Tứ Ân, hành Bát Chánh Đạo, gìn giữ Tám Điều Răn Cấm của Tôn Sư. Nguyện được vào cõi Tịnh độ, Cực lạc vui hóa sanh hoa sen, nguyện suốt cuộc đời niệm A Di Đà Phật, tưởng nhớ tới Phật để được về thế giới Tây phương Cực lạc để hưởng sự nhàn vui, chứng quả vô sanh bất thối, tiếp tục tu hành trở lại cứu vớt chúng sanh.

Hành: Chúng ta muốn thực hiện hai điều trên, tin và nguyện, thì bắt buộc chúng ta phải hành trì, phải thực hành nghiêm túc bốn đại đức của Phật là Từ, Bi, Hỉ, Xả, tưởng nhớ tới Phật, tha thiết mỗi giây mỗi khắc phải nằm lòng sáu chữ “Nam Mô A Di Đà Phật” là biểu thị cho Pháp môn Tịnh độ… Hành thập thiện để trừ thập ác, hành sử tất cả những phương cách để ứng dụng trong việc tu hành mà chúng ta đã được sự giáo hóa rất là kỹ lưỡng của Đức Tôn Sư kính yêu của chúng ta.

Nói tóm lại có tin sâu mới có nguyện thiết, có nguyện thiết mới có hành chuyên, ba việc nầy phải tác động hỗ tương nhau để đạt đỉnh của niệm Phật vãng sinh. Chúng ta phải tin tưởng một cách tuyệt đối với lời chỉ dạy quí báu của Đức Tôn Sư, cùng nắm tay nhau trên con đường dài, một con đường duy nhứt kỳ diệu, hành trình về cõi Tây phương Cực lạc, cõi Tịnh độ, một nơi chốn bình an trường tồn mà tất cả chúng sanh phải kiên trì vững bước vì Đức Phật A Di Đà và Đức Tôn Sư của chúng ta, đang dõi mắt đợi chờ tiếp dẫn những bước chân giải thoát, đến từ những chúng sanh, từ những tín đồ của Ngài, những tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo thương yêu…
   
  Kỷ niệm nhân mùa Vía Đức Phật A Di Đà 12/20

ÂN ĐẤT NƯỚC TRONG GIÁO LÝ PHẬT GIÁO HÒA HẢO. 


Sứ mạng lâm phàm của Đức Huỳnh Giáo Chủ là để cứu độ chúng sanh trong thời kỳ đại nạn, thế nên Ngài đã hiển thị “Pháp Môn Học Phật Tu Nhân”, vì Ngài muốn cho nhân loại trở thành người hiền đức và sẽ được trọn lành, trọn sáng để dự Hội Long Hoa, được đưa sang sống đời Thượng Ngươn Thánh Đức.



th (4)
Đức Giáo Chủ PGHH

Đó là phần giáo lý, mà Ngài đã ân cần dạy cho chúng ta, với chủ trương nhập thế để chuẩn bị cho cư sĩ tại gia, phải trang nghiêm tu tiến đến giải thoát, còn về phần hành sử, thực hành, chúng ta cũng cần phải hành trọn Tứ Đại Trọng Ân trong giáo lý của Ngài:

“Nào là luân lý tứ ân,
Phải lo đền đáp xác thân mới còn.”(Quyển 3)
hay là,
“Đến ngày biển cạn non mòn,
Tứ ân đã trả chẳng còn tội căn.”(Cho Ông cò Tàu Hảo)

Những lời giáo huấn trên của Đức Tôn sư đã cho thấy cái tầm quan trọng của Tứ ân. Tứ ân là nền tảng, là căn bản, là mối chốt của người tu: 

Ân thứ nhứt của Giáo lý PGHH là Ân Tổ Tiên Cha Mẹ:

Tổ Tiên, Cha Mẹ là những người đã tạo nên “thân mạng” cho chúng ta; với công lao to tát hy sinh khổ cực trăm bề để nuôi dưỡng chúng ta lớn khôn nên người. Chúng ta phải lo đáp đền ân sâu nặng nầy mới trọn đạo làm người, lúc cha mẹ còn sống cũng như đã qua đời. Chính Đức Phật cũng dạy ân đức cha mẹ khó đền đáp, dù các con có báo hiếu bằng cách cắt thịt da dâng cho cha mẹ lúc cha mẹ đói khát cũng không đáp được công ơn cha mẹ.

Về phương diện tinh thần, chúng ta cũng phải thấm nhuần cái ân thứ ba để ân cần trân trọng, đó là Ân Tam Bảo. Nhờ sự giúp đỡ của Phật Pháp Tăng, các Ngài sẽ khai mở trí óc cho ta được sáng suốt, để chúng ta hiểu về Phật Pháp, giáo lý nhiệm mầu của Phật. Chúng ta nương theo đó mà tu hành, hầu thoát khỏi bể trầm luân khổ ải, luân hồi tái sanh vô tận.

Ân Thứ Tư đã nhắc nhở cho chúng ta biết ân sâu của đồng bào nhân loại, họ là những người cùng sanh ra trên lãnh thổ quê hương của mình. Nhờ họ mà ta đã có những nhu cầu cần thiết cho cuộc sống, cũng như họ đã chở che giúp đỡ cho chúng ta những khi đau yếu, phong vũ nhiệt hàn. Ngoài ra chúng ta còn có những người khác trên thế giới nầy. Đó là nhân loại, là những người cũng đang cặm cuội, cần lao, cung phụng cho ta những vật dụng cần thiết liên quan đến đời sống hằng ngày của con người. Sáng tạo những phát minh mới về y tế, kỹ thuật, nhằm một mục đích chung, để phục vụ cho thế giới loài người... Chính vì vậy mà chúng ta cũng phải hết sức trân trọng để biết ơn đến họ là nhân loại cùng chung sống với chúng ta trên quả địa cầu nầy. 

Và đặc biệt hơn nữa ân Thứ Hai trong bốn đại trọng ân của Giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo cũng luôn nhắc nhở, hun đúc để cho tín đồ của Ngài phải ý thức một trọng trách của một công dân, để có bổn phận phải đền đáp, bảo vệ lãnh thổ mình. Đức Giáo Chủ cũng đã ân cần khuyên dạy:


Sanh ra, ta phải nhờ Tổ tiên cha mẹ, sống ta cũng nhờ đất nước quê hương. Hưởng những tất đất, ăn những ngọn rau, muốn cho sự sống được dễ dàng, giống nòi được truyền thụ, ta cảm thấy bổn phận phải bảo vệ đất nước khi bị kẻ xâm lăng giày đạp. Rán nâng đỡ xứ sở quê hương lúc nghiêng nghèo, và làm cho được trở nên được cường thạnh. Rán cứu cấp nước nhà khi bị kẻ ngoài thống trị. Bờ-cõi vững lặng thân ta mới yên, quốc-gia mạnh giàu mình ta mới ấm. Hãy tùy tài tùy sức, nỗ-lực hy-sinh cho xứ-sở. Thảng như không đủ tài lực đảm-đương việc lớn, chưa gặp thời-cơ giúp đỡ quê-hương, ta phải rán tránh đừng làm việc gì sơ-xuất đến đỗi làm cho nước nhà đau khổ, và đừng giúp sức cho kẻ ngoại địch gây sự tổn hại đến đất-nước”.


Thế nên trong thời gian đất nước bị ngoại xâm, Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng đã không quản ngại khó khăn, nguy hiểm, Ngài đã đứng ra hướng dẫn môn nhân đệ tử của Ngài, một tinh thần bất khuất, can đảm để đối phó với quân xâm lược Pháp. Thời gian ấy, Ngài cũng đã không quên mình là một công dân của đất nước bị trị, và dù đã khoác áo nhà tu, không vướng bận miền tục lụy, nhưng khi quốc gia hữu sự, Ngài tự thấy mình cũng phải có bổn phận để chống trả lại quân thù, để bảo tồn non nước Việt. Ngài đã cùng với các môn nhân đệ tử của Ngài đêm ngày băng rừng, vượt suối xông pha ngoài trận tuyến với biết bao nhiêu gian khổ để đấu tranh.

Và người ta cũng không bao giờ quên chí cả yêu nước của một vị Cứu đời, siêu xuất trần gian qua mấy dòng tâm huyết trong Sấm Thi của Ngài bài: “Riêng Tôi” 

Nhìn thấy non sông suối lệ trào,

Lòng nguyền giữ vững chí thanh cao.

Hậu thế muôn thu xét thử nào?

Lòng nầy yêu nước biết là bao?

Để trả ơn đất nước. Ngài quyết chống xâm lăng, dầu phải hy sinh tánh mạng trong bài “Tặng Chiến Sĩ Bình Xuyên”.


Ách nô lệ dân ta đà chán biết,

Nên quyết lòng nổi dậy chống xâm lăng.

Chỉ quân Tây thề một tiếng rằng:

Thà cam chết, không làm dân bị trị. 


Để nêu cao cờ độc lập, Ngài đã:


Thấy dân thấy nước nghĩ mà đau,
Quyết rứt cà sa khoác chiến bào.

Đuổi bọn xâm lăng, gìn đất nước,
Ngọn cờ độc lập, phất phơ cao. (Quyết Rứt Cà Sa)


Hòa Hảo A 

Quân Đội Nữ PGHH

Ngài luôn ý thức trọng trách của thanh niên tráng sĩ, là rường cột của nước nhà để noi theo chí hướng của tiền nhân, những anh hùng dân tộc, đã bao phen hy sinh để giành lại dãy giang sơn nước Việt. 


Mặc dầu trải qua nhiều thử thách gian truân nguy hiểm, nhưng lòng yêu nước nồng nàn của Ngài đã không sờn chí trước sự xâm lăng của quân xâm lược Pháp, để cương quyết tiếp tục cuộc tranh đấu, nguyện đền ơn đất nước. Người ta đã không quên tinh thần bất khuất kiên cường đấu tranh của Ngài để môn nhân đệ tử của Ngài ý thức được trách nhiệm của thanh niên thời binh biến, thời gian mà đất nước Việt Nam dưới ách thống trị của ngoại xâm trong Sấm Thi, bài Gọi Đoàn Chiến Sĩ:


Bắc Nam một dãy san hà,

Mồ hôi giọt máu ông cha tài bồi.

Trải qua cũng lắm hồi vận bĩ,

Rồi anh em tráng sĩ đứng lên.

Liều mình đục pháo xông tên,

Liều mình giết giặc xây nền tự do.

Tiếng roi lại bình Ngô, sát Đát,

Sử xanh còn ngào ngạt hương thơm.

Trông phường giá áo túi cơm,

Trông phường úy tử mà nhờm đi thôi.

Nay vận nước đến hồi thịnh thái,

Chí anh hùng ta hãy noi gương.

Một mai nước được phú cường,

Tấm thân tráng sĩ cột rường nhà Nam.


Vì tình thế cấp bách của vận nước, Ngài luôn kêu gọi tinh thần đấu tranh của cả đồng bào, nhất là môn nhơn đệ tử của Ngài và Ngài cũng dấn thân vào cuộc tranh đấu chống ngoại xâm, quyết quét sạch quân thù, bồi đắp non sông nước Việt, nêu cao tinh thần quật cường của một giống nòi liệt oanh. Chúng ta hãy nghe tiếng lòng của Ngài trong Sấm Thi bài: “Chí Nam Nhi”.

 
Khí thiêng liêng sông núi nhiệm mầu,

Un đúc giống anh hùng vang bốn bể.

Gương sáng ấy soi chung hậu thế,

Anh em ơi! theo dõi gót cùng ta.

Ra tay quét sạch san hà,

Ra tay bồi đắp nước ta hùng cường.

 
Muốn cho nhân loại chúng sanh nhanh chân bước vào Hội Long Hoa, trong thời kỳ hoại diệt. Ngài nhận thấy trong các hạnh thi thiết cứu đời, chỉ có hạnh vô úy là hạnh cao nhất, nên Ngài đã phương tiện tạo ra Bộ đội Nguyễn Trung Trực, đảng chính trị Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng. Đây cũng là một cơ hội hiếm có để rèn luyện cho người tu hành, ý thức được trách nhiệm của mình, của mỗi công dân để tự lập lấy thân danh trong giai đoạn đất nước Việt Nam đang ngã nghiêng, để cùng đứng lên hy sinh xương máu giành độc lập tự do cho đất nước. Ngài cũng luôn nhắc nhở toàn thể tín đồ của Ngài: “Một câu luân lý tứ ân” hầu lập lấy công danh để xứng đáng là người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, cũng để đền trả “Ân Đất Nước” mà phàm con người ai ai cũng phải đã thọ ngay từ lúc mới chào đời, để không bao giờ quên lời vàng ngọc của Tôn Sư trong Sấm Thi của Ngài bài “Để Chơn Đất Bắc”.

 Viet nam Dan Chu Xa hoi dang.

Cuộc biến động nay mai nguy ngập,

Một hội nầy rán lập thân danh.

Kìa kìa các bực công khanh,

Miễu son tạc để đành rành chẳng sai.
Đất với nước hậu lai vinh diệu,
Đạo lo tròn yểu điệu tấm thân.

Một câu luân lý tứ ân,
Ta đừng phai lợt phong thần bảng ghi.


Theo Đức Huỳnh Giáo Chủ, lập quân đội hay tham gia vào hàng ngũ của quân đội là để làm tròn nghĩa vụ đối với đất nước, một ân trọng trong Tứ Đại Trọng Ân mà người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo phải thi hành đúng với pháp môn Học Phật Tu Nhân phải lo đền đáp trước nhất. Một nghĩa vụ của con dân đối với đất nước.


Ngoài việc thành lập quân đội để chống xâm lăng, Đức Huỳnh Giáo Chủ còn thành lập chánh đảng để tranh đấu, thực hiện mục tiêu chính trị, để xây dựng nước Việt Nam “Công bình, nhân đạo, một nước Việt Nam tương xứng với các nước dân chủ trên thế giới” mà chính trị là mục tiêu, còn quân sự là phương tiện để đến mục tiêu. Chính vì vậy mà Ngài đã kêu gọi các nhà trí thức yêu nước thành lập Đảng chính trị để lãnh đạo đường lối tranh đấu, lãnh đạo quân đội chống xâm lăng cứu nước. Chính trị thủ lấy một vai trò quan trọng cho cuộc kháng chiến muốn thành công, khi đã hoàn thành quân sự xong, chúng ta cũng cần có một giai đoạn xây dựng đất nước sau những đổ vỡ tàn phá của chiến tranh, hay để tái thiết lại quốc gia. Chính vì vậy mà hành động chính trị luôn luôn phải trường kỳ. Một lý do chánh cho việc thành lập Đảng chính trị “Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng”.

Vì lợi ích của muôn dân cho nên Đảng chính trị Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng đã không ngừng hoạt động từ năm 1947 cho đến cuối tháng 4 năm 1975 trong lập trường chủ trương xây dựng trên nền tảng tự do, dân chủ và đạo đức.

Chúng ta hãy nhớ lại ý nghĩa và lập trường chính trị của Đức Giáo Chủ đã nói với Ông Hồn Quyên, báo Nam Kỳ phát hành ngày 29 tháng 11 năm 1946 như sau:

Ông Hồn Quyên hỏi: Xin Ông cho biết lý tưởng chính trị của Ông có liên quan với giáo lý nhà Phật không ?
Ngài đáp: “Theo sự nhận xét của tôi, về giáo lý nhà Phật do nơi Đức Thích Ca Mâu Ni Phật đã khai sáng, lấy chủ nghĩa từ bi bác ái đại đồng đối với tất cả chúng sanh làm nồng cốt, thì tôi nhận Ngài là một nhà cách mạng triệt để về tư tưởng, vì những câu: “Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh” và “Phật cũng đồng nhứt thể bình đẳng với chúng sanh”. Đã có những sự bình đẳng về thể tánh như thế mà chúng sanh còn không bằng được Đức Phật, là do nơi trình độ giác ngộ của họ không đồng đều, chớ không phải họ không tiến hóa ngang hàng với Đức Phật được, nếu trong cõi nhơn gian nầy còn có chúng sanh tiên tiến áp bức những chúng sanh lạc hậu thì là một việc trái hẳn với những giáo lý chơn chánh ấy. Giáo lý đó Đức Thích Ca Mâu Ni không áp dụng được một cách thiết thực trong đời của Ngài là do hoàn cảnh xã hội Ấn Độ xưa không thuận tiện. Ngày nay trình độ tiến hóa của nhơn loại đã tới một mức khả quan, đồng thời với tiến bộ về khoa học thì ta có thể thực hành giáo lý ấy để thiệt hiện một xã hội công bằng và nhơn đạo. Thế nên với cái tâm hồn bác ái, từ bi mà tôi đã hấp thụ, tôi sẽ điều hòa với phương pháp tổ chức Xã hội mới, để phụng sự một cách thiết thực đồng bào và nhơn loại”.

Và rõ hơn Ngài xác nhận :

“Đối với toàn thể tín đồ PGHH, tôi vẫn không quên rằng tôi là một đệ tử trung thành của Đức Phật Thích Ca, tôi tin chắc rằng, giáo lý giải thoát chúng sanh chẳng những được truyền bá ở thiền lâm mà còn phải thực hiện trên đường chính trị”.

Là bậc Giác ngộ, Đức Huỳnh Giáo Chủ đã nhận thấy bước tiến của nhân loại, cho nên Ngài chuẩn bị cho Việt Nam có đủ điều kiện để đóng lấy vai trò siêu đẳng của mình trong cái xã hội Thánh đức an lạc cho ngày mai.

Chúng ta rất là may mắn, gặp hồi nước nhà nguy khốn, được có chư Phật, Thánh lâm phàm dìu dắt, trao phương tiện thực hành hạnh vô úy thí. Có nhận thức được chí nguyện cứu độ của Đức Huỳnh Giao Chủ đối với chúng sanh, nhứt là tín đồ của Ngài, đã trực tiếp đặt mình dưới sự lãnh đạo của Ngài, mới hiểu được hết ý nghĩa việc Ngài thành lập Bộ đội Nguyễn Trung Trực, Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng cũng đủ thấy lòng yêu nước và ý chí chống xâm lăng của Ngài thật là tha thiết và cương quyết.

Đức Huỳnh Giáo Chủ mặc dù ở địa vị Giáo chủ, siêu xuất trần gian, nhưng Ngài vẫn phương tiện gánh vác việc nước để làm gương cho môn nhân đệ tử noi theo, Ngài đã lập thêm hạnh: Đền nợ nước, rửa thù Tổ Tiên, cho nên Ông Thanh Sĩ là đại đệ tử của Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng có những dòng ai cảm cho những ân đức của Ngài như sau:
 
 Xuống dương thế cốt ban ân,
 Ân kia chưa mãn mà thân xa mù.
 Trước đem đạo khuyến người tu,
 Sau đền nợ nước rửa thù Tổ Tiên.
 Ân ấy mãn mới lành duyên,
 Ngày sau nhà Phật, cửa tiên được về.


Lê Yến Dung (Garden Grove ngày 25/11/2020).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Các thành viên trong đại gia đình của dòng họ Kennedy phần lớn đã xa lánh chiến dịch tranh cử tổng thống của Robert F. Kennedy Jr., gọi nó là nguy hiểm và chính thức ủng hộ việc Tổng thống Biden tái tranh cử. Dòng họ Kennedy đã đưa ra sự chứng thực chính thức và nhấn mạnh vào thứ Năm, Politico đưa tin, xuất hiện cùng Biden vào thứ Năm tại Philadelphia.
Trung tâm chiếu khán Quốc gia (NVC) là một bộ phận của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Đây là trung tâm duyệt xét tất cả các đơn xin chiếu khán di dân cho những người sống bên ngoài Hoa Kỳ. NVC duyệt xét các đơn xin chiếu khán di dân theo diện gia đình đối với các đơn đã được Sở Di Trú chấp thuận. NVC cũng thực hiện việc thanh toán phí, thu thập giấy tờ và cung cấp dịch vụ khách hàng cho đương đơn. Sau khi quá trình duyệt xét ở NVC hoàn tất, họ gửi hồ sơ đã được phê duyệt đến lãnh sự quán Hoa Kỳ để tiếp tục quy trình duyệt xét.
Hiệp Hội Pháp Huy Công lý Người Mỹ gốc Á Nam California (AJSOCAL) đã công bố gói lập pháp năm 2024, bao gồm 04 ưu tiên nâng cao cộng đồng gốc Á. Các ưu tiên này nhằm mục đích tăng cường lực lượng lao động song ngữ, giáo dục những người lao động có trình độ Anh ngữ hạn chế về quyền lao động, cung cấp nghiên cứu về nạn buôn người và chấm dứt phương thức tuyển sinh truyền thống ở các trường đại học tư ở California.
– Vào trưa ngày Thứ Năm 11 tháng 4 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với tổ chức Truyền Thông Gốc Phi California (California Black Media) đã có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là để giới thiệu về những đặc điểm ưu việt của chương trình Medi-Cal mở rộng. EMS dự định sẽ có 6 buổi họp báo về chủ đề này, nhằm nâng cao nhận thức của các cộng đồng sắc tộc về những cải tiến gần đầy của Medi-Cal.
Tòa Bạch Ốc đã chỉ đạo NASA thiết lập một tiêu chuẩn thời gian thống nhất cho Mặt Trăng và các hành tinh khác trong thái dương hệ. Trong tình hình ngày càng có nhiều quốc gia và công ty tư nhân tham gia vào cuộc đua khám phá Mặt Trăng, Hoa Kỳ đang muốn thiết lập các quy chuẩn quốc tế cho những hoạt động trong không gian vũ trụ.
Quốc Hội đang xúc tiến nỗ lực buộc ByteDance, công ty mẹ của TikTok tại Trung Quốc, phải bán lại ứng dụng mạng xã hội phổ biến này hoặc đối mặt với lệnh cấm ở Hoa Kỳ. Hạ Viện đã lên lịch biểu quyết vào thứ Bảy tuần này, và một nghị sĩ Dân Chủ hàng đầu tại Thượng Viện cũng đã lên tiếng ủng hộ biện pháp này, theo Reuters.
Theo Giám đốc FBI Christopher Wray, các tin tặc có liên kết với chính phủ Trung Quốc đã xâm nhập vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Hoa Kỳ, và đang chờ đợi “thời cơ thích hợp để giáng một đòn tàn khốc,” theo Reuters.
Tại Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ đã ngăn chặn Hội Đồng Bảo An thông qua quy chế thành viên của nhà nước Palestine bằng quyền phủ quyết, theo Reuters.
Canada: Sáu người đã bị bắt trong vụ trộm vàng trị giá hàng chục triệu đô la năm ngoái tại Sân bay Quốc tế Pearson ở Toronto, theo lời cảnh sát Canada và Mỹ cho biết hôm thứ Tư. Cảnh sát cũng đã ra lệnh truy nã ba người khác. Tất cả 9 nghi phạm đã bị truy tố tội trộm với hơn 19 tội danh.
EMS cảnh báo khuynh hướng xã hội ngày nay xem người gầy như một chuẩn mực, dẫn đến tâm lý sợ hãi cơ thể mập một cách thái quá, đặc biệt đối với phụ nữ và thanh thiếu niên.
Trong phiên tòa hình sự xét xử vụ chi tiền bịt miệng tài tử khiêu dâm, các công tố viên muốn thẩm vấn Donald Trump về các vụ kiện dân sự mà cựu Tổng thống bị cáo buộc gian lận và lạm dụng tình dục, nếu ông quyết định cho lời khai trước tòa, theo Reuters.
Thượng Viện với đa số Đảng Dân Chủ đã bác bỏ các cáo buộc luận tội đối với Bộ trưởng Nội An Alejandro Mayorkas, đặt dấu chấm hết cho nỗ lực mà các nghị sĩ Đảng Cộng Hòa đã khởi xướng từ nhiều tháng trước, theo Reuters.
kính mời quí đồng hương tham dự buổi nói chuyện với các vị tăng ni tu viện Lộc Uyển về những phương cách kết nối truyền thông trong gia đình, cải thiện liên hệ giữa cha mẹ con cái.
Biden kêu gọi Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) tăng gấp ba lần mức thuế 7,5% hiện tại đối với thép và nhôm nhập cảng từ Trung Quốc, với lý do TQ cạnh tranh không công bằng đối với công nhân Mỹ từ “các sản phẩm thay thế giá rẻ giả tạo của Trung Quốc được sản xuất với lượng khí thải cao hơn”.
Một ủy ban Quốc Hội đã điều tra và phát hiện ra rằng Trung Quốc đang trực tiếp tài trợ sản xuất các tiền chất của fentanyl để bán ra nước ngoài, và khiến cho cuộc khủng hoảng opioid ở Hoa Kỳ thêm phần trầm trọng. Kết quả điều tra được công bố hôm thứ Ba (16/4), đã vạch trần những động cơ của Bắc Kinh đằng sau việc tiếp tay sản xuất ra các loại hóa chất độc hại này, theo Reuters.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.