Hôm nay,  

Thù Địch Đã Đến Chân?

09/12/202016:16:00(Xem: 3435)

PHAM TRAN
Phạm Trần

“Quân đội phải làm mạnh hơn nữa, bài bản hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, hiệu quả hơn nữa. Đối với những người lầm đường, lạc lối thì phải kiên trì vận động, cảm hóa, giáo dục, thuyết phục. Đối với những kẻ mượn cớ, nhân danh “góp ý” để chống đối, phá hoại thì phải kiên quyết trừng trị theo pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Đảng, kỷ luật của Quân đội.”

Đó là chỉ thị của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng, Chủ tịch nước đã đưa ra tại Hội nghị Quân chính (Quân sự và Chính trị) Toàn quân năm 2020, ngày 07 tháng 12 năm 2020, tại Hà Nội.

Nhưng thái độ gay gắt của ông Trọng trước thềm Đại hội đảng XIII có ý nghĩa gì ? Nó chỉ tập trung vào tập thể Quân đội hay cà trong Dân và Cán bộ, đảng viên ?

Nếu trong Quân đội thì nguy to. Càng nguy nan hơn nếu đã lan sang lực lượng Công an vì đảng đã khẳng định Quân đội và Công an là hai lực lượng nồng cốt bảo vệ Đảng và Tổ quốc. Nếu một trong hai mà suy thoái để “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” thì đảng lâm nguy, mất chỗ tựa lưng để tồn tại.

Do đó, khi ông Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương đã công khai nhắc nhở Quân đội “phải làm mạnh hơn nữa, bài bản hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, hiệu quả hơn nữa” trong công tác chống những ý kiến trái chiều với đảng trong đóng góp ý kiến vào các Dự thảo Văn kiện đảng khóa XIII thì vấn đề không giản dị hay chỉ có thế thôi.

Vì Tiểu ban Văn kiện đảng do ông Trọng đứng đầu không cho biết những ai, thành phần nào trong xã hội, trong đảng và trong Quân đội đã “nhân danh “góp ý” để chống đối, phá hoại “ nên nội dung chống đối không được đưa ra ánh sáng.

Việc này cho thấy đã có tình trạng “bằng mặt mà không bằng lòng” với các Dự thảo Văn kiện XIII, đặc biệt là Báo cáo Chính trị. Tuy không nói ra, nhưng qua các bài viết và phát biểu của một số người Trong Hội đồng Lý luận Trung ương và Ban Tuyên giáo trên các Tạp chí Cộng sản, Tuyên giáo và Xây dựng đảng thì có 2 vấn đề nổi bật và quan trọng nhất đã được tranh luận trong xã hội là liệu chúng có còn giá trị trong thực tế khi không còn Thế giới Cộng sản do Nga lãnh đạo nữa.

Đến nay, sau ngày khối Cộng sản Liên Sô và các nước Xã hội Chủ nghĩa Đông Âu tan rã từ 1989 đến 1991, tuy chủ nghĩa Cộng sản vẫn còn trên giấy, nhưng trên Thế giới chỉ còn lại 4 nước bám lấy cái phao của Chủ nghĩa thoái trào và sắt máu này. Đó là Trung Cộng, Việt Nam, Bắc Triều Tiên và Cuba với mỗi nước theo một phiên bán “chệch hướng khác nhau” cho phù hợp với hoàn cảnh mỗi quốc gia với mục đích duy nhất là quyền dân phải nằm trong tay đảng, và nhà nước phải nắm toàn diện và chỉ huy kinh tế để xiết dạ dầy dân vào mục tiêu chính trị.

Hai vấn đế cốt lõi của đảng CSVN là:

1.- Tiếp tục kiên định xây dựng đất nước dựa tr6en nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.- Tiếp tục theo đuổi chủ trương làm Kinh tế Thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.

Ý NGHĨA GÌ?

Đã có nhiều Trí thức và Đảng viên tại chức và đã nghỉ hưu có uy tín trong đảng đã chê bai hai quyết định của đảng là sai lầm và lạc hậu. Sai lầm vì Lãnh đạo Việt Nam đã không dám từ bỏ Chủ nghĩa Mác Lênin vì Trung Cộng vẫn còn theo đuổi nó qua tên gọi mới là “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”.

Báck khoa Toàn thư mở giải thích: ”Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc “là hệ tư tưởng chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc dựa trên chủ nghĩa xã hội khoa học. Ý thức hệ này hỗ trợ việc tạo ra một nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa chi phối bởi các khu vực công vì Trung Quốc đang trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội. Chính phủ Trung Quốc cho rằng Trung Quốc không từ bỏ chủ nghĩa Mác nhưng đã phát triển nhiều thuật ngữ và khái niệm của lý thuyết Mác-xít để hàm chứa hệ thống kinh tế mới. Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng chủ nghĩa xã hội là tương thích với các chính sách kinh tế. Trong tư tưởng của Cộng sản Trung Quốc hiện nay, Trung Quốc đang trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội-một quan điểm giải thích các chính sách kinh tế linh hoạt của chính phủ Trung Quốc để phát triển thành một quốc gia công nghiệp hóa.
Bắt đầu từ cuối năm 1978 các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tiến hành cải tổ nền kinh tế từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung kiểu Xô viết sang nền kinh tế hướng thị trường hơn nhưng vẫn trong khuôn khổ kiểm soát của Đảng. Theo mục tiêu này, chính quyền đã chuyển sang cơ chế khoán trong nông nghiệp thay cho hình thức hợp tác xã, tăng quyền hành đối với cán bộ địa phương và lãnh đạo các nhà máy trong công nghiệp, cho phép hoạt động đối với một loạt các doanh nghiệp cỡ nhỏ trong các ngành dịch vụ và sản xuất nhỏ, và mở cửa nền kinh tế cho ngoại thương và đầu tư nước ngoài. Các chính sách kiểm soát giá cả cũng được nới lỏng. Kết quả là nền kinh tế Hoa Lục đã chuyển từ một nền kinh tế mệnh lệnh sang hình thức kinh tế hỗn hợp, dung hòa giữa sở hữu tư nhân và nhà nước tạo nên một thứ chủ nghĩa tư bản nhà nước mang đặc trưng của Trung Quốc.”

Vậy đảng Cộng sản có bắt chước làm theo Trung Cộng không ?
Từ mấy chục năm qua, không biết bao nhiêu lần Trí thức và Đảng viên có uy tín trong đảng cả tại chức hay đã nghỉ hưu đều đồng thanh kêu gọi đảng “phải đổi mới chính trị”, từ bỏ Chủ nghĩa giáo điều và lạc hậu Mác Lênin và phần tư tưởng Cộng sản của Hồ Chí Minh, nhưng giữ lại “tư tưởng dân tộc” của ông Hồ để tạo bước đi mới trong xây dựng đất nước trên nền tảng dân chủ và tự do.

Ba trong số Trí thức và công thần nổi tiếng của Chế độ là Trung tướng Trần Độ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị khóa đảng VI Trần Xuân Bách và Nhà tư tưởng Hoàng Minh Chính cũng đã khuyên đảng theo gương Tổng Bí thư, Chủ tịch Nhà nước Nga Mikhail Gorbachev để chấp nhận “đa nguyên”, “đa đảng” nhưng bị lên án và kỷ luật tồi tệ.

Để rồi, từ thời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (Khóa đảng VI) cho đến bây giờ, khóa đảng XII với ông Nguyễn Phú Trọng, một người giáo điều và bảo thù hàng đầu, đã kéo cả đảng và nhà nước vào con đường lạc hậu và chậm tiến, khiến đất nước và nhân dân đã nghèo càng tụt hậu và chậm tiến hơn bao giờ hết.

TỪ CƯƠNG LĨNH ĐẾN HIẾN PHÁP


Bằng chứng tụt hậu đã ghi trong Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ Qúa độ lên Xã hội Chủ nghĩa (Bổ sung, Phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm 2013.

Cương lĩnh viết:”Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi.


Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. ”Về Kinh tế, đảng chủ trương:”Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển. Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng ngày càng phát triển. Các yếu tố thị trường được tạo lập đồng bộ, các loại thị trường từng bước được xây dựng, phát triển, vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa.”

Trong khi Hiến pháp tu chính năm 2013, chỉ đáng giá là một “bản sao” của Cương lĩnh đảng vì nội dung giống nhau. Điều này chứng minh, dù nhà nước đã cải chính, đảng đã nắm mọi quyền hành ở Việt Nam. Mọi quyết định đều trong tay đảng. Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tuy được bầy vẽ có bầu, nhưng dân lại bỏ phiếu cho người của đảng đưa ra thì khác gì nước đổ lá khoai ?
Hãy đọc Điều 4 Hiến pháp năm 2013 để thấy Đảng đã chiếm quyền dân như thế nào, theo đó họ viết:” Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”

Trong lĩnh vực Kinh tế, Điều 51 Hiến pháp quy định:

1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.

3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.

CHỐNG ĐA NGUYÊN-ĐA ĐẢNG

Trong khi đảng nhiều lần tuyên bố “Việt Nam không cần và không chấp nhận chế độ đa đảng”, nhưng ai cho phép đảng tự tung tự tác như thế ?

Tuyên giáo đảng, đội ngũ chuyên nghề tuyên truyền và đổi trắng thay đen như cơm bữa đã cương giọng như thế này:”Từ sau năm 1975 đến nay, nền chính trị nhất nguyên, với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng được củng cố, phát triển toàn diện, đã một lần nữa khẳng định tính tất yếu khách quan: Đảng Cộng sản Việt Nam độc tôn lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà không cần sự tồn tại của nhiều đảng. Với bản lĩnh, trí tuệ, “là đạo đức, là văn minh”, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, đưa nước ta từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, vượt qua khủng hoảng gay gắt về kinh tế - xã hội, trở thành một quốc gia đang phát triển hết sức năng động. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện; dân chủ xã hội chủ nghĩa được mở rộng; quốc phòng, an ninh được giữ vững; văn hoá, xã hội có nhiều bước phát triển; vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được nâng cao trong khu vực và trên trường quốc tế.”

Sau đó, Tuyên giáo lại vênh váo:” Như vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, đạt được những tiêu chí cao nhất trong hoạt động chính trị của một đảng cầm quyền (dù là chế độ đa đảng hay một đảng đều phải hướng tới vấn đề cốt tử nhất), đó là: chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng, văn hoá, xã hội phát triển bền vững, an sinh xã hội được bảo đảm. Chính thực tiễn này đã khẳng định, ở Việt Nam hiện nay không cần đa đảng và cũng đúng với nhận định của đồng chí Nguyễn Phú Trọng: “Ở Việt Nam chưa thấy sự cần thiết khách quan phải có chế độ đa đảng, ít nhất cho đến bây giờ” (theo Tuyên Giáo, ngày 21/07/2018)


AI PHÁ AI?


Mới đây, trong 3 Hội nghị với đảng Ủy Công an, Đảng ủy Quân đội và Ngành Quân chính (quân sự-chính trị) trong Quân đội, ông Nguyễn Phú Trọng đã liên tiếp kêu gọi toàn quân, toàn đảng phải: “Tiếp tục đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch hòng chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ, Quân đội ta. Đấu tranh chống các biểu hiện cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, giảm sút niềm tin, mơ hồ, mất cảnh giác; không để suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.” (Trích Diễn văn tại Hội nghị Quân chính Toàn quân năm 2020)

Ngoải ra ông còn cảnh giác rằng:”Tình hình thế giới, khu vực có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó đoán định, đặc biệt do tác động mạnh của đại dịch Covid-19. Cạnh tranh chiến lược, chủ nghĩa cường quyền nước lớn, chủ nghĩa bảo hộ, chiến tranh thương mại gia tăng; sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; xung đột vũ trang xảy ra ở một số nơi trên thế giới, hoạt động khủng bố, an ninh mạng, vấn đề trên Biển Đông và an ninh phi truyền thống đã và đang đặt ra những thách thức lớn đối với cộng đồng quốc tế trong đó có nước ta….Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Hướng tới năm 2021, ông Nguyễn Phú Trọng cảnh báo:” Năm 2021 là năm mở đầu cho một thập kỷ mới, cho một thời kỳ phát triển mới của đất nước; năm diễn ra Đại hội XIII của Đảng, bầu cử Quốc hội khóa XV và hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2020; năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp. Tình hình an ninh chính trị thế giới, khu vực sẽ còn có những diễn biến phức tạp, khó lường. Ở trong nước, thời cơ, thuận lợi là cơ bản, nhưng cũng còn nhiều khó khăn, thách thức. Các thế lực thù địch sẽ còn đẩy mạnh các hoạt động “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội; tình hình thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu; hoạt động của các loại tội phạm sẽ còn có những diễn biến bất thường... Những vấn đề đó chắc chắn sẽ tác động trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ của Quân đội.”

Cuối cùng ông ra lệnh Quân đội phải :”Tập trung xử lý có hiệu quả một số vấn đề biển, đảo, biên giới, nhất là các tình huống trên Biển Đông, tuyến biên giới và vùng biển Tây Nam, các quan hệ quốc tế, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Quân đội tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn; không được để xảy ra bị động, bất ngờ….Phối hợp chặt giữa Quân đội với Công an và các lực lượng chức năng khác để chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hành động chống phá của các thế lực thù địch.”

Sự thể ông Nguyễn Phú Trọng phải nói đi nói lại nhiều lần điều được gọi là “âm mưu và hành động” chống đảng của “các thế lực thù địch” trong một bài Diễn văn trước Quân đội và Công an, chỉ có thể hiểu là chuyện chống đảng không lẻ loi và đơn giản.
Nhưng khi ông Nguyễn Phú Trọng và Ban Tuyên giáo đảng không dám nêu đích danh những “thế lực thù địch” là ai, ở đâu trong dân, trong đảng hay từ nước ngoài chui vào phá hoại thì chẳng lẽ chỉ có ông Trọng và ông Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Tuyên giáo nhìn thấy và biết rõ tông tích những kẻ phản trắc là ai, nhưng lại giấu kín để làm con bài tẩy tại Đại hội đảng XIII chăng ?

Hay là hai ông lại chơi trò kẻ tung người hứng để hù họa đồng chí với nhau cho bõ ghét ? Nhưng nếu lại là chuyện thật trăm-phần-trăm thì qủa là “thù địch” đã đến chân rồi đấy. -/-

Phạm Trần
(12/020)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
Mười năm, 20 năm, và nhiều hơn nữa, khi lịch sử kể lại buổi chuyển giao quyền lực hứa hẹn một triều đại hỗn loạn của nước Mỹ, thì người ta sẽ nhớ ngay đến một người đã không xuất hiện, đó là cựu Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama.
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
Trật tự thế giới là một vấn đề về mức độ: nó thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các yếu tố công nghệ, chính trị, xã hội và ý thức hệ mà nó có thể ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực trong toàn cầu và ảnh hưởng đến các chuẩn mực. Nó có thể bị thay đổi một cách triệt để bởi các xu hướng lịch sử rộng lớn hơn và những sai lầm của một cường quốc. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, và gần một năm trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã tuyên bố về một "trật tự thế giới mới". Hiện nay, chỉ hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, đã tuyên bố rằng "trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1945". Nhưng "trật tự thế giới" là gì và nó được duy trì hoặc phá vỡ như thế nào?
Hãy bắt đầu niềm tin này với câu nói của John Kelly, tướng thủy quân lục chiến hồi hưu, cựu Bộ trưởng Nội an, cựu chánh văn phòng của Donald Trump (2018): “Người phát điên vì quyền lực là mối đe dọa chết người đối với nền dân chủ.” Ông phát biểu câu này tại một hội nghị chuyên đề về nền Dân chủ ở Mount Vernon vào tháng 11/2024, ngay tại ngôi nhà của George Washington, vị tổng thống đầu tiên, người mở ra con đường cho nền dân chủ và tự do của Hoa Kỳ. Không đùa đâu! Tướng Kelly muốn nói, những người phát điên vì quyền lực ấy có thể giữ các chức danh khác nhau, thậm chí là Tổng Thống, nhưng trong thâm tâm họ là bạo chúa, và tất cả các bạo chúa đều có cùng một đặc điểm: Họ không bao giờ tự nguyện nhượng quyền lực.

LTS: Mời quý vị nghe bài phát biểu của Dân Biểu Liên Bang Derek Trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ sáng thứ Ba 29 tháng Tư, 2025 về Dấu Mốc 50 Năm Tháng Tư Đen.



***
Kính thưa Ngài Chủ Tịch Hạ Viện, 

Hôm nay tôi xin được phép phát biểu trong vài phút để chia sẻ một điều rất quan trọng đối với cộng đồng người Việt hải ngoại.

Tháng Tư Đen – không chỉ là một ngày buồn trong lịch sử, mà còn là dấu mốc nhắc nhở chúng ta về một ngày tang thương, khi chúng ta mất tất cả – mái ấm, quê hương, cuộc sống, và cả tương lai ở mảnh đất mà ta từng gọi là tổ quốc.

Cách đây 50 năm, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam rơi vào tay chế độ cộng sản. Khi đó, Mỹ đã di tản khoảng 6.000 người, bao gồm cả người Mỹ và người Việt, đến nơi an toàn. Rồi hàng trăm ngàn người Việt khác cũng lần lượt vượt biển ra đi, không biết phía trước là gì, chỉ biết phải rời đi để tìm sự sống.

Những người còn ở lại đã phải chịu cảnh sống ngày càng khắc nghiệt dưới chế độ cộng sản. Nhiều người bị đưa vào trại cải tạo – không chỉ mất nhà cửa, mà mất cả tự do, nhân phẩm, và không ít người mất luôn cả mạng sống.

Đây là một ngày đau buồn. Một ngày để chúng ta tưởng niệm, suy ngẫm, và để nhìn lại tất cả những gì đã mất.

Có hơn 58.000 lính Mỹ và hơn 250.000 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh. Những người này đã chiến đấu và ngã xuống vì tự do. Họ xứng đáng được chúng ta biết ơn mãi mãi. Chúng ta tưởng niệm không chỉ những người lính, mà còn hàng triệu người dân vô tội đã chết trong chiến tranh, những người bị đàn áp sau ngày 30 tháng 4, và những người bỏ mạng trên biển trong hành trình vượt thoát.

Chúng ta có trách nhiệm sống xứng đáng với sự hy sinh của họ — bằng cách sống trọn vẹn và sống có ý nghĩa trong cuộc đời mới này.

Tôi là một trong hàng trăm ngàn người Mỹ gốc Việt được sinh ra trong những gia đình tị nạn – những người cha, người mẹ ra đi tay trắng, chỉ mang theo niềm hy vọng. Nhưng họ không để hành trình khổ cực ấy định nghĩa cuộc đời mình ở Mỹ. Họ xây dựng cộng đồng mạnh mẽ, thành công, và luôn giữ gìn bản sắc, lịch sử dân tộc.



Và hôm nay, sau 50 năm, chúng ta không chỉ tưởng niệm mà còn tự hào về những gì cộng đồng người Việt đã làm được. Từ tro tàn chiến tranh, chúng ta đã đứng dậy và vươn lên.

Chúng ta có những người gốc Việt làm tướng, đô đốc trong quân đội Mỹ, có nhà khoa học đoạt giải thưởng lớn, doanh nhân thành công, giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ – ở mọi lĩnh vực. Từ người tị nạn, chúng ta đã viết nên câu chuyện thành công chỉ trong vòng năm mươi năm.

Nhiều người trong số họ là con em của thuyền nhân – hoặc chính là những người vượt biển. Họ là minh chứng sống động cho tinh thần không chịu khuất phục, không ngừng vươn lên của người Việt.

Riêng tôi, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên đại diện cho cộng đồng Little Saigon ở Quận Cam trong Quốc Hội. Tôi rất vinh dự và cảm thấy trách nhiệm nặng nề khi mang theo câu chuyện lịch sử của chúng ta. Little Saigon – nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất thế giới – là biểu tượng sống động cho nghị lực, cho hy vọng, và cho tinh thần vượt khó.

Tôi nối bước những người đi trước – những lãnh đạo người Việt ở California và khắp nước Mỹ – những người đã mở đường để thế hệ chúng tôi có thể tiếp bước. Tôi là người thứ ba gốc Việt được bầu vào Quốc hội, sau Dân biểu Joseph Cao ở Louisiana và Nữ dân biểu Stephanie Murphy ở Florida. Tôi không quên rằng mình đang tiếp nối di sản mà bao người đã hy sinh để giữ gìn.

Mỗi ngày, tôi đều nhắc mình rằng: Chúng ta phải giữ gìn câu chuyện này, phải kể lại trung thực, để không ai – kể cả chế độ cộng sản – có thể viết lại lịch sử của chúng ta.

Tôi mong các đồng nghiệp trong Quốc Hội hãy cùng tôi không chỉ tưởng nhớ những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, mà còn tôn vinh tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy vinh danh các cựu chiến binh – cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa – những người đã hy sinh cho tự do.

Và trong ngày kỷ niệm đau thương này, hãy cùng nhau nhắc lại cam kết: giữ vững các giá trị quan trọng nhất – dân chủ, nhân quyền, và khát vọng sống tự do.

Xin cảm ơn quý vị, tôi xin kết thúc phần phát biểu.

Derek Trần

DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.