Hôm nay,  

Nguyễn Du và Xuân Trong Truyện Kiều

24/01/202000:00:00(Xem: 5587)
Hinh chinhTu-Duyen-09---Cung-nhau-trot-da-nang-loi
Tranh lụa Tú Quyên

 

Trong năm 2020, thế giới sẽ chào mừng 250 năm ngày sinh của Ludwig van Beethoven (1770-1827) trong khi người Việt Nam chúng ta thì nhớ tới Nguyễn Du, đã tạ thế đúng 200 năm về truớc.

 

Tùy duyên phận của mình, mỗi người có thể nhớ Nguyễn Du một cách. Dòng họ thuộc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, Nguyển Du lại sinh tại Thăng Long, năm 1765, dù có nơi ghi theo một bản gia phả là ngày 23 Tháng 11 năm Ất Dậu, ứng vào ngày ba Tháng Giêng năm 1766. Nguyễn Du có tên tự là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, lấy hai biệt hiệu là Hồng Sơn Liệp Hộ và Nam Hải Điếu Đồ.

 

Nguyễn Du là nhà thơ không có hạnh phúc. Cuối đời, ông bị bệnh, sai người nhà sờ tay chân, nói rằng đã lạh. Ông buông một câu “được”. Rồi nhắm mắt ra đi…

 

Được coi là một đại thi hào của dân tộc, Nguyễn Du để lại gần 250 bài thơ chữ Hán trong các bộ Thanh Hiên Thi Tập, Nam Trung Tạp Ngâm và Bắc Hành Tạp Lục và nhiều bài thơ chữ Nôm như Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh (Văn Chiêu Hồn), Thác lời trai Phường Vải, Văn tế hai cô gái làng Trường Lưu.

 

Nhưng nổi bật nhất là Đoạn Trường Tân Thanh, được dân ta gọi là Truyện Kiều.

 

Văn học Việt Nam góp mặt cùng văn học thế giới với Truyện Kiều, là tác phẩm được phiên dịch nhiều nhất sang các ngoại ngữ, như Pháp, Anh, Nga, Nhật, v.v… tổng cộng hơn 30 bản dịch kể từ năm 1884 cho tới sau này. Và năm 2013, UNESCO là Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn học của Liên Hiệp Quốc tôn vinh Nguyễn Du là Danh nhân Văn hóa  của Thế giới.

 

Truyện Kiều (Đoạn Trường Tân Thanh) với 3.254 câu thơ lục bát được cho là tác phẩm văn chương kinh điển nhất của văn học VN, với nội dung dựa trên một tiểu thuyết Tầu có tên là Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (có bản ghi là Thanh Tâm Tài Tử). Nguyễn Du đã lấy một tiểu thuyết chữ Hán viết lại thành truyện thơ bằng chữ Nôm, và đời sau đã chuyển ra chữ quốc ngữ, in thành sách, hình như là lần đầu vào năm 1925.

 

Trong một giai đoạn khá lâu ở nhà, nhiều bài giảng văn ở cấp trung học của chúng ta đã phân tách dài dòng về "chuyện bên lề" của Truyện Kiều và Nguyễn Du, như "Triết lý Phật giáo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều”, hoặc thuyết "Tài mệnh Tương đố", rồi lẽ "Nhân quả của nhà Phật trong Truyện Kiều", v.v... Ở ngoài Bắc thì người ta ca tụng nào là tinh thần cách mạng và giải phóng phụ nữ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, thậm chí còn hàm ý là thâm tâm Nguyễn Du khâm phục nhà Tây Sơn nên mới tạo ra hình tượng Từ Hải như con người cách mạng, kiểu “Cách mạng Nông dân” của Nguyễn Huệ.... Toàn là chuyện bên lề cả!

 

Việc chúng ta nên làm là ca ngợi giá trị văn chương trác tuyệt của Nguyễn Du, nếu không ca ngợi bút pháp điêu luyện và sự phong phú của thơ Kiều thì e rằng nhiều thế hệ về sau lại mất. Trong khi đó lại có bậc túc nho đả kích Truyện Kiều là dâm thư hay sách tục, là có hại cho đạo đức của xã hội, từ đó mới có câu ca dao “Đàn ông chớ kể Phan Trần, đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều”.

 

Một chi tiết đáng chú ý là tinh thần cực đoan và tôn sùng sự toàn trị - totalitarian - trong tiềm thức của dân mình, được phản ảnh qua cách đánh giá Nguyễn Du. Tố Như là thi hào mấy trăm năm dân ta mới có một. Thế đã là điều cực may cho dân tộc. Ông cũng có tâm hồn đa cảm, thương người và không hám danh lợi. Đấy là nhân cách đáng quý. Vậy mà với quan niệm khắt khe là đòi nhà thơ phải là nhà tư tưởng, nhiều người muốn đưa nhà thơ lên vị trí sư phụ về phép hành xử trong xã hội.

 

Nhiều người còn muốn nâng Nguyễn Du lên bậc thánh, "có con mắt trông thấu sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời". Xưng tụng điều vĩ đại ấy thì tội cho nhà thơ, và làm thầy cô đời nay hết dám tìm hiểu và giảng dạy những nét đẹp sơ đẳng trong Truyện Kiều. Vì vậy mà trong nước mới có người viết nhảm lại Truyện Kiều làm sách giáo khoa thời nay. Thà là đốt sách còn hơn!

 

Thật ra, đọc nguyên truyện thì ta mới thấy Nguyễn Du tài tình viết lại nhiều đoạn tả chân của trò tình dục trong kỹ viện ra vài chi tiết khêu gợi, cùng lắm là "erotic", mà hoàn toàn không tục, kể cả đoạn Kiều tắm bên cạnh con mắt hau háu của Thúc sinh. Cũng đều là những án oan nếu ta đọc nguyên truyện và phần chuyển hóa tế nhị của Nguyễn Du. 

Tu-Duyen---27---Ai-tri-am-do-man-ma-voi-ai
Tranh lụa Tú Quyên

 

 

Thời Nguyễn Sơ, ông vua nổi tiếng nghiêm khắc là Minh Mạng, lại khen nàng Kiều là con người đủ trung trinh hiếu nghĩa, thế mà một danh nho nổi tiếng tài hoa là cụ Nguyễn Công Trứ lại có bài vịnh, trong đó lên án và mạt sát Thúy Kiều rất nặng. Sau khi Tuyện Kiều xuất hiện, nhiều tác giả đã làm thơ Vịnh Kiều và ác nghiệt nhất là một bài hát nói:

 

Đã biết má hồng thời phận bạc,

Trách Kiều nhi chưa vẹn tấm lòng vàng.

Chiếc quạt thoa đành phụ nghĩa Kim lang,

Nặng vì hiếu, nhẹ vì tình thì cũng phải.

Từ Mã Giám Sinh cho đến chàng Từ Hải,

Cánh hoa tàn đem bán lại chốn thanh lâu.

Bấy giờ Kiều còn hiếu vào đâu,

Mà bướm chán ong chường cho đến thế!

Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa,

Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm.

Bán mình trong bấy nhiêu năm,

Đố đem chữ hiếu mà lầm được ai!

Nghĩ đời mà ngán cho đời.

 

Đó là Hy Văn Nguyễn Công Trứ trong bài "Vịnh Thúy Kiều". Cụ rủa nàng là "đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm"! Chúng ta hơi ngạc nhiên về tâm địa của một tay ong bướm ra trò, người gây ra giai thoại “Giang sơn một gánh giữa đồng, thuyền quyên ứ hự anh hùng nhớ không” và khi đi chấm thi Nguyễn Công Trứ còn cho con hát giả trai vào trường thí để tiêu khiển!  

 

Về nét dâm trong nguyên bản và trong thơ Nguyễn Du thì ta có thể nói “chuyện không có gì mà ầm ĩ”, và dân ta thật ra rất khắc khổ! Kể cả “vành ngoài bảy chữ vành trong tám nghề” mà Tú Bà ép Kiều phải học tập để cải tạo nàng thành kẻ bán phấn buôn hương. Xin chỉ nói qua. Vành ngoài là nghệ thuật khêu gợi có bảy phép. Vành trong là thủ thuật ái ân có tám nghề. Bảy chữ thuộc "vành ngoài" gồm có: Khốc, Tiễn, Thích, Thiêu, Giá, Tẩu, Tử.

 

- Khốc là khóc, dùng nước mắt để làm động lòng thương cảm của khách làng chơi. Phải khóc lóc như thật để chứng tỏ mình thành tâm, thiệt ý. Tú bà đã dạy Kiều dùng nước gừng sống tẩm vào khăn tay để lau nước mắt thì nước mắt sẽ không khô mà còn tuôn ra như suối.

 

- Tiễn là cắt. Rủ khách cùng mình mỗi người cùng cắt một mớ tóc, kết thành một sợi rồi chia cho nhau buộc vào hai cánh tay, làm lể "kết tóc" biểu tỏ thủy chung bền chặt, khách sẽ tưởng là mình chân thành mà không nở bỏ.

 

- Thích là đâm chích. Là sâm vào cổ tay hay trên bắp đùi mấy chữ "Thân phu mỗ nhân" (người chồng thân yêu tên là mỗ), khách thấy vậy càng thêm yêu quý, tin tưởng.

 

- Thiêu là đốt, dùng hương đốt vào sáu huyệt của chàng và nàng. Sau khi thề thốt, cả hai áp người vào nhau cùng đốt các huyệt trên bụng, trên cánh tay, cổ tay. Phải là người cao tay ấn mới sử dụng thủ pháp này

 

- Giá là cưới hỏi làm vợ chồng. Sau khi điều tra biết khách là kẻ giàu có thì thủ thỉ, rủ rê, bàn chuyện cưới nhau. Tất nhiên khách muốn cưới thì phải bỏ ra một số tiền lớn để chuộc.

 

- Tẩu là chạy. Đây là kế "đào". Nếu thấy dan díu đã lâu, khách hết tiền, muốn chuộc không có tiền mà muốn chơi cũng không còn tiền đâu chơi tiếp thì chỉ còn cách tống khách đi cho rảnh. Lúc ấy phải giả vờ rủ khách đi trốn, hẹn giờ hẹn chỗ mà không đến, đánh tiếng cho lính đi bắt kẻ bỏ trốn, thế tất khách phải sợ mà… trốn thật.

 

- Tử là chết. Là dọa chết chứ không phải chết thật. Thề thốt cho họ tin là mình yêu họ, chỉ biết họ thôi, nếu không tin thì chết ngay trước mắt cho chàng thấy. Nếu biết y có thê thiếp rồi, không thể lấy mình được thì càng làm già đến độ rủ "cả hai cùng chết hơn là chẳng lấy được nhau!" Lúc đó, có táng gia bại sản, đem hết bạc tiền ra dâng cho mình, y cũng không tiếc.

 

Tám nghề của vành trong là thủ thuật giao hợp tùy theo cơ thể hay sở thích của khách hàng. Thật ra, những ngón võ phòng the ấy mới chỉ tóm lược mà nhiều người đã không dám nói, nếu so với các bộ sách cổ như Tố Nữ Kinh hay Nhục Bồ Đoàn của Trung Hoa hay Dục Kinh Kama Sutra của Ấn Độ và nhiều cuốn dâm thư khác của Âu Châu thì vẫn chưa nghĩa lý gì cả. Đấy là ta chưa nói đến phần Xuân Họa hay Dâm Họa của Nhật mà thế giới ngày nay đánh giá rất cao về nghệ thuật thì các cụ của ta còn hiền lắm.

 

Mà người hiền nhất chính là Nguyễn Du. Không hiểu rằng trong ba năm khắng khít với nàng Hồ Xuân Hương thì nhà thơ của chúng ta xoay trở thế nào!

 

Tu-Duyen-31---Doi-duyen-cam
Tranh lụa Tú Quyên

 

Trong một số báo mừng Xuân, chúng ta cũng nên nhắc đến tài nghệ chơi chữ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, với chữ Xuân.

 

Nếu hiểu mùa Xuân là một năm thì Truyện Kiều trải qua 15 mùa Xuân là 15 năm lưu lạc của nàng Kiều. Nhưng tác phẩm văn học này gồm 3.254 câu thơ có bao lần nhắc đến chữ Xuân, với ý nghĩa ra sao? Chung ta có nhiều cách đếm và nói gọn thì là có 55 hay 58 chữ Xuân. Lý do khác biệt là vì có ba câu thơ có tới hai chữ Xuân là:

Câu 424: Lòng Xuân phơi phới chén Xuân tàng tàng

Câu 1006: Hoa Xuân đương nhụy, ngày Xuân còn dài,

Câu 1294: Ngày Xuân lắm lúc đi về với Xuân.

 

Chúng ta nên chấm là có 55 chữ Xuân cho dễ nhớ vì Nguyễn Du thọ 55 tuổi nên coi như đã có 55 mùa Xuân héo hắt trong đời. Nhưng, chi tiết éo le là trong Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du, chữ Xuân theo lối hiểu biết thông tục là mùa Xuân lại được ông dùng rất ít, tổng cộng chỉ có hai lần thôi. Đó là:

Lần lần ngày gió đêm trăng

Thưa hồng rậm lục đã chừng Xuân qua (câu 370)

Sen tàn cúc lại nở hoa

Sầu dài ngày ngắn Đông đà sang Xuân (câu 1796).

 

Về nghệ thuật chơi chữ, ta nhớ một câu có hai chữ Xuân, là Hoa Xuân đương nhụy, ngày Xuân còn dài, hai chữ Xuân này có hai ý nghĩa hoàn toàn khác biệt.

 

Đó là sau khi Thúy Kiều bị Sở Khanh lường gạt thì được Tú Bà an ủi. Hoa Xuân đây là “cửa tình” của nàng Kiều, ngày Xuân còn dài là nói về tuổi thanh Xuân của nàng. Cũng thế, ở câu Thưa hồng rậm lục đã chừng Xuân qua, thầy cô hiền lành phúc hậu thì giải chữ hồng là má hồng và lục là tóc xanh, chứ kẻ tinh quái nơi thanh lâu kỹ viện lại hiểu đấy là mô tả phần thịt da khêu gợi của thiếu nữ. Thành thử, xấu đẹp là tùy người đối diện và đúng sai là tùy ở khả năng tưởng tượng. Chúng ta thấy ra một sự thật: Nguyễn Du làm cho ngôn ngữ của dân ta thêm phong phú.

 

Nếu suy ra thì chữ Xuân có khoảng năm sáu ý nghĩa.

 

Dễ hiểu nhất, Xuân là vẻ đẹp của người con gái, như “Làn thu thủy nét Xuân sơn” và trong nghĩa này thì chỉ Nguyễn Du mới hạ xuống chữ Xuân Gầy ở câu 3026 khi tả vẻ hốc hác của Thúy Kiều lúc gặp lại cha mẹ: “Mười phần Xuân có gầy ba bốn phần”. Thứ hai, Xuân chỉ tuổi tác hay thứ bậc, nên có “Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê” là thiếu nữ 15 tuổi, mà cũng có “Xuân đường” hay “Xuân già còn khỏe, huyên già còn tươi” là chỉ cha mẹ. Thứ ba, Xuân là tấm lịch, chỉ thời gian mà không nhất thiết là mùa Xuân, như khi Thúy Kiều cài thoa trên cành để đánh bẫy Kim Trọng vào những buổi gặp gỡ đầu tiên, như “Ngày Xuân đã dễ tình cờ thấy nhau”. Tình đây có tình cờ đâu! Ý nghĩa thứ tư, Xuân là dịp hội hè hay một bước thi đỗ, được đăng khoa, như “Chị em sắm sửa bộ hành chơi Xuân” vào lễ Thanh Minh mở đầu câu chuyện, hoặc khi nàng Kiều còn lưu lạc thì hai chàng Vương Quan và Kim Trọng đều thi đỗ trong câu “Vương Kim cùng chiếm bảng Xuân một ngày.”

 

- Thứ năm, phổ biến nhất, Xuân là trạng thái tâm lý hay tình cảm lồng trong khung cảnh thiên nhiên, như “Lòng Xuân phơi phới chén Xuân tàng tàng” khi đôi trẻ Kim Kiều tình tự lúc ban đầu, hoặc “Ngày Xuân càng gió, càng mưa, càng nồng” khi Thúy Kiều ân ái cùng Thúc Sinh, ở câu 1284. Trong trạng thái ấy, Xuân cũng có ý nghĩa là hành vi án ân giao hợp và đấy là con dốc rất dễ trơn trượt. Như khi Thúy Kiều bán mình cho Mã Giám Sinh và qua một đêm động phòng hoa chúc thì mới thấy ê chề: “Đêm Xuân một giấc mơ màng, Đuốc hoa để  đó, mặc nàng nằm trơ!” Trong nghĩa đó, ta mới hiểu ra lời khuyên giải quái ác của Tú Bà, rằng Hoa Xuân đương nhụy, ngày Xuân còn dài. Với mụ đàn bà bán thịt người này thì “Hoa Xuân” là một món hàng còn tươi mơn mởn.

 

Viết về Nguyễn Du, người ta cần cả một cuốn sách. Nhớ về Nguyễn Du trong buổi đầu năm thì điểm ra ngần ấy nét Xuân cũng là một cách tri ân.

Ý kiến bạn đọc
25/01/202009:58:39
Khách
Hình như họs sĩ Tú Duyên chứ không phải Tú Quyên
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Có một tương đồng giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng. Đó là đôi khi họ làm thơ. Nhưng dị biệt lớn giữa hai nhà thơ tài tử này chính là chủ đề, là nguồn cảm hứng để làm thơ. Nguyễn Phú Trọng làm thơ ca ngợi ông Hồ Chí Minh và những chủ đề tương tự, thí dụ, một lần ông Trọng làm ca ngợi khách sạn Mường Thanh Grand Phương Đông. Nhưng Tổng Thống Biden chỉ làm thơ tình, và chỉ tặng vợ thôi. Chúng ta không nói rằng thơ hay, hay dở, chỉ muốn nói rằng trong tâm hồn của Biden là hình ảnh thướt tha của Đệ nhất phu nhân Jill Biden. Và trong tâm hồn của ông Trọng là những khối xi măng có hình Lăng Ông Hồ, và rồi hình khách sạn Mường Thanh. Không hề gì. Thơ vẫn là thơ (giả định như thế). Bây giờ thì hai nhà thơ Joe Biden và Nguyễn Phú Trọng đã gặp nhau.
Truyện Thạch Sanh Lý Thông lưu truyền trong dân gian dưới hình thức chuyện kể truyền miệng chắc có đã lâu, phải hiện hữu trước khi ông Dương Minh Đức đưa bản văn sáng tác của mình sang bên Quảng Đông khắc ván ‒ cũng như đã từng đưa vài chục tác phẩm khác của nhóm, nhờ đó miền Nam Kỳ Lục tỉnh có được một số tác phẩm Nôm đáng kể mà người nghiên cứu Nôm thường gọi là Nôm Phật Trấn...
Sau tháng Tư năm 1975, tất cả những tác phẩm truyện ngắn truyện dài của các tác giả Việt Nam Cộng Hòa [1954-1975] đều bị chế độ mới, Xã hội chủ nghĩa cấm in ấn, phổ biến, lưu trữ. Tên tuổi tác giả, tác phẩm được công bố rõ ràng. Việc tưởng xong, là quá khứ. Bỗng dưng 32 năm sau năm, 2007, từ Hà Nội một nhà văn có chức quyền, có Đảng tịch, ông Phạm Xuân Nguyên, vận động, hô hào sẽ in lại một số tác phẩm Miền Nam, đang bị cấm. Trước tiên là 4 [bốn] tập truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu. Đó là các tác phẩm Đôi mắt trên trời, Cũng đành, Tiếng sáo người em út và Nhan sắc. Khi sách được phát hành có ngay phản ứng. Rất nhiều bài báo lần lượt xuất hiện liên tiếp trên các báo tại Sàigòn “đánh/ đập” ra trò. Hóa ra, những người vận động in lại sách là các cán bộ văn hóa từ Hà Nội. Hung hăng đánh phá là những cây bút… Sàigòn. Trong đó có Vũ Hạnh, một cán bộ nằm vùng, người trước kia bị chế độ Miền Nam bắt giam tù, Dương Nghiễm Mậu là một trong số các nhà văn, ký đơn xin ân xá cho Vũ Hạnh.
Kể lạ, ở “nước non mình”, bút hiệu của các nhà sáng tác qua nhiều lãnh vực văn chương, thi ca, âm nhạc, hội họa, nghiên cứu phê bình, truyền hình, báo chí, diễn viên, có bút hiệu/danh, là Sơn [không kể Sơn ở đầu như Sơn Nam, Sơn Tùng, Sơn Vương…] là đông vô số kể. Thiếu Sơn, Triều Sơn, Trúc Sơn, Phạm văn Sơn, Trịnh Công Sơn, Mai Sơn, Phong Sơn, Vân Sơn, Trần văn Sơn, Linh Sơn, Trần Áng Sơn, Từ Sơn, Vinh Sơn, Tiến Sơn, Cao Sơn, Ngô văn Sơn, Lê Thái Sơn, Nguyễn Lê La Sơn, Lê Tây Sơn. Chu Sơn, Tùng Sơn, Hoài Sơn, Đào Bá Sơn…Trong đó hai ông Sơn thi sĩ là….đáng yêu nhất. Nguyễn Đức Sơn và Nguyễn Bắc Sơn. Đáng yêu, vì hai ông này đều có tài, đều có cái lạ trong thơ, lẫn ngất ngư, ngất ngưỡng, ngất ngây trong đời sống.
Bài phỏng vấn dưới đây do Christian Salmon thực hiện, đăng trên quý san văn học The Paris Review năm 1983 và sau đó xuất hiện trong tập văn luận “Milan Kundera Nghệ thuật tiểu thuyết” xuất bản năm 1986...
Tiểu thuyết, theo Kundera, thể hiện trong mình “tinh thần của phức tạp”, “hiền minh của hoài nghi”, nó không đi tìm các câu trả lời mà đặt ra các câu hỏi, nó nghiên cứu “không phải hiện thực mà hiện sinh”, nghiên cứu chính ngay bản chất sự tồn tại của con người...
Milan Kundera, nhà văn nổi tiếng quốc tế với những tác phẩm văn học bất đồng chính kiến ở Tiệp Khắc thời Cộng sản đã khiến ông phải sống cuộc đời lưu vong từ năm 1975, vừa qua đời ở Paris. Ông thọ 94 tuổi...
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với ông Hoàng Hưng, cựu giáo viên trung học môn Văn, nhà thơ, dịch giả từ miền Bắc, và ông Lê Nguyễn, nhà nghiên cứu lịch sử độc lập, cựu Phụ tá Tỉnh trưởng đặc trách Phát triển Kinh tế dưới chế độ VNCH, từ miền Nam...
Anh tặng em mùi máu / Trên áo trận sa trường / Máu anh và máu địch / Xin em cùng xót thương... (Thơ TMT).