Hôm nay,  

Điểm Nóng Hồng Kông (5) -- Phản kháng Hồng Kông bước vào tuần lễ thứ 21: Đạt thắng lợi vô cùng quan trọng với sự ủng hộ của Mỹ

10/28/201910:42:00(View: 6740)

 

Thực vậy trong thời gian qua dư luận thế giới đã thấy rõ ràng cả 2 chính đảng Cộng Hoà và Dân Chủ của Mỹ đều có chung quan điểm ủng hộ Phong trào Dân chủ Hồng Kông (Phong trào DCHK). Điều này rất hiếm có xảy ra trong chính trường Mỹ và nhứt là trong giai đoạn tranh chấp kịch liệt hiện nay tại Quốc Hội Mỹ giữa 2 đảng cầm quyền & đối lập. Sự kiện hy hữu này cho thấy một thắng lợi vô cùng quan trọng của Phong trào DCHK khi thuyết phục được chánh phủ và quốc hội Mỹ chính thức tích cực ủng hộ công cuộc tranh đấu tại Hồng Kông. 

I/ Mỹ đã chính thức ủng hộ công cuộc tranh đấu tại Hồng Kông

1/ Về phía chánh phủ Mỹ qua lời tuyên bố của PTT Pence

Description: Phó Tổng thống Mike Pence phát biểu về TQ hôm 24/10/2019


Hôm qua vào ngày 24.10/2019 tại Trung tâm Woodrow Wilson, PTT Pence đã lên tiếng "Mỹ ủng hộ người biểu tình Hong Kong" và tố cáo cách hành xử "ngày càng hung hăng" của Trung Cộng, gây mất ổn định nhiều hơn cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong năm qua.

Đây quả là cú đánh trời giáng xuống vào chánh quyền Trung Cộng, bởi lẽ theo quy luật ngoại giao thông thường thì cho tới nay chưa có ai  dám cả gan tuyên bố như vậy. Lý do đơn giản là rất sợ mích lòng Trung Cộng rồi bị trả đủa mất làm ăn thương mại bạc tỷ đô la. Chỉ có chánh phủ Mỹ dám gồng mình “đánh & trị” Trung Cộng một cách ngang tàng công khai như vậy. 

Đúng vậy, nếu xét qua hành xử của các cường quốc Tây Phương trong khối G7 đối với cuộc tranh đấu dân chủ ở Hồng Kông thì thấy ngay sự "khiếp nhược" trước thế lực độc tài Trung Cộng. Chánh phủ Pháp với theo truyền thống lâu đời của Pháp là chỉ dám chống Mỹ - điển hình chống & phá Mỹ dữ dội trong cuộc chiến Bắc Việt xâm lăng VNCH - còn thì rất "chết nhát" chưa bao giờ dám chỉ trích chế độ Trung Cộng độc tài độc đảng coi sinh mạng dân chúng như cỏ rác. Tương tự các chánh phủ Đức, Anh, Ý, Nhật và Canada trong G7 chưa hề lên tiếng kết án vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Trung Cộng.


2/ Về phía Quốc hội Mỹ qua Dự luật Dân chủ & Nhân quyền  Hồng Kông 


Trước đó khoảng trên một tuần lễ vào ngày 15.09/2019, Hạ viện Mỹ thông qua Dự luật Dân chủ & Nhân quyền  Hồng Kông với tỷ số biểu quyết vô cùng đặc biệt 100 % đồng thuận. Điều này cho thấy dự luật này chắc chắn sẽ được thông qua rẩt dễ dàng tại Thượng Viện Mỹ. Chính vì thế trước triển vọng sẽ bị "thua cuộc", nên phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Cộng Cảnh Sảng (Geng Shuang) tuyên bố: "Chúng tôi bày tỏ sự phẫn nộ và phản đối mạnh mẽ đối với sự khăng khăng của Hạ viện Hoa Kỳ trong việc thông qua cái gọi là"Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông"



Description: Bildergebnis für Nancy Pelosi Wong Hong Kong



Một điểm đáng chú ý là Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi dám tuyên bố thẳng thừng là "Nếu chỉ vì lợi ích thương mại mà Hoa Kỳ không lên tiếng vì quyền con người ở Trung Quốc thì chúng ta sẽ mất đi tính chính đáng về mặt đạo đức để lên tiếng về quyền con người ở bất cứ đâu trên thế giới". 

Nên nhớ rằng trước đây Đảng Dân Chủ Mỹ dưới thời TT Clinton và TT Obama luôn luôn tránh né không muốn "gây chuyện" với Trung Cộng vì sợ mất lòng giới tài phiệt Mỹ luôn luôn chủ trương toàn cầu hoá để làm ăn với Bắc Kinh. Trước khí thế dư luận & cử tri Mỹ xoay chiều ác cảm với một Trung Cộng đầy ma giáo nên Đảng Dân Chủ cũng phải thay đổi quan điểm để chống Bắc Kinh cho hợp thời thế.


II/ Phong trào DCHK gặt hái thành công với chiến lược mới


1/ Vận động quốc tế yểm trợ cho Hồng Kông được tự do


Sau khi thất bại trong cuộc phản kháng 2014, Phong trào DCHK đã phân tích "tự kiểm thảo" rút ra được nhiều bài học đáng giá để điều chỉnh cho thành công hơn trong tương lai. Khách quan mà nói cuộc phản kháng kéo dài đến nay được 21 tuần lễ mà vẫn còn hừng hực khí thế đấu tranh quyết liệt. Đó quả là thành công rất lớn của Phong trào DCHK. 

Trong gần 5 tháng trôi qua đã kết tạo cho họ thành lực lượng có nền tảng vững chắc trong quần chúng và nhờ đó được ủng hộ nhiệt tình để còn sinh tồn đến ngày nay. Một trong những chiến lược then chốt đó chính là "vận động quốc tế yểm trợ cho Hồng Kông được tự do". Họ đã sáng suốt nhận định chỉ duy nhứt có Mỹ đủ sức và không sợ đương đầu với Trung Cộng nên họ đã dành mọi nỗ lực để thuyết phục chánh phủ và quốc hội Mỹ yểm trợ cho Phong trào DCHK được bảo đảm tranh đấu mà không bị đàn áp tàn bạo như người dân Trung Cộng đã luôn hứng chịu mà điển hình cuộc thảm sát Thiên An Môn 1989.


2/ Bài học về vận động quốc tế


Bên mình thì nhỏ & yếu làm cách nào thắng được bên địch thủ to lớn & mạnh?. Chỉ có cách đi tìm và thuyết phục đồng minh bên ngoài yểm trợ để thêm sức lực mới có thể thành công được. Hai bằng chứng sau đây cho thấy tầm quan trọng của chiến lược độc đáo này.


a) Dân tộc Do Thái vận động quốc tế để yểm trợ phục quốc năm 1948


Sau 2000 năm bị lưu lạc vì mất nước, dân tộc Do Thái đã thành công rực rỡ phục hồi được quốc gia Do Thái vào ngày 14.05/1948. Tìm hiểu kỹ thì sẽ thấy họ rút được những thất bại đau thương trong quá khứ và cuối cùng tìm ra một chiến lược hữu hiệu để đạt được thành công phục quốc vô cùng gay go. Đó là vận động các cường quốc giúp họ đạt được giấc mơ phục quốc này. 

Các chánh quyền Anh, Pháp và nhứt là Mỹ cùng Nga đã trợ giúp đắc lực & then chốt để có một quốc gia Do Thái. Điển hình ngay sau khi tuyên bố lập quốc thì chính 2 siêu cường Nga và Mỹ đều lên tiếng công nhận ngay quốc gia này, bỏ mặc sự phản đối kịch liệt của các quốc gia Ả Rập láng giềng. Trong cuộc chiến lập quốc ngay sau đó, Do Thái được 2 siêu cường giúp đỡ võ khí rất hữu hiệu nên đánh bại được quân đội các quốc gia Ả Rập.


b) Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy với Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do 


Phong trào DCHK phát động chiến dịch “Vận động quốc tế yểm trợ cho Hồng Kông được tự do” làm VN chúng ta còn nhớ trước đây đúng 33 năm Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy cũng đã có sáng kiến độc đáo là thành lập đã thành lập được Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ VN Tự Do (CIVL) tại Vương Quốc Bỉ vào năm 1986 quy tụ trên 200 nhân vật quốc tế mà đa số là dân biểu nghị sĩ.

 

blank

 

Xem: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Ng%E1%BB%8Dc_Huy

 

Cũng nhờ thế lực quốc tế này mà Giáo sư Huy đã làm được nhiều chuyện thành công bất ngờ. Trong đó đáng kể nhứt là nhờ đó danh tiếng của Gs Huy được biết đến nhiều và vì vậy được mời đi thuyết trình ở nhiều hội nghị quốc tế. Rất có thể nhờ vậy Giáo sư Huy đã tiếp xúc dễ dàng hơn với chánh phủ TT Reagan & Bush để đưa ra mưu kế “đánh” Liên Sô tan rã:

 

Xem: 

https://vietbao.com/a296746/tuong-niem-giao-su-nguyen-ngoc-huy-mot-cuoc-doi-hiem-co-

 

Cho nên nghe tin Giáo sư Huy qua đời, chánh phủ Mỹ qua TT Bush đã gửi thơ chia buồn và vinh danh là một nhân vật tận tụy phụng sự cho dân tộc Việt & dân tộc Mỹ với tấm gương sáng ngời cho thế hệ mai sau. Đây là một vinh dự duy nhứt từ Tổng thống Mỹ đương nhiệm dành cho một nhân tài VN.

Biết đâu chiến lược vận động quốc tế của Gs Huy đã được ban tham mưu của Phong trào DCHK tìm tòi nghiên cứu tìm ra được nên đã tiến hành tương tự và đã gặt  hái thắng lợi quốc tế rất quan trọng.


III/ Những tín hiệu hy vọng cho Phong trào DCHK ?


1/ Hội đồng Lập pháp HK bỏ Dự luật Dẫn độ vào ngày 23.10/2019

 

Thực sự lúc phản kháng khởi đầu vào tháng 6 năm nay ít ai đặt hy vọng vào sự thành công với mục tiêu bắt chính quyền tay sai của Trung Cộng phải thu hồi Dự luật Dẫn độ. Vào ngày hôm kia 23.10/2019, Hội đồng Lập pháp Hồng Kông chính thức rút bỏ dự luật cho phép dẫn độ tội phạm về Trung Cộng xét xử. 

 

Description: Dự luật dẫn độ gây tranh cãi của Hong Kong chính thức ‘chết’ - Ảnh 1.

 

Ông John Lee phụ trách an ninh Hồng Kông phát biểu trước Hội đồng Lập pháp: "Tôi chính thức tuyên bố rút bỏ dự luật này"

 

2/ Đặc khu trưởng Hồng Kông Carrie Lam có thể bị Trung Cộng thay thế?

 

Theo nguồn tin của Financial Times thì Trung Cộng có kế hoạch thay thế lãnh đạo Hồng Kông Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) bằng một đặc khu trưởng lâm thời. Những nhân vật thay thế bà này có thể là ông Norman Chan (cựu giám đốc của Cơ quan Tiền tệ Hồng Kông) và ông Henry Tang (từng phụ trách tài chính cho đặc khu và chánh văn phòng chính quyền). Bà Carrie Lam đã trở thành mục tiêu chỉ trích của Phong trào DCHK trong 5 tháng qua ở Hồng Kông. Nên nhớ Financial Times được điều khiển của giới tài phiệt quốc tế và đưa ra tín hiệu rằng họ rất bất mãn vì thấy trung tâm tài chánh quốc tế Hồng Kông bị hỗn loạn kéo dài từ gần 5 tháng qua. Trách nhiệm này do bà Carrie Lam không đủ khả năng giải quyết vấn đề cho êm đẹp. 

Đây cũng là nhận định của Thủ Tướng Malaysia Mahathir Mohamad nói hôm 04.10/2019 cho rằng bà Carrie Lam nên từ chức. Tình hình cho thấy bà này ít hy vọng nắm giữ chức vụ này lâu dài như đã quy định. 

Tuy nhiên nếu bà Carrie Lam bị mất chức thì sẽ được coi như là Phong trào DCTC lại thắng lớn nữa và càng làm cho dân chúng Hồng Kông hừng chí tranh đấu mạnh hơn nữa. Thành ra chính vì vậy cho đến nay Trung Cộng vẫn còn chần chừ trong vấn đề này.

 

IV/ Kết Luận

 

Nói tóm lại, cuộc phản kháng tại Hồng Kông vẫn còn tiếp diễn mạnh mẽ, mặc dù chánh quyền Hồng Kông tay sai của Trung Cộng đã xử dụng nhiều mưu kế sâu độc để làm áp lực. Chẳng hạn như:

1) Ra luật cấm mang khẩu trang che mặt với án tù có thể lên tới 1 năm

2) "Khủng bố trắng" nhằm bịt miệng Phong trào DCHK

Cho đến nay có đến gần 10 nhân vật lãnh đạo của Phong trào DCHK bị hành hung gây nên thương tích. Điển hình nhứt là:

a) Sầm Tử Kiệt / Jimmy Sham (phát ngôn viên của Mặt Trận Dân Sự Nhân Quyền) bị một nhóm lạ mặt dùng búa tấn công vào đầu gây thương tích nặng nên phải nằm điều trị trong bệnh viện. 

 

Description: Civil Human Rights Front convenor Jimmy Sham, in a stretcher with a bloodied face, is carried to hospital in Hong Kong.

 

b) Hà Hồng / Stanley Ho (một  ứng cử viên có lập trường chống Bắc Kinh) bị đánh gẫy tay.

 

Mặc dù bị đe dọa có thể bị mất mạng, Phong trào DCHK vẫn như dòng nước len lõi và lan tràn không ngừng khắp Hồng Kông. Họ luôn luôn có thể huy động đông đão hàng trăm ngàn người lao mình vào các cuộc biểu tình đòi hỏi tự do dân chủ. 

 

Description: China - Unruhen in Hong Kong (Getty Images/AFP/A. Wallace)

 

Chẳng hạn ngày 14.10/2019 trước khi Hạ Viện Mỹ biểu quyết thông qua Dự luật Dân chủ & Nhân quyền Hồng Kông đã có cuộc biểu tình ôn hòa đông đão lên đến 120.000 người tham dự với sự ủng hộ của 3 Thượng nghị sĩ và Dân biểu Mỹ đich thân tới Hồng Kông.

Đó chính là biểu tượng của cuộc tranh đấu tự do dân chủ tại Hồng Kông với tấm lòng kiên trì đầy hy vọng hướng về thành công cho chính nghĩa và chính vì vậy đã được dư luận thế giới & VN chúng ta nhiệt tình ủng hộ.

 

Trần Nguyên / Người Xứ Bưởi

25 Tháng 01, 2019

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Giữa lúc các cơ quan báo chí, các tập đoàn truyền thông lớn khác chọn “sự trung lập” và cố gắng “nương tay” với các chính trị gia và chính quyền, thì Stephen Colbert chọn sự trung thực, kiên định, xem tuyên ngôn “trung lập” theo lý thuyết báo chí là vở kịch hài không hợp thời cuộc. Ông châm biếm, chỉ trích không thương tiếc những quyết định vi hiến, những phát ngôn dối trá của chủ nhân Tòa Bạch Ốc.
Những người đấu tranh cho quyền hợp pháp của di dân có trong Tu chính án thứ Tư và thứ Năm của Hiến Pháp, vui mừng gọi phán quyết của chánh án liên bang hôm thứ Sáu 11/7 là “chiến thắng.” Chánh án Maame E. Frimpong ra phán quyết các cảnh sát di trú ở Nam California phải tạm dừng việc bắt giữ, tra hỏi di dân chỉ dựa vào chủng tộc hoặc ngôn ngữ Tây Ban Nha. Nhưng Jaime Alanís Garcia, 57 tuổi, người làm việc ở nông trại Glass House Farms, quận Ventura 10 năm, đã không có cơ hội vui với chiến thắng tạm thời này. Với ông, và gia đình ông, tất cả đã quá muộn. ICE đã thực hiện cuộc đột kích quy mô lớn ở nông trại Glass House Farms gần Camarillo, quận Ventura hôm thứ Năm 10/7. Đoạn video ghi lại cảnh những chiếc xe bọc thép có chữ Police rượt đuổi theo nhóm nông dân tháo chạy hoảng loạn. Càng chạy, xe càng lao tới, bất kể có người đang cố bám vào đầu xe để chặn bánh xe lăn. Súng hơi, đạn cay mù mịt trên cánh đồng từng rất yên ả với những cây cà chua, dưa leo, và cây cannabis có giấy phép.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đe dọa áp đặt mức thuế cao hơn nữa đối với hàng hóa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt là dược phẩm. Thông qua các vòng đàm phán mới, EU hiện đang nỗ lực tìm cách ngăn chặn nguy cơ này. Tuy nhiên, triển vọng đạt được thỏa thuận vẫn rất mong manh, trong khi mức thiệt hại kinh tế dự kiến đối với EU có thể lên đến khoảng 750 tỷ đô la, một con số khổng lồ.
Rạng sáng thứ Bảy, tại Rafah, một em bé 12 tuổi – chưa xác định tên – bị bắn chết ngay tại chỗ hôm 12 tháng 7, khi em đang cố len lỏi tiến lên rào sắt để nhận phần lương thực cho gia đình. Cùng hôm đó, hơn ba mươi người khác gục xuống giữa bụi cát và khói đạn, trong lúc chen chúc tại điểm phát thực phẩm của một tổ chức mang tên Gaza Humanitarian Foundation (GHF).Trước đó, tại trại Nuseirat, sáu trẻ em – có em chỉ độ sáu tuổi – trúng pháo kích thiệt mạng khi đang hứng nước vào ca. Trong tay các em không có đá, không có súng… chỉ có chiếc bình nhựa, vài mẩu bánh mì chưa kịp đem về nhà. Giữa cảnh Gaza bị phong toả hoàn toàn, dân chúng đói khát, bệnh tật, kiệt sức… thì chính phủ Hoa Kỳ chọn rót ba mươi triệu Mỹ kim cho GHF – một tổ chức tư nhân, lập ra vội vã, không kinh nghiệm, không kế hoạch, không kiểm toán, không ai giám sát.
Có một câu hỏi đã ám ảnh tôi suốt gần mười năm: Làm sao mà một nửa nước Mỹ nhìn Donald Trump mà không thấy ông ta đáng ghê tởm về mặt đạo đức? Một người luôn nói dối, gian lận, phản bội, tàn nhẫn và tham nhũng một cách công khai như vậy mà hơn 70 triệu người vẫn chấp nhận ông ta, thậm chí còn ngưỡng mộ. Việc gì đã khiến cả một xã hội trở nên chai lì về mặt đạo đức như vậy? Để tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện. Câu chuyện này, phần lớn dựa trên tư tưởng của nhà triết gia đạo đức Alasdair MacIntyre, một người mới qua đời vào tháng Năm vừa rồi, thọ 94 tuổi. Ông là một trong những nhà trí thức lớn hiếm hoi dám đào tận gốc sự suy đồi đạo lý của thế giới Tây phương, và của nước Mỹ hiện nay.
Donald Trump không giống như các vị tổng thống tiền nhiệm. Ông từng úp mở chuyện tái tranh cử nhiệm kỳ thứ ba, khiến không ít đối thủ phải giật mình. Nhưng trước mắt, Trump đang phải đối mặt với một quy luật lịch sử đã từng làm khó các vị Tổng thống khác: lời nguyền nhiệm kỳ hai. Từ trước đến nay, có đến 21 Tổng thống Mỹ bước vào nhiệm kỳ hai, nhưng không một ai đạt được thành tựu tương đương như giai đoạn đầu tiên. Thành tích nhiệm kỳ hai thường tụt dốc – từ thiếu sức sống, mờ nhạt cho đến những giai đoạn đầy biến động hoặc thậm chí thảm khốc. Người dân không còn hài lòng, tổng thống bắt đầu mệt mỏi, và không còn hướng đi rõ ràng cho tương lai.
Trong bài viết “Thế thời không phải thế” đăng trên Việt Báo ngày 4 tháng 4 về sau 100 ngày hành xử của tổng thống Trump (*), tôi có dự đoán rằng bên Dân Chủ sẽ giữ thế im lặng nhiều hơn lên tiếng ồn ào chống những việc làm của ông Trump và đảng Cộng Hòa vì muốn ông Trump tự sa lầy dẫn đến hậu quả đảng Cộng Hòa sẽ bị mất ghế, mất chủ quyền đa số trong lưỡng viện quốc hội quốc gia. Cho đến nay gần sáu tháng tổng thống, ông Trump vẫn tiếp tục gây hấn với thế giới và một số lớn thành phần dân chúng Mỹ và đảng đối lập vẫn giữ sự im lặng, thỉnh thoảng vài người lên tiếng một cách yếu ớt, kiểu Tôn Tẩn đối phó với Bàng Quyên.
Ngày 12/6/2025, từ văn phòng làm việc tại gia của mình ở Washington DC, ký giả, xướng ngôn viên kỳ cựu gần 28 năm của ABC News, Terry Moran loan báo đơn giản: “Có lẽ các bạn đã biết, tôi không thuộc về nơi đó nữa. Tôi sẽ ở đây, tại nền tảng Substack này. Có rất nhiều việc mà tất cả chúng ta cần phải làm trong thời gian đất nước quá nhiều vết nứt. Tôi sẽ tiếp tục tường thuật, phỏng vấn, để gửi đến các bạn sự thật, với tư cách là một nhà báo độc lập. Tôi là một ký giả độc lập.” Từ hôm đó, Terry Moran chính thức bước ra khỏi “luật chơi” của truyền thông dòng chính. Và cũng ngay ngày hôm đó, Terry Moran là danh khoản xếp thứ hạng đầu tiên (#1) về số người theo dõi (follower), số “subscriber” trả phí theo tháng và năm.
Ngày 2/7/2025 Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump thông báo ngắn gọn trên mạng xã hội Truth rằng Việt-Mỹ đã thỏa thuận để Hoa Kỳ áp thuế 20% lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam và 40% trên hàng hóa trung chuyển qua Việt Nam; ngược lại Việt Nam đánh thuế 0% vào hàng hóa mua của Mỹ...
Ngài tự nhận trọn đời ngài chỉ là một nhà sư đơn giản, nhưng sóng gió tiền định đã đưa ngài vào ngôi vị Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 để gánh vác chức lãnh đạo cả đạo và đời cho dân tộc Tây Tạng từ khi ngài còn thơ ấu. Ngài từ những ngày mới lớn, miệt mài tu học theo lời Đức Phật dạy về hạnh từ bi và trí tuệ, nhưng từ khi chưa đủ tuổi thành niên đã chứng kiến khắp trời khói lửa chinh chiến để tới lúc phải đào thoát, vượt nhiều rặng núi Hy Mã Lạp Sơn để xin tỵ nạn tại Ấn Độ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.