Tình hình chung mấy năm qua ở Á châu Thái bình dương từ đông bắc tới đông nam cho thấy: Mỹ thêm bạn, TC thêm thù.
Một, sự kiện và thời sự. Kết quả cuộc khảo sát dư luận thế giới mới nhất Global Attitudes Survey, do trung tâm nghiên cứu Mỹ có uy tín Pew Research Center thực hiện từ ngày 13/05 cho đến ngày 29/08/ 2019 vừa qua, cho biết 37% có cái nhìn tiêu cực về TC. Ở vùng châu Á Thái Bình Dương có Nhật Bản, Hàn Quốc, ở Đông Bắc Á, Philippines, Indonesia ở Đông Nam Á, và Úc ở châu Đại Dương, hầu như toàn bộ 5 quốc gia không thích Trung Quốc, cao nhất là Nhật Bản với 85%, kế đến là Hàn Quốc, 63%, Úc 57%, Philippines 54%.Tại Bắc Mỹ 60% người được hỏi tại Mỹ, và 67% tại Canada coi Trung Quốc là đất nước “không được ưa thích”, một kết quả xấu nhất đối với Trung Quốc từ năm 2007 đến nay. Tây Âu cũng rất tiêu cực đối với Trung Quốc, với tỷ lệ không có thiện cảm lên đến 70% tại Thụy Điển, hay 53% tại Tây Ban Nha.
Từ 2017 Báo mạng Anh Daily Express loan tải Anh đồng minh văn hoá, lịch sử chí thiết của Mỹ sẽ tham gia cuộc tập trận đa quốc gia tại Hàn Quốc diễn ra vào ngày mai 21/08/2017, nhằm đối phó với tấn công nguyên tử giả định từ Bắc Triều Tiên. Trevor Taylor chuyên gia quốc phòng Anh, thuộc Viện Các Quân Chủng Thống Nhất Hoàng Gia Anh (Royal United Services Institute), khẳng định việc Luân Đôn can dự tại Biển Đông, một mặt là để bảo vệ tuyến đường hàng hải huyết mạch của thế giới, tăng cường đóng góp cho an ninh toàn cầu, khẳng định « vai trò quốc tế » của Anh dù sẽ không còn là thành viên của Liên Hiệp Châu Âu, mặt khác, siết chặt quan hệ với Hoa Kỳ cùng các đồng minh khác, như Nhật Bản và Úc. Anh và Mỹ là hai nước luôn ở bên nhau trong hầu hết các biến động quốc tế.
Trong chuyến công du Úc, ngoại trưởng Anh Boris Johnson từng cho biết sẽ gửi một chiến hạm – mà Anh mới chế tạo - tới Biển Đông để tham gia các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải tại các vùng biển quốc tế, cùng với Hoa Kỳ.
Còn Phi luật tân trước thái độ dửng dưng của TT Duterte trước hành động lấn chiếm chiếm bãi cát Sandy Cay, trong khu vực đảo Thị Tứ (Pag-asa) của Phi, Quân đội và Tối cao pháp yêu cầu chánh phủ Duterte phải có hành động. Ngày 19/08/2017 phát ngôn viên Quân Đội Philippines yêu cầu chính phủ nêu vấn đề này ra trước Cơ Chế Tham Vấn Song Phương Trung Quốc-Philippines đã được hai nước thành lập
Tối Cao Pháp viện Phi, Thẩm phán Antonio Carpio, hôm 19/08/2017, khẳng định là ông tin rằng Bắc Kinh đã «nuốt lời hứa không chiếm thêm» bất cứ địa điểm nào tại Trường Sa, nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã «gần như chiếm lĩnh bãi cát Sandy», cách đảo Thị Tứ khoảng 2,5 hải lý. Thẩm phán Tòa Án Tối Cao Philippines hối thúc tổng thống Duterte bảo vệ lãnh thổ, theo cam kết «không nhường một tấc đất nào của Philippines cho Trung Quốc», với biện pháp cụ thể là «đưa tàu chiến» đến bãi Sandy, và nếu Hải Quân Trung Quốc tấn công tàu Philippines, Manila có cớ để viện ra Hiệp Ước Phòng Thủ Chung với Mỹ.
Trong khi đó, Mỹ quân viện vô thường tức cho không Quân đội Phi một khinh khí cầu radar kiểm soát theo dõi «các hoạt động trên biển và trên không tại các vùng duyên hải».
Một công tác phối hợp quân sư lớn, Mỹ và Hàn tập trận chung ơ vùng đông bắc Á châu Thái bình dương. Coi như tân TT Hàn Quốc Moon Jae-in người muốn hoà giải với CS Bắc Hàn để tránh chiến tranh đã thấy chế độ Kim Jong un là quá hiếu chiến, táo bạo. Bên cạnh việc tập trận chung với Mỹ, Ông còn thúc đẩy việc bố trí dàn hoả tiễn lá chắn để bảo vệ Hàn Quốc.
Dĩ nhiên CS Bắc Hàn lại hăm dọa, lại đổ tội cho Mỹ «đổ thêm dầu vào lửa».
Về phía Mỹ, lúc bấy giờ Dân biểu Dana Rohrabacher còn tại chức, (Công Hoà đến từ Cal) Chủ Tich Uỷ ban Đối Ngoại của Hạ Viện Mỹ nhiều nhiệm kỳ kêu gọi Mỹ tiến hành tấn công mạng quy mô lớn và sẵn sàng bắn hạ tên lửa Triều Tiên. Trong thông cáo của văn phòng Uỷ Ban, Ông Rohrabacher cho rằng “Qua nhiều thập niên, chúng ta đã chơi trò chơi ngoại giao chậm chạp, và hậu quả là tình hình nguy hiểm hiện nay. Triều Tiên luôn thử lòng kiên nhẫn của chúng ta và từng bước tiến đến vũ khí hạt nhân”, ông nói.
Hai, đi vào phân tich. Trước tiên một sai lầm chiến lược của TC là bành trướng lấn chiếm biển đảo ở Á châu Thái bình dương suốt cả năm năm qua. Vô tình TC tạo chánh nghĩa cho Mỹ chuyển trục quân sự sang Á châu Thái bình dương để cân bằng với TC là một nước lớn nhứt, ảnh hưởng lâu đời nhứt ơ vùng này. TC còn làm cho các nước láng giềng của TC xa rời TC vì TC quá tham vọng biển đảo, bạo ngược, liên tục xâm lấn biển đảo của các nước trong vùng khiến các nước láng giềng của TC liên kết với Mỹ để ngăn chận hành động gây hấn và bá quyền của TC. Một liên minh đại cường ở Á châu được thành lâp: Mỹ, Nhựt, Ấn, Úc kết thành liên minh chánh.
Và Nhựt lần đầu tiên sau Thế Chiến 2 có lý do trổi dậy, vươn lên về quân sự trong chiến lược phòng vệ tập thể, liên kết lập thành liên minh và viện trợ quân sư cho Phi, Việt, Úc.
Mỹ cũng siết chặt tương quan quận sư với Đài Loan. Quốc Hội xả cảng cho chiến hạm Đài loan “ghé, đậu” ở các quân cảng của Mỹ, và chiến hạm của Mỹ được vào ra Cảng Cao Hùng. Ngoài ra trước đó Quốc Hội cũng đồng ý cho Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan cả tỷ rưỡi Mỹ kim. TC phản đối kịch liệt, Mỹ phớt tỉnh Ang-lê.
Ba, sau cùng. Tóm lại, trong 5 năm Mỹ chuyển trục quân sự về Á châu Thái bình dương, Mỹ đã siết chặt tương quan quân sự với đồng minh, phát triển đối tác chiến lược với nhiều nước Á châu Thái bình dương, Ấn và Úc, kể cả VNCS.
Trong khi đó TC càng ngày càng bị cô đơn ngay ở Á châu Thái bình dương là đất dụng võ của TQ, là nơi TQ là nước lớn nhứt, đông dân nhứt, kinh tế mạnh nhứt, văn hoá ảnh hưởng đối với nhiều nước láng giềng, nhưng vì các tranh chấp biển đảo, TQ trở thành người Không lồ cô đơn độc nhãn. Chắc người dân Trung Quốc hậu duệ của Trung Hoa đang bị kềm kẹp trong chế độ CS rất lo ngại cho thân phận của nước Trung Hoa thời TC: “mãnh hổ nan địch quần hồ”.
Tiếp theo là một sai lầm chiến thuật mới đây của TC trong việc quân sự hoá Trường sa và Hoàng sa. Lấy tiền thuế mồ hôi, nước mắt của nhân dân, đem tài nguyên của quốc gia dân tộc Trung Hoa tương đương hàng tỷ tỷ Mỹ kim ra bồi lắp, làm bốn năm phi đạo, bến tàu, xây cất đồn bót, kho tàng, đưa dàn hoả tiễn, lập dàn ra đa ra, biến Trường sa thành Vạn lý Trường Thành bằng cát – theo lời của vị đô đốc tư lịnh Thái bình dương của Mỹ. Lầu đài mà xây trên cát theo phương ngôn Tây Phương có nghĩa là không bền vững, sẽ sụp đổ.
Cái gì chưa biết, cái rõ ràng nhứt là Mỹ, đồng minh, đối tác, liên minh của Mỹ, không nước nào thừa nhận chủ quyền của TC trên vùng, biển đảo này. Kể cả VNCS là đồng chí của TC cũng không thừa nhận. Hà nội không biết bao nhiêu lần xác nhận chủ quyền của VN trên những biển đảo này và mới đây lân đầu tiên gởi công văn phản đối TC lên Tổng Thư Kỳ Liên hiệp Quốc khi TC đưa dàn hoả tiễn ra Hoàng sa và dàn ra đa ra Trường sa.
Trái lại hầu hết các nước trong vùng Á châu Thái bình dương, kề cả Liên Âu đều ủng hộ quan điểm của Mỹ, Biển Đông là vùng biển các nước được hưởng tự do hàng hải, hàng không quốc tế.
Chiến thuật quân sự hoá của TC đã tạo điều kiện cho Quốc Hội Mỹ, Công Hoà lẫn Dân Chủ làm tất cả những gì có thể làm được và không từ bỏ cơ hội nào để “Support Our Troops” ở mặt trận Á châu thái bình dương vì TC tăng cường quân lực và quân sự. Ngân sách Mỹ dành thêm cho Quân đội Mỹ khoảng 425 triệu mỹ kim để tiến hành cuộc tập trận với các quốc gia trong khu vực, chịu ảnh hưởng của các hành động nói trên của Trung Quốc. Bộ sẽ chi 8 tỷ mỹ kim trong năm tài khóa 2017 để sắm thêm các tàu lặn và các thiết bị lặn tự hành hiện đại.
TC có thể giỏi quanh co, lắm lời, nói một đằng làm một nẻo, giỏi hứa nhăng hứa cuội mà không làm, giỏi đánh võ mồm hơn Mỹ. Nhưng còn chiến tranh với Mỹ thì chắc chắn TC biết TC sẽ từ chết tới bị thương../.(VA)