


Trong họp mặt mừng xuân tại Bắc Cali.
Như bao nhiêu đồng hương đang tị nạn tại hải ngoại, mỗi năm họp mặt vài lần trong các dịp lễ, tết...những ngày lễ cổ truyền của Việt Nam. Tây Ninh Đồng Hương Hội Bắc Cali cũng có một cuộc hội ngộ mừng Xuân Kỷ Hợi 2019 đông vui và ấm áp tình đồng hương. Buổi họp mặt diễn ra vào lúc 11:00 am ngày Thú Bảy 24/3/2019 tại nhà hàng GF Grand Fortune, San Jose.
Cuộc họp mặt quy tụ gàn 250 đồng hương và quan khách. Trong số quan khách tham dự, người ta ghi nhận có: Ông chu Tấn, Ông Mai Khuyên Chủ Tijch Khu Hội, Ông Nguyễn Trọng Thuỵ Quỹ Tương Tế CSQG, Ông Vương Học Thiêm Ban Trị Sự PG Hoà Hảo, Hiền Tài Nguyễn Văn Khích, Ban Trị Sự Cao Đài Bắc California, BS Nguyễn trọng Nhi, Hội Võ Bị Đà Lạt Bắc Californi, Bà Sơn Loan Hội Phụ Nữ Việt Nam Bắc California, Ong Triệu Hà Hội ĐPQ, Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hội Nữ Quân Nhân San Jose, Ông Hồ Văn Khởi, Ông Cao Minh, Bà Kim ánh, gia đình Sanh Sanh Đường...v.v.
Lễ Chào Cờ khai mạc cử hành lúc 11:30 am, diễn ra nghiêm trang trọng thể do Ông Nguyễn Cười điều khiển. Sau đó, bà Trương Vân Lang, Hội Trưởng Tây Ninh Đồng Hương Hội, ngỏ lời chào mừng quan khách và đồng hương. Một vị trưởng thương đại diện chúc mọi người được hạnh phúc, may mắn, an khang, thịnh vượng, chúc bà con đồng hương Tây Ninh thành công nơi đất lạ quê người.
Tiếp đến toàn ban hợp ca của Hội trình bày nhạc phẩm Mừng Xuân để mở đầu cho chương trình văn nghệ. Ông Duy Văn điều khiển chương trình.
Được biết, mỗi năm đồng hương Tây Ninh có 2 lần họp mặt vào dịp Tết và mùa hè, họp mặt là dịp để đồng hương Tây Ninh và thân hữu gặp nhau, cùng nhau hâm nóng lại tình đồng hương nơi xứ lạ quê người. Ông Duy Văn cho biết: “Mục đích chính của Hội là để hun đúc tinh thần tương thân của đồng hương Tây Ninh và thân hữu, bảo tồn nền văn hóa tốt đẹp của quê nhà….”
Đồng hương Tây Ninh, những người tham dự hôm nay, có người là dân cố cựu, như ông Dương Quôc Dân, Ông Nguyễn Văn Y, Ông Từ Hiếu Côn... sống ở đất Tây Ninh còn nhớ nơi “chôn nhau cắt rún", họ có thể kể về những kỷ niệm thuở ấu thơ; biết những địa danh nào là Trảng, Gò, Bàu...Vùng đất đã đi vào thi ca “nắng cháy người", “cà rich cà tang"...những chiếc xe bò, xe ngưaj có tiếng “lục lạc" kêu leng keng, Bàu Đá, Bàu Năng, Bàu Đồn, Suối Đá, Gò Dầu, Tràng Bàng, Trảng Lớn. Có nhiều gia đình bao đời làm ăn tại Tây Ninh đã kể cho bạn bè thân hữu nghe những kỷ niệm về “que cha, đất tổ” Những thắng cảnh Tây Ninh.
Nhiều thân hữu thắc mắc về cách đặt tên của Hội. Thông thường là Hội Đồng Hương...; nhưng Tây Ninh có cách gọi tên rất khác, thay vì Hội Đồng Hương Tây Ninh thi hội nầy có tên là Tây Ninh Đồng Hương Hội. Theo ban tổ chức, xa xưa lắm Tây Ninh Đồng Hương Hội được thành lập vào khoảng cuối thập niên 1930 tại Sài Gòn. Sau một thời gian hoạt động, hội được chính quyền cấp cho một nơi để làm trụ sở, và cũng là nơi các công chức, tư chức và đồng bào quê quán ở Tây Ninh quy tụ lại để sinh hoạt, giúp đỡ lẫn nhau coi như “anh em bà con” chung một nhà. Tây Ninh Đồng Hương Hội có tên từ đó.
Sau nhiều năm tị nạn Cộng Sản tại Hoa Kỳ, để tiếp nối truyền thống tốt đẹp của các bậc tiền bối đã xây dựng nên Tây Ninh Đồng Hương Hội, Sài Gòn, thế hệ thứ nhất của đồng hương Tây Ninh đã quy tụ lại và thành lập Tây Ninh Đồng Hương Hội Hoa Kỳ vào năm 1999.
Tưởng cùng nên biết thêm. Tây Ninh là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Phần. Thị xã Tây Ninh nằm cách Sài Gòn 100 km theo đường quốc lộ 1 qua Nam Vang (hiện nay đổi tên Quốc lộ 22), cách biên giới Campuchia 40 km về phía Tây Bắc.
Tây Ninh từ thời xưa là một vùng đất thuộc Thủy Chân Lạp, có tên gọi là Romdum Ray (theo ngôn ngữ Campuchia), có nghĩa là "Chuồng Voi" vì nơi đây chỉ có rừng rậm với muôn thú dữ như cọp, voi, beo, rắn, rết... Những người thổ dân ở đây sống rất thiếu thốn, cơ cực cho đến khi người Việt từ miền Trung đến khai hoang thì vùng đất này mới trở nên phát triển.
Tây Ninh, phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, Đông Nam giáp Sài Gòn, Nam giáp tỉnh Long An, Tây và Bắc giáp Svay Rieng, Prey Veng và Tbong Khmum (Campuchia) có đường biên giới dài 220 km có hai cửa Mộc Bài và Xa Mát, đi qua Campuchia.
Như các tỉnh thuộc Đông Nam Phần, Tây Ninh là vùng có địa thế chuyển tiếp từ cao nguyên xuống đồng bằng miền Tây Nam Phần (sông Cửu Long), đất đai tương đối bằng phẳng; vừa mang đặc điểm của một vùng cao nguyên, vừa có sắc thái của vùng đồng bằng, Tây Ninh có nhiều núi như: Núi Bà Đen cao 986 m, Núi Phụng: 435m, Núi Heo: 289m; vùng gò đất và đồi thấp đỉnh rộng và bằng có độ cao từ 15 mét ở phía nam đến 115 mét tại thượng nguồn Hồ Dầu Tiếng, cũng còn có nhiều vùng bằng phẳng, hoặc thung lũng bãi bồi cao khoảng 1mét…
Theo Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức: Phủ Tây Ninh trong bản đồ tỉnh Gia Định thời Pháp xâm chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ năm 1865. Năm 1802, vua Gia Long lên ngôi, đồng thời đổi tên phủ Gia Định thành trấn Gia Định. Năm 1808, trấn Gia Định đổi lại đổi là thành Gia Định, gồm có 5 trấn là Phiên An, Biên Hòa, Vĩnh Thanh, Định Tường và Hà Tiên. Năm 1832, vua Minh Mạng từ 5 trấn chia thành 6 tỉnh gồm có Phiên An (tức trấn Phiên An cũ), Tỉnh Biên Hòa (trấn Biên Hòa cũ), Tỉnh Định Tường (trấn Định Tường cũ), Tỉnh Vĩnh Long (trấn Vĩnh Thanh cũ), Tỉnh An Giang, Tỉnh Hà Tiên. Lúc bấy giờ, vùng đất Tây Ninh thuộc Phiên An thành. Năm 1838, vua Minh Mạng đổi Phiên An tỉnh thành tỉnh Gia Định (gồm có 3 phủ, 7 huyện. Các phủ là Phủ Tân Bình có 3 huyện, Phủ Tân An có 2 huyện, Phủ Tây Ninh có 2 huyện là: huyện Tân Ninh và huyện Quang Hóa.
Phủ Tây Ninh: Phía Bắc giáp Campuchia (qua núi Chiêng, tức núi Bà Đen), phía Đông giáp huyện Bình Long phủ Tân Bình, phía Nam giáp huyện Bình Dương phủ Tân Bình và huyện Cửu An phủ Tân An, nguyên là đạo Quang Phong. Năm Minh Mạng thứ 19 (1838), bỏ đạo lập phủ với tên gọi phủ Tây Ninh, Theo Đại Nam thực lục thì vào khoảng tháng 3 âm năm 1845, Cao Hữu Dực (quyền Tuyên phủ sứ Tây Ninh) cho chiêu mộ dân trong phủ Tây Ninh lập ra 26 thôn làng: Tiên Thuận, Phúc Hưng, Phúc Bình, Vĩnh Tuy, Phúc Mỹ, Long Thịnh, Long Khánh, Long Giang, Long Thái, An Thịnh, Khang Ninh, Vĩnh An, An Hòa, Gia Bình, Long Bình, Hòa Bình, Long Định, Phú Thịnh, Thái Định, Hòa Thuận, An Thường, Thuận Lý, Thiên Thiện, Hướng Hóa, Định Thái, Định Bình, đều thuộc phủ Tây Ninh. Vua Thiệu Trị phê chuẩn quyết định này. Năm 1861, Sau khi Pháp chiếm Tây Ninh, việc cai quản ở 2 huyện được thay thế bằng 2 Đoàn Quân sự đặt tại Trảng Bàng và Tây Ninh. Năm 1868, sau đó hai đoàn Quân sự được thay thế bằng hai Ty Hành chánh. Sau nhiều lần thay đổi, năm 1897 Tây Ninh gồm có 2 quận là Thái Bình, Trảng Bàng, trong đó có 10 tổng, 50 làng.
Ngày 1 tháng 1 năm 1900, Toàn quyền Paul Doumer cho áp dụng nghị định ký ngày 20 tháng 12 năm 1899 đổi các khu tham biện là tỉnh. Thời Pháp thuộc, Nam Kỳ được chia làm 20 tỉnh để cai trị và sau đó Cap St. Jacques (Vũng tàu) tách ra thành tỉnh thứ 21. Tây Ninh lúc đó là tỉnh thứ 12.
“Gia, Châu, Hà, Rạch, Trà Sa, Bến,Long, Tân, Sóc Thủ, Tây, Biên, Mỹ, Bà. Chợ, Vĩnh, Gò, Cần, Bạc và Cấp (Vũng Tàu)”. Ngày 9 tháng 12 năm 1942, Thống đốc Nam kỳ ban hành Nghị định 8345 ấn định ranh giới Tây Ninh. Sau 1945, tỉnh Tây Ninh vẫn giữ nguyên ranh giới cũ. Năm 1950, cắt một phần đất của xã Thái Hiệp Thạnh cũ thành lập thị xã Tây Ninh, nhưng do chưa đủ điều kiện hoạt động nên sau đó giải thể. Sau hiệp định đình chiến năm 1954, chính phủ Ngô Đình Diệm làm Thủ Tướng thành lập lại Thị xã Tây Ninh. Năm 1957, chính phủ Việt Nam Cộng Hoà chia tỉnh Tây Ninh thành 3 quận gồm có Châu Thành, Gò Dầu Hạ, Trảng Bàng. Năm 1959, quận Châu Thành chia thành 2 quận Phước Ninh và Phú Khương; quận Gò Dầu Hạ chia thành 2 quận Hiếu Thiện và Khiêm Hanh. Năm 1961, quận Trảng Bàng đổi tên thành quận Phú Đức. Năm 1963, quận Phú Đức được giao cho tỉnh Hậu Nghĩa và đổi lại tên cũ là Trảng Bàng. Từ đó đến năm 1975, tỉnh Tây Ninh có 4 quận: • Quận Phước Ninh có 15 xã; quận lỵ đặt tại Bến Sỏi, sau dời đến ngã ba Tầm Long, Quận Hiếu Thiện có 15 xã; quận lỵ đặt tại Gò Dầu Hạ. Quận Khiêm Hanh có 5 xã; quận lỵ đặt tại Bàu Đồn.
Trong họp mặt mừng xuân tại Bắc Cali.