Tin Tướng Dương văn Minh chết tại Mỹ giải toả được nỗi dằn vật tâm tư của một số người đang ở Mỹ.
Dằn vật phát sinh từ khi Mỹ thậm thò, thậm thụp bắt tay lại với kẻ thù CS Hà nội. Bắt tay ngày càng chặt, từ gỡ cấm vận, bình thường hoá ngoại giao đến ký Thương Ước thừa nhận điều kiện tối huệ quốc cho CS Hà nội. Mỹ đã vì tiền bỏ nghĩa anh em, ngày nào cùng chết sống chung trên cùng một chiến tuyến. Vì cố thủ chiến tuyến đó sau khi Mỹ rút đi mà nhiều người bị CS lưu đày rừng thiêng nước độc hàng chục năm đói lạnh. Nói cho ngay, Mỹ cũng có nghĩ tình giúp cho một số chiến hữu bị tù từ 3 năm trở lên sang Mỹ lập lại cuộc đời. Nhưng than ôi quá trễ, quá già rồi! Nỗi buồn Mỹ cũ chưa nguôi ngoay nơi đất Mỹ thì Mỹ lại gây thêm vết thương lòng, " chơi với CS". Nên hay không nên chơi với Mỹ là câu hỏi dằn vật tâm tư mỗi lần thấy Mỹ xích lại gần Hà nội. Có người chán Mỹ đến mức đòi về VN; nhưng chỉ nghe nói, chớ chưa thấy ai về ở luôn, về chơi thì có nhiều. Có người chịu thua nói Mỹ làm vì quyền lợi Mỹ, người Việt chẳng ăn nhập gì; biểu tình, kiến nghi làm chi vô ích; cú kêu mặc cú, xôi thịt quỉ thần ăn. Giữa hai thái cực đó là thái độ kiên trì đấu tranh, lợi dụng an ninh lộ trình Mỹ đưa lý tưởng tự do dân chủ xâm nhập, diễn tiến hoà bình, khiến chính CS Hà nội báo động là thế lâm nguy cho chế độ.
Nỗi dăn dằn vật nên hay không nên chơi với Mỹ càng được giải toả khi chánh thức được tin Tướng Dương văn Minh chết tại Mỹ (chữ tại, giới từ gạch dưới). Dù được huấn luyện và xuất thân từ Quân đội Viễn chinh Pháp, sự nghiệp quân sự và chánh trị của Tướng Dương văn Minh được xây dựng cùng với hai chế độ VN Cộng hoà. Mà nói VNCH là phải nói tới Mỹ. Mỹ đưa người từ Mỹ về lãnh đạo đệ nhứt Cộng hoà. Không như ý, Mỹ trợ trưởng một cuộc đảo chánh do Tướng Minh cầm đầu và sau đó lại bị chỉnh lý và lưu vong. Qua đệ nhị Cộng hoà, từ Thái lan Oâng được Mỹ giúp cho về đóng vai trò đối lập vì Quốc hội và Nhân dân Mỹ, không thể chịu nổi bầu cử không có tranh cử và chánh trị không có đối lập theo kiểu cách và truyền thống Mỹ. Tướng Minh đối lập với người đồng đội của mình, là Tướng Thiệu, đến giờ chót. Tướng Thiệu trước khi ra đi tố Mỹ trước toàn dân Việt. Nhưng Oâng vẫn được Mỹ đưa đi bằng xe và máy bay Mỹ. Ban đầu tạm trú ở Đài loan rồi Anh quốc, nơi có anh em nhà trước đó làm đại sư.ù Nhưng sau cùng Oâng cũng định cư và sống trầm lặng tại Mỹ.
Tướng Minh ở lại, đuổi Mỹ ra khỏi VN, hy vọng bàn bạc "cứu nước không được thì cứu dân" và" buông súng chờ bàn giao chánh quyền." Nhưng cả nước lẫn dân Oâng đều cứu không được. ï CS Hà nội chỉ coi Oâng là bại tướng đầu hàng. Oâng không bị đi tù cải tạo nhưng vẫn phải ở trong nhà tù lớn hơn, là VN dưới chế độ CS, như mọi người Việt khác. Khá lâu sau, Oâng được phép sang Pháp và sau cùng sang Mỹ sống trầm lặng lặng như TT Thiệu được mấy năm và chết tại Mỹ. Oâng là người từng được Mỹ hậu thuẩn để đảo chánh cũng như từng công khai đuổi Mỹ ra khỏi VN trước khi VNCH bị bức tử. Nghị định đuổi Mỹ là nghị định đầu của Thủ Tướng Vũ văn Mẫu do Tướng Minh chỉ định. Văn phòng Tùy viên Quân sự Mỹ ra khỏi VN họp thức hoá cho việc rút lui trong danh dự của Mỹ. Nó cũng là một bảo đảm Mỹ không can thiệp nữa vào VN để CS Hà nội bức tử VNCH sớm. Nó cũng mở đầu cho cuộc di tản vô tiền khoáng hậu trong lịch sử VN và đánh động lương tâm nhân loại. Hy vọng nói chuyện với CS mà DB Lý quý Chung người Bộ trưởng Thông Tin của Oâng hiểu lầm là "người anh em bên kia chiến tuyến." là một hy vọng hão huyền và thất vọng.
Lời của Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao CS, Phan Thúy Thanh, rằng gần đây Tướng Minh muốn về VN để sống những ngày cuối đời. Gia đình Oâng Minh không xác nhận chứng tỏ là CS Hà nội còn muốn trục lợi lần chót Oâng Minh, trên cái chết của Tướng này.
Người Việt hải ngoại sau 25 năm có thể hơn thua, thương ghét, chê khen hai Tướng Minh và Thiệu. Nhưng ít ai hiểu và kinh nghiệm về Mỹ hơn hai cựu tướng này. Thứ nhứt do chức vụ quan trọng, sự nghiệp và cuộc đời hai Oâng dính liền với VNCH và với Mỹ. Thứ hai, hai Oâng đã trả giá rất đắc bằng cả cuộc đời và sư nghiệp dính dáng quá nhiều với Mỹ. Người ta nói làm chánh trị, chớ không ai nói nói chánh trị. Việc làm có tánh chánh trị quanh co nhưng quan trọng nhứt cho cá nhân và gia đình của hai Oâng đều giống nhau: chọn con đường đi Mỹ và chọn đất chết ở Mỹ. Không những riêng hai tướng ấy mới làm hành vi chánh trị đó. Cho đến bây giờ số người Việt xin đi Mỹ rất nhiều. Nhưng người xin hồi hương về ở VN rất ít nếu không muốn nói là không có. Lý do mỗi người có thể tự tìm thấy trong cuộc sống hàng ngày ở Mỹ. Bao nhiêu đã khá đủ để giải toả những dằn vật tâm tư mà người tỵ nạn CS ở Mỹ đã chịu đựng từ khi Mỹ xích lại gần với kẻ thù cũ.