Người ta thường nói thế giới ngày nay là thế giới “đa cực”, nhưng từ ngữ dễ gây ngộ nhận và có khi lạm dụng. Chữ “cực” (pole) vốn chỉ hai đầu của một thỏi nam châm: cực nam và cực bắc, nó hút sắt. Trong thời chiến tranh lạnh thế giới chia ra làm hai khối mạnh nhất là Thế giới tự do và Cộng sản quốc tế, nó quy tụ sức mạnh để đối đầu, một số nước khác không bị hút vào cực nào, trở thành Thế giới thứ ba nhưng thực tế là rời rạc không đáng kể. Bởi vậy thế giới lúc đó là thế giới “lưỡng cực” do hai siêu cường Hoa Kỳ và Liên Xô lãnh đạo kình chống nhau. Vậy có thế giới độc cực không"
Theo phép toán đơn giản nhất, 2 trừ 1 còn 1. Nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, Hoa Kỳ không thể là một “độc cực”. Tại sao vậy" Bởi vì trong suốt lịch sử cận đại, các nước trên thế giới đều nghi kỵ và chống lại những mưu toan độc bá toàn cầu. Thế nhưng điều đó không có nghĩa là thế giới từ chối mọi sự lãnh đạo. Bằng cớ là sau khi Liên Xô sụp đổ, thế giới vẫn nhìn thấy ở Mỹ một sự hướng dẫn trong tư cách một nước giầu nhất và mạnh nhất. Giầu và mạnh là điều kiện cần, nhưng chưa đủ. Quan trọng nhất là không được áp chế, duy ý chí, độc đoán, bảo thủ, vì quyền lợi riêng mà bất chấp quyền lợi chung của cộng đồng quốc tế. Tóm lại muốn lãnh đạo là phải có sự đồng thuận. Nhưng cũng từ đây nẩy sinh ra từ ngữ “thế giới đa cực”. Thế nào là đa cực"
Đa cực không có nghĩa là đa đầu, vì các nước dù giầu nghèo, mạnh yếu khác nhau vẫn phải có những sự tập hợp vì nhu cầu hợp tác phát triển, giao thương, bảo vệ an ninh chung, phòng chống thiên tai, tật bệnh và tội phạm. Đa cực là cuộc sống dân chủ giữa các nước trên thế giới. Cuộc sống quốc tế đó có khuynh hướng loại trừ những cái đầu coi rẻ sự đồng thuận. Sau khi Liên Sô sụp đổ, nước Mỹ vẫn có bất đồng với các nước khác trong cộng đồng thế giới. Đó là chỉ điều không thể tránh khi sống theo nguyên tắc đồng thuận, nhưng Mỹ vẫn được coi như nước lãnh đạo.
Tổng Thống Bush trong những tuần gần đây đã cực lực cải chính ông chủ trương cô lập. Nhưng trong 7 tháng đầu cầm quyền của ông, nước Mỹ đã chỉ trích hay rút khỏi đến 5 hiệp ước quốc tế, chưa kể việc mất ghế trong Ủy hội Nhân quyền LHQ. Cuối tháng 7, Mỹ đã tự cô lập vì chống lại Hiệp ước Kyoto 1997 kiểm soát việc thả khói hâm nóng địa cầu, thường được gọi là hiệu ứng nhà kính. Dân số Mỹ chỉ bằng 4% dân số thế giới, nhưng Mỹ lại nhả khói bằng 1/4 tổng số khói của thế giới thả vào bầu khí quyển. Rút cuộc đại diện Mỹ bị la ó khi lên tiếng tại hội nghị quốc tế ở Bonn. 180 nước đã ký hiệp ước Kyoto bất chấp Mỹ. Ngoài ra Mỹ cũng rút khỏi dự án quốc tế chống vũ khí vi trùng, một bản văn mà thế giới phải mất 30 năm thương thảo mới hoàn thành. Mỹ cũng không chấp nhận dự thảo hiệp ước kiểm soát súng nhỏ trên toàn thế giới. Và nếu cứ đòi thực hiện bằng được lá chắn chống phi đạn, Mỹ sẽ phải đơn phương rút khỏi hiệp ước chống phi đạn chiến lược ABM năm 1972.
Cố nhiên Mỹ là nước mạnh nhất, giầu nhất, nếu Mỹ không chịu “chơi” rút ra ngoài, ai làm gì được" Chỉ sợ đến lúc thấy kẹt, phải nói lại. Vụ đối phó với Trung Quốc là một bằng chứng. Một chuyện khác là vấn đề Kosovo ở Nam Tư. Trong cuộc viếng thăm Kosovo tháng trước, Tổng Thống Bush ca ngợi binh sĩ Mỹ đóng ở đây đã góp phần ổn định tình hình, gìn giữ hòa bình. Vậy mà chưa đầy một năm trước đây, chính ông Bush đã đặt nghi vấn quân đội Mỹ có nên đóng ở Ba Nhĩ Cán hay không. Thay đổi chiến lược là chuyện ai cũng phải làm để thích ứng với tình thế, nhưng nên tự ý làm chớ đừng để đến lúc thời thế dồn ép, như vậy là mất thế chủ động.
Chúng tôi vẫn nghĩ một thế giới đa cực là đất dụng võ đắc sách nhất cho siêu cường Mỹ. bởi vì Mỹ có truyền thống và có tài tạo sự đồng thuận trong cộng đồng quốc tế. Chính Mỹ đã đi tiên phong trong việc xây một loạt những định chế quốc tế sau Thế chiến II như Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng Thế Giới, Quỹ Tiền Tệ Quốc tế, tổ chức NATO, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong những định chế đó, Mỹ bảo vệ được quyền lợi của mình qua tài tạo đồng thuận một cách khôn ngoan. Trong một thế giới đa cực như ngày nay, những tranh chấp và xung đột quyền lợi ngày càng nhiều. Nếu Mỹ tiếp tục đi những nước cờ độc đoán, cố nhiên cũng không thể có những liên minh quân sự chống Mỹ như trong thời chiến tranh lạnh vì thời thế đã khác. Nhưng nếu Mỹ bỏ chủ trương đồng thuận, những nước yếu hơn không biết kết hợp để tự bảo vệ quyền lợi của họ hay sao" Nga đã kết hợp với Trung Quốc không phải để liên minh quân sự mà để khai thác những nguồn lợi kinh tế cho riêng họ. Trung Quốc lăm le chiếm ảnh hưởng của ASEAN trong khi Mỹ xa cách dần với những đồng minh truyền thống trong khối NATO và cả Nhật Bản. Lãnh tụ Bắc Hàn Kim Chánh Nhật đã qua Moscow, còn Nam Hàn đang nhìn vào con đường xe lửa xuyên Tây Bá Lợi Á để xuất cảng hàng sang Âu châu, tránh đường biển phải đi vòng tốn tiền.
Hội nhập để xây dựng đồng thuận là sách lược tối ưu cho một nước có uy thế như Mỹ để bảo vệ quyền lợi của mình trong thế tranh chấp rất phức tạp của một thế giới đa cực. Chủ trương đồng thuận còn tạo khả năng chia rẽ những nước chống Mỹ. Nhưng Mỹ đã rút ra thay vì hội nhập, kết quả là đẩy những kẻ thù truyền thống liên kết với nhau vì quyền lợi kinh tế và họ có khả năng lôi cuốn cả những tập hợp khác. Mỹ cần phải nhìn lại sách lược đối ngoại của mình.
Theo phép toán đơn giản nhất, 2 trừ 1 còn 1. Nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, Hoa Kỳ không thể là một “độc cực”. Tại sao vậy" Bởi vì trong suốt lịch sử cận đại, các nước trên thế giới đều nghi kỵ và chống lại những mưu toan độc bá toàn cầu. Thế nhưng điều đó không có nghĩa là thế giới từ chối mọi sự lãnh đạo. Bằng cớ là sau khi Liên Xô sụp đổ, thế giới vẫn nhìn thấy ở Mỹ một sự hướng dẫn trong tư cách một nước giầu nhất và mạnh nhất. Giầu và mạnh là điều kiện cần, nhưng chưa đủ. Quan trọng nhất là không được áp chế, duy ý chí, độc đoán, bảo thủ, vì quyền lợi riêng mà bất chấp quyền lợi chung của cộng đồng quốc tế. Tóm lại muốn lãnh đạo là phải có sự đồng thuận. Nhưng cũng từ đây nẩy sinh ra từ ngữ “thế giới đa cực”. Thế nào là đa cực"
Đa cực không có nghĩa là đa đầu, vì các nước dù giầu nghèo, mạnh yếu khác nhau vẫn phải có những sự tập hợp vì nhu cầu hợp tác phát triển, giao thương, bảo vệ an ninh chung, phòng chống thiên tai, tật bệnh và tội phạm. Đa cực là cuộc sống dân chủ giữa các nước trên thế giới. Cuộc sống quốc tế đó có khuynh hướng loại trừ những cái đầu coi rẻ sự đồng thuận. Sau khi Liên Sô sụp đổ, nước Mỹ vẫn có bất đồng với các nước khác trong cộng đồng thế giới. Đó là chỉ điều không thể tránh khi sống theo nguyên tắc đồng thuận, nhưng Mỹ vẫn được coi như nước lãnh đạo.
Tổng Thống Bush trong những tuần gần đây đã cực lực cải chính ông chủ trương cô lập. Nhưng trong 7 tháng đầu cầm quyền của ông, nước Mỹ đã chỉ trích hay rút khỏi đến 5 hiệp ước quốc tế, chưa kể việc mất ghế trong Ủy hội Nhân quyền LHQ. Cuối tháng 7, Mỹ đã tự cô lập vì chống lại Hiệp ước Kyoto 1997 kiểm soát việc thả khói hâm nóng địa cầu, thường được gọi là hiệu ứng nhà kính. Dân số Mỹ chỉ bằng 4% dân số thế giới, nhưng Mỹ lại nhả khói bằng 1/4 tổng số khói của thế giới thả vào bầu khí quyển. Rút cuộc đại diện Mỹ bị la ó khi lên tiếng tại hội nghị quốc tế ở Bonn. 180 nước đã ký hiệp ước Kyoto bất chấp Mỹ. Ngoài ra Mỹ cũng rút khỏi dự án quốc tế chống vũ khí vi trùng, một bản văn mà thế giới phải mất 30 năm thương thảo mới hoàn thành. Mỹ cũng không chấp nhận dự thảo hiệp ước kiểm soát súng nhỏ trên toàn thế giới. Và nếu cứ đòi thực hiện bằng được lá chắn chống phi đạn, Mỹ sẽ phải đơn phương rút khỏi hiệp ước chống phi đạn chiến lược ABM năm 1972.
Cố nhiên Mỹ là nước mạnh nhất, giầu nhất, nếu Mỹ không chịu “chơi” rút ra ngoài, ai làm gì được" Chỉ sợ đến lúc thấy kẹt, phải nói lại. Vụ đối phó với Trung Quốc là một bằng chứng. Một chuyện khác là vấn đề Kosovo ở Nam Tư. Trong cuộc viếng thăm Kosovo tháng trước, Tổng Thống Bush ca ngợi binh sĩ Mỹ đóng ở đây đã góp phần ổn định tình hình, gìn giữ hòa bình. Vậy mà chưa đầy một năm trước đây, chính ông Bush đã đặt nghi vấn quân đội Mỹ có nên đóng ở Ba Nhĩ Cán hay không. Thay đổi chiến lược là chuyện ai cũng phải làm để thích ứng với tình thế, nhưng nên tự ý làm chớ đừng để đến lúc thời thế dồn ép, như vậy là mất thế chủ động.
Chúng tôi vẫn nghĩ một thế giới đa cực là đất dụng võ đắc sách nhất cho siêu cường Mỹ. bởi vì Mỹ có truyền thống và có tài tạo sự đồng thuận trong cộng đồng quốc tế. Chính Mỹ đã đi tiên phong trong việc xây một loạt những định chế quốc tế sau Thế chiến II như Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng Thế Giới, Quỹ Tiền Tệ Quốc tế, tổ chức NATO, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong những định chế đó, Mỹ bảo vệ được quyền lợi của mình qua tài tạo đồng thuận một cách khôn ngoan. Trong một thế giới đa cực như ngày nay, những tranh chấp và xung đột quyền lợi ngày càng nhiều. Nếu Mỹ tiếp tục đi những nước cờ độc đoán, cố nhiên cũng không thể có những liên minh quân sự chống Mỹ như trong thời chiến tranh lạnh vì thời thế đã khác. Nhưng nếu Mỹ bỏ chủ trương đồng thuận, những nước yếu hơn không biết kết hợp để tự bảo vệ quyền lợi của họ hay sao" Nga đã kết hợp với Trung Quốc không phải để liên minh quân sự mà để khai thác những nguồn lợi kinh tế cho riêng họ. Trung Quốc lăm le chiếm ảnh hưởng của ASEAN trong khi Mỹ xa cách dần với những đồng minh truyền thống trong khối NATO và cả Nhật Bản. Lãnh tụ Bắc Hàn Kim Chánh Nhật đã qua Moscow, còn Nam Hàn đang nhìn vào con đường xe lửa xuyên Tây Bá Lợi Á để xuất cảng hàng sang Âu châu, tránh đường biển phải đi vòng tốn tiền.
Hội nhập để xây dựng đồng thuận là sách lược tối ưu cho một nước có uy thế như Mỹ để bảo vệ quyền lợi của mình trong thế tranh chấp rất phức tạp của một thế giới đa cực. Chủ trương đồng thuận còn tạo khả năng chia rẽ những nước chống Mỹ. Nhưng Mỹ đã rút ra thay vì hội nhập, kết quả là đẩy những kẻ thù truyền thống liên kết với nhau vì quyền lợi kinh tế và họ có khả năng lôi cuốn cả những tập hợp khác. Mỹ cần phải nhìn lại sách lược đối ngoại của mình.
Gửi ý kiến của bạn