Trần Khải
Trong khi Đài Loan bị Trung Quốc siết ngoại giao, chính phủ Hoa Kỳ vẫn có cách lặng lẽ giúp đỡ nhà nước Đài Bắc. Tuy nhiên, tình hình Việt Nam thê thảm là do những kế hoạch lạ lùng khó hiểu, từ Bộ Giáo Dục thay nhau siết cổ đồng bào (qua việc in sách bắt học sinh lớp 1 mua nhiều tới đếm không xuể), tới chuyện cho 7 tỉnh xài tiền nhân dân tệ, tới việc cấm cửa nhân quyền quốc tế...
Để nói chuyện Đài Loan, Mỹ vẫn lặng lẽ hỗ trợ: bản tin RTI kể rằng Mỹ triệu hồi đại sứ tại 3 nước cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan.
Kể từ năm ngoái, Panama, Dominica và El Salvador đã lần lượt thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, vừa qua, Quốc vụ viện Mỹ đã triệu hồi đại sứ từ 3 nước này, đối với cách làm hiếm thấy của Mỹ, chính phủ Đài Loan không đưa ra bình luận, nhưng đa phần mọi người đều nghĩ rằng cách làm này của Mỹ là để ủng hộ Đài Loan.
Ngày 10/9, lúc trả lời phỏng vấn, Viện trưởng viện chiến lược và quốc tế của trường đại học Trung Chính Triệu Văn Chí cho biết, hành động này dĩ nhiên là mang ý nghĩa ủng hộ Đài Loan, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do thế lực đứng sau Trung và Nam Mỹ của Trung Quốc ngày một mở rộng, đặt với lợi ích bản thân cho nên Mỹ mới làm như vậy, việc xem xét quan tâm của Mỹ là xây dựng trên trạng thái căng thẳng do sự xung đột thương mại hiện nay của Mỹ và Trung Quốc gây nên, ông cho biết, bản chất của hành vi ngoại giao vẫn là trong khuôn khổ lợi ích quốc gia của Mỹ.
Tại châu Mỹ latinh, Đài Loan còn có 9 nước đồng minh, Triệu Văn Chí cho rằng, các nước này sẽ chú ý đến việc chính phủ Mỹ nghiêm túc nhìn nhận vấn đề mở rộng thế lực của Trung Quốc, nhưng liệu có ảnh hưởng thực tế đến các nước đồng minh này hay không, vẫn đang chờ quan sát.
Quan chức thâm niên từng được cử phái đến nước đồng minh làm đại sứ cho biết, lần này, chính phủ Mỹ triệu hồi đại sứ 3 nước thật ra là có liên quan đến các nghị sĩ quốc hội, nếu thật sự thể hiện thái độ ủng hộ Đài Loan, chính phủ Mỹ nên triệu hồi tất cả đại sứ từ các nước đồng mình của Đài Loan ở khu vực latinh.
Trong khi đó, RFI ghi nhận tình hình: Tranh cãi về việc sử dụng nhân dân tệ ở Việt Nam.
Thanh PhươngPhát Thứ Hai, ngày 10 tháng 9 năm 2018
Việc cho phép sử dụng đồng nhân dân tệ tại vùng biên giới Việt - Trung sẽ có hại cho nền kinh tế của Việt Nam hay không, đó là vấn đề đang gây rất nhiều tranh cãi kể từ khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào ngày 28/08/2018 ban hành «Thông tư hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc » (Thông tư 19). Thông tư sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/10.
Theo giải thích của Ngân hàng Nhà nước, cơ chế thanh toán trong mua bán ở biên giới Việt - Trung (biên mậu) đã được thực hiện từ năm 2004 và thông tư mới được ban hành là nhằm «khắc phục những vướng mắc, bất cập» của quyết định năm 2004. Thông tư này «cũng nhằm thúc đẩy thanh toán biên mậu, tạo thuận lợi cho người dân hai nước trong việc giao thương, thực hiện tốt hơn việc quản lý Nhà nước về ngoại hối».
RFI ghi nhận rằng trên mạng hiện đang lan truyền một tuyên bố của giới nhân sĩ trí thức người Việt trong và ngoài nước, phản đối việc cho phép sử dụng nhân dân tệ ở Việt Nam. Bản tuyên bố cho rằng : «Việc sử dụng nhân dân tệ trong giao thương, dù giới hạn ở khu vực biên giới Việt - Trung, không chỉ vi phạm nguyên tắc chủ quyền tiền tệ, mà còn tạo tiền lệ nguy hiểm về sự tồn tại mặc nhiên hai đơn vị tiền tệ song hành trên lãnh thổ quốc gia». Theo các tác giả bản tuyên bố, đó còn là hành động «xâm lấn và xâm phạm chủ quyền tiền tệ của Việt Nam, có thể dẫn đến sự nhân dân tệ hoá cả nền kinh tế Việt Nam và vô cùng nguy hại cho an ninh quốc gia».
Họ yêu cầu bộ Tư pháp ngay lập tức hủy bỏ Thông tư 19 và đòi truy xét trách nhiệm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và mọi quan chức có liên quan đến việc soạn thảo và ban hành thông tư này.
Trả lời báo điện tử Một Thế Giới ngày 02/09, tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh, thuộc Học viện Tài chính, cũng cho rằng «việc quy định vùng biên mậu của Việt Nam được phép sử dụng nhân dân tệ cũng cần được quản lý để loại tiền này không đi ra khỏi khu vực cho phép». Đồng thời, theo ông, Việt Nam cần thúc đẩy phía Trung Quốc chấp nhận chính thức cho dùng đồng Việt Nam tại khu vực lãnh thổ nước họ ở biên giới.
Cũng trên báo điện tử Một Thế Giới, ông Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trưởng khoa Tài chính, Đại học Kinh tế TP.HCM, cảnh báo rằng việc cho phép thanh toán trực tiếp bằng nhân dân tệ ở các vùng biên giới giáp với Trung Quốc là «chính thức mở ra một cánh cổng để nhân dân tệ dần dần len lỏi vào nền kinh tế Việt Nam» và «làm gia tăng sâu sắc hơn nữa sự lệ thuộc của kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc».
Trong khi đó, bản tin RFA ghi nhận rằng tàu khu trục Roks Moon Mu The Great (DDH – 976) của Hải quân Hàn Quốc vào ngày 11 tháng 9 sẽ cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng thực hiện chuyến thăm Việt Nam kéo dài 4 ngày.
Theo Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng, tàu khu trục DDH – 976 sẽ chở 302 sĩ quan và thủy thủ do đại tá Doh Jin Woo làm trưởng đoàn.
Sau lễ đón tại cảng Tiên Sa, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam, ông Kim Do-hyun và các thành viên cộng đồng người Hàn Quốc tại Đà Nẵng sẽ lên tham quan tàu Roks Moon Mu The Great. Một buổi họp báo cũng sẽ được tổ chức ngay trên boong tàu.
Trong khi đó, một bản tin VOA ghi nhận rằng hai nhà lãnh đạo về nhân quyền tới Việt Nam dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Hà Nội, đã bị Việt Nam cấm nhập cảnh, theo hai hãng thông tấn quốc tế AFP và Reuters. Thông cáo báo chí của Hội Ân xá Quốc tế cho biết, Giám đốc cấp cao Điều phối Toàn cầu của tổ chức này, ông Minar Pimple, đã bị từ chối nhập cảnh hôm 10/9 và ngày hôm trước, 9/9, Tổng thư ký Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế Debbie Stothard cũng bị chặn, không cho nhập cảnh khi bà tới phi trường Nội Bài để dự WEF, sự kiện ngoại giao lớn nhất tại Việt Nam trong năm 2018. Trong câu chuyện với VOA-Việt ngữ tiếp xúc, một đại diện của Tổ chức Human Rights Watch cho biết phản ứng của tổ chức nhân quyền quốc tế về diễn biến này.
Phó Giám Đốc phụ trách Châu Á của Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch Phil Robertson nói quyết định của Việt Nam, cấm cửa hai nhà lãnh đạo nhân quyền quốc tế hàng đầu là điều “vô cùng đáng hổ thẹn”, phơi bày bản chất đàn áp của chính quyền tại Hà nội. Ông cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy nhà cầm quyền Hà nội đang tiến vào một giai đoạn quyết đoán hơn và sẽ trong thời gian tới, sẽ tăng cường đàn áp nhân quyền.
“Hành động đó cho thấy Việt Nam đang đi qua một giai đoạn quyết đoán hơn nhiều và sẽ tăng cường đàn áp trong cách ứng xử với cộng đồng quốc tế. Việt Nam đang tìm cách bưng bít, không cho người dân trong nước tiếp cận với bất cứ ý kiến nào về nhân quyền hoặc xã hội dân sự đến từ bên ngoài Việt Nam.”
Ông Robertson nói rằng HRW coi động thái mới nhất của Hà nội là một phần của xu hướng tiêu cực đã bắt đầu từ khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống tại Hoa Kỳ.
Trong khi đó, các quan chức giáo dục vẫn rủ nhau siết cổ đồng bào.
Trong khi đó mộtù bài viết của Giáo sư Nguyễn Xuân Hãn (đang làm việc tại Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam loạt bài viết chia sẻ quan điểm của thầy về việc biên soạn sách giáo khoa hiện nay. Bài báo có nhan đề “Năm nào cũng in lại sách giáo khoa, những con số biết nói”... trích như sau:
“...Hàng năm, lượng in ấn sách giáo khoa và sách tham khảo chiếm khoảng 85% lượng in ấn của quốc gia, 200 triệu bản cho khoảng 2.500 đầu sách.
Ở bậc học phổ thông, học sinh lớp 1 có tới 80 cuốn sách, còn từ lớp 2 đến lớp 12, có từ 100 đến 500 cuốn sách.
Nếu chồng các cuốn sách giáo khoa, sách tham khảo của mỗi lớp, ta thấy chiều cao của chồng sách có thể cao hơn chiều cao của học sinh...
...Số tiền mà người dân bỏ ra mua sách cho con học, theo tính toán của tôi cuối thế kỷ trước phải bỏ ra khoảng 100 triệu USD xấp xỉ bằng tiền thu thuế nông nghiệp hàng năm.
Xin tính riêng tiền lãi một môn Ngữ Văn lớp 1 năm đầu thay sách 2002, hai tập 19.600 đồng, có 1,7 triệu em vào lớp 1, Nhà xuất bản Giáo dục thu về hơn 33 tỷ đồng, trừ mọi chi phí số tiền lãi thu được là 30 tỷ đồng, tương đương hơn 2 triệu USD vào thời gian đó.”(ngưng trích)
Thử nghĩ xem: trong khi biên thùy VN bị vây hãm, cán bộ giáo dục vẫn bày mưu nghĩ kế rút tiền đồng bào...
Trong khi Đài Loan bị Trung Quốc siết ngoại giao, chính phủ Hoa Kỳ vẫn có cách lặng lẽ giúp đỡ nhà nước Đài Bắc. Tuy nhiên, tình hình Việt Nam thê thảm là do những kế hoạch lạ lùng khó hiểu, từ Bộ Giáo Dục thay nhau siết cổ đồng bào (qua việc in sách bắt học sinh lớp 1 mua nhiều tới đếm không xuể), tới chuyện cho 7 tỉnh xài tiền nhân dân tệ, tới việc cấm cửa nhân quyền quốc tế...
Để nói chuyện Đài Loan, Mỹ vẫn lặng lẽ hỗ trợ: bản tin RTI kể rằng Mỹ triệu hồi đại sứ tại 3 nước cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan.
Kể từ năm ngoái, Panama, Dominica và El Salvador đã lần lượt thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, vừa qua, Quốc vụ viện Mỹ đã triệu hồi đại sứ từ 3 nước này, đối với cách làm hiếm thấy của Mỹ, chính phủ Đài Loan không đưa ra bình luận, nhưng đa phần mọi người đều nghĩ rằng cách làm này của Mỹ là để ủng hộ Đài Loan.
Ngày 10/9, lúc trả lời phỏng vấn, Viện trưởng viện chiến lược và quốc tế của trường đại học Trung Chính Triệu Văn Chí cho biết, hành động này dĩ nhiên là mang ý nghĩa ủng hộ Đài Loan, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do thế lực đứng sau Trung và Nam Mỹ của Trung Quốc ngày một mở rộng, đặt với lợi ích bản thân cho nên Mỹ mới làm như vậy, việc xem xét quan tâm của Mỹ là xây dựng trên trạng thái căng thẳng do sự xung đột thương mại hiện nay của Mỹ và Trung Quốc gây nên, ông cho biết, bản chất của hành vi ngoại giao vẫn là trong khuôn khổ lợi ích quốc gia của Mỹ.
Tại châu Mỹ latinh, Đài Loan còn có 9 nước đồng minh, Triệu Văn Chí cho rằng, các nước này sẽ chú ý đến việc chính phủ Mỹ nghiêm túc nhìn nhận vấn đề mở rộng thế lực của Trung Quốc, nhưng liệu có ảnh hưởng thực tế đến các nước đồng minh này hay không, vẫn đang chờ quan sát.
Quan chức thâm niên từng được cử phái đến nước đồng minh làm đại sứ cho biết, lần này, chính phủ Mỹ triệu hồi đại sứ 3 nước thật ra là có liên quan đến các nghị sĩ quốc hội, nếu thật sự thể hiện thái độ ủng hộ Đài Loan, chính phủ Mỹ nên triệu hồi tất cả đại sứ từ các nước đồng mình của Đài Loan ở khu vực latinh.
Trong khi đó, RFI ghi nhận tình hình: Tranh cãi về việc sử dụng nhân dân tệ ở Việt Nam.
Thanh PhươngPhát Thứ Hai, ngày 10 tháng 9 năm 2018
Việc cho phép sử dụng đồng nhân dân tệ tại vùng biên giới Việt - Trung sẽ có hại cho nền kinh tế của Việt Nam hay không, đó là vấn đề đang gây rất nhiều tranh cãi kể từ khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào ngày 28/08/2018 ban hành «Thông tư hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc » (Thông tư 19). Thông tư sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/10.
Theo giải thích của Ngân hàng Nhà nước, cơ chế thanh toán trong mua bán ở biên giới Việt - Trung (biên mậu) đã được thực hiện từ năm 2004 và thông tư mới được ban hành là nhằm «khắc phục những vướng mắc, bất cập» của quyết định năm 2004. Thông tư này «cũng nhằm thúc đẩy thanh toán biên mậu, tạo thuận lợi cho người dân hai nước trong việc giao thương, thực hiện tốt hơn việc quản lý Nhà nước về ngoại hối».
RFI ghi nhận rằng trên mạng hiện đang lan truyền một tuyên bố của giới nhân sĩ trí thức người Việt trong và ngoài nước, phản đối việc cho phép sử dụng nhân dân tệ ở Việt Nam. Bản tuyên bố cho rằng : «Việc sử dụng nhân dân tệ trong giao thương, dù giới hạn ở khu vực biên giới Việt - Trung, không chỉ vi phạm nguyên tắc chủ quyền tiền tệ, mà còn tạo tiền lệ nguy hiểm về sự tồn tại mặc nhiên hai đơn vị tiền tệ song hành trên lãnh thổ quốc gia». Theo các tác giả bản tuyên bố, đó còn là hành động «xâm lấn và xâm phạm chủ quyền tiền tệ của Việt Nam, có thể dẫn đến sự nhân dân tệ hoá cả nền kinh tế Việt Nam và vô cùng nguy hại cho an ninh quốc gia».
Họ yêu cầu bộ Tư pháp ngay lập tức hủy bỏ Thông tư 19 và đòi truy xét trách nhiệm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và mọi quan chức có liên quan đến việc soạn thảo và ban hành thông tư này.
Trả lời báo điện tử Một Thế Giới ngày 02/09, tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh, thuộc Học viện Tài chính, cũng cho rằng «việc quy định vùng biên mậu của Việt Nam được phép sử dụng nhân dân tệ cũng cần được quản lý để loại tiền này không đi ra khỏi khu vực cho phép». Đồng thời, theo ông, Việt Nam cần thúc đẩy phía Trung Quốc chấp nhận chính thức cho dùng đồng Việt Nam tại khu vực lãnh thổ nước họ ở biên giới.
Cũng trên báo điện tử Một Thế Giới, ông Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trưởng khoa Tài chính, Đại học Kinh tế TP.HCM, cảnh báo rằng việc cho phép thanh toán trực tiếp bằng nhân dân tệ ở các vùng biên giới giáp với Trung Quốc là «chính thức mở ra một cánh cổng để nhân dân tệ dần dần len lỏi vào nền kinh tế Việt Nam» và «làm gia tăng sâu sắc hơn nữa sự lệ thuộc của kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc».
Trong khi đó, bản tin RFA ghi nhận rằng tàu khu trục Roks Moon Mu The Great (DDH – 976) của Hải quân Hàn Quốc vào ngày 11 tháng 9 sẽ cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng thực hiện chuyến thăm Việt Nam kéo dài 4 ngày.
Theo Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng, tàu khu trục DDH – 976 sẽ chở 302 sĩ quan và thủy thủ do đại tá Doh Jin Woo làm trưởng đoàn.
Sau lễ đón tại cảng Tiên Sa, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam, ông Kim Do-hyun và các thành viên cộng đồng người Hàn Quốc tại Đà Nẵng sẽ lên tham quan tàu Roks Moon Mu The Great. Một buổi họp báo cũng sẽ được tổ chức ngay trên boong tàu.
Trong khi đó, một bản tin VOA ghi nhận rằng hai nhà lãnh đạo về nhân quyền tới Việt Nam dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Hà Nội, đã bị Việt Nam cấm nhập cảnh, theo hai hãng thông tấn quốc tế AFP và Reuters. Thông cáo báo chí của Hội Ân xá Quốc tế cho biết, Giám đốc cấp cao Điều phối Toàn cầu của tổ chức này, ông Minar Pimple, đã bị từ chối nhập cảnh hôm 10/9 và ngày hôm trước, 9/9, Tổng thư ký Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế Debbie Stothard cũng bị chặn, không cho nhập cảnh khi bà tới phi trường Nội Bài để dự WEF, sự kiện ngoại giao lớn nhất tại Việt Nam trong năm 2018. Trong câu chuyện với VOA-Việt ngữ tiếp xúc, một đại diện của Tổ chức Human Rights Watch cho biết phản ứng của tổ chức nhân quyền quốc tế về diễn biến này.
Phó Giám Đốc phụ trách Châu Á của Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch Phil Robertson nói quyết định của Việt Nam, cấm cửa hai nhà lãnh đạo nhân quyền quốc tế hàng đầu là điều “vô cùng đáng hổ thẹn”, phơi bày bản chất đàn áp của chính quyền tại Hà nội. Ông cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy nhà cầm quyền Hà nội đang tiến vào một giai đoạn quyết đoán hơn và sẽ trong thời gian tới, sẽ tăng cường đàn áp nhân quyền.
“Hành động đó cho thấy Việt Nam đang đi qua một giai đoạn quyết đoán hơn nhiều và sẽ tăng cường đàn áp trong cách ứng xử với cộng đồng quốc tế. Việt Nam đang tìm cách bưng bít, không cho người dân trong nước tiếp cận với bất cứ ý kiến nào về nhân quyền hoặc xã hội dân sự đến từ bên ngoài Việt Nam.”
Ông Robertson nói rằng HRW coi động thái mới nhất của Hà nội là một phần của xu hướng tiêu cực đã bắt đầu từ khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống tại Hoa Kỳ.
Trong khi đó, các quan chức giáo dục vẫn rủ nhau siết cổ đồng bào.
Trong khi đó mộtù bài viết của Giáo sư Nguyễn Xuân Hãn (đang làm việc tại Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam loạt bài viết chia sẻ quan điểm của thầy về việc biên soạn sách giáo khoa hiện nay. Bài báo có nhan đề “Năm nào cũng in lại sách giáo khoa, những con số biết nói”... trích như sau:
“...Hàng năm, lượng in ấn sách giáo khoa và sách tham khảo chiếm khoảng 85% lượng in ấn của quốc gia, 200 triệu bản cho khoảng 2.500 đầu sách.
Ở bậc học phổ thông, học sinh lớp 1 có tới 80 cuốn sách, còn từ lớp 2 đến lớp 12, có từ 100 đến 500 cuốn sách.
Nếu chồng các cuốn sách giáo khoa, sách tham khảo của mỗi lớp, ta thấy chiều cao của chồng sách có thể cao hơn chiều cao của học sinh...
...Số tiền mà người dân bỏ ra mua sách cho con học, theo tính toán của tôi cuối thế kỷ trước phải bỏ ra khoảng 100 triệu USD xấp xỉ bằng tiền thu thuế nông nghiệp hàng năm.
Xin tính riêng tiền lãi một môn Ngữ Văn lớp 1 năm đầu thay sách 2002, hai tập 19.600 đồng, có 1,7 triệu em vào lớp 1, Nhà xuất bản Giáo dục thu về hơn 33 tỷ đồng, trừ mọi chi phí số tiền lãi thu được là 30 tỷ đồng, tương đương hơn 2 triệu USD vào thời gian đó.”(ngưng trích)
Thử nghĩ xem: trong khi biên thùy VN bị vây hãm, cán bộ giáo dục vẫn bày mưu nghĩ kế rút tiền đồng bào...
Gửi ý kiến của bạn