Hôm nay,  

Sáu (6) điều kỳ quặc thấy ở Việt Nam

13/08/201809:33:00(Xem: 9802)

Sáu (6) điều kỳ quặc thấy ở Việt Nam

.

blank

(Chó thui Việt Nam)

.

 

Lời giới thiệu (của người dịch Trần Văn Giang):

 

Bài viết này phổ biến trên trang “Blog” của cô Blossom O’Bradovich, một nữ y tá trẻ tuổi người Mỹ gốc Anh quốc.  Cô O’Bradovich  là một tay du lịch loại “backpacking” (người trong nước gọi là “Tây Ba-lô”) không biết mệt mỏi.  Cô ta ghi lại chi tiết các kinh nghiệm trong thời gian cô đi du lịch các nước Á châu; trong đó có Việt nam.

 

Tôi chỉ dịch lại phần kinh nghiệm về Việt Nam của Cô O’Bradovich để chúng ta cùng nhau suy gẫm về về vấn đề văn hóa và giáo dục của người Việt hiện sống trong Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam qua cái nhìn của một người ngoại quốc - nhất là người Tây phương.

 

Bóp còi liên tục: Đó là do đời sống xã hội bức thúc lại thiếu công dân giáo dục: Cấm gây tiếng ồn trong thành phố.

 

Không có khái niệm về thời gian: Sống không hy vọng gì về tương lai nên sinh ra lè phè không màng tới thời gian chi cho mệt.

 

Thức ăn, thức uống quái đản: Ăn thịt chuột, thịt chó, thịt mèo, hột vịt lộn… là truyền thống thôn quê đưa về thành phố.  Cách ăn uống mà ngay chính nhiều người Việt cũng thấy chướng mắt chớ đừng nói chi tới người ngoại quốc văn minh.

 

Không có khái niệm về “đời tư”của người khác: Nói nôm na là không có ý thức về "sự riêng tư" của người khác. Tò mò tọc mạch là bản tính tự nhiên cố hữu của người Việt. Giáo dục gia đình và học đường ở đâu?  Có lẽ phải bớt đi các hành động trơ tráo, quê kệch, thô bỉ.

 

Thuốc lào (? Khói thuốc): Trên vùng Tây Bắc Việt Nam, nhiều thiếu nữ, phụ nữ trẻ "hít" thuốc lào bắng ống hút dài cả thước là sự thường. Nơi thành thị, vì không ai chỉ dạy, hướng dẫn… cứ “vô tư” phun khói như ống khói tàu thì quả lá bó tay!

 

- Nhìn chăm chăm: Phép lịch sự này cũng thuộc về giáo dục gia đình và học đường: Nhìn người chằm chặp là bất lịch sự, mất dạy.

 

(Xin mời đọc bản gốc bằng Anh ngữ cũng được link ở phần dưới bài dịch bên dưới để quy vị có dịp kiểm chứng nội dung bản dịch của tôi và để cho rộng đường dư luận.  

 

Ngoài ra, cũng nên biết thêm, cũng bản văn này tôi thấy đã có nhiều bản dịch của người trong nước dùng “chữ Việt mới” của vi-xi nghe rất lạ tai. Mong tìm đọc cho biết thêm).

 

Trân trọng,

 

Người dịch Trần Văn Giang

 

*

 

Lời mở đầu (của chính tác giả - Cô Blossom O’Bradovich):

 

Việt nam là một quốc gia của sự ngẫu nhiên (randomness).  Từ, một người phụ nữ sống sát ngay phía bên ngoài cánh đi cửa gian phòng bạn đang ở, đánh thức bạn dạy lúc 5 giờ sáng với các tiếng bằm “ngọc hành rắn” (snake penis?) để sửa soạn cho quầy hàng thức ăn; cho đến anh chàng chạy xe gắn máy có treo gần 100 con gà ủi xầm vào bạn; cho đến người phụ nữ ngồi chồm hổn trước quán bia hơi vừa nhìn bạn với bộ mặt vẻ cau co vừa móc mủi (?)  Không cần biết kinh nghiện của bạn khi đến đây (Việt nam) sẽ là tốt hay xấu; một điều chắc chắn là bạn sẽ không bao giờ cảm thấy thấy buốn chán (bored) ở đây.

 

*

 

Đây là 6 điều kỳ quặc tôi thấy chỉ có ở Việt Nam:

 

 

1- Bóp còi xe liên tục

 

 

Người Việt Nam bóp còi xe liên tục với chủ ý muốn nói là “Ê, tôi đang đi tới đây…” khác hẳn với người Tây phương chỉ bóp còi khi tức giận người đi xe phía trước, hay tỏ ý muốn họ tránh ra ngay.  Nói cách khác, người Việt bóp còi xe có kèm với nụ cười và một cái gật đầu có ý thông báo là “Tôi đang đi đàng sau bạn” hơn là “một dấu hiệu của sự tức giận, muốn chửi thề.”

 

Ngoài ra, sự việc người đi bộ lao đầu thẳng vào các dòng xe nhộn nhịp đang đi tới là chuyện hoàn toàn bình thường; bởi vì người lài xe sẽ không bao giờ dừng lại nhường cho bạn đi qua, mà họ sẽ tìm mọi cách tránh bạn.  Thật ra, nếu không đi như vậy (lao thẳng vào) thì vô phương mà băng qua đường ở phố xá Việt Nam.

 

Chạy xe ở Việt Nam không phải là chuyện dễ dàng đâu.  Dù đã biết bấm còi hoàn toàn không có hiệu quả gì cả nhưng người chạy xe vẫn cứ bấm túi bụi y như là muốn gọi phép lạ.

 

Có lần một anh xe ôm chở tôi, thình lình anh ta dừng xe ngay giữa đường lộ, tắt máy để … dùng “Google Transtaion” cấp tốc (trên điện thoại di động?) và gõ cho tôi biết bằng dòng chữ Anh ngữ là “Cô thật xinh đẹp!” trên màn hình trong khi hàng loạt xe vận tải phải chạy vòng quanh chúng tôi để tránh.  Tôi hoảng hồn tưởng sắp có tai nạn xẩy đến; nhưng kỳ lạ vẫn chỉ thấy dòng xe đông đảo chạy tránh chúng tôi!  Chuyện này không thể xẩy ra ở Tây phương hay các nước phát triển.  Nếu ở Mỹ, thì có lẽ chúng tôi đã bị xe cộ cán chết mất đất rồi!

 

 

2- Không có khái niệm về thời gian

 

Dường như Việt Nam không hề có chút khái niệm gì về thời gian.  Mỗi khi tôi hỏi một người Việt Nam về thời gian cần để làm xong một chuyện gì đó thì không có một ai biết trả lời tôi như thế nào?  Thời gian có một ý nghĩa khác biệt ở Việt Nam:  Mọi người cho là “cứ khi nào xong là xong.  Xem giờ giấc làm quái gì?” Ngược lại, đối với người Tây phương thời gian là vấn đề rất quan trọng đã ăn sâu vào tiềm thức từ bé chứ không thể xem là “sao cũng được!”  Kể ra ở đây (VN) vì vấn đề thời gian khá cởi mở cũng làm đời sống thoải mái, dễ thở, đỡ căng thẳng hơn.  Ngoại trừ trường hợp bạn đang bấn lến khi muốn bắt cho kịp chuyến tầu sắp rời bến, và sau khi hỏi người Việt khi nào tầu chạy thì được trả lời là “Sắp rồi” hay “Đừng quá lo lắng.”

 

Một trường hợp khác khi tôi dạy học ở một Trung tâm Anh Ngữ.  Tôi nhận một bảng phân giờ mà thực ra chẳng có ý nghĩa gì cả.  Chẳng hạn, một buổi sáng, tôi vào lớp lúc 7 giờ và bắt đầu công việc dạy học thì một nhân viên người Việt bước vào lớp, kéo tôi ra khỏi lớp và nói: “Buổi học đã bị hủy bỏ.”  Nghĩa là tôi phải ngồi chờ loanh quamh đâu đó trong sân trường cho đến giờ của lớp kế tiếp (?)

 

Tôi chỉ được thông báo sự thay đổi quan trọng vào phút chót, hoặc đã quá muộn.  Người đến thông báo thường nói với tôi là: “Đừng lo lắng. Mọi chuyện sẽ ổn thỏa.  Bạn cứ ngồi chờ.”  Rồi sau đó, mọi người tự nhiên xem như không có vấn đề gì phải quan tâm - Cứ kiên nhẫn và chấp nhận thôi.  Trong khi đó họ lại không muốn thầy giáo nước ngoài có những thay đổi vì lý do riêng vào phút chót.

 

 

3- Thức ăn, thức uống quái đản

 

Người Việt nổi tiếng về các món ăn quái đản (bất bình thường) đối với khẩu vị người ngoại quốc, như là : xơi thịt chó, thịt mèo, hột vit lộn, thịt rùa, thịt chuột, và cả thịt nhím.  Đối với người Việt đó là chuyện bình thường; nhưng với khẩu vị của người Tây phương thì lại quá rùng rợn (downright offensive).  Bạn có thể nhìn thấy sâu bọ còn sống bò lổn nhổn cho đến đầu chó nhăn răng treo lủng lẳng; và phê “cứt chồn” (weasel “poo” coffe) cho đến việc cắt cổ rắn sống lấy máu tươi, tim còn đập phì phọp để dân nhậu ăn tươi nuốt sống ngay giữa đường phố đông đảo (?)  Từ dế (crickets), gián (cockroaches), bướm (butterflies) và sâu bọ chiên dòn được dân nhậu nhâm nhi với bia…  Bạn cũng đừng có ngạc nhiên khi thấy thịt nhím (porcupines) với lông gai góc thấy mà hãi được liệt kê hàng đầu trên thực đơn các món nhậu.  Họ cho biết, thịt nhím, sau khi bỏ bộ lông gai góc ghê sợ, ăn lại ngon như thịt vịt vậy (!)

 

 

4- Không có khái niệm về “đời tư” (personal space) của người khác

 

Thiệt tình!  Hoàn toàn không có một tí nào cả!  Thật muốn chửi thề hết sức bởi vì theo họ: Chuyện cá nhân của bạn cũng là chuyện cá nhân của tôi?!  Mà thiệt không hà?  Bất cứ người nào cũng tự nhiện, có quyền dí đầu vào nói lung tung với bạn khi bạn đang làm chuyện riêng tư. Đừng có ngạc nhiện khi thấy tôi mở điện thoại di động để đọc và gõ trả lời các tin nhắn của cá nhân tôi, sẽ có một anh bạn Việt Nam nào đó đứng lảng vảng quanh quẩn đang nhìn chằm chặp vào màn hình của tôi.  Và cũng đừng ngạc nhiên nếu một người Việt nam lại gần chào bạn bằng một câu đại khái như: “Ái chà! Trông bạn hôm nay khoẻ mạnh và béo tốt ghê.”  Họ nghĩ đó là một lời khen.

 

 

5- Thuốc lào (? Khói thuốc - Smoking)

 

Ở miền Bắc Việt Nam, rất thường tình khi sau mỗi bữa ăn, dân Việt chuyền tay nhau những cái điều cày (bamboo pipe).  Họ hút thuốc lào sau bữa ăn vì tin là làm như thế (hút thuốc lào) giúp cho sự tiêu hóa được dễ dàng, tốt hơn (?)  Hầu hết các nhà hàng ăn đều có thủ sẵn loại điếu cày này cùng với thuốc lào trong quán để “nicotin” có thể làm bạn ho sù sụ và tay chân run rẩy cả ngày.

 

 

 6- Nhìn chăm chăm (Staring)

 

Ở Việt Nam, ngay cả tại thành phố lớn như Hà Nội, mỗi khi đi xuống phố thì y như rằng tôi bị người dân địa phương nhìn chằm chằm rất lâu – Điều này cũng thường thấy ở Ấn độ, nhưng ít thất ở các nước Á châu – Đối với văn hóa Tây phương, “nhìn chằm chằm” (staring) như vậy được xem là rất thô lỗ (rude); nhưng ở Việt Nam “nhìn chằm chằm” chỉ đơn giản là sự “tò mò.”

Tôi cảm thấy căng thẳng không phải chỉ riêng vì cái nhìn chăm chăm của đàn ông con trai mà ngay cả phụ nữ khi tôi tản bộ thể dục vào buổi sáng.  Đôi khi ánh mắt nhìn chỉ có vẻ tó mò; đôi khi có vẻ “khám xét” (scrutinizing) làm tôi có cảm nghĩ là họ không muốn thấy tôi hiện diện ở đây!  (I didn’t feel so welcome!)

 

Nhiều lần, có người đang đi xe gắn máy dừng lại bên đường rồi ngoái đầu hẳn về phía sau để nhìn tôi như thể tôi là một con thú vật hiếm trong sở thú (an animal in the zoo).  Điều này (nhìn chăm chăm) đôi khi làm tôi không thấy thoải mái chút nào và không muốn đi ra ngài phố.

 

Nguồn (để tham khảo bản gốc)

 

http://wandering-blossom.com/2017/10/08/six-quirky-things-youll-only-find-in-vietnam/

 

Trần Văn Giang (dịch)



(GHI CHÚ: Vì lý do bản quyền nhiếp ảnh, VB chỉ dùng 1 hình. Độc giả có thể xem nhiều hình ở bản Anh văn: http://wandering-blossom.com/2017/10/08/six-quirky-things-youll-only-find-in-vietnam/) 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.