
Chị Tường Chinh
Phần 5 (tiếp theo)
Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm:
- Chẩn đoán ADHD dựa trên đánh giá lâm sàng. Không có trắc nghiệm nào dựa trên thí nghiệm y học có thể chứng thực chẩn đoán.
+ Đếm huyết thanh CBC
+ Chất điện phân
+ Trắc nghiệm chức năng của người bệnh (trước khi bắt đầu trị liệu).
+ Kiểm tra chức năng tuyến giáp
Chẩn đoán hình ảnh:
+ Hình ảnh não, ví dụ như MRI chức năng hay quét chụp X quang phát ra photon đơn (SPECT) rất hữu dụng trong nghiên cứu, nhưng không chỉ dẫn lâm sàng nào cho những thủ tục này bởi chẩn đoán phải là lâm sàng.
Những trắc nghiệm khác:
- Test tâm lý
+ Thang đánh giá Conners cho cha me- giáo viên là một bộ câu hỏi được dùng cho cả bố mẹ và giáo viên của trẻ.
+ Bộ các câu hỏi về tình huống khi trẻ ở nhà.
+ Thang đánh giá Wender Utah có thể hữu dụng trong chẩn đoán ADHD ở người lớn.
+ Trắc nghiệm thực thi tiếp diễn (CPTS) dựa trên những bài tập của máy tính thường dùng để kiểm tra sự chú ý và có thể được dùng kết hợp với những thông tin lâm sàng để đánh giá. Một ví dụ được biết nhiều là Trắc nghiệm Nhiều loại Chú ý (TOVA). Khi những trắc nghiệm này có thể hỗ trợ cho sự chẩn đoán trong một đánh giá lâm sàng đầy đủ, chúng có tính cảm xúc và tính đặc trưng thấp và không phải là nền tảng cơ bản để đánh giá! Ngoài ra, cũng phải thường xuyên kiểm tra thính giác và thị giác.
Tường Chinh
Gửi ý kiến của bạn