Hôm nay,  

Những cánh hạc đồng

10/12/201712:43:00(Xem: 5442)

Những cánh hạc đồng

NHỮNG CÁNH HẠC ĐỒNG

Truyện ngắn Hàn quốc

 

Nguyễn Văn Sâm dịch (1992)

 

Sanh năm 1915 tại Taedong, Hwang Sunwon là Giáo Sư Đại Học Kyonghui tại Hán Thành, Ông đậu Tiến Sĩ về văn chương Anh tại Đại Học Waseda Nhật Bản năm 1939, từ đó đến nay không ngừng sáng tác.

Truyện ngắn ngắn này mang hơi hướm một truyện danh tiếng của A. Camus nhưng vẫn có khí vị Đông Phương và tính chất thời đại của quê hương tác giả. Cái bi đát của con người trong thời gian chiến tranh Quốc- Cộng là phải đối đầu với những người cùng tiếng nói với mình, cùng quá khứ với mình. Trong truyện này tác giả giải quyết cái bi đát đó bằng tình bạn thời thơ ấu. Như những cánh hạc đồng bay vút lên khung trời cao rộng, tình bạn vượt lên trên những khác biệt chủ nghĩa phù phiếm của một giai đoạn cố định nào đó rồi cũng sẽ qua.  (NVS)

                                                                            

Ngôi làng nhỏ phía Bắc vĩ tuyến 38 nép mình dưới bầu trời cao trong vắt của mùa Thu. Những trái bầu trắng nằm lăn lóc bên nhau trên nền đất dơ dáy của một cái nhà kho hoang phế. Mấy người già khi chạy qua đây việc đầu tiên là dụi tắt cái điếu cầy tre, còn trẻ nhỏ thì đứng lại ngoái nhìn về phía sau mà vẻ kinh hoàng biểu lộ rõ trên khuôn mặt.

Nhìn chung ngôi làng không bị chiến tranh tàn phá hư hại nhiều, nhưng hình như nó không mang hình ảnh của ngôi làng trước đây mà Songsam có trong trí.

Songsam ngưng lại dưới gốc cây hạt dẻ mọc trên đồi ngoài sau ngôi làng. Anh leo lên cây. Trong xa thẳm của kí ức, anh nghe văng vẳng tiếng ngày xưa lão già hét bọn anh: "Tụi bây đồ mắc dịch, xuống mau lên, tụi bây lại leo lên cây dẻ của tao nữa!"

Ông lão chắc đã qua đời rồi, Songsam không thấy ông ta trong số ít oi người già chạy ngang qua đây. Ôm chặt thân cây, anh nhìn một đỗi thật lâu trên nền trời đen thẳm. Vài hạt dẻ khô rơi rụng khi võ khô nứt mở tung bay.

Một người thanh niên bị trói chặt, đứng yên lặng trước ngôi nhà đang được dùng làm văn phòng Cảnh Sát Hòa Bình Công Cộng. Có lẽ là người lạ. Songsam đến gần để nhìn kỷ hơn, anh khựng lại điếng người, gã thanh niên kia không ai khác hơn là Tokchae người bạn thời thơ ấu của anh.

Songsam hỏi người cảnh sát áp tải Takchae từ Ch'ont'ae thì được biết rằng tên tù nhân chính là Phó Chủ Tịch Công Đoàn Nông Dân Cộng Sản, tên này vừa mới rời khỏi hầm núp tính về nhà thì bị tóm cổ.

Songsam ngồi bệt xuống nền nhà bẩn thỉu, lấy thuốc ra đốt.

Một lúc sau anh mồi điếu khác từ điếu trước rồi đứng dậy.

"Để tôi dẫn anh ta đi."

Tokchae ngoãnh mặt chỗ khác không thèm ngó Songsam. Cả hai rời khỏi ngôi làng.

Songsam vẫn tiếp tục hút thuốc, nhưng thuốc trơ trơ không có mùi vị gì. Anh chỉ làm công việc hút khói vô, thả khói ra mà thôi. Rồi thình lình anh nghĩ rằng Tokchae cũng muốn phà khói thuốc như anh. Anh nghĩ tới ngày xưa hai đứa lén núp sau bức tường, tránh người lớn thấy, để hút lá bầu khô. Nhưng ngày nay anh làm sao có thể mời thuốc lá cho gã kia được chứ?

Một lần, khi cả hai còn nhỏ, rũ nhau treo bẻ trộm hạt dẻ của lão già có cái bướu ở cổ. Lần đó tới phiên Songsam phải trèo cây. Thình lình có tiếng lão già hò hét inh ỏi. Songsam tuột mau xuống, té ngồi trên mặt đất. Gai cây dẻ đâm đầy đít, nhưng Songsam vẫn chạy bất kể. Chỉ tới khi cả hai tới chỗ an toàn không còn lo bị lão già tóm được lúc đó Songsam mới đưa đít cho bạn coi. Gai nhổ ra đau điếng khiến Songsam không làm sao khỏi rươm rướm nước mắt. Tokchae lúc đó móc trong túi ra một nắm đầy hạt dẻ bỏ vô túi bạn...

Songsam liệng mạnh điếu thuốc vừa đốt xuống đất, anh quyết định không đốt điếu nào nữa trong khi áp giải Tokchae.

Hai người đi đến ngả rẻ trên đồi, nơi ngày xưa hai đứa cắt cỏ cho bò ăn cho đến ngày Songsam phải di chuyển về một nơi gần Ch'ont'ae, phía Nam vĩ tuyến 38, hai năm trước ngày Giải Phóng.

Songsam cảm thấy một làn sóng giận dữ dâng lên ngập lòng, anh la lớn, "Vậy chớ anh đã tàn sát bao nhiêu người rồi?" Lần đầu tiên Tokchae quay mau lại nhìn Songsam rồi lại quay đi chỗ khác.

"Anh kia, anh đã giết hại bao nhiêu người rồi?" Songsam hỏi lại lần nữa.

Tokchae quay lại ngó anh rồi trừng mắt, cái trừng mắt dữ dội, mãnh liệt, môi mím chặt.

"Vậy là anh giết ít người thôi phải không?" Songsam cảm thấy đầu óc dễ chịu như là những chướng ngại vật đã được gỡ bỏ đem đi." Anh là Phó Chủ Tịch Công Đoàn Nông Dân Cộng Sản tại sao anh lại không đào tẩu chớ, anh bám trụ để thực hiện công tác bí mật phải không?"

Tokchae không trả lơi.

"Nói đi chớ. Công tác của anh là công tác gì?"

Tokchae vẫn tiếp tục đi. Thằng Tokchae chắc chắn phải giấu giếm điều gì đây, Songsam nghĩ. Anh muốn nhìn rõ mặt Tokchae, nhưng anh này luôn luôn ngó chỗ khác.

Đưa tay rờ rờ cây súng sáu đeo bên hông, Songsam nói tiếp: "Đừng có bào chữa vô ích, dầu sao anh cũng bị xử bắn mà thôi. Tại sao anh không nói thiệt với tôi lúc nầy?"

 "Tôi sẽ không bào chữa gì hết. Họ đặt tôi làm Phó Chủ Tịch vì tôi là một nông dân cần cù và là một người nghèo nhất, một bần cố nông. Nếu đó là một trọng tội thì thôi, chịu vậy. Tôi vẫn là tôi của thuở nào, điều duy nhất tôi biết là cày ruộng."  Sau một phút ngưng, anh nói thêm, "Ông già tôi đang nằm liệt giường tại nhà. Ông bịnh gần cả năm nay rồi."

Cha của Tokchae góa vợ, nghèo khó, cần mẫn, sống chỉ lo cho con cái. Bảy năm trước ông bị trặc xương sống, rồi ông lại bị một chứng bịnh về da.

 "Anh cưới vợ chưa?"

 "Rồi," Tokchae trả lời sau một giây ngập ngừng.

 "Ai vậy?"

 "Con Lùng."

 "Con Lùng à?" Ngộ ha! Cưới một người nhỏ nhí tí tẹo. Một người chỉ biết đất rộng mà không biết trời cao. Ngày xưa Songsam và Tokchae chọc phá con nhỏ nầy tới khi nó khóc mới thôi. Bây giờ họ lại lấy nhau!

 "Có bao nhiêu con rồi?"

 "Theo lời nàng nói thì đứa đầu lòng sẽ chào đời vào mùa Thu nầy."

Songsam cố lắm mới ngăn được tiếng cười phát ra. Mặc dầu miệng hỏi Tokchae có bao nhiêu con anh vẫn không thể không cười khi nghĩ đến hình ảnh con Lùng với cái bụng bầu và tấm vải quấn chung quanh cái bụng đó, nhưng anh chợt nghĩ rằng lúc này không phải là lúc cười cợt.

 "Dầu sao tôi vẫn lấy làm lạ tại sao anh không đào tẩu."

 "Tôi muốn lắm chớ. Họ nói khi quân Miền Nam tiến lên không ai có thể còn sống sót cho nên mọi người từ 17 tới 40 tuổi đều được cho di tản về phía Bắc. Tôi cũng muốn đi lắm, dầu phải cỏng cha trên lưng tôi cũng quyết ra đi. Nhưng cha tôi từ chối không đi. Thử hỏi có người nông dân nào lại có thể từ bỏ đất đai để ra đi trong khi mùa màng đang chờ gặt hái không chớ? Cha tôi già rồi cần có tôi đỡ đần và bảo bọc gia đình. Tôi muốn ở bên cạnh cha già tới phút cuối để vuốt mắt nuối cho người phút lâm chung. Hơn nữa, nông dân như chúng tôi thì đi đâu chớ? Chúng tôi biết gì đâu ngoài chuyện cày sâu cuốc bẳm? "  

Songsam đã phải chạy trốn vào tháng Sáu năm nọ. Một đêm anh nói nhỏ với cha về chuyện xuôi Nam, nhưng cha anh cũng đã nói với anh tương tợ như vậy: "Nông dân thì đi đâu, đi để bỏ lại chuyện cày cấy ruộng nương à?" Cho nên Songsam bỏ ra đi một mình. Lội qua nhiều con đường lạ, băng qua những làng mạc chưa từng qua để về phương Nam, Songsam đã bị ám ảnh nhiều khi nghĩ đến cha mẹ già cùng con dại bị bỏ lại không lo xuể chuyện đồng áng. May thay, gia đình anh đã được an toàn.

Cả hai tiến qua khỏi ngọn đồi. Lần này thì Songsam vừa đi vừa quay mặt chỗ khác. Mặt trời mùa Thu chiếu nóng trên trán. Anh chợt nghĩ hôm nay là một ngày tốt trời để gặt hái.

Khi họ tiến đến chân đồi, Songsam đi chậm lại từ từ. Nơi xa ngoài kia, giữa đồng, một đàn hạc chùm nhum giống như một người mặc áo trắng đang khum khum. Đây là vùng phi quân sự dọc theo vĩ tuyến 38. Hạc vẫn sống chỗ nầy như bao nhiêu năm về trước mặc dầu con người đã bỏ đất ra đi.

Một lần, khi đó Songsam và Tokchae khoảng 12 tuổi, hai đứa đã đặt một cái bẫy ở đây mà không cho ai biết, đã bẫy được một con hạc Tangjang. Chúng đã cột dây vào chân con hạc, mặc dầu đã trói cánh nó lại rồi. Cả hai ra thăm hạc hằng ngày, vỗ về cổ hạc, chơi trò cỡi hạc.... Rồi một ngày kia hai đứa nghe thiên hạ trong làng xì xầm bàn tán chuyện có người từ Hán Thành đến, có giấy phép đặc biệt của văn phòng trung ương để bắt hạc về làm mẩu. Nghe vậy hai đứa lật đật chạy ngay ra đồng, chuyện bị thấy, bị đòn bọng đối với chúng không thành vấn đề nữa. Chúng chỉ để ý đến số phận con hạc của chúng thôi. Rồi không chần chờ một phút nào, vẫn còn mệt không kịp thở sau khi chạy, chúng mở dây trói cho cả chân và cánh hạc, nhưng con hạc đi rất khó khăn. Chân nó yếu vì đã bị cột lâu ngày.

Hai đứa thảy con hạc lên không. Bất thình lình chúng nghe có tiếng súng nổ. Con hạc đập cánh một hai cái rồi chúi xuống đất.

Hai đứa đều cùng nghĩ chắc hạc của mình trúng đạn, nhưng ngay sau đó thì một con hạc khác từ một bui rậm kế đấy đập cánh, con hạc của hai đứa giương dài cổ ra, cất lên tiếng kêu trong trẻo, rồi biến mất trong trời rộng. Phải mất một khoảng thời gian lâu lắm hai đứa mới có thể đưa mắt rời khỏi bầu trời xanh nơi con hạc của chúng cất cánh bay.

Thình lình Songsam nói: "Ê! Tại sao mình không ngừng ở đây để bắt hạc? "

Tokchae đứng yên như trời trồng.

"Tôi sẽ dùng sợi dây này làm bẫy. Anh đuổi hạc về phía nầy."

Songsam mở trói cho Tokchae và bò vào đám cỏ tranh cao. Mặt Tokchae nhợt nhạt trắng  "Dầu sao anh cũng bị xử bắn." Mấy lời nầy chạy lại mau trong trí anh. Bất cứ lúc nào cũng có thể có một hòn đạn từ phía Songsam bay về phía mình, Tokchae nghĩ.

Bò được vài sải, Songsam quay thật mau về phía Tokchae.

“Ê, tại sao anh lại đứng yên đó như hình nộm vậy chớ. Hãy đi đuổi hạc đi chớ.”

Cho tới lúc nầy Tokchae mới hiểu. Anh bắt đầu bò vào trong đám tranh.

Một cặp hạc đồng, loại hạc Tangjong, bay vút lên cao trên bầu trời Thu xanh trong vắc, nhịp nhịp đôi cánh dài.

(NVS, dịch từ bản Anh ngữ)

  

Nguyễn Văn Sâm

(trích lại trên trang mạng Nam Ky Lục Tỉnh)

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.