Hôm nay,  

Hãy Để Ngày Áy Lụi Tàn

06/06/200500:00:00(Xem: 5957)
(Câu Lạc Bộ Dân Chủ, Điện Thư - Số 46, Tháng 06 năm 2005.)
Hãy để ngày ấy lụi tàn, ngày mà một chủ nghĩa quái đản được kết thành thai…
Năm 1838, chiếc tàu buôn Hoa Kỳ mang theo thư của tổng thống Martin Van Buren đến Việt Nam để xin giao thương buôn bán. Vua Minh Mạng, với thói thường kiêu ngạo là mặt trời mọc ở phương Đông, đọc thư không thấy mở đầu bằng câu “Muôn tâu Hoàng thượng”, nên cho những người mang công thư là đồ thiểu văn, vô lễ. Cũng vì tính tự mãn nên các vua chúa phong kiến triều đình Huế đã áp dụng chính sách bế quan tỏa cảng. Họ cho họ là nhất thiên hạ, còn các nước phương Tây là một bọn mắt xanh mũi lõ ở một xứ man di mọi rợ nào đó…
Năm 1945, sau khi tuyên bố độc lập, chính phủ Hồ chí Minh nhiều lần gửi thư cho tổng thống Harry S Truman đề nghị công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng chính phủ Hoa Kỳ không thể chấp nhận một nước CS trong hoàn cảnh thế giới sau chiến tranh thế giới lần II.
Trước năm 1954, Đông Dương được biết đến như là một mảnh đất nghèo khó, kham khổ và thiếu văn minh. Trận Điện Biên Phủ đã làm nhân loại giật mình, bấy giờ đến lượt tính kiêu ngạo của thực dân Pháp bị thách thức. Một dân tộc thuộc địa nhỏ bé đã chiến thắng tên thực dân lớn, mở màn cho phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. Nhưng không may, những quốc gia này bị lôi kéo vào vòng ảnh hưởng của chủ nghĩa CS.
Như vậy, trong lịch sử, hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ đã từng không công nhận lẫn nhau, để cuối cùng dẫn đến cuộc xung đột giữa hai quốc gia. Đây là cuộc chiến tranh dài nhất của thế kỷ XX, gây tổn thất lớn về nhân tài vật lực cho cả hai bên. Số đạn bom Mỹ rãi xuống miền Bắc trong cuộc chiến nhiều gấp hai lần số bom đạn mà Mỹ đã thả xuống toàn Châu Âu trong chiến tranh thế giới lần II. Hậu quả của chiến tranh thật là khủng khiếp!
Trong quá khứ người Mỹ đã hiểu sai về Việt Nam và Việt Nam cũng hiểu sai người Mỹ. Hôm nay hai nước cố gắng vượt qua rào cản văn hóa để đến với nhau. Nhưng đó chỉ là cách nói văn hoa của những người làm nghề ngoại giao. Thực tế, hai nước càng khác xa nhau về văn hóa; một người đi lên Thiên đàng và một kẻ đang xuống Địa ngục thì làm sao mà hiểu nhau được" Thời điểm mà hai nước có thể thông hiểu và bắt tay nhau là những năm 1943-1945, lúc đó cả hai cùng chung chiến hào chống Phát xít Nhật.
Ý thức hệ phủ định nhau là nguyên nhân dẫn đến xung đột. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: nếu Nguyễn Ái Quốc là người yêu nước quốc gia thì có lẽ lịch sử đã khác, nhưng không may cho dân tộc VN là ông ta theo Chủ nghĩa Cộng sản từ năm 1920.
Bảo thủ là thuộc tính của con người. Trong một xã hội khép kín, con người ta không có điều kiện giao tiếp với bên ngoài thì thuộc tính xấu xa này có điều kiện phát triển mạnh mẽ và trở thành hệ thống. Tính bảo thủ quan lại cộng thêm tính kiêu ngạo Cộng sản làm cho VN trở thành quốc gia khó bề thay đổi. Bên ngoài thì tỏ ra kiêu ngạo, ngông nghênh còn bên trong thì tự ti, mặc cảm. Cho nên ra nước ngoài nhục nhã ngửa tay xin tiền viện trợ, còn về nước thì ăn chơi hách dịch.
Nếu không có sự đối chọi về văn hóa thì không xảy ra cuộc chiến tranh Việt Nam-Hoa Kỳ. Năm 2000, khi đến thăm VN, tổng thống Bill Clinton có nhắc đến điều này. Ông ta nói đại khái là do hai bên đã không quan tâm đến nền văn hóa của nhau, không hiểu biết nhau nên đã dẫn đến cuộc chiến tranh tàn khốc. Hãy để những ngày đau thương qua đi…
Nếu được đặt một câu hỏi với Tổng thống Bill Clinton, tôi sẽ hỏi rằng: “Nếu ngài là Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ của nhiệm kỳ 1964-1968 thì ngài có can thiệp quân sự vào Việt Nam không"” Chắc chắn ông ta sẽ trả lời là: “Không bao giờ!” Như vậy ông ta cũng chưa hiểu rõ nền văn hóa VN.
Để hiểu rõ nền văn hóa VN chúng ta nên đọc những tác phẩm của Nam Cao, mà tiêu biểu là tác phẩm “Chí Phèo” của làng Vũ Đại. Chí Phèo say xỉn, lấy mảnh chai cào mặt chảy máu rồi đến nhà Bá Kiến gây lộn. Hắn ta chửi Bá Kiến, chửi cả nhà Bá Kiến, chửi cả cái làng Vũ Đại… Hắn ta chửi tất cả những ai không thèm chửi với hắn…. Cái văn hóa VN là vậy, chửi lộn với những ai không thèm chửi với nó, đánh lộn với những ai không thèm đánh với nó…
Cuộc chiến tranh Việt Nam-Hoa Kỳ là cuộc đối đầu tất yếu của nhân loại ở thế kỷ XX. Cuộc xung đột này xảy ra là do sự đối chọi giữa hai nền văn hóa. Nếu cuộc chiến không xảy ra trên chiến trường Đông Dương thì cũng xảy ra ở một mặt trận nào đó. Tôi nhận định điều này là có cơ sở; bởi vì sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Việt Nam đã trở thành lá cờ đầu trong phong trào chống đế quốc. Một kẻ chống đế quốc điên cuồng và một người đại diện cho nền tư bản nhân loại thế nào rồi cũng đụng nhau. Nếu Mỹ ra tay giúp Pháp ở trận Điện Biên Phủ thì cuộc đụng độ này đã xảy ra sớm hơn. Vì thế, trận đánh máy bay Mỹ trên bầu trời Hà Nội năm 1972 được hình tượng là “trận Điện Biên Phủ trên không”.
Gần đây, nhiều người muốn đặt lại quan điểm về cụộc chiến tranh VN. TS Nguyễn Thanh Giang cho rằng cuộc chiến tranh Việt Nam–Hoa Kỳ là không cần thiết và có thể tránh được. Nếu tránh được cuộc chiến tranh này thì Việt Nam không gặp phải những khó khăn như hiện nay. Quan điểm của TS Giang không phải là sai, có điều ông ta phát biểu quá sớm. Nếu như TS Giang nói vào thời điểm sau này thì sự phản ứng của ai đó, nếu có, cũng không quá đỗi mãnh liệt.
Thời gian là vị thần công lý, thời gian sẽ làm sáng tỏ mọi vấn đề mà không cần phải tố cáo hay bào chữa. Bản chất và mục đích của cuộc chiến tranh Việt-Mỹ đến thời điểm này coi như đã sáng tỏ. Ai thắng ai thua đã được phân định. Công lý thuộc về ai đã được chứng minh…
Hãy để ngày ấy lụi tàn; ngày mà sự mê muội đã giết chết 3 triệu người VN, 300 ngàn chiến binh Việt Cộng còn mất xác và con số không nhỏ những người lính bên này chiến tuyến không biết tử trận ở đâu"
Ngày 27 tháng 5 vừa qua, Bộ ngoại giao VN đã chính thức công bố thủ tướng Phan Văn Khải sẽ đi thăm Hoa Kỳ vào ngày 21 tháng 6 tới. Ông Lê Dũng, người phát ngôn Bộ ngoại giao VN, khẳng định lập trường của VN trong mối quan hệ với Hoa Kỳ là “không quên, song khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”. Hai chữ “không quên” là để cảnh báo Hoa Kỳ nhiều hơn là nhắc nhở VN.
Người Mỹ không có cái kiểu “nói cương lĩnh” như những người CS thường nói. Họ chỉ có lợi ích nước Mỹ là trên hết. Lợi ích nước Mỹ lớn hơn bất cứ những giá trị mà Thượng đế đã tạo dựng ra trong thời đại này.
Chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Khải là cuộc viếng thăm lịch sử giữa hai quốc gia thù địch. Cuộc thăm viếng được quan tâm của nhiều người, dù họ làm nghề gì và đứng về bất cứ bên nào trong mối quan hệ Việt-Mỹ. Người thì cho là ông Khải đi Mỹ để xin viện trợ và để mở đường vào WTO. Kẻ khác cho là ông Khải đi Mỹ để đáp lại chuyến thăm của TT Bill Clinton cách đây 5 năm và dọn đường cho ông Bush tham dự hội nghị AFTA năm 2006 tại Hà Nội. Người thạo thời sự còn bàn luận đến việc Việt Nam cho Mỹ thuê cảng Cam Ranh để làm căn cứ quân sự chống lại sự bành trướng của Trung Cộng… Theo văn hóa VN, qua nhà hàng xóm là chắc có chuyện phải nhờ"
Xin nói một chút về thủ tướng Phan Văn Khải. Ông ta quê ở Củ Chi, một vùng đất được mệnh danh “thành đồng đất thép”. Ông ta sinh năm con Gà, 1932, như vậy đã bước vào cái tuổi “thất thập cổ lai hy”. Ông Khải trông mệt mỏi và yếm thế lắm rồi. Ông ta có cái hiền lành của một nhà khoa học hơn là một nhà chính trị.
Hãy nghe ông Khải phát biểu như khóc, tại hội nghị Tổng kết tư pháp toàn quốc năm 2004: “Nhiều người nói với tôi có vụ trưởng, vụ phó nhận công văn giấy tờ đút vào hộc tủ cả tuần chả xem. Chuyên viên nhận được giấy tờ có khi “bỏ quên”, thiếu trách nhiệm…”

Với một bộ máy gồm những con người tắc trách và chây lười như vậy, làm sao họ có thể hội nhập thành công với thế giới bên ngoài" Ông Khải phát biểu tiếp, như là than thở: “Một bộ trưởng đi đăng ký kết hôn cho con phải…chín lần đi mới được, mà lần cuối phải có cái gì lót tay chứ không phải dễ! Còn một đồng chí Phó thủ tướng đi sửa giấy khai sinh cho cháu nội, cũng phải đi tới bảy lần. Tệ hại quá! Bộ máy như vậy thì còn công nghiệp hóa hiện đại hóa như thế nào, xây dựng đất nước như thế nào"”
Một bộ máy bệ rạc như vậy nhưng lại có quá nhiều tham vọng. CS là những con người thích vỗ ngực xưng tên, yếu nhưng bao giờ cũng thích ra gió. Không biết ông Khải đang quản lý, điều hành bộ máy hay là bộ máy đang dẫn dắt, lôi kéo ông ta" Chưa bao giờ lãnh đạo CS lại lâm vào thế bế tắc như hiện nay. Các quan chức Đảng như đang ngồi trên lửa, lực bất tòng tâm; còn gió thì càng lúc càng mạnh. Họ là người góp phần tạo nên sự đổ vỡ, và hiện nay họ đang trở thành nạn nhân của nó.
Đã qua rồi cái thời quan chức CS hét ra lửa!
Ông Khải không phải là một con người lãnh đạo. Trong trường hợp, cấp dưới gây hậu quả không tốt cho bộ máy; người lãnh đạo không nên than phiền mà chỉ có cách chức. Than phiền thì được nỗi gì" Viên chức Đảng sai trái, đang ngồi ở dưới. Nhưng một chốc nữa thôi, sau buổi họp này, họ lại trở về với chính con người họ: vô trách nhiệm, gây khó khăn cho dân chúng, ăn hối lộ và cản trở hoạt động của guồng máy… Ông Khải là Thủ tướng duy nhất trên thế giới này không thể cách chức một ai, dù cái chức be bé là chủ tịch… phường.
Làm chính trị xin đừng để cảm xúc chi phối mình, đừng để tình cảm riêng tư biểu hiện qua sắc mặt mà hãy ra sức chăm lo công việc. Sai lầm của ông Khải là bộc lộ cái vui, cái buồn ra trước mặt quan chức địa phương. Lời than phiền của ông ta sẽ làm cho nhiều người bất an, bởi vì nhìn vào đâu cũng thấy thối rửa.
Trong hoàn cảnh chụp giựt như hiện nay, để dễ bề thao túng, CSVN cần duy trì một thủ tướng thật thà như ông Khải và một vị tổng bí thư lớ ngớ như ông Mạnh. Mạnh nhưng không mạnh, Khải nhưng không khí khái. Có một dịp, ông Khải hỏi ông Gok Chok Tong, cựu thủ tướng Singapore, rằng: Liệu 15 năm nữa VN có bằng Singapore hôm nay không " Ông Gok trả lời rằng: Cái này, còn tùy thuộc các ông! Với lời tự bạch này, ông Khải quả là người thật thà!
Ông Chu Dung Cơ, cựu thủ tướng Trung Quốc trong một chuyến đi thăm một tỉnh nọ. Sau khi nghe ông Chủ tịch tỉnh đọc diễn văn; ông Cơ biết có nhiều chỗ sai sự thật nên ông ta cách chức luôn vị Chủ tịch đó. Còn ông Khải như đã mất hết quyền lực, chỉ biết than vãn. Ông ta không còn đủ năng lượng để bùng nổ một cơn tức giận" Bộ chính trị đã tước đọat cái “thượng phương bảo kiếm”của ông ta rồi.
Những khó khăn của VN hôm nay là vấn đề nội bộ chứ không phải là quan hệ bên ngoài. Quốc tế muốn VN phải mở cửa hơn nữa để theo kịp thế giới, nhưng những thế lực bảo thủ trong nước không muốn thay đổi. Ông Khải thuộc tuýp người cởi mở trong đảng và ông ta sẽ gặp nhiều bất ngờ khi đến Mỹ. Theo tôi, nếu VN muốn thay đổi thật sự, hãy để ông chủ tịch nước Trần Đức Lương đi thăm Mỹ.
Không biết trước khi đi Mỹ ông Khải có viết giấy cam đoan với Bộ chính trị không " Những trí thức VN trước khi đi tu nghiệp ở nước ngoài phải làm giấy cam đoan là qua bên đó không có những lời nói, hành động chống lại nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa VN. Khi trở về thì làm bản thu hoạch, kiểm điểm là trong thời gian ở nước ngoài có làm điều gì trái với cam đoan không " Nếu ban tổ chức chính quyền phát hiện được những điều xâm hại thì chắc chắn anh ta sẽ bị kỷ luật.
Trước khi đi Mỹ ông Khải nên đọc một bài diễn văn trên đài truyền hình Việt Nam để nói với nhân dân rằng: “Tôi sắp đi Mỹ, một chuyến đi lịch sử. Vì vậy tôi muốn phát biểu trước quốc dân đồng bào…” Hoặc chí ít, ông ta đọc một bài diễn văn trước sinh viên trường Đại học quốc gia thành phố HCM; những công dân trẻ tuổi có tri thức, những nhà lãnh đạo tương lai. Một bài diễn văn như vậy là cần thiết để nhân dân hiểu đúng chính sách đối ngoại của quốc gia.
Chuyến thăm của ông Khải đã muộn màng lại gặp sự phản đối của bà con người Việt ở Hoa Kỳ. Họ là những con người đã bỏ nước ra đi sống cuộc đời lưu vong vì không chịu nổi sự phân biệt đối xử và cai trị hà khắc của CS. Nhân dịp này, ông Khải sẽ mục kích được điều đó. Mặc dù đã có nhiều nghị quyết ra đời, nhưng chính phủ VN không dễ dàng tìm được sự hòa giải với cộng đồng người Việt này.
Đảng cho luôn rằng Đảng đã lãnh đạo nhân dân VN đánh thắng tên đế quốc đầu sỏ nhất thời đại. Nhưng tại sao 30 năm sau chiến thắng, Hà Nội vẫn không xây dựng được một tượng đài khắc ghi chiến thắng oanh liệt của mình" Không phải họ thiếu tiền mà là thiếu lý lẽ và ý chí để chứng minh mình là người chiến thắng.
Nhân ba mươi năm ngày kết thúc cuộc chiến VN, chính phủ Úc đã đặt một tượng đài tưởng niệm các chiến sĩ Úc-Việt đã hy sinh cho tự do. Tượng đài tạc hình hai chiến binh kề vai sát cánh bên nhau; một lính dù Úc và một binh sĩ VNCH đội mũ sắt mang súng M16. Tượng đài này được khánh thành trước khi ông Khải thăm Úc mấy ngày. Nghe nói cũng có một tượng đài như vậy ở Cali để tưởng nhớ tinh thần đồng đội giữa quân đội Hoa Kỳ và quân đội VNCH trong cuộc chiến tranh VN. Hai cái tượng đài này sẽ xoa dịu nỗi cay đắng của những người đã chiến đấu vì tự do, và làm mỉm cười những nghĩa sĩ VNCH dưới suối vàng. Ai dám nói là chính phủ Úc và Hoa Kỳ không quan tâm đến VNCH"
Hãy để ngày ấy lụi tàn, ngày mà đầu óc con người bị nhào nặn đến mức u mê và hành động con người trở nên cuồng bạo.
Xã hội Mỹ là xã hội thực dụng. Chính phủ Mỹ điều hành đất nước trên những con số được thống kê một cách khoa học chứ không nói một cách chung chung. Không có tính thực tế không thể điều hành được quốc gia.
Chính phủ VN điều hành quốc gia bằng cảm tính và ước lượng. Trong những bài diễn văn của Đảng, chính phủ, hoặc quốc hội thường phát biểu rằng: một “bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất. Một bộ phận không nhỏ là bao nhiêu" 51% hay 99%" Không nhỏ có nghĩa là lớn" Mà lớn thì chắc chắn là trên 50%. Mô hình chính trị lưỡng đảng của Mỹ chịu ảnh hưởng của bất đẳng thức lớn hơn hoặc nhỏ hơn 50% này. Nếu số phiếu dành cho một đảng lớn hơn 50% có nghĩa là đảng đã thắng cử. Ông Khải nên học mô hình này để áp dụng cho việc điều hành chính phủ của mình.


Người ta nói rằng xã hội Mỹ là xã hội đa chủng tộc, đa văn hóa; nhưng hòa nhập vào xã hội Mỹ không phải là dễ. Ngay cả cộng đồng người Việt mà còn khó hòa nhập huống hồ gì xã hội Mỹ. Tính cách cứng nhắc của Cộng sản là một cản trở lớn lao trong việc thông hiểu văn hóa Mỹ.
Cộng đồng người Việt ở Mỹ là chiếc cầu nối để chính phủ VN hiểu được chính phủ Mỹ, nhưng cộng đồng này chống lại chính sách của VN. Do vậy muốn bình thường hóa thật sự với Hoa Kỳ, Việt Nam phải thuyết phục được cộng đồng này.
Trong lịch sử nhân loại chưa có một cuộc ra đi nào ồ ạt, liều lĩnh như cuộc bỏ nước của nhân dân Việt Nam sau năm 1975. CS vào thành phố không “tắm máu” dân chúng mà xua đuổi họ vượt Thái Bình dương trên những phương tiện thô sơ. Họ đã ra đi để tìm kiếm tự do, mặc dầu biết là mong manh và vô vọng. Hậu quả là hàng trăm ngàn người mãi mãi không bao giờ tới được bến bờ bên kia.
Chưa có một công trình nào nghiên cứu tại sao người Việt Nam lại bỏ nước ra đi ồ ạt như vậy, và chắc chắn là CSVN không muốn nhắc đến sự kiện này. Nhưng lịch sử thì không bao giờ quên. Đây là tội ác mà CS đã gây ra cho dân tộc VN" Những năm 1975-1980, những người ra biển thường bắt gặp những xác người căng phồng, rữa nát trôi tấp vào bờ. Khi quy hoạch khu du lịch Hòn Mun, thành phố Nha Trang, chính quyền đã di chuyển hàng chục ngôi mộ của những người vô danh xấu số, linh hồn của họ đã tìm về thế giới tự do nhưng thân xác còn nằm lại bên bờ biển để mỗi ngày nghe sóng hát rì rào. Ngư dân Nha Trang kể lại rằng; họ đã chôn cất những thân xác bồng bềnh bất hạnh kia, họ tin rằng người chết trôi sẽ phù hộ họ tránh khỏi cơn thịnh nộ của Hà Bá.
Số phận của dân tộc VN sau 60 năm lãnh đạo của CS là gì " Ba trăm ngàn chiến binh CS đã chết cho lý tưởng CS nhưng vẫn chưa tìm được xác" Chừng đó con người nằm lại dưới lòng biển khơi"... Có thể nói con đường đi đến thiên đàng CS trải đầy xác người VN. Những cái đầu bảo thủ, những con tim lạnh băng ở Hà Nội sẽ nghĩ gì về những cái chết hàng loạt này"
Hãy để ngày ấy lụi tàn; ngày mà hàng triệu con người đã tìm cách vượt Thái Bình Dương bằng những phương tiện mong manh, và đêm mà sinh mạng con người VN quá ư bé bỏng.
Tổng thống Ngô Đình Diệm bị chính người Mỹ lật đổ, sau đó ông ta bị tay chân bắn hạ: nền đệ nhất Cộng Hòa sụp đổ. Đến thời ông Thiệu ban đầu cũng được Mỹ ủng hộ, nhưng cuối cùng phải khăn gói ra đi vì không muốn chịu phải số phận như người tiền nhiệm của mình. Ông Thiệu ra đi trong nước mắt và nguyền rủa Mỹ… Và hôm nay đến lượt ông Phan Văn Khải thay mặt Đảng CS Việt Nam làm bạn với Mỹ "
Người Mỹ làm cái việc to lớn là đối phó với Chủ nghĩa CS trên toàn thế giới. Họ quyết tâm không để cho CS thống trị trái đất này. Chính phủ VNCH có nhiệm vụ là phải chiến thắng những người CS Việt Nam, nhưng tiếc thay họ không làm được điều đó. Nếu làm được, lịch sử sẽ ghi nhận công trạng của họ trong sứ mệnh ngăn chặn sự bành trướng CS ở Đông Nam Á.
Ông Khải là người miền Nam nhưng ông ta lại góp phần áp đặt chủ nghĩa phản động lên đất nước mình. Hôm nay, không biết ông ta suy nghĩ như thế nào về con đường mà ông ta lựa chọn" Lẽ ra, ông Khải nên đến Mỹ sớm hơn, đó là một quốc gia làm ông ra sáng tỏ được nhiều vấn đề còn mù mờ. Con đường tìm kiếm hạnh phúc cho nhân dân Hoa Kỳ không đổ nhiều máu và trải nhiều xác người như con đường của đảng CSVN.
Có thể chia lịch sử miền Nam từ năm 1975 đến nay làm ba giai đoạn:
Giai đoạn 1975-1985: dân chúng bất mãn với chính sách cai trị CS. Họ bỏ nước ra đi.
Giai đoạn 1986-1995: Liên Xô và hệ thống CS Đông Âu sụp đổ, hệ thống tư bản đã thắng thế. Những người quốc gia nhận thấy cái lý tưởng mà họ theo đuổi đã chiến thắng.
Giai đoạn 1996-2005: những nước CS còn lại lâm vào thế bế tắc. Những người ra đi ngày nào, hôm nay lại muốn quay trở về,
Như vậy họ ra đi là chờ ngày trở về.
Nhân dịp ông Khải đi Mỹ, đài BBC mở một diễn đàn “một phút tư vấn cho thủ tướng”. BBC còn hứa là những lời tư vấn này được chuyển đến tai thủ tướng trước khi ông ta lên đường sang Mỹ. Không biết BBC có ý đồ chơi xỏ vị thủ tướng VN không" Bởi vì, ngay cả những lời yêu cầu của Thượng viện Hoa Kỳ và nghị viện Châu Âu mà Hà Nội còn bỏ ngoài tai, thì sá gì ba cái lời góp ý trên đài trên báo. “Hai trăm chữ trong một phút” nhưng lại diễn tả tất cả những đau thương, uất ức trong ba mươi năm qua của 80 triệu con người, thì quả là quá ít.
Nhiều người đã đóng góp nhiều vấn đề. Riêng tôi, tôi chỉ muốn ông Khải thực tập một câu của Tổng thống Jefferson: “Nếu được quyền chọn lựa báo chí hoặc chính phủ, tôi sẽ chọn báo chí. Bởi vì báo chí là công cụ phản ảnh xã hội và thúc đẩy xã hội tiến bộ.” Một chính phủ hô hào nhiều chuyện nhưng lại không mở cửa cho báo chí lên tiếng, chính phủ đó coi như vất đi.

Một chính phủ không có những chính sách đối nội tốt, nhưng vẫn muốn tìm cách hòa nhập với thế giới bên ngoài là nhằm củng cố vị trí độc tài của mình. Chính phủ đó đối nghịch với quan điểm dân chủ của chính phủ Hoa Kỳ.
Hãy để ngày ấy lụi tàn, ngày mà con người ta phải chịu đựng sự cai trị hà khắc và đêm xuống đi về phía biển để tìm cách vượt biên.
Ông Khải đến Mỹ là bước chân vào quá trình toàn cầu hóa mà Mỹ là đại diện của mô hình này. Toàn cầu hóa không phải là hiện tượng nhất thời mà là một định chế thiết yếu mà các quốc gia phải gia nhập. Toàn cấu hóa tức là Mỹ hóa, nếu ông Khải không đến Mỹ thì Mỹ cũng đặt được những giá trị phổ quát của nhân loại lên đất nước VN.
Trước đây Đảng đóng cửa để dạy Dân. Vì sợ đòn roi vọt nên Dân phải chịu im thin thít. Khi mở cửa, Đảng nhận thấy rằng dạy Dân như vậy là sai trái. Vì cái bệnh công thần và thành tích nên Đảng chẳng bao giờ nhận mình là sai lầm. Nhưng dù gì đi nữa thì Dân vẫn cứ tin rằng Đảng đã sai rõ mười.
Hiện nay có thể thấy rõ chính phủ VN đã phân cực làm hai phe. Phe chủ trương đường lối đổi mới, muốn VN ngày càng dân chủ hơn nữa; phe này thân phương Tây. Phe bảo thủ không muốn thay đổi vì thay đổi sẽ làm suy yếu đi quyền lực của họ. Phe này có thể gọi là nhóm “lục nhân” gồm Trần Đức Lương, Trần Đình Hoan, Nguyễn Khoa Điềm, Lê Hồng Anh, Phạm Văn Trà và Vũ Khoan; những con người kế tục sự nghiệp của Lê Đức Anh, Đỗ Mười… Trước đây họ không hẳn được học hành ở Trung Quốc, nhưng do đường lối bảo thủ nên họ thân với Trung Quốc.
Năm 2002, sau khi đi Mỹ về, ông Vũ Khoan đã phát biểu rằng: “Ông ta không hiểu chính phủ Mỹ. Tại sao chính phủ Mỹ quan hệ với một quốc gia nhưng lại ủng hộ những tổ chức chống lại quốc gia đó.” Chuyến đi của ông Khải chắc không được sự đồng thuận 100% các ủy viên Bộ chính trị như thường thấy, nhưng do hoàn cảnh hiện nay và bối cảnh thế giới mà VN phải bang giao với Mỹ.
Thời gian gần đây, chính phủ VN than phiền các địa phương đã “xé rào” trong việc kêu gọi đầu tư ở địa phương mình. Việc “xé rào” làm cho chính sách đầu tư của chính phủ bị biến dạng và các nhà đầu tư không còn tin vào tính nhất quán của chính phủ. Tính tham lam vô độ, tính thiếu căn cứ khoa học của các quan chức Đảng làm cho việc qui hoạch khu công nghiệp, khu đô thị trở nên hỗn loạn.
Tỉnh thành nào cũng đua nhau làm khu công nghiệp, khu chế xuất… Hàng vạn nông dân ở ngoại ô mất đất sản xuất, nhưng đất trong khu công nghiệp lại bỏ đất hoang vì không có người đầu tư. Vì lợi ích cục bộ các địa phương phải “xé rào”. Các nhà kinh tế gọi tình trạng “xé rào” để cạnh tranh đầu tư giữa các địa phương mà không tính đến hiệu quả cụ thể và lợi ích ròng, cũng như không đáp ứng được các điều kiện mà doanh nghiệp cần có là “cuộc đua dẫn đến kiệt sức”. Vâng, chính phủ VN đang kiệt sức!
Không phải là cực đoan khi nói rằng: những giá trị mà đảng tạo ra đều là đồ rởm. Nền văn hóa do đảng xây dựng là nền văn hóa lừa bịp; trên lừa dưới, dưới lừa dưới nữa, lừa cho đến tận cùng xã hội… Xã hội VN thật sự là một nguy cơ.
Lòng tin của con người VN hôm nay bị giảm sút trầm trọng. Dân chúng không tin vào hệ thống chính trị do đảng lãnh đạo, quần chúng không tin vào tính liêm khiết của các quan chức CS. Và ngược lại, quan chức cũng không tin dân chúng. Một xã hội không có lòng tin xã hội đó không ổn định về mặt tâm lý để phát triển. Không có lòng tin, mọi chính sách kinh tế-xã hội không thể thực hiện được. Không biết ông Khải có thấy được những điều này không " Lòng tin của dân chúng làm nên sức mạnh của chế độ. Nước có thể nghèo, dân trí có thể thấp nhưng quốc gia không thể thiếu niềm tin. Một kẻ thiếu niềm tin kẻ đó chỉ là nô lệ cho người khác.
Một mệnh đề bất biến là quốc gia nào không có hệ thống pháp luật minh bạch, quốc gia đó mãi mãi nghèo. Luật pháp mù mờ là mảnh đất màu mỡ cho quyền thế phát triển. Câu khẩu hiệu: “Đảng lãnh đạo, Nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý” chỉ là một tuồng kịch chính trường. Nhân dân nào có thể làm chủ trong một chế độ độc tài với một ngành tư pháp thiên vị"
Trong hoàn cảnh hiện nay dù có đến Mỹ thì chính phủ VN cũng chẳng thay đổi được gì. Nếu muốn cải cách y tế phải thay bà Trần Thị Trung Chiến. Muốn cải cách giáo dục phải thay ông Nguyễn Minh Hiển. Còn muốn cải cách lao động-xã hội thì phải thay bà Nguyễn Thị Hằng… Như vậy là phải thay cả một bộ máy chính phủ"
Nhiều người cho rằng động lực để thay đổi chính trị ở VN không phải là khẳng định quyền lợi của các giai cấp xã hội, mà là cân bằng quyền lực giữa các phe nhóm CS. Cải tổ chính trị liên quan đến việc dàn xếp những xung đột giữa các phe nhóm trong chính quyền hơn là tái cấu trúc quan hệ cơ bản giữa nhà nước và xã hội.
Câu hỏi đặt ra là nhà nước CS hiện nay là một nhà nước mạnh hay yếu " Trả lời được câu hỏi này chúng ta sẽ đánh giá được hoạt động của guồng máy nhà nước và năng lực của họ trong tương lai. Nếu đứng về mặt an ninh chính trị và việc mua công trái có thể nói: CS là một nhà nước mạnh, bởi vì ngay trong ngày đầu bán công trái giáo dục đã đạt được trên 1.100 tỷ đồng. Còn CS là một nhà nước yếu thể hiện ở sự điều hành của chính phủ: “trên nói dưới không nghe”. Do vậy, Việt Nam không thể xây dựng được nhà nước pháp quyền, không thể tiến đến một xã hội dân sự dưới sự điều hành của một chính phủ như ông Khải.
Xin nhắc lại chuyện trách nhiệm của mấy ông đường sắt trong vụ lật tàu ở Lăng cô làm 12 người chết. Thủ tướng có văn bản buộc ông Tổng giám đốc đường sắt phải có hình thức kỷ luật và báo cáo thủ tướng. Ông ta gửi văn bản là ông ta chịu hình thức kỷ luật “phê bình nghiêm khắc”. Hình thức kỷ luật “nặng nề” đến mức ông Trần Bạch Đằng nói là ông Tổng giám đốc đường sắt muốn giở trò “chơi chữ”. Phê bình là công cụ làm sáng sủa nhân phẩm con người, chứ không thể là một hình thức kỷ luật. Nhưng đảng vẫn thích dùng hình thức này để “ưu ái” cho những người trong guồng máy của họ. Phê bình chỉ làm trong sạch nội bộ đảng trong thời kỳ hoạt động bí mật, còn bây giờ đảng muốn bảo vệ đặc quyền đặc lợi của mình.
Việt Nam đang đi xuống địa ngục là do hậu quả của những năm theo CS:
Xã hội VN đang mắc quá nhiều “căn bệnh”: bệnh tham nhũng, bệnh cửa quyền, bệnh thành tích, bệnh mua quan-bán chức, bệnh nịnh trên-đạp dưới… những căn bệnh này không thể chữa chạy, và cuối cùng đất nước sẽ rơi vào thảm cảnh.
Sự phân hóa xã hội ngày càng gia tăng giữa giàu và nghèo, giữa nông thôn và thành thị, giữa quan chức và người lao động…
Một đất nước mà hệ thống luật pháp rối rắm, phức tạp. Luật pháp không có tính thực tế nên người dân không tin và không chấp hành luật pháp đó. Như vậy chính phủ dựa trên cơ sở nào để điều hành quốc gia "
Một quốc gia không có hệ thống chăm sóc đời sống người lao động, quốc gia đó sẽ gặp phải sự phá hoại từ bên dưới. Không ai có thể giải thích được tại sao một em bé mới mười tuổi lại đi mở trộm bù-lông giữ dầm cầu Bính vừa mới được khánh thành ở Hải Phòng "...
Tài nguyên quốc gia đã bị tàn phá đến cạn kiệt. Mai sau con cháu chúng ta không biết lấy gì để sinh sống "
Cải cách tiền lương và thuế: Đây là những khó khăn cho chính phủ VN. Bộ máy công chức đông đảo, đồng lương thấp kém; cho nên các viên chức trong guồng máy phải kiếm thêm tiền bằng cách ăn hối lộ, ăn bớt vật tư của các công trình xây dựng (mà họ cho là thất thoát, lãng phí)… Chính hệ thống CS đã sinh ra một cách kiếm tiền ngoài đồng lương mà chính phủ đã phát cho viên chức. Đây là hệ thống ngầm, hệ thống này chi phối quyền lực của nhà nước để trục lợi cho cá nhân hoặc cho nhóm người của họ. Tương tự như vậy, tiền thuế của dân chúng đóng góp không đi vào nền tài chánh công để chính phủ phục vụ nhân dân, mà lại rơi vào túi cá nhân. Một cái vòng lẩn quẩn không thể giải quyết được…
Thế giới đang thay đổi nhanh chóng còn Việt Nam như đang thụt lùi. Một chuyến đi Mỹ làm ông Khải “sáng mắt sáng lòng”. Nước Mỹ không giẩy chết như những người CS từng tuyên truyền. Chính phủ Mỹ không phải tên sen đầm chuyên đi hà hiếp kẻ khác. Nền ngoại giao Hoa Kỳ không bắt ép các nước khác đi theo con đường của họ, mà vạch cho lãnh đạo các nước thấy được lợi ích và tầm vóc của quốc gia mình.
Có thể ví mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam–Hoa Kỳ là một cuộc hôn nhân không tình yêu. Vì lợi ích riêng mà mỗi bên tìm đến với nhau. Tư bản chủ nghĩa và Cộng sản chủ nghĩa vốn xung khắc với nhau như nước với lửa, làm gì có chuyện hòa hợp được. Họ không yêu nhau đâu, nhưng trong hoàn cảnh nào đó họ tìm đến với nhau.
CS đã gây quá nhiều đau thương cho dân tộc Việt Nam, những đau thương cho đến hôm nay vẫn chưa kết thúc. Hãy để ngày ấy lụi tàn; ngày mà Cộng sản Việt Nam ra đời và đêm mà có một thứ chủ nghĩa quái đản được kết thành thai.
Sài gòn ngày 30/05/2005.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.