Trần Khải
Có phải Biển Đông đã bị bỏ quên? Hay chỉ nói rất ngắn gọn, vài lời?
Thực tế là khi ở Đà Nẵng, trước mặt Tập Cận Bình, chuyện Biển Đông không ai muốn bàn (hoặc không dám bàn?) -- và có thê chỉ vì các lãnh đạo mang tính giao tiếp nhiều hơn, vì phần chuyên môn với các hợp đồng kinh tế là giới chuyên gia đã thảo luận xong (chỉ trục trặc giờ chót, Canada đòi hoãn TPP-11).
May quá, sang Philippines, TT Trump cũng có nói chút ít về Biển Đông.
Bản tin VOA ghi rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/11 kêu gọi siết chặt quan hệ với Đông Nam Á và thúc giục các lãnh đạo ASEAN chớ làm ‘vệ tinh’ cho bất cứ nước nào, một khuyến cáo rõ ràng nhắm vào ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực.
"Chúng tôi muốn các đối tác của mình trong khu vực lớn mạnh, tự lập, thịnh vượng, tự quyết vận mệnh của mình, chớ làm vệ tinh cho bất kỳ nước nào,” ông Trump tuyên bố tại cuộc họp với lãnh đạo các nước ASEAN tại Manila trong lúc cam kết phát huy viễn kiến về một khu vực Ấn độ-Thái bình dương tự do và rộng mở.
Ca ngợi 40 năm quan hệ Mỹ-ASEAN, ông Trump nói chính quyền Mỹ vẫn cam kết với vai trò trung tâm của ASEAN là một diễn đàn khu vực cho sự hợp tác tổng thể.
“Đối tác ngoại giao này thăng tiến an ninh và thịnh vượng của người dân Mỹ lẫn người dân các nước vùng Ấn độ-Thái bình dương,” ông nhấn mạnh.
Trong khi đó, bản tin RFI ghi nhận qua bản tin “Thượng Đỉnh ASEAN: Biển Đông vắng bóng trong lời khai mạc”...
Vào hôm 13/11/2017, hội nghị thượng đỉnh Hiệp Hội Đông Nam Á bắt đầu mở ra tại Manila, với trước tiên hết là hội nghị của 10 thành viên ASEAN. Điều thu hút sự chú ý của các nhà quan sát là tổng thống Philippines Duterte, chủ tịch đương nhiệm khối ASEAN, đã không đề cập đến vấn đề Biển Đông trong bài diễn văn khai mạc loạt hội nghị.
Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, bài phát biểu của ông Duterte không nói gì đến Biển Đông, mà chỉ đề cập đến mối đe dọa của khu vực được ông xác định là «chủ nghĩa khủng bố và cực đoan bạo lực đe dọa hòa bình, ổn định, và sự an toàn của khu vực chúng ta, vì những hiểm họa này không biết phân biệt ranh giới».
Tổng thống Philippines còn nói thêm: «Nạn hải tặc và dùng vũ khí đánh cướp trên biển cản trở sự tăng trưởng, phá rối sự ổn định của thương mại khu vực và toàn cầu. Mối đe dọa từ buôn lậu ma túy tiếp tục gây nguy hiểm cho xã hội. Đấy là những vấn đề trọng tâm trong chương trình hội nghị của chúng ta».
Việc ông Duterte phớt lờ hồ sơ Biển Đông đã được dự báo trước. Ngay từ trước đó một ngày, nhân một cuộc hội thảo thương mại, tổng thống Philippines đã gợi ý là các lãnh đạo về dự hội nghị không nên đề cập đến vấn đề Biển Đông. Thậm chí ông còn tố cáo «những cái đầu nóng khác muốn chúng ta đối đầu về nhiều vấn đề với Trung Quốc».
Việc chủ tịch ASEAN muốn nhận chìm hồ sơ Biển Đông không có nghĩa là vấn đề này không được đặt ra. Theo Reuters, một dự thảo Tuyên Bố Chung của hội nghị, đã nêu lên rằng các nước ASEAN sẽ không xem sự tương đối yên tĩnh trong tranh chấp Biển Đông (hiện nay) là điều hiển nhiên.
RFI ghi rằng Dự thảo ghi nhận : «Trong khi tình hình hiện yên tĩnh hơn, chúng ta không thể xem sự tiến bộ này là điều hiển nhiên. Quan trọng là chúng ta hợp tác để duy trì hòa bình, sự ổn định, tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông, tuân thủ luật pháp quốc tế. Đó là quan tâm chung của chúng ta để tránh những tính toán sai có thể dẫn đến căng thẳng leo thang».
Bản tin RFA ghi nhận viễn ảnh có thể sóng êm, vì như dường mật đàm (?) đã xong...
Trung Quốc và Việt Nam hôm thứ hai 13/11 đồng thuận tránh những xung đột xung quanh tranh chấp về chủ quyền ở khu vực Biển Đông.
Tuyên bố chung giữa hai nước nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam nêu rõ hai bên sẽ kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Tuyên bố chung giữa hai nước cũng cho biết hai bên nhất trí thực hiện toàn diện, hiệu quả tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trên cơ sở hiệp thương thống nhất, sớm đạt được Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên trên biển Đông (COC).
Việt Nam và Trung Quốc hiện đang có các tranh chấp về chủ quyền trên biển Đông bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Quan hệ hai nước đã trở nên căng thẳng vào năm 2014 khi Trung Quốc đưa giàn khoan dầu vào khu vực quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp.
Hôm Chủ nhật, ngày 12/11, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói với lãnh đạo Việt Nam rằng ông sẵn sàng đứng ra làm trung gian hòa giải trong tranh chấp giữa các nước.
Tuy nhiên, Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 13/11 đã lên tiếng phản bác lời đề nghị này. Ông nói Trung Quốc hy vọng các quốc gia ngoài khu vực nên tôn trọng các nỗ lực của các nước trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở biển Đông, và đóng vai trò xây dựng trong vấn đề này.
Cũng nên nhắc rằng BBC đã có một bản tin về Hà Nội:
“Vào chiều tối ngày 11/11, khi biết đoàn xe của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đi qua đường Âu Cơ, Hà Nội, cô Mai Khôi đã giăng một biểu ngữ tiếng Anh lên án ông Trump.
Việc này đã được báo Anh The Guardian hôm 12/11 đưa tin, nói rằng cô và người chồng Úc bị yêu cầu ra khỏi căn hộ thuê ở Hà Nội sau hành động này.
Hãng tin Pháp AFP cũng đưa tin vụ việc.
Trả lời BBC hôm 12/11, ca sĩ Mai Khôi bày tỏ:
"Tôi muốn thể hiện quyền được tự do biểu đạt của cá nhân tôi trước nơi công cộng như bao con người bình thường khác. Quyền tự do biểu đạt là một trong những quyền cơ bản của con người."
Cô cho rằng ông Trump có "những thái độ phân biệt chủng tộc; thái độ sở hữu tình dục đối với phụ nữ, coi thường phụ nữ; rút ra khỏi ký kết về biến đổi khi hậu và không quan tâm đến nhân quyền."...”
Thế là phải rồi... Biểu ngữ cô cầm viết gì? Đó là câu tiếng Anh: “Piss on you Trump”... Nghĩa là, “Hãy tè vào ông Trump.”
Hình như có tin đồn rằng ông Trump khi sang Nga, một lần được mấy cô giang hồ chung giường, chơi trò “mưa vàng” lên người Trump. Dĩ nhiên, Trump nói không có chuyện đó.
Ngắn gọn, chỉ có công an hưởng lợi... vì có cớ trục xuất cả 2 vợ chồng cô ra khỏi căn nhà thuê...
Có phải Biển Đông đã bị bỏ quên? Hay chỉ nói rất ngắn gọn, vài lời?
Thực tế là khi ở Đà Nẵng, trước mặt Tập Cận Bình, chuyện Biển Đông không ai muốn bàn (hoặc không dám bàn?) -- và có thê chỉ vì các lãnh đạo mang tính giao tiếp nhiều hơn, vì phần chuyên môn với các hợp đồng kinh tế là giới chuyên gia đã thảo luận xong (chỉ trục trặc giờ chót, Canada đòi hoãn TPP-11).
May quá, sang Philippines, TT Trump cũng có nói chút ít về Biển Đông.
Bản tin VOA ghi rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/11 kêu gọi siết chặt quan hệ với Đông Nam Á và thúc giục các lãnh đạo ASEAN chớ làm ‘vệ tinh’ cho bất cứ nước nào, một khuyến cáo rõ ràng nhắm vào ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực.
"Chúng tôi muốn các đối tác của mình trong khu vực lớn mạnh, tự lập, thịnh vượng, tự quyết vận mệnh của mình, chớ làm vệ tinh cho bất kỳ nước nào,” ông Trump tuyên bố tại cuộc họp với lãnh đạo các nước ASEAN tại Manila trong lúc cam kết phát huy viễn kiến về một khu vực Ấn độ-Thái bình dương tự do và rộng mở.
Ca ngợi 40 năm quan hệ Mỹ-ASEAN, ông Trump nói chính quyền Mỹ vẫn cam kết với vai trò trung tâm của ASEAN là một diễn đàn khu vực cho sự hợp tác tổng thể.
“Đối tác ngoại giao này thăng tiến an ninh và thịnh vượng của người dân Mỹ lẫn người dân các nước vùng Ấn độ-Thái bình dương,” ông nhấn mạnh.
Trong khi đó, bản tin RFI ghi nhận qua bản tin “Thượng Đỉnh ASEAN: Biển Đông vắng bóng trong lời khai mạc”...
Vào hôm 13/11/2017, hội nghị thượng đỉnh Hiệp Hội Đông Nam Á bắt đầu mở ra tại Manila, với trước tiên hết là hội nghị của 10 thành viên ASEAN. Điều thu hút sự chú ý của các nhà quan sát là tổng thống Philippines Duterte, chủ tịch đương nhiệm khối ASEAN, đã không đề cập đến vấn đề Biển Đông trong bài diễn văn khai mạc loạt hội nghị.
Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, bài phát biểu của ông Duterte không nói gì đến Biển Đông, mà chỉ đề cập đến mối đe dọa của khu vực được ông xác định là «chủ nghĩa khủng bố và cực đoan bạo lực đe dọa hòa bình, ổn định, và sự an toàn của khu vực chúng ta, vì những hiểm họa này không biết phân biệt ranh giới».
Tổng thống Philippines còn nói thêm: «Nạn hải tặc và dùng vũ khí đánh cướp trên biển cản trở sự tăng trưởng, phá rối sự ổn định của thương mại khu vực và toàn cầu. Mối đe dọa từ buôn lậu ma túy tiếp tục gây nguy hiểm cho xã hội. Đấy là những vấn đề trọng tâm trong chương trình hội nghị của chúng ta».
Việc ông Duterte phớt lờ hồ sơ Biển Đông đã được dự báo trước. Ngay từ trước đó một ngày, nhân một cuộc hội thảo thương mại, tổng thống Philippines đã gợi ý là các lãnh đạo về dự hội nghị không nên đề cập đến vấn đề Biển Đông. Thậm chí ông còn tố cáo «những cái đầu nóng khác muốn chúng ta đối đầu về nhiều vấn đề với Trung Quốc».
Việc chủ tịch ASEAN muốn nhận chìm hồ sơ Biển Đông không có nghĩa là vấn đề này không được đặt ra. Theo Reuters, một dự thảo Tuyên Bố Chung của hội nghị, đã nêu lên rằng các nước ASEAN sẽ không xem sự tương đối yên tĩnh trong tranh chấp Biển Đông (hiện nay) là điều hiển nhiên.
RFI ghi rằng Dự thảo ghi nhận : «Trong khi tình hình hiện yên tĩnh hơn, chúng ta không thể xem sự tiến bộ này là điều hiển nhiên. Quan trọng là chúng ta hợp tác để duy trì hòa bình, sự ổn định, tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông, tuân thủ luật pháp quốc tế. Đó là quan tâm chung của chúng ta để tránh những tính toán sai có thể dẫn đến căng thẳng leo thang».
Bản tin RFA ghi nhận viễn ảnh có thể sóng êm, vì như dường mật đàm (?) đã xong...
Trung Quốc và Việt Nam hôm thứ hai 13/11 đồng thuận tránh những xung đột xung quanh tranh chấp về chủ quyền ở khu vực Biển Đông.
Tuyên bố chung giữa hai nước nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam nêu rõ hai bên sẽ kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Tuyên bố chung giữa hai nước cũng cho biết hai bên nhất trí thực hiện toàn diện, hiệu quả tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trên cơ sở hiệp thương thống nhất, sớm đạt được Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên trên biển Đông (COC).
Việt Nam và Trung Quốc hiện đang có các tranh chấp về chủ quyền trên biển Đông bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Quan hệ hai nước đã trở nên căng thẳng vào năm 2014 khi Trung Quốc đưa giàn khoan dầu vào khu vực quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp.
Hôm Chủ nhật, ngày 12/11, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói với lãnh đạo Việt Nam rằng ông sẵn sàng đứng ra làm trung gian hòa giải trong tranh chấp giữa các nước.
Tuy nhiên, Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 13/11 đã lên tiếng phản bác lời đề nghị này. Ông nói Trung Quốc hy vọng các quốc gia ngoài khu vực nên tôn trọng các nỗ lực của các nước trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở biển Đông, và đóng vai trò xây dựng trong vấn đề này.
Cũng nên nhắc rằng BBC đã có một bản tin về Hà Nội:
“Vào chiều tối ngày 11/11, khi biết đoàn xe của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đi qua đường Âu Cơ, Hà Nội, cô Mai Khôi đã giăng một biểu ngữ tiếng Anh lên án ông Trump.
Việc này đã được báo Anh The Guardian hôm 12/11 đưa tin, nói rằng cô và người chồng Úc bị yêu cầu ra khỏi căn hộ thuê ở Hà Nội sau hành động này.
Hãng tin Pháp AFP cũng đưa tin vụ việc.
Trả lời BBC hôm 12/11, ca sĩ Mai Khôi bày tỏ:
"Tôi muốn thể hiện quyền được tự do biểu đạt của cá nhân tôi trước nơi công cộng như bao con người bình thường khác. Quyền tự do biểu đạt là một trong những quyền cơ bản của con người."
Cô cho rằng ông Trump có "những thái độ phân biệt chủng tộc; thái độ sở hữu tình dục đối với phụ nữ, coi thường phụ nữ; rút ra khỏi ký kết về biến đổi khi hậu và không quan tâm đến nhân quyền."...”
Thế là phải rồi... Biểu ngữ cô cầm viết gì? Đó là câu tiếng Anh: “Piss on you Trump”... Nghĩa là, “Hãy tè vào ông Trump.”
Hình như có tin đồn rằng ông Trump khi sang Nga, một lần được mấy cô giang hồ chung giường, chơi trò “mưa vàng” lên người Trump. Dĩ nhiên, Trump nói không có chuyện đó.
Ngắn gọn, chỉ có công an hưởng lợi... vì có cớ trục xuất cả 2 vợ chồng cô ra khỏi căn nhà thuê...
Send comment