Nguyễn Xuân Nghĩa & Nguyên Lam RFA
...ách độc tài được củng cố trong một xã hội có đầy bất mãn...
Khai mạc Đại hội Khóa 19 của đảng Cộng sản Trung Hoa, Tổng bí thư Tập Cận Bình trình bày những tiến bộ về kinh tế, xã hội và ngoại giao của Trung Quốc trong năm năm qua và thông báo Trung Quốc đã bước vào một kỷ nguyên mới với nhiều cải cách ưu tiên mà đảng sẽ thi hành. Nhưng, cũng trong báo cáo rất dài, lãnh tụ đầy quyền thế của Bắc Kinh lại nhấn mạnh tới nhiều thách đố đang chờ đợi đảng Cộng sản. Những thách đố ấy là gì, Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu sau đây.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, trong báo cáo đọc hơn ba tiếng đồng hồ để khai mạc Đại hội Khóa 19 tại Bắc Kinh, Tổng bí thư Tập Cận Bình nói đến nhiều thành tựu của Trung Quốc trong năm năm qua nhưng lại nhấn mạnh đến nhiều thách đố đang chờ đợi đảng Cộng sản. Có lẽ thính giả của chúng ta cũng muốn biết những thách đố này là gì. Ông nghĩ sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ là từ một lãnh tụ có tham vọng đứng ngang Mao Trạch Đông và để lại cho hậu thế một hệ thống tư tưởng như họ Mao và Đặng Tiểu Bình thì ta cần thêm thời gian tìm hiểu. Nhưng đã nhắc đến Mao và Đặng thì tôi chú ý đến một điều được ông Tập Cận Bình nhấn mạnh trong bài diễn văn trường giang đại hải, rằng “mâu thuẫn cơ bản” đang chờ đợi Trung Quốc cũng đã thay đổi. Thế nào là mâu thuẫn cơ bản và nó thay đổi ra sao? Nếu phân tích điều ấy thì may ra ta hiểu được những thách đố đang chờ đợi đảng Cộng sản.
Nguyên Lam: Thưa ông, như vậy, có phải rằng ta cần tìm hiểu thế nào là “mâu thuẫn cơ bản”, rồi mâu thuẫn đó đã đổi thay như thế nào qua nhiều thời kỳ để trở thành những thách đố mới cho đảng Cộng sản ngày nay không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi xin tạm định nghĩa phạm trù “mâu thuẫn cơ bản” này là nhiệm vụ cốt lõi mà đảng phải khắc phục vào từng thời kỳ và xin nhắc lại là đảng Cộng sản Trung Hoa ra đời năm 1921, cách nay gần trăm năm. Khi ấy Trung Quốc nghèo nàn lạc hậu, bị ngoại bang sâu xé, và bên trong thì phân hóa. Đảng Cộng sản ra đời với tham vọng giải quyết mâu thuẫn cơ bản đó. Họ thành công vào năm 1949 khi Trung Hoa giành lại độc lập mà lại gặp mâu thuẫn cơ bản khác, là di sản của tình trạng phân hóa nội bộ trong khi dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông thì đảng phải cải tạo và xây dựng lại một xã hội bình đẳng và công bằng hơn. Hậu quả là đảng lại gây ra khủng hoảng kinh tế và chính trị khiến mấy chục triệu người thiệt mạng trong 30 năm đầu. Từ khi Đặng Tiểu Bình thâu tóm được quyền lực kể từ năm 1979 thì mâu thuẫn cơ bản cũng thay đổi, đó là đảng phải cải cách cho dân được đủ no và quốc gia được phú cường.
Nguyên Lam: Ông vừa tóm lược các mâu thuẫn cơ bản nối tiếp mà đảng Cộng sản Trung Hoa phải giải quyết qua nhiều thời kỳ khác nhau. Ngày nay, nếu ông Tập Cận Bình cho là đảng do ông ta lãnh đạo sẽ phải đối đầu với mâu thuẫn cơ bản khác thì mâu thuẫn đó là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thuần về kinh tế, vốn dĩ là nội dung của tiết mục này, tôi cho rằng mâu thuẫn cơ bản mà Tập Cận Bình nói tới là tình trạng phát triển thiếu cân đối và không phối hợp trong khi người dân lại có những khát khao cao hơn trước. Mâu thuẫn này thật ra đã được thế hệ lãnh đạo tiền nhiệm là Hồ Cẩm Đào nói tới từ mươi năm rồi, đó là không cân đối, không phối hợp, không công bằng và không bền vững. Đảng không khắc phục nổi mâu thuẫn ấy vì vụ Tổng suy trầm năm 2008 còn gây thêm nhiều vấn đề mới, kể cả một núi nợ có thể sụp đổ. Trong năm năm lãnh đạo đã qua, Tập Cận Bình muốn cải cách và chuyển hướng mà chưa xong. Ông chỉ thành công về chính trị là tập trung quyền lực vào trong tay mình. Bây giờ, ông đang đối diện với mâu thuẫn cơ bản mới là kinh tế hết tăng trưởng mạnh như trong 30 năm đầu của thời cải cách mà đảng vẫn phải xây dựng được một xã hội hài hòa, không có quá nhiều dị biệt về lợi tức và nhận thức.
Nguyên Lam: Nếu ông phân tích như vậy thì có lẽ người ta hiểu ra những thách đố và cơ hội mà Tổng bí thư Tập Cận Bình nhắc tới trong bài diễn văn khai mạc Đại hội 19. Theo như ông thấy thì những thách đố ấy là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ta không quên một mâu thuẫn nằm trong địa dư hình thể Trung Quốc là sự trù phú của các tỉnh duyên hải tại miền Đông đối chiếu với sự nghèo khốn lạc hậu của các tỉnh bị khóa trong lục địa. Vì mâu thuẫn này mà sau khi Đặng Tiểu Bình tiến hành cải cách và cởi mở, các tỉnh miền Đông làm giàu khá nhanh trong khi các tỉnh bên trong vẫn còn nghèo và cảm thấy là bị tụt hậu. Nếu muốn xây dựng một xã hội hài hòa không có qúa nhiều dị biệt nguy hiểm về chính trị thì đảng phải tập trung quyền lực và quyết định tái phân phối lợi tức từ các đô thị và địa phương trù phú về vùng thôn quê và các địa phương hoang vu nghèo khổ.
- Nhìn cách khác thì Tập Cận Bình có thể hài lòng với thành tích ông nhấn mạnh Tháng Chín năm ngoái tại Thượng đỉnh của nhóm G-20 ở Hàng Châu là Trung Quốc đã đưa 700 triệu dân ra khỏi tình trạng bần cùng. Nhưng ra khỏi sự bần cùng và lên tới cấp trung lưu thì cũng mới chỉ có chừng 400 triệu, tức là hơn 900 triệu người kia mới chỉ tạm đủ sống thôi. Làm sao san xẻ cho nhau một cái bánh vẫn còn quá nhỏ như vậy? Việc họ Tập diệt trừ tham nhũng có thể làm dân đen hể hả, nhưng họ cũng cần cái gì cụ thể hơn, trong khi đó, đảng viên ở nơi thịnh vượng chưa chắc gì đã ủng hộ việc tái phân lợi tức mà trung ương sẽ thi hành trong thời gian tới.
Nguyên Lam: Khi ấy, người ta không quên được một bài toán tích lũy từ nạn Tổng suy trầm năm 2008 là núi nợ quá cao của Trung Quốc, bên trong là các khoản nợ của doanh nghiệp và của các chính quyền địa phương. Kỳ trước, ông Nghĩa đã trình bày vấn đề này, bây giờ, thưa ông mâu thuẫn cơ bản mà Tổng bí thư Tập Cận Bình sẽ phải giải quyết trong nhiệm kỳ hai là làm sau san xẻ ngân sách từ trung ương cho các địa phương nghèo nàn và mắc nợ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa rằng đấy là bài toán thuộc loại cổ điển mà các thế hệ trước đã gặp nhưng giải quyết không xong. Muốn phát triển những vùng lạc hậu thì ai cũng có thể nghĩ đến các kế hoạch xây dựng hạ tầng cơ sở, đến việc quản lý đất đai và ngân sách theo ưu tiên mới do trung ương đề ra. Thời Giang Trạch Dân và Chu Dung Cơ gần 20 năm trước, rồi đến thời Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo cũng vạch ra các ưu tiên đó để phát triển miền Tây mà không xong. Trong khi ấy, các tỉnh duyên hải lẫn thế lực kinh tế chính trị trong đảng vẫn nhìn qua hướng khác và kín đáo cản trở các ưu tiên này của trung ương. Bây giờ khi Tập Cận Bình đề ra sáng kiến Nhất Đới Nhất Lộ để khai thông các khu vực lạc hậu trong nội địa thì cũng mất cả chục năm và ngàn tỷ.
Nguyên Lam: Câu hỏi cuối, thưa ông. Có phải là vì vậy mà ông Tập Cận Bình mới thâu tóm quyền lực và có khi còn muốn lãnh đạo lâu hơn hai nhiệm kỳ để thực hiện cho xong việc đó?
Nguyễn-Xuân Nghĩa – Thưa vâng, vì thế Tập Cận Bình mới tổ chức lại hệ thống chính trị với quyền lực tập trung vào trong tay cá nhân và khích lệ quốc dân với nhiều hứa hẹn về một kỷ nguyên mới nhưng vô hình chung ông ta lại đi vào con đường của Mao Trạch Đông với tư tưởng có giá trị chỉ đạo, được những kẻ thân tín xưng tụng với lòng sùng bái. Nghĩa là từ nay, bất cứ ai nói khác nghĩ khác với Tập Cận Bình là sẽ mang tội chống đảng. Nhưng chưa chắc hệ thống cực quyền trong tay một cá nhân đã giải quyết được mâu thuẫn cơ bản ấy. Kết cuộc thì ta chỉ thấy ách độc tài được củng cố trong một xã hội có đầy bất mãn, chưa nói gì đến phản ứng lo ngại của các nước lân bang trước một nước chưa hùng mà đã hung. Chúng ta sẽ còn thời gian theo dõi chuyện này nhưng đừng quên rằng người dân và thị trường cũng có cách phản ứng khác chứ thế giới và nước Tầu đã ra khỏi thời hoang tưởng chết người của Mao Trạch Đông. Hóa ra con người tiên tiến và đầy quyền lực là Tập Cận Bình đã loay hoay mãi rồi lại xoay về chốn cũ và đấy cũng là một mâu thuẫn cơ bản của Trung Quốc.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích kỳ này.
...ách độc tài được củng cố trong một xã hội có đầy bất mãn...
Khai mạc Đại hội Khóa 19 của đảng Cộng sản Trung Hoa, Tổng bí thư Tập Cận Bình trình bày những tiến bộ về kinh tế, xã hội và ngoại giao của Trung Quốc trong năm năm qua và thông báo Trung Quốc đã bước vào một kỷ nguyên mới với nhiều cải cách ưu tiên mà đảng sẽ thi hành. Nhưng, cũng trong báo cáo rất dài, lãnh tụ đầy quyền thế của Bắc Kinh lại nhấn mạnh tới nhiều thách đố đang chờ đợi đảng Cộng sản. Những thách đố ấy là gì, Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu sau đây.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, trong báo cáo đọc hơn ba tiếng đồng hồ để khai mạc Đại hội Khóa 19 tại Bắc Kinh, Tổng bí thư Tập Cận Bình nói đến nhiều thành tựu của Trung Quốc trong năm năm qua nhưng lại nhấn mạnh đến nhiều thách đố đang chờ đợi đảng Cộng sản. Có lẽ thính giả của chúng ta cũng muốn biết những thách đố này là gì. Ông nghĩ sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ là từ một lãnh tụ có tham vọng đứng ngang Mao Trạch Đông và để lại cho hậu thế một hệ thống tư tưởng như họ Mao và Đặng Tiểu Bình thì ta cần thêm thời gian tìm hiểu. Nhưng đã nhắc đến Mao và Đặng thì tôi chú ý đến một điều được ông Tập Cận Bình nhấn mạnh trong bài diễn văn trường giang đại hải, rằng “mâu thuẫn cơ bản” đang chờ đợi Trung Quốc cũng đã thay đổi. Thế nào là mâu thuẫn cơ bản và nó thay đổi ra sao? Nếu phân tích điều ấy thì may ra ta hiểu được những thách đố đang chờ đợi đảng Cộng sản.
Nguyên Lam: Thưa ông, như vậy, có phải rằng ta cần tìm hiểu thế nào là “mâu thuẫn cơ bản”, rồi mâu thuẫn đó đã đổi thay như thế nào qua nhiều thời kỳ để trở thành những thách đố mới cho đảng Cộng sản ngày nay không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi xin tạm định nghĩa phạm trù “mâu thuẫn cơ bản” này là nhiệm vụ cốt lõi mà đảng phải khắc phục vào từng thời kỳ và xin nhắc lại là đảng Cộng sản Trung Hoa ra đời năm 1921, cách nay gần trăm năm. Khi ấy Trung Quốc nghèo nàn lạc hậu, bị ngoại bang sâu xé, và bên trong thì phân hóa. Đảng Cộng sản ra đời với tham vọng giải quyết mâu thuẫn cơ bản đó. Họ thành công vào năm 1949 khi Trung Hoa giành lại độc lập mà lại gặp mâu thuẫn cơ bản khác, là di sản của tình trạng phân hóa nội bộ trong khi dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông thì đảng phải cải tạo và xây dựng lại một xã hội bình đẳng và công bằng hơn. Hậu quả là đảng lại gây ra khủng hoảng kinh tế và chính trị khiến mấy chục triệu người thiệt mạng trong 30 năm đầu. Từ khi Đặng Tiểu Bình thâu tóm được quyền lực kể từ năm 1979 thì mâu thuẫn cơ bản cũng thay đổi, đó là đảng phải cải cách cho dân được đủ no và quốc gia được phú cường.
Nguyên Lam: Ông vừa tóm lược các mâu thuẫn cơ bản nối tiếp mà đảng Cộng sản Trung Hoa phải giải quyết qua nhiều thời kỳ khác nhau. Ngày nay, nếu ông Tập Cận Bình cho là đảng do ông ta lãnh đạo sẽ phải đối đầu với mâu thuẫn cơ bản khác thì mâu thuẫn đó là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thuần về kinh tế, vốn dĩ là nội dung của tiết mục này, tôi cho rằng mâu thuẫn cơ bản mà Tập Cận Bình nói tới là tình trạng phát triển thiếu cân đối và không phối hợp trong khi người dân lại có những khát khao cao hơn trước. Mâu thuẫn này thật ra đã được thế hệ lãnh đạo tiền nhiệm là Hồ Cẩm Đào nói tới từ mươi năm rồi, đó là không cân đối, không phối hợp, không công bằng và không bền vững. Đảng không khắc phục nổi mâu thuẫn ấy vì vụ Tổng suy trầm năm 2008 còn gây thêm nhiều vấn đề mới, kể cả một núi nợ có thể sụp đổ. Trong năm năm lãnh đạo đã qua, Tập Cận Bình muốn cải cách và chuyển hướng mà chưa xong. Ông chỉ thành công về chính trị là tập trung quyền lực vào trong tay mình. Bây giờ, ông đang đối diện với mâu thuẫn cơ bản mới là kinh tế hết tăng trưởng mạnh như trong 30 năm đầu của thời cải cách mà đảng vẫn phải xây dựng được một xã hội hài hòa, không có quá nhiều dị biệt về lợi tức và nhận thức.
Nguyên Lam: Nếu ông phân tích như vậy thì có lẽ người ta hiểu ra những thách đố và cơ hội mà Tổng bí thư Tập Cận Bình nhắc tới trong bài diễn văn khai mạc Đại hội 19. Theo như ông thấy thì những thách đố ấy là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ta không quên một mâu thuẫn nằm trong địa dư hình thể Trung Quốc là sự trù phú của các tỉnh duyên hải tại miền Đông đối chiếu với sự nghèo khốn lạc hậu của các tỉnh bị khóa trong lục địa. Vì mâu thuẫn này mà sau khi Đặng Tiểu Bình tiến hành cải cách và cởi mở, các tỉnh miền Đông làm giàu khá nhanh trong khi các tỉnh bên trong vẫn còn nghèo và cảm thấy là bị tụt hậu. Nếu muốn xây dựng một xã hội hài hòa không có qúa nhiều dị biệt nguy hiểm về chính trị thì đảng phải tập trung quyền lực và quyết định tái phân phối lợi tức từ các đô thị và địa phương trù phú về vùng thôn quê và các địa phương hoang vu nghèo khổ.
- Nhìn cách khác thì Tập Cận Bình có thể hài lòng với thành tích ông nhấn mạnh Tháng Chín năm ngoái tại Thượng đỉnh của nhóm G-20 ở Hàng Châu là Trung Quốc đã đưa 700 triệu dân ra khỏi tình trạng bần cùng. Nhưng ra khỏi sự bần cùng và lên tới cấp trung lưu thì cũng mới chỉ có chừng 400 triệu, tức là hơn 900 triệu người kia mới chỉ tạm đủ sống thôi. Làm sao san xẻ cho nhau một cái bánh vẫn còn quá nhỏ như vậy? Việc họ Tập diệt trừ tham nhũng có thể làm dân đen hể hả, nhưng họ cũng cần cái gì cụ thể hơn, trong khi đó, đảng viên ở nơi thịnh vượng chưa chắc gì đã ủng hộ việc tái phân lợi tức mà trung ương sẽ thi hành trong thời gian tới.
Nguyên Lam: Khi ấy, người ta không quên được một bài toán tích lũy từ nạn Tổng suy trầm năm 2008 là núi nợ quá cao của Trung Quốc, bên trong là các khoản nợ của doanh nghiệp và của các chính quyền địa phương. Kỳ trước, ông Nghĩa đã trình bày vấn đề này, bây giờ, thưa ông mâu thuẫn cơ bản mà Tổng bí thư Tập Cận Bình sẽ phải giải quyết trong nhiệm kỳ hai là làm sau san xẻ ngân sách từ trung ương cho các địa phương nghèo nàn và mắc nợ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa rằng đấy là bài toán thuộc loại cổ điển mà các thế hệ trước đã gặp nhưng giải quyết không xong. Muốn phát triển những vùng lạc hậu thì ai cũng có thể nghĩ đến các kế hoạch xây dựng hạ tầng cơ sở, đến việc quản lý đất đai và ngân sách theo ưu tiên mới do trung ương đề ra. Thời Giang Trạch Dân và Chu Dung Cơ gần 20 năm trước, rồi đến thời Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo cũng vạch ra các ưu tiên đó để phát triển miền Tây mà không xong. Trong khi ấy, các tỉnh duyên hải lẫn thế lực kinh tế chính trị trong đảng vẫn nhìn qua hướng khác và kín đáo cản trở các ưu tiên này của trung ương. Bây giờ khi Tập Cận Bình đề ra sáng kiến Nhất Đới Nhất Lộ để khai thông các khu vực lạc hậu trong nội địa thì cũng mất cả chục năm và ngàn tỷ.
Nguyên Lam: Câu hỏi cuối, thưa ông. Có phải là vì vậy mà ông Tập Cận Bình mới thâu tóm quyền lực và có khi còn muốn lãnh đạo lâu hơn hai nhiệm kỳ để thực hiện cho xong việc đó?
Nguyễn-Xuân Nghĩa – Thưa vâng, vì thế Tập Cận Bình mới tổ chức lại hệ thống chính trị với quyền lực tập trung vào trong tay cá nhân và khích lệ quốc dân với nhiều hứa hẹn về một kỷ nguyên mới nhưng vô hình chung ông ta lại đi vào con đường của Mao Trạch Đông với tư tưởng có giá trị chỉ đạo, được những kẻ thân tín xưng tụng với lòng sùng bái. Nghĩa là từ nay, bất cứ ai nói khác nghĩ khác với Tập Cận Bình là sẽ mang tội chống đảng. Nhưng chưa chắc hệ thống cực quyền trong tay một cá nhân đã giải quyết được mâu thuẫn cơ bản ấy. Kết cuộc thì ta chỉ thấy ách độc tài được củng cố trong một xã hội có đầy bất mãn, chưa nói gì đến phản ứng lo ngại của các nước lân bang trước một nước chưa hùng mà đã hung. Chúng ta sẽ còn thời gian theo dõi chuyện này nhưng đừng quên rằng người dân và thị trường cũng có cách phản ứng khác chứ thế giới và nước Tầu đã ra khỏi thời hoang tưởng chết người của Mao Trạch Đông. Hóa ra con người tiên tiến và đầy quyền lực là Tập Cận Bình đã loay hoay mãi rồi lại xoay về chốn cũ và đấy cũng là một mâu thuẫn cơ bản của Trung Quốc.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích kỳ này.
Gửi ý kiến của bạn