Hôm nay,  

146 Nước Họp: Csvn Bị Tố Đàn Áp Các Quyền Căn Bản

01/05/200500:00:00(Xem: 4625)
Phóng Viên Quốc Tế Tới Phỏng Vấn HT Quảng Độ Nhân Dịp 30 Năm, Bị Công An Xua Đuổi
SANTIAGO, Chí Lợi -- Trong một hội nghị với tham dự từ các phái đoàn từ 146 nước về tham dự, với 106 phái đoàn chính phủ và 44 Ngoại Trưởng ở Chí Lợi cuối tuần này, nhà nước CSVN đã bị lên án là đã tước đoạt các quyền tự do cơ bản của toàn dân sau khi xử tử 65,000 người sau ngày thống nhất 30-4-1975, và tới 30 năm sau vẫn chưa có 1 xã hội dân sự, vẫn cấm quyền tự do báo chí, phát biểu, và tôn giáo.
Đặc biệt, tin này cho biết, để kỷ niệm 30 năm hậu thống nhất, nhiều phóng viên tới xin phỏng vấn Hòa Thượng Quảng Độ đã bị công an ngăn chận thô bạo.
Bản tin sau đây của Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam ghi nhận như sau:
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI SANTIAGO NGÀY 30.4.2005
"Kể từ 30.4.75, dân Việt sống trong thế giới người câm vì bị tước đoạt các quyền tự do cơ bản", ông Võ Văn Ái tuyên bố tại Hội nghị lần thứ III các Ngoại trưởng thuộc Cộng đồng các quốc gia Dân chủ tổ chức tại thủ đô Santiago, Chí Lợi.
Đến từ 146 quốc gia ở Á châu, Âu châu, Đông âu, Hoa Kỳ, Canada, Nam Mỹ, Liên bang Nga, Phi châu, Trung đông, Úc châu và Tân Tây Lan, với sự hiện diện của 106 phái đoàn chính phủ, trong có 44 Ngoại trưởng thuộc Cộng đồng các quốc gia Dân chủ trong thế giới đã về họp "Hội nghị lần thứ III các Ngoại trưởng thuộc Cộng đồng các quốc gia Dân chủ" tổ chức tại thủ đô Santiago, Chí Lợi từ ngày 28 đến 30.4.2005. Ngoài ra còn có 40 tổ chức Phi chính phủ tham dự.
Thoạt đầu, do sáng kiến của một số cường quốc Âu Mỹ Á Phi và các quốc gia Đông Âu vừa thoát nạn độc tài Cộng sản, hội nghị lần thứ nhất họp ở thủ đô Varsovie, Ba Lan, năm 2000, kết thúc bằng "Tuyên ngôn Varsovie" cho ra đời Cộng đồng các quốc gia Dân chủ và vận động thiết lập một "Tổ hợp Dân chủ" hoạt động cạnh LHQ để tiến hành dân chủ trong các quốc gia độc tài. Hội nghị lần thứ II họp tại thủ đô Seoul ở Đại Hàn đầu tháng 11.2002 đưa ra "Kế hoạch hành động cho Dân chủ". Và năm nay, Hội nghị lần thứ ba tổ chức tại Nam Mỹ ở thủ đô Santiago nước Chí Lợi với tiêu đề "Cùng nhau hợp tác cho Dân chủ".
Cơ sở “Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam” được mời tham dự Hội nghị lần thứ hai ở Đại Hàn, và năm nay tại Hội nghị lần thứ ba ở Chí Lợi. Đặc điểm của Hội nghị lần này là các tổ chức Phi chính phủ không còn họp riêng, mà được trực tiếp tham dự với các phái đoàn chính phủ để trao đổi và thảo luận các vấn nạn nóng bỏng gây trở lực cho tiến trình dân chủ trên thế giới. 40 tổ chức Phi chính phủ được mời tham dự, chọn lọc từ 196 tổ chức tham gia Hội nghị lần 2 ở Seoul năm 2002. Năm đại biểu phi chính phủ đến từ Miến Điện, Singapore, Việt Nam và Trung quốc được mời thuyết trình trước hội nghị về vấn đề Châu Á. Ông Võ Văn Ái cầm đầu phái đoàn Việt Nam cùng với chị Penelope Faulkner, là hai thuyết trình viên về vấn đề Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Nhân dịp này, ông Võ Văn Ái nhắc nhở hội nghị về kinh nghiệm đau thương của ngày 30.4 kéo dài suốt 30 năm trên lãnh thổ ba nước Việt Nam, Cam Bốt và Lào. Ông nói :
"Trong những ngày hội nghị hôm nay, vào đúng 30 năm trước, chiến tranh chấm dứt tại Việt Nam. Thời ấy, trong một thoáng chốc, người Việt Nam chúng tôi đã tưởng rằng hòa bình và tự do trở về trên mảnh đất quê hương mình. Chúng tôi tin có hòa bình, vì Hiệp định chấm dứt chiến tranh được 12 quốc gia phê chuẩn tại Paris, hứa hẹn áp dụng tinh thần hòa hợp, hòa giải dân tộc và chấm dứt mọi cuộc trả thù từ hai phía. Chúng tôi đã tin tưởng vào sự hậu thuẫn của thế giới dân chủ nhằm khai mở tiến trình dân chủ trong hòa bình ở Việt Nam.
"Nhưng niềm hy vọng của chúng tôi tan tành ra mây khói vào ngày 30.4.1975 khi những chiến xa của quân đội Bắc Việt tiến vào Saigon. Không riêng gì nước Việt chúng tôi, mà cả hai nước Cam Bốt và Lào, "Tháng Tư đen" ấy mở đầu kỷ nguyên đàn áp bạo tàn, nạn diệt chủng hàng triệu người dưới bàn tay Khmer Đỏ, và thảm cảnh người vượt biển đi tìm tự do trên Biển Đông. Liền những năm sau, trên hai triệu người bị đẩy vào các trại tập trung cải tạo. Trên 65 nghìn người bị hành quyết, và hàng nghìn nghìn người mất tích.
"Cộng đồng thế giới đã bỏ rơi chúng tôi trong cuộc chiến đấu đơn độc này.
"Hôm nay, 30 năm sau, Việt Nam vẫn chưa có dân chủ. Không có đảng đối lập, không có tự do nghiệp đoàn, không có tự do báo chí, không có các tổ chức phi chính phủ độc lập. Suốt 30 năm qua, dân tộc Việt Nam sống trong thế giới của người câm - chúng tôi có miệng không được nói, ai nói lên ngưỡng vọng mình liền bị bắt giam.
"Những tôn giáo độc lập, là những xã hội công dân còn hiện hữu, thì bị im tiếng, bị đàn áp phũ phàng. Ngay vào lúc tôi thưa chuyện cùng quý ngài đây, thì tại Việt Nam Hòa thượng Thích Quảng Độ, vị Cao tăng Phật giáo bị quản chế khắc khe nơi chùa viện của ngài ở Saigon, chỉ vì ngài cất Lời kêu gọi cho Dân chủ Việt Nam qua một chương trình 8 điểm chuyển hóa dân chủ. Ngày hôm qua, nhiều ký giả ngoại quốc muốn đến phỏng vấn ngài nhân dịp kỷ niệm 30 năm chấm dứt chiến tranh, nhưng đã bị công an phong tỏa, ngăn cấm.

"Những nhà ly khai sử dụng internet, và ngay cả những công thần của đảng Cộng sản như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, là những anh hùng mà Hà Nội ca tụng trong ngày lễ hôm nay của họ, cũng đã phản đối các cải cách trì trệ. Trong bức thư gửi Bộ cính trị gần đây, Tướng Giáp trách các chính sách của nhà cầm quyền đã coi thường "sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế và phúc lợi của nhân dân". Ông còn nói "Đến năm 2020, Việt Nam vẫn còn là nước nghèo nhất trong các quốc gia thuộc Hiệp hội Đông Nam Á, còn thua Thái Lan đến 20 năm". Tướng Giáp cũng tố cáo sự lộng quyền của Tổng cục 2, một thứ quốc gia giữa lòng quốc gia, chuyên sử dụng tra tấn, khủng bố và thảm sát chính trị để đạt mục tiêu của họ.
"Vì những lẽ ấy, tôi kêu gọi Cộng đồng các quốc gia Dân chủ hãy ủng hộ tiến trình dân chủ hóa Việt Nam. Xin hãy gây sức ép lên Nhà cầm quyền Hà Nội đòi hủy bỏ điều 4 trên Hiến pháp nhằm khai mở nền chính trị đa nguyên; trả tự do cho Đức Tăng thống Thích Huyền Quang, Hòa thượng Thích Quảng Độ và tất cả tù nhân chính trị, tù nhân vì lương thức, cũng như chấm dứt mọi sách nhiễu, kiểm tra, theo dõi, canh gác, giam cầm những người bất đồng chính kiến như các ông Hoàng Minh Chính, Nguyễn Thanh Giang, Trần Khuê, Nguyễn Đan Quế, Hoàng Tiến, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn, v.v...; trả lại quyền sinh hoạt pháp lý cho các tôn giáo bị cấm hoạt động, như trường hợp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ; để cho tư nhân có quyền ra báo làm diễn đàn thảo luận dân chủ. Bốn biện pháp cụ thể này là những bước đầu khai mở tiến trình dân chủ hóa.
"Dù sống dưới ách độc tài nhưng nhân dân Việt Nam không ngừng đấu tranh đòi hỏi dân chủ. Tuy nhiên chúng tôi không thể thắng trận một mình. Chúng tôi cần sự hậu thuẫn của Cộng đồng các quốc gia Dân chủ trong việc khởi động tiến trình này".
Về vấn đề Châu Á, ông Ái phát biểu rằng:
"Châu Á là thách thức lớn trong vấn đề dân chủ. Châu lục mênh mông và phức tạp này là nơi sinh sống của một phần tư nhân loại, một vùng kinh tế trù phú. Châu Á nơi có những truyền thống dân chủ lâu đời nhất ở Ấn Ðộ, nhưng cũng là nơi tồn tại những thể chế độc tài thô bỉ, những xã hội chính trị khép kín nhất của thế giới. Châu Á có nhiều bản sắc, với những nền đạo lý cao cả muôn màu, như Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo, Ấn giáo, Hồi giáo - nhưng người Châu Á lại thống nhất trong ngưỡng vọng dân chủ và tôn trọng nhân quyền.
"Chìa khóa cho dân chủ Châu Á là vấn đề Trung quốc. Nếu Trung quốc ngã theo con đường dân chủ sẽ có tác động lớn cho tòan vùng châu Á và thế giới. Đông Nam Á, đặc biệt Việt Nam, cũng là một điểm địa chính chiến lược thiết yếu. Một Việt Nam độc tài hay dân chủ sẽ đóng vai trò chìa khóa cho tương lai trong vùng. Một tương lai ổn định và hòa bình, hay một tương lai bạo sát và tranh chấp. Tất cả tùy thuộc vào sự ưu tư gắn bó của Cộng đồng các quốc gia Dân chủ hôm nay. Dân chủ là thần hộ vệ cho hòa bình, một Châu Á dân chủ là nền tảng cho sự ổn định và thịnh vượng của thế giới".
Đặc biệt, trong hội nghị, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Condoleeza Rice, thì xác định rằng tiến trình dân chủ là xu thế của thời đại. Bà nói "Kể từ cuộc họp lần cuối của chúng ta tại Seoul, chúng ta đã chứng kiến các cuộc đầu phiếu tự do tại A Phú Hãn, Iraq và Palestine. Chúng ta cũng chứng kiến sự thay đổi to lớn tại Georgia, Ukraine, rồi tại Kyrgystan, rồi Lebanon. Thời đã đến khi ánh chớp tự do bừng sáng trong lòng dân bị áp bức, họ sẽ cất cao tiếng chống đối bạo quyền. (...) Hậu thuẫn cho ngưỡng vọng dân chủ, tất cả các quốc gia tự do phải minh bạch trong tinh thần khi chọn lựa tự do hay áp bức. Chúng ta cần tỏ rõ cho các chính quyền biết rằng những quan hệ của họ với cộng đồng dân chủ chúng ta tùy thuộc ở cung cách đối xử tử tế với nhân dân của họ". Bà cũng nhấn mạnh rằng : "Dân chủ hóa là một tiến trình chứ không là một sự biến".
Trong thời gian hội nghị, bà Paula Dobriansky, Thứ trưởng Ngoại giao đặc trách Tổng thể các sự vụ, đã tiếp riêng ông Võ Văn Ái để trao đổi các vấn đề tại Việt Nam. Dịp này, ông Ái đã đề xuất bốn điều thỉnh nguyện cho tự do tôn giáo và dân chủ. Mà một trong các điều ấy là yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ không rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm (CPC). Ông Ái nhấn mạnh rằng kể từ khi Hoa Kỳ liệt kê vào danh sách CPC, Hà Nội có làm vài cử chỉ nhượng bộ. Nhưng các cử chỉ này chỉ là lớp phấn son che đậy một dã tâm, chứ chưa chịu chấp nhận thay đổi chính sách nhân quyền và tôn giáo. Pháp lệnh mới về tôn giáo chỉ là chiếc thòng lọng mới thắt vào cổ các tôn giáo, thay vì bảo vệ tự do tôn giáo bằng luật pháp.
(Toàn văn trong http://www.queme.net)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.