Chuyện chính quyền CSVN cho tình báo mật vụ qua tận Đức để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã nổ thành chuyện lớn giữa hai nước Đức và CSVN qua việc Bộ Ngoại Giao Đức đòi Hà Nội phải giao lại Trịnh Xuân Thanh, và trục xuất Đại Sứ và đại diện tình báo VN tại Đức để bày tỏ sự giận dữ chống đối, theo các bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) và Á Châu Tự Do (RFA) hôm 2 tháng 8 cho bĩết.
Bản tin VOA viết rằng, “Chính phủ Đức hôm 2/8 ra thông cáo yêu cầu chính phủ Việt Nam cho phép Trịnh Xuân Thanh được trở lại Đức “ngay lập tức.”
“Thông cáo Bộ ngoại giao Đức gửi cho VOA có đoạn: “Chúng tôi yêu cầu ông Trịnh Xuân Thanh được cho phép trở lại nước Đức ngay để có thể tiến hành việc Việt Nam yêu cầu dẫn độ (ông Thanh) và yêu cầu xin tị nạn của ông (ấy) được xem xét thấu đáo.”
“Chính phủ Đức cũng yêu cầu tùy viên tình báo Việt Nam phải rời khỏi nước này trong vòng 48 tiếng đồng hồ nữa sau khi bộ Ngoại giao nước này cho rằng họ tiến hành vụ bắt cóc cựu lãnh đạo ngành dầu khí Việt Nam ở Berlin.
“Thông cáo của bộ Ngoại giao Đức ra hôm 2/8 cho biết chính phủ Đức “không nghi ngờ” gì rằng bộ Ngoại giao Việt Nam và mật vụ có dính líu vào vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh hôm 23/7.
“Người phát ngôn Bộ ngoại giao Đức Martin Schaefer nói trong thông cáo rằng vụ việc này “có khả năng ảnh hưởng nặng nề tới các mối quan hệ (giữa 2 nước).” Ông Schaefer gọi đây là “một sự bội ước lòng tin vô cùng lớn.”“
Bản tin VOA cũng cho biết thêm rằng, “Theo thông cáo này, đại sứ Việt Nam ở Đức đã bị triệu tập hôm thứ ba (1/8).
“Chính phủ Việt Nam thông báo hôm 31/7 rằng ông Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú sau hơn 1 năm chạy trốn vì bị buộc tội tham nhũng làm thất thoát tài sản nhà nước.”
Trong khi đó một bản tin khác của Đài RFA hôm Thứ Tư cho biết rằng Đức đã trục suất đại sứ và đại diện tình báo VN. Bản tin viết như sau.
“Tờ Financial Times vào ngày 2 tháng 8 loan tin Đức đưa ra thời hạn 48 tiếng buộc đại sứ Hà Nội và viên chức trưởng cơ quan tình báo Việt Nam tại Berlin phải rời khỏi Đức, sau khi xảy ra vụ việc một cựu quan chức dầu khí Việt Nam, ông Trịnh Xuân Thanh, được nói bị mật vụ Việt Nam sang tận Đức bắt cóc rồi đưa lậu ra khỏi nước này.”
Bản tin RFA cho biết thêm rằng, “Tờ Financial Times còn nói rõ giới chức Đức rất giận dữ vì vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh cách đây chưa đầy 1 tháng từng được thảo luận với phía Việt Nam ở một cấp cao nhân kỳ thượng đỉnh G20 diễn ra ở Hamburg. Dịp đó thủ tướng Việt Nam được mời như một khách tham dự.”
Ngoài ra trong một bản tin khác của Đài VOA hôm Thứ
Tư đề cập đến thái độ khó xử của chính quyền CSVN đối với sự việc này như sau.
“Chính quyền Hà Nội đang trong thế “tiến thoái lưỡng nan”, sau khi Berlin cáo buộc Việt Nam “bắt cóc” ông Trịnh Xuân Thanh trên đất của mình, và đòi đưa ông trở lại Đức, theo giới quan sát.
“Trong thông cáo gửi cho VOA Việt Ngữ, Bộ ngoại giao Đức nói rằng vụ bắt này “chưa từng có tiền lệ và vi phạm trắng trợn luật pháp của Đức cũng như quốc tế”.
“Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, một người nghiên cứu về Việt Nam lâu năm ở Mỹ, nhận xét rằng Hà Nội đang ở trong “thế kẹt”.
“Ông nói thêm: “Nếu đúng, nó tạo ra thế khó xử cho Việt Nam. Tạo thêm rắc rối. Đây là vấn đề ngoại giao khó xử. Nó tạo ra một tình huống tương đối là xấu”.”
Bản tin VOA nói thêm rằng, “Về những diễn biến sắp tới, giáo sư Hùng nói rằng Việt Nam cần phải hồi đáp trước yêu cầu của chính quyền Berlin.
“Ông nói tiếp: “Đòi hỏi của ngoại giao Đức thì phải giải quyết. Tùy việc giải quyết nó ra sao. Và khi giải quyết thì Việt Nam có priority (ưu tiên) gì? Trong nội bộ có mâu thuẫn gì không? Người nào sẽ chịu trách nhiệm? Người ta nói rằng làm cái gì phải biết cái giá mà ta phải trả”.
“Thông cáo của Bộ Ngoại giao Đức nói rằng “sự việc kiểu này có nguy cơ gây tổn hại tới quan hệ giữa Đức và Việt Nam một cách hết sức bất lợi”.
“Chính quyền Berlin cũng nói rằng Việt Nam đã “bội tín” sau khi từng yêu cầu dẫn độ ông Thanh về nước khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự hội nghị G20 ở Đức hồi đầu tháng trước.”
Bản tin VOA viết rằng, “Chính phủ Đức hôm 2/8 ra thông cáo yêu cầu chính phủ Việt Nam cho phép Trịnh Xuân Thanh được trở lại Đức “ngay lập tức.”
“Thông cáo Bộ ngoại giao Đức gửi cho VOA có đoạn: “Chúng tôi yêu cầu ông Trịnh Xuân Thanh được cho phép trở lại nước Đức ngay để có thể tiến hành việc Việt Nam yêu cầu dẫn độ (ông Thanh) và yêu cầu xin tị nạn của ông (ấy) được xem xét thấu đáo.”
“Chính phủ Đức cũng yêu cầu tùy viên tình báo Việt Nam phải rời khỏi nước này trong vòng 48 tiếng đồng hồ nữa sau khi bộ Ngoại giao nước này cho rằng họ tiến hành vụ bắt cóc cựu lãnh đạo ngành dầu khí Việt Nam ở Berlin.
“Thông cáo của bộ Ngoại giao Đức ra hôm 2/8 cho biết chính phủ Đức “không nghi ngờ” gì rằng bộ Ngoại giao Việt Nam và mật vụ có dính líu vào vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh hôm 23/7.
“Người phát ngôn Bộ ngoại giao Đức Martin Schaefer nói trong thông cáo rằng vụ việc này “có khả năng ảnh hưởng nặng nề tới các mối quan hệ (giữa 2 nước).” Ông Schaefer gọi đây là “một sự bội ước lòng tin vô cùng lớn.”“
Bản tin VOA cũng cho biết thêm rằng, “Theo thông cáo này, đại sứ Việt Nam ở Đức đã bị triệu tập hôm thứ ba (1/8).
“Chính phủ Việt Nam thông báo hôm 31/7 rằng ông Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú sau hơn 1 năm chạy trốn vì bị buộc tội tham nhũng làm thất thoát tài sản nhà nước.”
Trong khi đó một bản tin khác của Đài RFA hôm Thứ Tư cho biết rằng Đức đã trục suất đại sứ và đại diện tình báo VN. Bản tin viết như sau.
“Tờ Financial Times vào ngày 2 tháng 8 loan tin Đức đưa ra thời hạn 48 tiếng buộc đại sứ Hà Nội và viên chức trưởng cơ quan tình báo Việt Nam tại Berlin phải rời khỏi Đức, sau khi xảy ra vụ việc một cựu quan chức dầu khí Việt Nam, ông Trịnh Xuân Thanh, được nói bị mật vụ Việt Nam sang tận Đức bắt cóc rồi đưa lậu ra khỏi nước này.”
Bản tin RFA cho biết thêm rằng, “Tờ Financial Times còn nói rõ giới chức Đức rất giận dữ vì vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh cách đây chưa đầy 1 tháng từng được thảo luận với phía Việt Nam ở một cấp cao nhân kỳ thượng đỉnh G20 diễn ra ở Hamburg. Dịp đó thủ tướng Việt Nam được mời như một khách tham dự.”
Ngoài ra trong một bản tin khác của Đài VOA hôm Thứ
Tư đề cập đến thái độ khó xử của chính quyền CSVN đối với sự việc này như sau.
“Chính quyền Hà Nội đang trong thế “tiến thoái lưỡng nan”, sau khi Berlin cáo buộc Việt Nam “bắt cóc” ông Trịnh Xuân Thanh trên đất của mình, và đòi đưa ông trở lại Đức, theo giới quan sát.
“Trong thông cáo gửi cho VOA Việt Ngữ, Bộ ngoại giao Đức nói rằng vụ bắt này “chưa từng có tiền lệ và vi phạm trắng trợn luật pháp của Đức cũng như quốc tế”.
“Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, một người nghiên cứu về Việt Nam lâu năm ở Mỹ, nhận xét rằng Hà Nội đang ở trong “thế kẹt”.
“Ông nói thêm: “Nếu đúng, nó tạo ra thế khó xử cho Việt Nam. Tạo thêm rắc rối. Đây là vấn đề ngoại giao khó xử. Nó tạo ra một tình huống tương đối là xấu”.”
Bản tin VOA nói thêm rằng, “Về những diễn biến sắp tới, giáo sư Hùng nói rằng Việt Nam cần phải hồi đáp trước yêu cầu của chính quyền Berlin.
“Ông nói tiếp: “Đòi hỏi của ngoại giao Đức thì phải giải quyết. Tùy việc giải quyết nó ra sao. Và khi giải quyết thì Việt Nam có priority (ưu tiên) gì? Trong nội bộ có mâu thuẫn gì không? Người nào sẽ chịu trách nhiệm? Người ta nói rằng làm cái gì phải biết cái giá mà ta phải trả”.
“Thông cáo của Bộ Ngoại giao Đức nói rằng “sự việc kiểu này có nguy cơ gây tổn hại tới quan hệ giữa Đức và Việt Nam một cách hết sức bất lợi”.
“Chính quyền Berlin cũng nói rằng Việt Nam đã “bội tín” sau khi từng yêu cầu dẫn độ ông Thanh về nước khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự hội nghị G20 ở Đức hồi đầu tháng trước.”
Gửi ý kiến của bạn