Hôm nay,  

Lên Non Xuống Núi Ung Dung – Ông Rùa Đá Ngộ

24/06/201714:36:07(Xem: 6012)
blank
Tác giả và nhà giáo dục NHLD.


LÊN NON XUỐNG NÚI UNG DUNG – ÔNG RÙA ĐÁ NGỘ

  

Sáng nay, trong không gian yên tĩnh, ngồi đọc thơ Nguyễn Hoàng Lãng Du, người có tên thân thương khác mà chúng tôi thường gọi là Ông Rùa Đá, ôi sao nhẹ nhàng và diệu vợi như tiếng chuông ngân. Một sáng mai, trong lành như Buổi Sáng của NHLD,

Trên hồ xanh

Con cá quẫy

Bỗng động đậy

Mặt trời hồng.

Trong cái động đậy đó chúng tôi chợt nhớ đến Cội Nguồn của anh, cũng như của tất cả chúng ta.

Mai đây khi trở về nguồn

Suối trong róc rách nước ngon môi mềm

Giữa rừng cây quế đứng im

Ta say giấc giữa tiếng chim gọi đàn.

 À thì ra, anh cũng đã và đang gọi đàn, vậy mà bấy lâu nay chúng tôi cùng đồng hành với anh lúc nào không biết. Trong thơ anh, chúng tôi thấy những thao thức, khát khao, cay đắng, hy vọng, tin yêu và tình thương mà người luôn muốn được chia sẻ cùng nhau. Cũng như bao nhiêu người Việt ly hương, anh luôn nhớ về nguồn cội và tìm mọi cách để góp phần xây dựng quê hương, nhất là lãnh vực giáo dục và văn học nghệ thuật. Anh còn là một trong những người sáng lập trang nhà Làng Huệ.

 Tấm lòng cao thượng của anh là thế. Từ bi và trí tuệ song toàn; bút lực sung mãn. Anh vẫn âm thầm cống hiến cho cho văn thơ Việt Nam nói riêng và cho nền giáo dục Viện Nam nói chung. Âu đó cũng là những Phẩm Vật của Trần Gian mà anh hằng ấp ủ trong cuộc đời mong manh và ngắn ngủi này. Hãy nghe anh gởi gấm những thông điệp yêu thương, hoài niệm, trầm uất, khát khao, bi hùng, chí lý, dõng dạc, hiên ngang, đầy nghĩa tình, đầy khí phách, có khi buồn man mác nhưng lạc quan và nhân bản – Bài thơ Trên Giòng Sông Trắng là một trong nhiều bài thơ bất hủ của anh mà chúng tôi luôn đồng cảm.

 

Trên Giòng Sông Trắng  

                    

Đã có lần nơi đầu nguồn im vắng

Anh làm thơ trên lá thả theo giòng.

Em giặt lụa tay thơm bờ sông trắng,

Bóng xuân hồng cúi xuống vớt thơ trăng.

 

Ôi cái thuở lòng anh thơm gió núi

Và tình em hương lúa chín trên đồng.

Chim chóc hót những ngày như mở hội.

Thơ chúng mình tinh-khiết tựa sương trong…

 

Rồi quê-hương đêm ngút trời khói lửa.

Viên đạn đồng tàn-nhẫn đã bay qua.

Em nhắm mắt.. Đường mình chia hai ngả.

Anh lang thang, mưa gió mãi không nhà.

Sau cuộc chiến tìm về nguồn lạnh vắng.

Thơ không làm, lấy lá thả đời trôi.

Nơi cuối giòng vẫn nắng vàng, sông trắng.

Không còn người âu-yếm vớt hồn tôi.

 

 Anh là thế hệ đi trước, đã trải nghiệm biết bao nhiêu thăng trầm và gian truân trong cuộc đời; anh đã sống qua thời Cải cách ruộng đất đến Chiến tranh Việt Nam. Từ Việt Nam ra hải ngoại, anh đã dọc ngang ngang dọc mọi thời khắp trời Đông Tây, cũng để rồi “tìm về nguồn lạnh vắng” để rồi anh ôm ấp Tình yêu thương rộng lớn của cõi đời hầu “ta giữ đến mai sau”.

 Hay nói một cách khác, giữa sống và chết, giữa khỏe mạnh và ốm đau, giữa có và không, giữa còn và mất, anh vẫn giữ tấm tâm trong với thông điệp Yêu thương, Từ bi, Bác ái cho chính anh và cuộc đời. Âu đó cũng là chìa khóa cho một cuộc sống an bình và hạnh phúc cho mình, cho người và cho muôn loài. Hãy nghe nhà thơ tâm sự khi ngưỡng cửa thứ ba trong đời chào đón anh:

 

Giữa Cõi Đi Về

 

Trăng vẫn chiếu cuộc chơi từ cổ-độ,

Chợt vòng quay đảo lộn cả phương trời.

Nơi bãi vắng đóa hoa vừa nở rộ,

Thuyền ơi thuyền nước chẩy cứ trôi xuôi.

 

Cửa Trời Đất vô cùng đâu có hẹp.

Ta yêu nhau khi trăng thuộc về người.

Tới hay lui, lối đi nào cũng đẹp.

Ở hay về, đường vọng những lời chim.

 

Đây là chút yêu thương làm rượu ngọt,

Cho anh em chuếnh-choáng với mâm đời.

Rừng sương mộng, môi mềm ta cứ uống.

Giữa chợ chiều, tâm-thức nhớ an-vui.

 

Có tiếng hát mơ-hồ trên bến hẹn,

Tiễn chân nhau tới chốn ít ai tìm?

Cơn sóng lớn băng qua nguồn tắc-nghẽn.

Giòng máu nồng theo lối chẩy về tim.

 

Hỡi chăn gối đã đưa ta trở lại,

Tạ ơn nhiều êm-ái lúc thân đau.

Hỡi viên thuốc trên đầu môi tê-dại.

Dư-vị này ta giữ đến mai sau.

 Anh vẫn lạc quan, yêu đời và biết ơn với cuộc sống. Âm điệu, thi ảnh, mầu sắc, và tư tưởng đều có đầy đủ trong bất cứ một bài thơ hay nào, mà anh thì có quá nhiều bài thơ tương tự để liệt kê nơi đây. Mà thơ nói chung, theo luận điểm 29 trong Mỹ Học của Geghen mà Phan Ngọc dịch, là "Vì ngôn ngữ là thực tại trực tiếp của tinh thần, cho nên thơ bao quát được đối tượng, mọi đề tài, "mọi nội dung, mọi sự vật, mọi biến cố, hành động, lịch sử, trạng thái bên ngoài hay bên trong. Nó lại thể hiện đối tượng trong sự vận động (điều mà điêu khắc, kiến trúc, hội hoạ không thể làm được). Đồng thời, thơ lại có thể dịch ra một ngôn ngữ khác mà vẫn không bỏ mất giá trị khi đọc hay xem bản dịch. Mỗi nghệ thuật điều có cái thời cực thịnh của mình..."

 

 Những trang thơ của Nguyễn Hoàng Lãng Du đăng trên Làng Huệ là ‘thời cực thịnh’ của anh. Tư tưởng Mang Tình Yêu Thương Lớn (Bác Ái) của Thiên Chúa giáo hay Tứ Vô Lượng Tâm của Phật giáo đem vào cuộc đời để thắp sáng ngọn lửa tin yêu, hy vọng, an bình và giải thoát. Nhà thơ đi và về giữa cuộc đời với bao phong trần, khổ lụy mà không hề bám víu, hối tiếc hay khóc thương, xem lợi danh như bọt biển mây chiều.

 

Đây chén đắng, môi sầu ta mãi nếm.

Em xót-xa nên nước mắt lưng tròng.

Canh bạc đời một lần thôi đã kém.

Mỉm miệng cười, đứng dậy thấy tay không (Bến Nhớ).

 

Để rồi nhà thơ thong dong phủi tay lên núi Tiên tu đạo làm người.

 

Trên Núi Cao

1

Trên núi cao bỗng có cơn gió lớn

Cuốn hồn ta thành một kẻ trọc đầu.

Gã lang-thang nơi cuối trời mây trắng,

Chốn quê nghèo thoang-thoảng chút hương cau.

2

Ở nơi đó có mùa  trăng cổ-tích,

Mẹ hàng ngày quang gánh nặng yêu thương.

Cha ngạo-nghễ nên vui đời áo rách,

Thua-thiệt gì vẫn giữ cái tâm trong

3

Ở nơi đó có người em bé nhỏ,

Trái cam vàng em nhịn đợi chờ anh.

Chiều ly-biệt chao ơi tha-thiết quá!

Em ôm anh khóc ngất lúc xuân tàn.

4

Ở nơi đó có người tình thuở cũ,

Vỡ lòng yêu khi đi học chung trường.

Có ngờ đâu giòng đời như thác lũ,

Ngọn tre già nặng chĩu những tang-thương.

5

Ở nơi đó có căn nhà mái dột

Mẹ thở dài đêm trắng đợi mưa qua…

Trên núi cao đầy hoa thơm ngào-ngạt.

Con tu tiên quên cả chuyện quê nhà!

 

 Anh lên núi buông bỏ tất cả những bụi bặm trần thế, thua-thiệt làm gì cho đời mãi long đong. Nên anh vẫn giữ cái tâm trong, mà trong cái tâm trong đó, dù kiếp này hay kiếp sau, anh cũng vẫn nhớ “chuyện quê nhà!” và anh đã thấy rằng:

“...Hôm nay trên đời

Anh em cơ-cực.

Ta ôm mặt khóc

Thân-phận làm người.”  (Kiếp Sau)

 

 Ngộ ra đây là thân phận làm người Việt Nam, một dân tộc anh hùng nhưng đã ngàn năm thăng trầm và trầm luân đau khổ. Nhưng cũng bao nhiều thế hệ trước, anh vẫn lạc quan và nguyện cùng đồng hành cùng với tuổi trẻ, với dân tộc, anh vẫn “Mơ làm đuốc soi đường đêm giá lạnh. Trong rừng đào ôm sử đợi xuân sang.” Chúng ta có thể hiểu thêm về nhà thơ Nguyễn Hoàng Lãng Du qua loạt bài Chủ đề Tiếng Gọi Núi Sông, Giáo dục Thiếu nhi, Tranh-Thơ-Nhạc, hay chỉ riêng bài Gọi Dậy Ngàn Năm và mà Giáo sư Nguyễn Văn Thái dịch ra tiếng Anh dưới đây.

 

Gọi Dậy Ngàn Năm

1

Rồi gã mù ôm mùa đông thức dậy.

Tiếng độc-huyền vang động tới ngàn năm.

Ngày Quê-Hương có gió xuân thổi lại.

Đêm linh-thiêng thơm ngát với hương trầm.

2

Đàn reo vui theo tiếng cười Uy-Viễn.

Thuở tiêu-dao ngất-ngưởng cưỡi lưng bò.

Đây núi sông,Tướng-Quân đùa với chén.

Bụi-bặm đời trôi-nổi dưới chân co.

3

Đàn giục-giã, trống đồng khi thúc trận.

Trên lưng voi thân gái trả thù nhà.

Muôn tiếng thét, quân reo tràn uất-hận.

Một cõi bờ dựng lại mặc phong-ba.

4

Đàn hào-hùng, điện Diên-Hồng sấm động.

Những cha già tóc trắng sát bên nhau.

Lời quyết-chiến tung bay theo gió lộng.

Người lên đường hăm-hở bước chân mau.

5

Đàn hiền-hòa, Đế-Vương khi mở nghiệp.

Núi La-Sơn thành-khẩn những ba lần.

Đây Quân-Đức, Dân-Tâm và Học-Pháp.

Thanh-âm này chĩu nặng ý Giang-San.

6

Đàn xót-thương, tiếng bom vang Sa-Điện.

Một ngày buồn, bão-tố ngập Quê-Hương.

Tráng-Sĩ đi một lần không để thẹn.

Rồi người người đứng dậy quyết noi gương.

7

Ta mắt mù, vui với đời cô-quạnh.

Mang yêu-thương trút xuống một dây đàn.

Mơ làm đuốc soi đường đêm giá lạnh.

Trong rừng đào ôm sử đợi xuân sang.

 

Awakening from Millennia

 

1

The blind bard from winter awakes.

The sound of his monochord resonates from millennia:

The day when Motherland enjoyed the breezes of Spring

And the sacred night was embalmed with frankincense.

 

2

The monochord is cheering along with Uy Vien’s laughter;

In a leisurely manner, he wanders here and there riding a cow,

Frolicking with a flask of rice wine in peaceful Fatherland,

Scorning all ephemeral matters that pass under his feet.

 

3

Its sound is hurrying, when the brass drums press for the battle.

On elephants’ backs the heroines seek revenge:

Through thousands of war cries, soldiers’ outrage clamors

For the rebuilding of the nation in spite of adversities.

 

4

The sound is becoming daring, when the Dien Hong Palace thunders,

By the gray-haired patriarchs shoulder to shoulder,

With the roar of the war cries ballooning the immense winds

That push people to eagerly accelerate the speed of their steps.

 

5

The sound is currently gentle: Forefather of our kingdom, Our Emperor

Has thrice sought advice from the Sage of Mount La-Son.

Here you are, “Virtues of a King, Hearts of the People, Practical Education.”

This tune is laden with multiple meanings of nationalism.

 

6

The sound now turns elegiac, when the bomb detonates in Sa Mian:

A sad day when the storms ravage Fatherland;

The hero once passed didn’t leave shame behind.

And people one after another rise up following his footsteps.

 

7

My eyes are blind, but I enjoy my loneliness:

I’m pouring love down onto the monochord,

Living the dream of a torch that lightens up the freezing cold night.

Embracing history, waiting for Spring to come again, in the cherry blossom tree garden.

Poem by Nguyễn Hoàng Lãng Du; English translation by Nguyen Van Thai

Notes: 2. Nguyễn Công Trứ; 3. Hai Bà Trưng; 5. Quang Trung và Nguyễn Thiếp; 6. Phạm Hồng Thái

 

 Nhà thơ khiêm cung lắm, trí tuệ đó, cái oai hùng đó, mà anh bảo rằng, “Ta mắt mù, vui với đời cô-quạnh” nhưng để rồi anh lại “Mang yêu-thương trút xuống một dây đàn.” Mà thiệt những người như anh, những người âm thầm làm văn hóa và giáo dục nhân bản là những kẻ bơi ngược dòng, cô quạnh và đơn côi. Có lần Vũ hoàng Chương cũng nói về tâm trạng đó--thân phận làm người Việt Nam.

“Lũ chúng ta, đầu thai lầm thế kỷ,

Một đôi người u uất nỗi chơ vơ,

Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị,

Thuyền ơi thuyền! Xin ghé bến hoang sơ.”

 Cảm nhận như vậy để thấy và biết rằng mọi sự trên đời đều qua những gian đoạn thành trụ hoại không. Cuộc đời chúng ta cũng thế, vốn là vô thường, có rồi không, còn rồi mất, lúc có lúc không. Nhưng bên cạnh nhà thơ luôn có những gã đồng hành; vậy thì hãy giữ lại những kỷ niệm đẹp như trong Cõi An Bình.

“Em giữ hộ mùa đông dăm giọt nắng,

Câu ngọt-ngào xót lại tự xa-xưa.

Hồn cổ-thụ, hoa sầu đơm trái đắng,

Thân trăm năm bụi-bặm thấy dư-thừa...”

 Những cảm giác bùi ngùi, khắc khoải, thế thái nhân tình cũng chỉ là những hạt bụi dư thừa mà thôi. Vậy nhé,

Mai ta lên rừng

Làm con chim nhỏ.

Lá thơm, trái đỏ

Thỏa chút rong chơi.

Mai ta xuống đồi

Làm con cá lội.

Vài hàng đá cuội

Tung tăng một giòng.

Mai ta về đồng

Làm giây cỏ lạ.

Hoa vàng nắng hạ

Uống giọt sương trong...(Kiếp Sau)

 Nhà thơ Nguyễn Hoàng Lãng Du đó, một đời lên non xuống núi, để rồi cũng ngộ rằng anh cũng chỉ là Hạt bụi bay giữa trời. Anh viết,

Thoáng nghe hạt bụi giữa trời,

Bay trong nắng hạ gọi người lãng-du.

Em về rủ gã chân tu,

Leo lên núi biếc đường mù khói sương.



 Vậy gã chân tu hãy cùng em hiểu bài kệ ngài Như Trừng như là một sự thực tập nhé, “Bản tùng vô bản. Tùng vô vi lai. Hoàn tùng vô vi khứ. Ngã bản vô lai khứ. Tử sinh hà tằng lụy.” Tạm dịch “Tất cả các Cội nguồn / Gốc rễ bắt nguồn từ nơi không gốc rễ. Mọi sự từ vô vi đến và lại trở về với vô vi. Chúng cũng không đến không đi, thì tử sinh làm sao hệ lụy được.” Bải kệ này được cụ Võ Đình dịch ra tiếng Anh như sau:

The source begins from no source

It comes from nothingness

And it goes back to nothingness

We neither come nor go

Life and death are then of no concern.

 

Sacramento, đầu hè 2017

Mừng anh về thăm California.

Bạch Xuân Phẻ

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Luật Phòng Chống tham nhũng ở Việt Nam năm 2005 nêu rõ: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi.”
Kể từ khi tổ chức khủng bố Hamas tấn công vào Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, các vụ xung đột đẫm máu xảy tại Dải Gaza cho đến nay vẫn chưa kết thúc. Nhưng gần đây, cộng đồng quốc tế còn tỏ ra lo ngại nhiều hơn khi giao tranh giữa Israel và lực lượng dân quân Hezbollah ở Lebanon đang gia tăng. Bằng chứng là sau cái chết của thủ lĩnh Hamas Ismail Haniya và thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah, tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong vài tháng qua, người dân Mỹ, dù muốn hay không muốn, cũng đã có nhiều cơ hội để nhìn về một bức tranh mà trong đó có quá nhiều sự tương phản. Những mảnh ghép từ hai tầm nhìn, hai chiến lược, hai mục đích hoàn toàn khác biệt đã dần dần rơi xuống, để lộ ra hai con đường hoàn toàn khác biệt cho người Mỹ lựa chọn. Dù có một bức màn đã rơi xuống (như nữ hoàng Oprah Winfrey đã ví von) cho một thuyền trưởng bước ra, trao lại cho người dân sự hy vọng, lòng tin, trách nhiệm, thì sâu thẳm bên trong chúng ta vẫn muốn biết, những giá trị thực của một triều đại đã mang lại. Từ đó, niềm tin sẽ được củng cố.
Bi hài kịch “ngoại giao cây tre”, với hoạt cảnh mới nhất là “cưỡng bức đặc xá”, đã giúp chúng ta nhận ra rằng, dẫu khác nhau nước lửa, “phóng sinh” và “hiến tế” vẫn có thể hội tụ ở ý nghĩa “triều cống” khi phải chiều lòng hai cường quốc ở hai đầu mút của hai hệ tư tưởng trái ngược nhau. Để đẹp lòng bên này thì phải nhẫn tâm “hiến tế”, mà để làm hài lòng bên kia thì phải diễn tuồng “phóng sinh” để có một dáng dấp khai phóng, cởi mở. “Chiến lược ngoại giao” này, phải chăng, là một trò chơi “ăn bù thua” mà, diễn đạt bằng ngôn ngữ toán học của Game Theory, là có tổng bằng không?
Trận Điện Biên Phủ kết thúc vào hôm 7 tháng 5 năm 1954. Bẩy mươi năm đã qua nhưng dư âm chiến thắng, nghe chừng, vẫn còn âm vang khắp chốn. Tại một góc phố, ở Hà Nội, có bảng tên đường Điện Biên Phủ – cùng với đôi dòng chú thích đính kèm – ghi rõ nét tự hào và hãnh diện: “Tên địa danh thuộc tỉnh Lai Châu, nơi diễn ra trận đánh quyết liệt của quân và dân ta tiêu diệt tập đoàn cứ điểm thực dân Pháp kéo dài 55 ngày đêm”.
JD Vance đã chứng tỏ một “đẳng cấp” khác, rất “Yale Law School” so với thương gia bán kinh thánh, giày vàng, đồng hồ vàng, Donald Trump. Rõ ràng, về phong cách, JD Vance đã tỏ ra lịch sự, tự tin – điều mà khi khởi đầu, Thống đốc Walz chưa làm được. Vance đã đạt đến “đỉnh” của mục tiêu ông ta muốn: lý trí, ôn hoà, tỉnh táo hơn Donald Trump. “Đẳng cấp” này đã làm cho Thống Đốc Tim Walz, người từng thẳng thắn tự nhận “không giỏi tranh luận” phải vài lần phải trợn mắt, bối rối trong 90 phút. Cho dù hầu như trong tất cả câu hỏi, ông đã làm rất tốt trong việc phản biện lại những lời nói dối của JD Vance, đặc biệt là câu chất vất hạ gục đối thủ ở phút cuối: “Trump đã thua trong cuộc bầu cử 2020 đúng không?” JD Vance đáp lại câu hỏi này của Tim Walz bằng hàng loạt câu trả lời né tránh và phủ nhận sự thật. Và dĩ nhiên, rất “slick.” “Trump đã chuyển giao quyền lực rất ôn hoà.” Cả thế giới có thể luận bàn về sự thật trong câu trả lời này.
Phải nhìn nhận rằng chuyến đi đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Mỹ đã được giới chức ngoại giao Việt Nam thu xếp để ông gặp được nhiều lãnh đạo, xem như xã giao ra mắt để hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lãnh vực trong tương lai. Bài diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc chỉ lặp lại các chính sách đối ngoại của Hà Nội, nên không được truyền thông quốc tế chú ý nhiều như các diễn văn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, là đại diện cho những quốc gia trực tiếp liên can đến các xung đột ở Trung Đông, ở Ukraine mà có nguy cơ lan rộng ra thế giới. Ông Lâm mới lên làm chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Đảng Cộng sản được vài tháng, sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, nên ông muốn dịp đến Liên Hiệp Quốc là dịp để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình và nhấn mạnh đến chính sách ngoại giao du dây của Hà Nội.
Sự bất mãn lan rộng với các hệ thống thuộc chủ nghĩa tư bản hiện tại đã khiến nhiều quốc gia, giàu và nghèo, tìm kiếm các mô hình kinh tế mới. Những người bảo vệ nguyên trạng tiếp tục coi Hoa Kỳ là một ngôi sao sáng, nền kinh tế của nước này vượt xa châu Âu và Nhật Bản, các thị trường tài chính của nước này vẫn chiếm ưu thế hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, công dân của nước này cũng bi quan như bất kỳ công dân nào ở phương Tây.
Sau 38 năm quyết định “đổi mới hay là chết” (1986-2924) CSVN vẫn còn là quốc gia do một đảng độc quyền lãnh đạo; không có bầu cử tự do; không cho lập đảng đối lập và không có báo chí tư nhân. Vì vậy, những khẩu hiệu “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, hay “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được Đại hội lần thứ X khẳng định là những khoe khoang nhàm chán...
Việc Donald Trump được gần phân nửa người Mỹ chấp nhận và ủng hộ trong những năm gần đây đã khiến nhiều người trí thức trong xã hội Hoa Kỳ đặt câu hỏi về sự tồn tại của “human decency”, hay dịch nôm na là “sự đàng hoàng, sự tử tế, đạo đức nhân tính của con người”. Liệu xã hội ngày nay đã hạ thấp chuẩn mực “đàng hoàng”, hay có thể nào sự đàng hoàng, tử tế giờ đây không còn là một nhân tính cần thiết trong giá trị nhân bản? Dĩ nhiên trong mỗi xã hội, mỗi người có mỗi “thước đo” riêng về mức độ của “đàng hoàng”, nhưng từ ngữ tự nó phải phần nào nói lên một chuẩn mực nhất định. Theo một số tự điển tiếng Việt, chúng ta có thể đồng ý rằng: 1. Đàng hoàng là một tính từ tiếng Việt mô tả cuộc sống đầy đủ, đáp ứng được các nhu cầu chung của xã hội. Ví dụ: cuộc sống đàng hoàng, công việc đàng hoàng, nhà cửa đàng hoàng. 2. Đàng hoàng còn được dùng để chỉ những biểu hiện về tính cách mẫu mực, hay tư cách con người tử tế đáng được coi trọng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.