Hôm nay,  

Nên Nhận Diện Vụ Kiện Da Cam Như Thế Nào?

19/03/200500:00:00(Xem: 6053)
Khiếu đơn của 27 nạn nhân chất độc da cam của Việt Nam kiện 37 công ty hóa chất Mỹ tại Tòa án Liên bang Brooklyn, Nữu Ước đã bị Chánh án Jack B. Weinstein bác bỏ vào ngày 10-03-05 với phần kết luận "Sự khiếu tố của các nguyên đơn là vô căn cứ chiếu theo luật bản xứ của bất cứ quốc gia hay tiểu bang nào hoặc dạng thức nào của luật quốc tế. Nội vụ bị bác bỏ. Không bên nào được bồi thường án phí và thù lao cho luật sư." (There is no basis for any of the claims of plaintiffs under the domestic law of any nation or state or under any form of international law. The case is dismissed. No costs or disbursements to any party. Trang 233).
Phía Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố sẽ kháng cáo. Các tập đoàn luật sư được dịp thu lợi.
Là người Việt Nam dù mang bất cứ quốc tịch nào cũng cảm thấy xót xa cho số phận của những đồng bào xấu số. Nhưng, nỗi bất hạnh đó thực sự từ đâu tới và làm gì để mong xoa dịu được phần nào cho những kẻ xấu số"
Người Việt quốc nội cũng như hải ngoại nên tìm hiểu cặn kẽ vấn đề chất độc da cam hầu tránh bị hướng dẫn sai. Thời đại tri thức với khối lượng thông tin tràn ngập chẳng lẽ người Việt cứ dùng sự xúc động để phán xét sự việc mãi sao"
Thuốc khai quang được Quân đội Mỹ sử dụng trong chiến dịch Ranch Hand xuất phát từ phi trường Tân Sơn Nhất kể từ 13-01-1962 và thực sự chấm dứt vào ngày 30-06-1971 tại miền Nam vĩ tuyến 17. Nồng độ của dioxin nguyên chất được Hội đồng Y khoa Hoa Kỳ ước tính từ 170 đến 180 kg trong 72 triệu lít của dung dịch đã được phun xịt trải dài trên một diện tích ước lượng 23,500 km2 trong lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.

Nhằm mục tiêu chính trị hay nhân đạo"
Hoa Kỳ đã thành lập Quỹ Môi sinh Quốc phòng (Environmental Defense Fund) trên 1 tỉ mỹ kim được cấp cho các khoa học gia nghiên cứu về chất độc quân sự tác động lên con người. Thí dụ, Tiến sĩ Jeanne Mager Stellman thuộc Đại học Columbia đã được tài trợ một ngân khoản 5 triệu Mỹ kim từ năm 1998 cho công cuộc nghiên cứu chất độc da cam tại Việt Nam; thẩm định lại nồng độ của dioxin trong chiến dịch Ranch Hand.
Các tổ chức được Quỹ nói trên tài trợ hoàn toàn độc lập trong lĩnh vực nghiên cứu. Cho tới nay vẫn chưa đưa ra được những bằng chứng khoa học xác đáng về tác hại của chất dioxin đối với các căn bệnh cáo buộc.
Cũng tại tòa án Brooklyn vào 1984, sau nhiều năm tranh cãi không đi tới đâu về khoa học và bảng liệt kê thiệt hại trong vụ tập thể cựu quân nhân Mỹ tại Việt Nam kiện 7 công ty hóa chất nên hai bên đồng ý dàn xếp ngoài tòa theo lời khuyên của chánh án Jack B. Weinstein. Các công ty hóa chất Mỹ đồng ý trả dứt 180 triệu mỹ kim. Món tiền trả sau cùng vào năm 1997 và đã có 291,000 người thụ hưởng.
Mục đích trả tiền không bị ràng buộc bởi pháp lý mà vì nhân đạo và chính trị nhằm hỗ trợ cho những người từng chiến đấu vì quyền lợi của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ.
Ngược lại, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sử dụng vấn đề chất da cam hoàn toàn vào mục tiêu chính trị.
Năm 2000, Thủ tướng Phan Văn Khaải thông qua kế hoạch trợ cấp hàng tháng khoảng 100,000 đồng cho các công nhân viên, bộ đội và thanh niên xung phong từng phục vụ ở các khu vực bị ảnh hưởng thời chiến tranh. Các trẻ em bị tàn tật cũng được liệt kê trong danh sách. Tuy nhiên, những người chịu hậu qủa của chất da cam mà từng phục vụ chính thể hoặc công dân Việt Nam Cộng Hòa không được đưa vào danh sách trợ cấp.
Được sự chấp thuận của Bộ Nội vụ ngày 17-12-03 nên Hội Nạn nhân Chất độc Da cam ra đời vào ngày 10-01-04 dưới danh nghĩa thiện nguyện, nhưng do Nhà Nước tài trợ và kiểm soát.
Tháng 7-04, Hà Nội ban hành quyết định về chế độ đối với người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị hậu quả do nhiễm chất độc hóa học mà Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam theo 4 nấc thang 300,000 đồng/người/tháng; hoặc 170,000; hoặc 165,000; hoặc 85,000.
Vào tháng 9-04, Hà Nội đã moi ra Mai Giảng Vũ khai đã đi lính cho Quân lực VNCH từng cùng quân nhân Mỹ rải thuốc khai quang. Vũ không bị ảnh hưởng, nhưng ba đứa con bị bán thân bất toại và đã qua đời. Tuy khai bị chất độc da cam, nhưng gia đình Vũ không được Nhà nước phụ cấp. Mai Giảng Vũ không có tên trên danh sách 27 nguyên đơn trong phán quyết ngày 10-03-05 của chánh án Weinstein.
Tháng 3-02 "Hội nghị Khoa học về Ảnh hưởng của Chất Da Cam/Dioxin Đối với Sức khỏe và Môi trường ở Việt Nam" được tổ chức ở Hà Nội với sự tham dự của phái đoàn 2 phía Việt, Mỹ cùng nhiều khoa học gia trên thế giới.
Biên bản Ghi nhớ tóm tắt: (1) thành lập ủy ban nghiên cứu chung, huấn luyện nhân sự, viện trợ dụng cụ phân tích, trao đổi kết quả nghiên cứu. (2) chọn Mã Đà (tỉnh Bình Dương) và Đà Nẳng là hai nơi bị phun xịt thuốc khai quang nhiều nhất để làm thí điểm nghiên cứu về ảnh hưởng của dioxin lên môi trường và con người Việt Nam.
Hội nghị mở đầu cho một tiến trình nghiên cứu khoa học sâu rộng để xác định tác động của dioxins lên con người và môi trường Việt Nam. Từ đó, mới có thể thực hiện những hỗ trợ trong tinh thần nhân đạo đối với các nạn nhân của chất dioxins.
Tiếc thay, Hà Nội không có thiện chí hợp tác mà tập trung nỗ lực khai thác nạn nhân tiếp nhiễm dioxins vào mục tiêu chính trị. Vì thế, công cuộc nghiên cứu không thể tiến triển.
Hà Nội mở chiến dịch tuyên truyền rộng khắp thế giới để tố cáo Hoa Kỳ sử dụng chất độc hóa học tại Việt Nam và đòi bồi thường.
Hà Nội kêu gào thế giới giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam vì lý do nhân đạo, nhưng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa lại ngang nhiên phân biệt ngay cả đối với công dân Việt Nam vì quan điểm chính trị.
Chủ trương sử dụng vụ chất khai quang do quân Mỹ rải tại Việt Nam làm công cụ chính trị của Hà Nội được bộc lộ khi Luật sư Constantine Kokkoris, đại diện cho nguyên đơn Việt Nam trả lời phỏng vấn của đài BBC 12-03-05 "Dù có thắng kiện tại tòa hay không, thì chúng tôi cũng đã thắng ở tòa án dư luận và rất cần tiếp tục duy trì sức ép, tiếp tục đấu tranh vì đó là cuộc đấu tranh quan trọng nhất."

Đổi trắng thay đen
Tên gọi dioxins (số nhiều) được dùng để chỉ, ngoài 2,3,7,8-TCDD (tức dioxin số ít) còn gồm thêm 7 chuyển hóa chất của TCDD do sự hoán chuyển các vị trí của chlor trong phân tử, cộng thêm 10 chất furan tương tự.
Dioxins theo định nghĩa mới nhất của Hoa Kỳ vào năm 2000 dùng để chỉ một tập hợp của 29 hợp chất gây tác động sinh hóa. Còn Châu Âu liệt kê dioxins đến 210 hóa chất, nhưng, chỉ có 17 được xem là độc hại hơn cả.
Nồng độ dioxin chỉ có 180 kg trong 72 triệu lít dung dịch khai quang (hay diệt cỏ). Nhưng, Hà Nội đồng hóa thuốc khai quang và dioxin khiến cho dư luận nhầm tưởng quân Mỹ đã rải 72 triệu lít dioxin.
Ròng rã 10 năm (1985-1994) Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường của Hoa Kỳ mới hoàn tất bản dự thảo 3,000 trang liên quan đến tác động của dioxins. Tuy nhiên, cho tới nay giới khoa học gia vẫn chưa đồng ý về tác hại của dioxin lên con người như được thí nghiệm trên súc vật.
Danh sách 12 hóa chất dơ bẩn được Liên Hiệp Quốc thông qua tại Hội nghị ở Thụy Điển năm 2002 đã bị cấm sản xuất và sử dụng không bao gồm dioxin vì nó chưa được thử nghiệm hoàn chỉnh về tác hại lên con người. Do đó, dioxin không nằm trong danh sách 12 hóa chất dơ bẩn nầy. DDT chiếm vị trí số 10, PCB số 11 và Furan số 12.
Nhằm ngăn chặn những thông tin "chưa được chế biến" nên vào tháng 11-03, Hà Nội ban hành Nghị quyết Bảo vệ Bí mật Quốc gia về dioxin.
Trong phán quyết ngày 10-03-05, chánh án Weinstein đã bác đơn kiện vì phía Việt Nam đồng hóa chất độc (poisons) với thuốc diệt cỏ (herbicides).
Phía bị đơn lập luận "Chất da cam là thuốc diệt cỏ dùng để bảo vệ quân Mỹ và quân miền Nam Việt Nam. Nó chưa bao giờ được dùng như vũ khí."
Thời gian bán hủy của dioxin từ 7 đến 10 năm được Hội đồng Y khoa Hoa Kỳ và nhiều khoa học gia trên thế giới đồng ý.
Những tài liệu giải mật của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ liên quan đến tai nạn thất thoát 7,000 gallons chất da cam trong phạm vi phi trường Biên Hòa năm 1970 ghi nhận nồng độ của dung dịch chất da cam thất thoát là 106 mg/L (đo đạc năm 1970). Tuy nhiên, báo cáo khoa học của BS Arnold Schecter cho biết kết quả phân tích trong đất tại địa điểm vào năm 2002 là 32g/L, tức 302 lần lớn hơn.
Tiến sĩ Mai Thanh Truyết thuộc Hội Khoa Học & Kỹ Thuật Gia Mỹ gốc Việt đã nghiên cứu 2 bản báo cáo của Công ty Tư vấn Hatfield và Ủy ban 10-80 của Việt Nam để khảo sát về chất da cam vùng A Shao, A Lưới: báo cáo đúc kết và điều tra sơ khởi từ 1994-98; và báo cáo tổng kết công bố vào tháng 4-2000 đã ghi nhận nhiều phần sai lạc và bất nhất.
Phần đầu bản báo cáo thứ hai ghi nhận chỉ có 50 mẫu thử nghiệm được thực hiện vì quá đắt, nhưng phần cuối lại nâng lên thành 790 mẫu máu thử nghiệm, chưa kể các loại khác.
Định mức Dioxins chấp nhận hấp thụ hàng ngày đối với con người do Cơ quan Y tế Thế giới (WHO) qui định: 10 pg/ngày/kg so với 0.03 pg/ngày/kg của Cơ quan Lương thực và Dược phẩm Hoa kỳ (FDA).
Như thế, một người nặng 50 kg sống ở Hoa Kỳ trong 20 năm sẽ hấp thụ lượng Dioxins 40 pg lớn gấp 4 lần so với Dionxins trong máu và sữa mẹ của cư dân tại A Shau, A Lưới. Một khoa học gia người Việt Nam làm việc trong các phòng thí nghiệm hóa học ở Hoa Kỳ suốt 20 năm vẫn không gặp các loại bệnh tật thường gán ghép cho Dioxins như ung thư, đẻ non, rối loạn thần kinh.
Kết quả thử nghiệm đất A Shao tháng 3-1999 là 220 ppt so với định mức đất cư trú của Gia Nã Đại là 350 ppt.
Lượng dioxin trong máu dân A Shao là 41 ppt so với cư dân Tây phương sống trong vùng nhà máy sản xuất: tại Đức 331, tại Nga 202. Cho tới nay tại Đức và Nga chưa thấy báo cáo chính thức về dị hình, dị dạng, ung thư.
Báo cáo của Cơ quan Y tế Thế giới ghi nhận lượng dioxin trong sữa mẹ Đức năm 1985 là 29.6 ppt giảm xuống 15.9 ppt vào năm 1994 so với sữa mẹ dân A Shao 1.4 đến 16 ppt. Thế hệ trẻ Đức vẫn chưa có dấu hiệu nhiễm độc dioxin.


Tai nạn Sesevo của nước Ý, ước tính có 30 kg dioxin thất thoát ra ngoài so với 170 kg dioxin do quân đội Hoa Kỳ phun xịt trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên, từ 1976 đến 1996 tỉ lệ hư thai, khuyết tật không hề thay đổi.
Năm 1971, Dương Quỳnh Hoa đã nhờ 1 bác sĩ Mỹ thử nghiệm với kết quả lượng dioxin 2 ppt, dưới mức trung bình. Năm 1999, Bác sĩ Schecter ghi nhận 20 ppt rồi suy đoán lượng dioxin trong máu của BS Hoa vào năm 1971 là 300 ppt.
Những nạn nhân bị phơi nhiễm trong chiến tranh Việt Nam được kể đến gồm có quân nhân Mỹ, Úc, Tân Tây Lan và cán binh cộng sản.
Không ai đặt vấn đề nghiên cứu tác động của dioxin lên 20 triệu dân miền Nam vĩ tuyến 17, đặc biệt gần 1 triệu binh sĩ quân lực Việt Nam Cộng Hòa từng xông xáo trên khắp chiến trường kể cả những điểm nóng tiếp nhiễm dioxin.
Lính Mỹ, Úc, Tân Tây Lan tham chiến tại Việt Nam ăn uống rất thận trọng so với nếp sống tương đối "bụi đời" của quân nhân Việt Nam Cộng Hòa. Tại sao những căn bệnh ung thư, dị dạng, đẻ non chỉ xuất hiện nơi lính Mỹ và cán binh cộng sản"!
Báo chí quốc doanh trích dẫn cuộc họp báo của Tổng thống Bill Clinton năm 1996 tuyên bố sẽ yêu cầu Quốc Hội trợ cấp cho con các cựu chiến binh bị dị tật bẩm sinh gai đôi. Và ra lệnh cho Bộ Cựu chiến binh nhanh chóng bồi thường các loại bệnh do Viện Hàn Lâm Khoa học thừa nhận.
Viện Y học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ nói rằng có sự "liên hệ" giữa phơi nhiễm chất Da Cam và vài căn bệnh như ung thư mô mềm (soft-tissue sarcoma) và ung thư bạch huyết cầu (non-Hodgkin's lymphoma)... có bằng chứng rõ là việc tiếp xúc chất diệt cỏ liên quan đến năm căn bệnh nghiêm trọng... có bằng chứng ''gợi ý'' (suggestive) rằng chất diệt cỏ có thể gây khuyết tật bẩm sinh và ung thư.
Dựa vào đó, Bộ Cựu Chiến Binh Mỹ đã bồi thường cho các cựu quân nhân vì một số bệnh được "giả định-suggestive" là do phơi nhiễm chất Da Cam.
Quyết định của Clinton nhằm xoa dịu sự chống đối của cựu chiến binh vì hoạt động phản chiến của ông trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam.
Hồi tháng 10-01, Bác sĩ Paul Jeffs cùng đồng viện Keith Horsley thuộc Viện Sức khỏe Úc đã thu hồi bản nghiên cứu sai lạc trước đây liên quan đến bệnh hoại huyết trong số con của cựu chiến binh Úc tại Việt Nam và đã công khai xin lỗi vì: (1) Các bản thăm dò được gởi tới các gia đình không phải là quân nhân. (2) Bản sao gởi cựu chiến binh Úc tại Việt Nam xin xác nhận bệnh ung thư máu nơi trẻ con bất luận sống hay chết. Ghi nhận 12 trường hợp. Trong khi đó, bản sao gởi cho cựu chiến binh không tham chiến tại Việt Nam lại chỉ hỏi bệnh hoại huyết của trẻ con còn sống. Ghi nhận 3 trường hợp. Sai biệt đến 4 lần giữa 2 nhóm. Khi điều chỉnh bằng câu hỏi chính xác, ghi nhận 9 trường hợp trong nhóm thứ hai.
Bộ Cựu chiến binh Mỹ đã rút lại lời yêu cầu Quốc Hội cho phép chính quyền trả tiền cho những người mắc bệnh ung thư, đồng thời, ra lệnh duyệt lại dữ kiện liên quan đến bệnh tật được coi như do thuốc khai quang.
Hệ thống truyền thông quốc doanh loan tin phía bị đơn nhiều lần xin hoãn phiên điều trần. Sự thực, chính nguyên đơn yêu cầu hoãn lại. Lần cuối là để bổ sung đơn kiện từ 7 lên 27 người.

Chứng cứ khoa học mù mờ.
Bác sĩ Arnold Schecter của Đại học Texas đặt 2 câu hỏi và tự trả lời "chất dioxins có gây tác hại cho sức khỏe của con người; và các nghiên cứu khoa học nghiêm túc chưa chứng minh được các thành phần dioxin được tìm thấy trong máu và sữa của người Việt chính là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khoẻ của người Việt."
Lẽ ra, BS Schecter phải đặt thêm câu hỏi thứ ba: chất dioxins đang ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến từ nguồn gốc nào.
Báo cáo của Bộ Thương mại 20-04-02 cho biết hàng năm, mức tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam vào khoảng 1.5 triệu tấn, không kể số lượng được nhập lậu qua đường biên giới mà chính quyền không kiểm soát được. Mặc dù Cơ quan Lương Nông quốc tế (FAO) đã từng khuyến cáo Việt Nam về chỉ số sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá cao, đạt mức trung bình cho một mùa là 5.3; ở Trung Quốc là 3.5; Phi luật Tân 2.0; Ấn Độ 2.4.
Tiến sĩ Ngô Kiều Oanh, thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên của Việt Nam cho rằng với diện tích đất nông nghiệp chỉ cần độ 50 ngàn tấn thuốc bảo vệ thực vật là quá dư thừa rồi. Có nghĩa hóa chất nông trang tại Việt Nam được sử dụng gấp 30 lần mức trung bình.

Sở Khoa học Kỹ thuật Môi trường Việt Nam cho biết đại đa số 60 nhà máy bị thanh tra bất ngờ vào ngày 21-01-03 "đã không có hệ thống xử lý nước thải mà xả nước trực tiếp ra sông rạch... chẳng có gì bảo đảm các điều lệ môi sinh được tuân hành khi toán thanh tra quay lưng... mức độ ô nhiễm tăng nhanh khi các xí nghiệp ven sông đẩy mạnh sản xuất trong dịp Tết."
Cá, tôm chết trắng sông, trắng hồ là chuyện thường xuyên tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Viện Nghiên cứu Chulabhorn của Thái Lan và Sở Khoa học - Công nghệ - Môi trường Hà Nội được Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc bảo trợ từ năm 1998 để nghiên cứu việc sử dụng hóa chất tại Việt Nam. Phúc trình ngày 24-02-03 cho biết mỗi năm Việt Nam sử dụng 9 triệu tấn hóa chất thuộc 500 loại khác nhau. Nhưng, chỉ có 70% được xác định với tên chính xác, còn lại không rõ xuất xứ. Đối với các hóa chất bảo vệ thực vật, có trên 200 chủng loại dưới 700 nhãn hiệu khác nhau, và vô số hóa chất không tên vẫn được lưu hành rộng rãi trên thị trường."
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết năm 2001 đã có 6,962 vụ nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật dẫn đến 187 tử vong.
Nhiều vụ trúng độc thực phẩm thường xuyên diễn ra trên toàn quốc do thủy sản, thực vật hấp thụ nhiều độc chất từ hóa chất nông trang như DDT, Folodol, Mevinphos, Dichlovos, Carbofuran, Methamidophos, Endosulfan (hay Thiodan), Diazinon, Glycosate (hay 2,4-D), Diazonin, Chlopyrifos, Zinc Phosphide, Paraquat, Aluminum Phosphide. Phổ biến nhất là Wolfatox và Monitor, loại thuốc độc hại cho môi trường và con người mà một số tỉnh miền Bắc đem phun cho cây trà và thuốc lá.
Vào tháng 12-01, Cơ quan Kiểm soát Thực phẩm và Thuốc men của Hoa Kỳ (FDA) cầm giữ khoảng 130 loại thực phẩm, kể cả hải sản nhập từ Việt Nam vì dơ bẩn, thiếu nhãn hiệu Anh ngữ, không ghi ngày hết hạn, chứa vi khuẩn chết người salmonella.
Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Anh Cát Lợi đã phát hiện chất nitrofuran trong những mẫu tôm đến từ các quốc gia Đông Nam Á ở mức độ không thể chấp nhận được. Ngày 19-03-02, các quốc gia trong Liên Hiệp Châu Âu được khuyến cáo phải tiến hành xét nghiệm 100% tôm nhập khẩu từ Việt Nam vì chất nitrofuran có nguy cơ gây ra ung thư cho con người.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn - Trưởng phòng Thí nghiệm môi trường thuộc Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng 1 đã trả lời phỏng vấn của báo Lao Động 11-05-04 "Kết quả nhiều đợt phân tích cho thấy tất cả các loại hoa quả Trung Quốc và cam Việt Nam đều có chứa thuốc diệt cỏ 2,4-D và 2,4,5-T... tháng 9-03, phân tích hai gói bột in chữ Tàu do Hà Giang đã chuyển đến đã tìm thấy nhiều hợp chất trong đó có hoá chất 2,4-D dạng kỹ thuật có hàm lượng 70%. Riêng gói thuốc diệt cỏ có băng màu xanh đậm còn tìm thấy hoá chất 2,4,5-T... tôi bàng hoàng khi phát hiện ra hoá chất 2,4,5-T và 2,4-D là các thuốc diệt cỏ từng được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam dưới tên gọi chất độc màu da cam." Tuấn đã bị kỷ luật vì "cung cấp thông tin cho báo chí."
Tiến sĩ Mai Thanh Truyết và kỹ sư Nguyễn Minh Quang thuộc Hội Khoa Học & Kỹ Thuật Gia Mỹ gốc Việt cho rằng chất hóa học do nông dân Việt Nam sử dụng để trừ sâu, diệt cỏ, làm phân bón là mối đe dọa cho sức khỏe nhiều hơn cả thuốc khai quang do quân đội Hoa Kỳ rải từ 1961 đến 1971 tại Đông Dương.
Được đài Á châu Tự do phỏng vấn cùng TS Mai Thanh Truyết ngày 21-08-03, BS Arnold Schecter phát biểu "Tôi không nghĩ dioxin là tác nhân chính cho các chứng dị hình, dị dạng nơi trẻ em và dioxin cũng không phải là tác nhân duy nhất ở gây ung thư cho người lớn ở Việt Nam, bởi vì các hóa chất độc hại đã được tìm thấy trong 16 mẫu thực phẩm vừa phân tích cũng có thể là tác nhân. Trong mấy chục lần qua Việt Nam, tôi gặp rất nhiều bệnh nhân và họ cho biết đã CẢM THẤY-FEEL là do chất độc da cam gây ra."
Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Giám đốc bệnh viện Từ Dũ phát biểu tại Hội nghị Quốc tế hôm 25-07-04 "Không cần xét nghiệm cũng xác định chắc chắn những người này đều là nạn nhân chất độc da cam!."
Phương pháp tuyên truyền nhồi sọ và nột chiều của Cộng sản Việt Nam đã tạo ảo giác lên mọi bệnh nhân khiến họ tin rằng chất da cam do quân Mỹ rãi là nguồn gốc bệnh tật.
Điều trần trước Quốc Hội vào tháng 12-03, Tiến sĩ Deborah McLeod thuộc đại học Otago ở Tân Tây Lan kết luận rằng, ảnh hưởng của chất độc da cam đối với các cựu chiến binh Tân Tây Lan từng tham chiến ơ Việt Nam là không đáng kể. Bà cùng hai khoa học gia nữa đã nghiên cứu và báo cáo với Bộ Quốc phòng rằng lính Tân Tây Lan đã tiếp cận với thuốc khai quang ít nhất là 356 lân trong lúc tham gia xịt gần 2/80 triệu lít từ năm 1962 đến 1971.
Mới đây, chính phủ Tân Tây Lan đã công khai xin lỗi cựu chiến binh tham chiến tại Việt Nam về việc họ bị phơi nhiễm dioxin. Tuy nhiên, các chứng cứ đưa ra không bác bỏ được các nghiên cứu của TS McLeod trên phương diện khoa học mà mang dấu ấn chính trị.
Vụ kiện do Hà Nội dấy lên không hợp thời vì cố tình dựng lại không khí chiến tranh lạnh trong quan hệ quốc tế; thiếu hợp lý vì không trưng dẫn được chứng cớ khoa học thuyết phục; phí phạm công sức trong khi cần dùng tài nguyên cho phát triển.
Tuy đã thất bại và rất tốn kém, nhưng Cộng sản Việt Nam chưa muốn từ bỏ canh bạc chất độc da cam.
Đối với nhân loại, nhất là người Việt quốc nội cũng như hải ngoại nên tự hỏi trước khi quyết định ủng hộ hoặc chống lại cuộc vận động của đảng Cộng sản Việt Nam. Nên ủng hộ cho Hà Nội tiếp tục khiếu kiện vì mục tiêu chính trị hoặc trợ giúp việc truy tầm nguyên ủy các căn bệnh hiểm nghèo hầu góp sức xoa dịu nỗi khổ đau của những kẻ bất hạnh mà không phân biệt chính kiến"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.