HANOI -- Việt Nam chơi nổi nhất thế giới, vì "Việt Nam đang bao cấp gạo cho nhiều nước khác"...
Hàng năm Việt Nam xuất khẩu 5-7 triệu tấn gạo với giá thấp hơn giá bán lẻ trong nước...
Đó là nhận xét của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan phát biểu tại hội thảo rà soát thể chế trong chuỗi giá trị lúa gạo do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức sáng 17/3.
Báo VnEconomy ghi rằng hàng năm Việt Nam xuất khẩu 5-7 triệu tấn gạo với giá bán thấp hơn giá bản lẻ trong nước, điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam đang bao cấp gạo cho nhiều nước khác là nghiên cứu được đưa ra tại hội thảo rà soát thể chế trong chuỗi giá trị lúa gạo do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức, sáng 17/3.
Nghiên cứu của CIEM chỉ ra rằng, do tầm quan trọng của lúa gạo đối với đời sống người dân và đóng góp của nó vào nền kinh tế, Chính phủ có chính sách bảo tồn đất trồng lúa nhằm đảm bảo sản lượng lúa và đảm bảo an ninh lương thực.
Bản tin ghi rằng sau biến động lớn của giá lúa gạo thế giới năm 2008, Chính phủ ban hành nghị quyết số 63/2009/NQ-CP về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Nghị quyết này yêu cầu phải giữ 3,8 triệu ha trồng lúa, trong đó 3,2 triệu ha trồng lúa 2 vụ trở lên. Mục đích là duy trì sản lượng lúa đủ đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn/năm
Nhưng, nhóm nghiên cứu nhận định, các chính sách đất trồng lúa và duy trì sản lượng cao để đảm bảo an ninh lương thực đã và đang gây ra nhiều hệ lụy bất lợi cho nông nghiệp và nông dân.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các chính sách về đất trồng lúa để đảm bảo sản lượng cao có mục tiêu không phù hợp. Việt Nam không cần duy trì 3,8 triệu để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia vì hàng năm Việt Nam xuất khẩu 5-7 triệu tấn gạo với giá bán thấp hơn giá bản lẻ trong nước.
VnEconomy cũng ghi lời chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, rằng các chính sách về đất trồng lúa để đảm bảo sản lượng cao có mục tiêu không phù hợp. Không những an ninh lương thực có thể đảm bảo với diện tích ít hơn nhiều, mà lượng gạo dư thừa quá lớn cho xuất khẩu cũng đang đẩy Việt Nam vào vị thế khó khăn hơn trên thị trường gạo thế giới, do nguồn cung/cạnh tranh tăng ở các nước xuất khẩu khác, và do phụ thuộc ngày càng nặng vào thị trường Trung Quốc và việc bán gạo theo hợp đồng chính phủ.
Tình trạng nông dân bỏ ruộng tăng lên vừa làm giảm sản lượng gạo, vừa gây lãng phí lớn về đất đai và sự bất công đối với những người có nhu cầu sử dụng mà không có đủ đất để canh tác.
Hàng năm Việt Nam xuất khẩu 5-7 triệu tấn gạo với giá thấp hơn giá bán lẻ trong nước...
Đó là nhận xét của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan phát biểu tại hội thảo rà soát thể chế trong chuỗi giá trị lúa gạo do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức sáng 17/3.
Báo VnEconomy ghi rằng hàng năm Việt Nam xuất khẩu 5-7 triệu tấn gạo với giá bán thấp hơn giá bản lẻ trong nước, điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam đang bao cấp gạo cho nhiều nước khác là nghiên cứu được đưa ra tại hội thảo rà soát thể chế trong chuỗi giá trị lúa gạo do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức, sáng 17/3.
Nghiên cứu của CIEM chỉ ra rằng, do tầm quan trọng của lúa gạo đối với đời sống người dân và đóng góp của nó vào nền kinh tế, Chính phủ có chính sách bảo tồn đất trồng lúa nhằm đảm bảo sản lượng lúa và đảm bảo an ninh lương thực.
Bản tin ghi rằng sau biến động lớn của giá lúa gạo thế giới năm 2008, Chính phủ ban hành nghị quyết số 63/2009/NQ-CP về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Nghị quyết này yêu cầu phải giữ 3,8 triệu ha trồng lúa, trong đó 3,2 triệu ha trồng lúa 2 vụ trở lên. Mục đích là duy trì sản lượng lúa đủ đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn/năm
Nhưng, nhóm nghiên cứu nhận định, các chính sách đất trồng lúa và duy trì sản lượng cao để đảm bảo an ninh lương thực đã và đang gây ra nhiều hệ lụy bất lợi cho nông nghiệp và nông dân.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các chính sách về đất trồng lúa để đảm bảo sản lượng cao có mục tiêu không phù hợp. Việt Nam không cần duy trì 3,8 triệu để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia vì hàng năm Việt Nam xuất khẩu 5-7 triệu tấn gạo với giá bán thấp hơn giá bản lẻ trong nước.
VnEconomy cũng ghi lời chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, rằng các chính sách về đất trồng lúa để đảm bảo sản lượng cao có mục tiêu không phù hợp. Không những an ninh lương thực có thể đảm bảo với diện tích ít hơn nhiều, mà lượng gạo dư thừa quá lớn cho xuất khẩu cũng đang đẩy Việt Nam vào vị thế khó khăn hơn trên thị trường gạo thế giới, do nguồn cung/cạnh tranh tăng ở các nước xuất khẩu khác, và do phụ thuộc ngày càng nặng vào thị trường Trung Quốc và việc bán gạo theo hợp đồng chính phủ.
Tình trạng nông dân bỏ ruộng tăng lên vừa làm giảm sản lượng gạo, vừa gây lãng phí lớn về đất đai và sự bất công đối với những người có nhu cầu sử dụng mà không có đủ đất để canh tác.
Gửi ý kiến của bạn