Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Phỏng vấn ca sĩ Nguyễn Cao Nam Trân, “Tiếng Hát Khôi Nguyên”

09/02/201700:01:00(Xem: 15531)
Phỏng vấn ca sĩ Nguyễn Cao Nam Trân, “Tiếng Hát Khôi Nguyên”
 
Thanh Thư thực hiện
 

Ở hải ngoại, trong thời gian gần đây, nhiều ca sĩ nổi tiếng kéo nhau về Việt Nam trình diễn thì một số ca sĩ trẻ có những giọng hát đầy triển vọng tiếp tục nổi lên như những mầm măng đâm chồi lớn mạnh. Họ, những đứa con Việt, có người sinh ở hải ngoại, có người sinh ở Việt Nam nhưng ra ngoại quốc định cư từ ngày còn bé. Phần lớn kiến thức và kỹ thuật luyện thanh của họ được học hỏi ở điạ phương họ đang sống, trên mạng và được yêu mến bởi những kiều bào nơi họ định cư. Một khi giọng hát đã chín muồi và được ưa chuộng nhiều, tiếng tăm họ vang xa, đó là lúc họ đi lưu diễn để mang tiếng hát của mình đến với người Việt ở khắp năm châu. Nguyễn Cao Nam Trân là một thí dụ điển hình.
 blank
                  Nguyễn Cao Nam Trân

Cô sinh ra ở Việt Nam, qua Hoa Kỳ định cư từ năm 1991. Giọng Soprano của cô trong vắt, làn hơi dài, đủ để chuyên chở những bài hát khó, đòi hỏi những kỹ thuật cao của nhạc thính phòng. Cô từng đoạt giải nhất trong giải thi “Tiếng Hát Khôi Nguyên” của Hội Tết Cộng Đồng Nam Cali năm 2015 với bài hát “Mộng Lành” của Hoàng Trọng.

Nguyễn Cao Nam Trân là tên thật của cô. Cô có học piano một thời gian và tham gia các sinh hoạt văn hoá nghệ thuật của người Việt hải ngoại một cách hăng say từ ngày còn học Trung Học. Cô từng là một thành viên của nhóm kịch Club O’Noodles. Cô được nhiều nơi mời trình diễn ở Cali hay các tiểu bang khác có đông người Việt sinh sống. Những bài hát nổi trội tiêu biểu của cô như “Đêm nhớ trăng Sài Gòn”.  https://www.youtube.com/watch?v=s8TfGGBr5fw hay “Ngậm Ngùi” https://www.youtube.com/watch?v=eNw4GJzd_7A đã được nhiều người yêu mến và yêu cầu hát đi hát lại.
 
blank
                Nguyễn Cao Nam Trân

Thanh Thư: Em đến với thế giới âm nhạc từ lúc nào, do đâu?

Nguyễn Cao Nam Trân: Từ khi 5,6 tuổi, gia đình em dọn qua ở với bà ngoại và dì em, mà dì học trong trường Quốc Gia Âm Nhạc nên em có cơ hội tiếp xúc với âm nhạc qua dì em. Dì em dạy em hát và âm nhạc. Sau năm 1975, ngày cộng sản mới vào, gia đình em tán loạn, không biết làm gì để sinh nhai nên đã mở một quán cà phê có tên là “Ái”. Quán trở nên một nơi duy nhất có chơi string violin, cello và piano nên quán đông kinh khủng, vì trước đó chưa có nơi nào chơi đủ nhạc cụ như vậy. Quán có nhiều các ông bà tai to mặt lớn lui tới nghe nhạc mà càng đông càng là nơi ít người để ý. Em nhớ bạn của cậu, dì em hay núp trên nóc nhà để trốn nghĩa vụ quân sự. Đây cũng là nơi ẩn náu của những người có ý muốn vượt biên. Quán toạ lạc tại 311 Nguyễn Minh Chiếu, Phú Nhuận, giờ đổi thành đường Nguyễn Trọng Tuyển gần nhà thờ Ba Chuông. Ban nhạc toàn những bạn bè của dì em họp lại chơi nhạc. Nhờ vậy em được nghe hát nhiều hơn. Thêm việc dì diễn, đàn, và hát cả khi đi chợ, nấu ăn, nên có những bài hát em được nghe, nhập tâm và cứ thế ngân nga hát theo cả ngày. Sau này khi lớn lên nhạc vàng bị cấm, nhà em đổi qua nghe toàn nhạc cổ điển(classic), nên em có kiến thức về nhạc cổ điển rất rành rẽ. Do đó em được coi như hoàn toàn sống trong thế giới âm nhạc từ nhỏ cho đến lớn.
 
blank
Nam Trân và ban kịch Club O'Noodles ngày 16 tuổi

TT: Em được giải nhất trong kỳ thi “Tiếng Hát Khôi Nguyên”với bài “Mộng Lành” của Hoàng Trọng. Tại sao em chọn bài này? Cho chị biết cảm tưởng của em lúc đoạt giải?

NCNT: Bài “Mộng Lành” có giai điệu, nhanh, vui theo thể điệu tango nên rất hợp với mùa xuân và không khí Tết của nơi dự thi là Hội Tết Festival. Nội dung bài hát rất nhân bản vì tình yêu của hai nhân vật trong ấy cao cả, trong sáng, biết giữ cái đẹp cho nhau, không làm hại đến người khác. Em thích tính đạo đức làm người của nó. Cảm tưởng của em? Khi thi hát em có tự tin, mình không được giải nhất cũng phải giải nhì hay ba chứ không thể nào rớt khỏi giải. Đến khi thi xong em mới bớt tự tin đi vì mình hát có thể có chỗ sai vì run và hồi hộp. Lúc được giải nhất, em rất vui và cảm ơn ban giám khảo. Khi đi hát hay thu đĩa CD, mọi thứ đều toàn hảo, nhưng khi thi sự hồi hộp và run sợ dễ gây lỗi lầm. Hơn nữa còn bị run vì lạnh!!! Trời Cali, Tết vẫn lạnh, nơi tổ chức là công viên ngoài trời bên cạnh một cái hồ có gió lộng, em phải mặc áo dài để hát, không mang theo áo lạnh nên không đủ ấm, vừa hát vừa run.
 
blank
Nam Trân và các bạn  trong một vở kịch ngày 16 tuổi

TT: Chị được biết em có theo học thanh nhạc với ca sĩ Thái Thanh một thời gian. Khi ấy là năm nào? Em còn liên lạc với cô không?

NCNT: Khi mới qua Mỹ(năm 1993) em còn đi học và gia đình cũng nghèo. Trong những năm học Trung Học em có hoạt động trong nhóm kịch Club O’Noodles. Những người trong ban tổ chức rất cấp tiến và cầu tiến. Họ nghĩ các thành viên cần được trau dồi thêm chuyên nghiệp, cũng như tài năng cần thiết cho sân khấu. Em may mắn là ca sĩ chính của nhóm, nên em được các anh chị cùng nhau hỗ trợ tiền cho em đi học nhạc thêm với cô Thái Thanh như một đầu tư cho nhóm. Tuy nhiên em chỉ học được 6,7 private lessons rồi ngưng vì nhóm không có tiền tài trợ nữa, vả lại nhà em từ Northridge xuống Quận Cam quá xa. Sau em có theo dõi cô nhưng rồi mất liên lạc.

Lý do em hát được như ngày hôm nay có lẽ trời phú cho em một giọng hát và em cũng cố gắng cộng với nỗ lực rất nhiều của em. Mỗi khi hát, em đều lắng nghe chính giọng mình để tìm tòi chỗ phát âm sai, không hay để sửa đổi và hoàn thiện. Mỗi lần lên sân khấu, em lắng nghe và không ngừng học hỏi những người chung quanh. Em còn học thêm trên mạng và youtube nhiều lắm. Có những người thầy dạy nhạc trên mạng rất giỏi, họ đoạt nhiều giải thưởng và có những private lessons rất đắt tiền nhưng rất hay. Có cả triệu người vào coi và theo học. Nhờ đó em học được nhiều điều trong đó có cách giữ và lấy hơi.
 

TT: dòng nhạc và thể loại nào em ưa thích và có nhiều cảm hứng khi hát?

NCNT: Em thích classic, semi-classic và những dòng nhạc của Phạm Duy, Văn Cao, Dương Thiệu Tước, Hoàng Trọng..v..v..Nói chung là nhạc tiền chiến và trước tiền chiến, những loại nhạc có âm hưởng cổ điển vì em bị ảnh hưởng từ nhỏ. Những bài hát có tiết điệu nhanh như valse hay tango, em hát đều được nhưng em thích hát các bài buồn và chậm hơn.
 
blank
Nam Trân và ban kịch Club O' Noodles thời gian gần đây

TT: Em từng là một thành viên của nhóm kịch Club O‘Noodles, xin cho chị nghe về hoạt động này của em. Em giữ vai trò gì? Kể chị nghe một kỷ niệm vui khi hoạt động với các thành viên đồng trang lứa và cùng một lý tưởng cũng như tư duy tựa em?
NCNT: Đây là ban kịch ở Nam Cali vào những năm đầu của thập niên 1990 do các sinh viên trẻ yêu nghệ thuật sân khấu thành lập. Chúng em trình diễn những tiết mục như ca, vũ, nhạc, hài kịch nói lên những suy tư, trăn trở cũng như nét bi hài của thanh thiếu niên hải ngoại khi lớn lên phải đương đầu với hai nền văn hoá khác biệt của cuộc sống định cư. Nhóm chủ trương, giới trẻ phải làm mới những cái cũ và tạo ra cái mới, cái khác lạ.

Em là một thành viên của nhóm, làm đủ thứ từ ca, diễn, múa, đến em nuôi, chị nuôi. Tỷ như khi em hát và diễn bài dân ca “Bà rằng, bà rí”, em diễn khác đi cho nó mới. Tụi em diễn các vở hài kịch giống như show “Sarturday Night Live” của Mỹ, giễu nhại những nhân vật nổi tiếng trong cộng đồng với thói quen hay cung cách trình diễn của họ, như Nghị Viên Tony Lâm, Ca sĩ Linda Trang Đài, và có cả cô Thái Thanh…. Mục đích của giễu nhại là sao chép nguyên thủy nhưng làm quá lố, biến tấu đi nhằm mang đến sự hào hứng, sôi nổi và ngầm gửi gắm nhiều thông điệp khiến người xem phải trăn trở và nghĩ suy. Em đóng giả cô Thái Thanh. Em diễn tả giọng cô cao thánh thót mà lại mang chút chất chua chua trong đó hệt như cô. Lúc hát, cô hay đưa người qua lại, em cũng bắt chước giống hệt. Ở Việt Nam sống vào thời chiến nên em cũng lắc lư và diễn dịch rằng, “Cô Thái Thanh vừa hát vừa né đạn”. Mọi người cười quá trời. Có lẽ người Việt mình chưa quen với lối diễu nhại này, sau có nhiều người phản đối, sao lại chọc ghẹo người lớn làm gì? Cô Thái Thanh chỉ cười bảo tụi em nghịch phá mà không tỏ vẻ khó chịu hay phê phán gì.

Các cuộc thi hoa hậu trong một vở hài kịch cũng vậy. Thời đó có phong trào “Hoa Hậu Áo Dài” rộ lên. Nào là “Hoa Hậu Áo Dài Long Beach”, “Hoa Hậu Áo Dài Wesminster”, “Hoa Hậu Áo Dài Bolsa” v..v..Tụi em có “Hoa Hậu Áo Dài Club O’ Noodles”. Em đóng vai một thí sinh người Huế đi dự tuyển. Em mặc áo dài tha thướt, với một phong cách yểu điệu, dịu dàng, thùy mị, đoan trang, kín cổng cao tường. Nhưng lại không kém phần màu mè, làm dáng, trong vẻ liêu trai, thâm thúy. Em thi hát với bài “Kìa con bướm vàng”. Những vở hài kịch có tính nghịch phá, giễu nhại nhưng được hoan nghinh nhiệt liệt. Tụi em đi diễn ở các trường đại học, các phòng hội đoàn thuyền nhân và có vài lần diễn trên sân khấu lớn có bán vé.
 blank
                                   Nguyễn Cao Nam Trân

TT: Em là người được nhiều nhạc sĩ mời trình diễn những sáng tác mới của họ. Cảm nghĩ của em khi nhận hát những bài hát chưa bao giờ hát? Thậm chí có bài có thể em không ưa thích, hoặc không cảm hứng với nó khi tập, em phải làm sao?

NCNT: Em được họ mời nhiều có lẽ vì em không kiêu ngạo và chảnh choẹ. Theo em, các nhạc, thi sĩ khi họ viết, làm thơ và sáng tác nhạc với cả tâm hồn họ. Họ nắn nót, yêu thích và trân quý những đứa con tinh thần và phải tin tưởng mình lắm họ mới giao chúng cho mình hát. Hơn nữa, họ không có nhiều tiền để trả cho các ca sĩ đã có tiếng tăm hát nên khi nhận em biết chắc là không có thù lao hoặc thù lao rất ít. Hát như vậy, em thấy cực vô cùng khi phải học những bài hát mới mà chưa ai được nghe bao giờ. Người nhạc sĩ hay nhạc công đánh nhạc cho mình trình diễn cũng đánh không hay vì họ chưa quen và biết bài này nên họ đánh với một mức độ rất giới hạn. Bài hát lại không thông dụng để họ có thể làm nó màu mè hơn. Người nhạc sĩ có thể vui và hài lòng khi mình hát nhạc của họ, nhưng người nghe, khi nghe 1 bài hát mới và lạ, họ khó lòng chấp nhận lắm. Do đó, em bỗng dưng tự đưa mình vào con đường may rủi như đánh bạc vậy. Tuy nhiên em rất cảm kích khi họ giao cho em, em xem đó như một cái duyên và tiếp nhận một cách không đắn đo. Em không nghĩ rằng nó sẽ làm tên tuổi em tốt hơn, em chỉ nghĩ em sẽ hát hết lòng để đáp lại tấm chân tình người đã tin tưởng giao nó cho em. 

TT: Cám ơn Nguyễn Cao Nam Trân rất nhiều, chúc em ngày càng có  nhiều fan hâm mộ và thành công rực rỡ nhé.




Ý kiến bạn đọc
11/02/201721:19:27
Khách
Ca Sĩ Nam Trân xinh đẹp ,giọng ca hay, thông minh, rất dể gần gủi đam đang nữ công gia chánh.
09/02/201720:08:40
Khách
Đã có một thời gian dài tôi mê say tiếng hát của Ngọc Hạ , nhưng bỗng dưng cô ta vắng bóng trên Asia. Gần đây, tôi được biết đến một giọng ca rất hay khác, đó là của Hoàng Kim. Nay đọc bài viết này, tôi lại được biết thêm Nguyễn Cao Nam Trâm.

Nữ ca sĩ Nguyễn Cao Nam Trâm không những mang một tên đẹp, một gương mặt khả ái với cặp mắt biểu lộ sự thông minh, mà còn có một giọng hát thật tuyệt vời, nhất là qua hai bản nhạc Mộng Đẹp Ngày Xanh và Mộng Lành.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kamala nhắc lại Donald Trump đã cảm ơn Tổng Thống Tập Cận Bình về những gì ông ta đã làm trong thời gian đại dịch COVID. Bà nhớ cả nội dung Trump đã viết trên Twitter: “Thank you, President Xi” và đọc lại cho chục triệu người dân Mỹ đang xem màn hình. “Khi chúng ta biết rằng Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm vì không cung cấp và cung cấp không đầy đủ cho chúng ta sự minh bạch về nguồn gốc của COVID.” Kamala nhắc lại cả việc Donald Trump đã mời Taliban đến David Camp, “là một nơi có ý nghĩa lịch sử đối với chúng ta, với tư cách là những người Mỹ, một nơi mà chúng ta tôn vinh tầm quan trọng của ngoại giao Hoa Kỳ, nơi chúng ta mời và tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới được kính trọng. Và cựu tổng thống này với tư cách là tổng thống đã mời họ đến David Camp vì ông ta, một lần nữa, không biết tầm quan trọng và trách nhiệm của tổng thống Hoa Kỳ. Và điều này quay trở lại vấn đề ông ta đã liên tục hạ thấp và coi thường các quân nhân của chúng ta, những người lính đã hy sinh...
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
Xem ra thì người Mỹ, không ít, đang chán tự do và nước Mỹ đang mấp mé bên bờ vực của tấn thảm kịch mà nước Đức đã sa chân cách đây một thế kỷ khi, trong cuộc bầu cử năm 1933, trao hết quyền tự do cho Adolf Hitler, để mặc nhà dân túy có đầu óc phân chủng, độc tài và máu điên này tùy nghi định đoạt số phận dân tộc. Mà nếu tình thế nghiêm trọng của nước Đức đã thể hiện từ trước, trong cương lĩnh đảng phát xít cả khi chưa nắm được chính quyền thì, bây giờ, với nước Mỹ, đó là Project 2025.
Từ 20 năm qua (2004-2024), vấn đề hợp tác giữa người Việt Nam ở nước ngoài và đảng CSVN không ngừng được thảo luận, nhưng “đoàn kết dân tộc” vẫn là chuyện xa vời. Nguyên nhân còn ngăn cách cơ bản và quan trọng nhất vì đảng Cộng sản không muốn từ bỏ độc quyền cai trị, và tiếp tục áp đặt Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh “làm nền tảng xây dựng đất nước”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.