Trước khi nói đến chuyện ở VN trong tuần vừa qua, tôi thấy có bổn phận phải gửi đến kiều bào ở những vùng vừa bị thiên tai tàn phá tấm lòng của những người Việt đang hướng về đồng bào ruột thịt của mình ở nước ngoài. Có lẽ khó mà có thể tưởng tượng ra một ngày nào đó những người ở VN lại "gửi tiền giúp đỡ Việt kiều". Vậy mà vẫn có. Đó chính là thời gian này. Trong nhiều ngày qua, đồng bào trong nước rất quan tâm, lo lắng đến số phận hàng chục ngàn kiều bào ở Mỹ phải vất vả chống chọi với hậu quả của cơn bão Katrina.
Ở Sài Gòn, những ngày đầu tiên, khi có tin cơn bão tàn phá bang Mississippi, New Orleans, Louisiana... hầu như mọi người đều nghĩ có lẽ không có nhiều người Việt và nếu có cũng không nhiều. Bởi từ lâu, những người dân ở Sài Gòn thường chỉ biết đến bà con anh em sống ở những bang như California, Virginia, Houston... Mặc dầu họ cũng đã nhận được ngay thông tin và hình ảnh khủng khiếp của cơn bão này qua những kênh truyền hình quốc tế và đài Sài Gòn - Hà Nội. Tất nhiên, người dân Việt cũng chia sẻ những mất mát đau thương của người dân Mỹ. Nhưng vào những ngày cuối tuần vừa qua thì nguồn tin con số gần 50.000 người dân Việt Nam trong các bang bị bão Katrina vùi dập đã làm người dân VN xúc động và lo lắng. Tổng hợp các nguồn tin gần đây từ các cơ quan thông tin nước ngoài có thể tóm tắt:
Theo SBTN, AP, LA Times: "Được biết, hơn 55.000 người Mỹ gốc Việt đã chịu ảnh hưởng của bão Katrina. Theo Đài SBTN, nếu chỉ trong một cộng đồng nhỏ mà con số người chết "có thể hơn 70 người" thì cũng dễ dàng hình dung rằng tổng số người Việt thiệt mạng có thể lên tới hàng trăm. Một ngư dân ở thành phố Gulfport cho biết có khoảng 20 chiếc tàu đánh cá của người Việt bị sóng đánh chìm tại vùng này, trong đó người ta e rằng cũng có vài chục người tử vong".
Dù những người phải chạy đi lánh nạn đã nhận được sự giúp đỡ từ những cá nhân, tổ chức cũng như từ chính quyền, nhưng cuộc sống của họ vẫn còn hết sức khó khăn. Hiện cộng đồng người Việt đang cần được chăm sóc về y tế và rất thiếu thốn các vật dụng cần thiết như chăn, màn... Chính quyền địa phương đã hứa hẹn sẽ đưa vài trăm căn nhà dã chiến đến cho các nạn nhân Việt tạm trú nhưng điều này cũng chưa biết đến bao giờ mới thực hiện được. Khí hậu vào cuối mùa hè đang bắt đầu trở lạnh, nếu không được cung cấp chỗ trú ngụ thì các nạn nhân sẽ gặp rất nhiều khó khăn..."
Rồi những phóng sự sống của các đài phát thanh và truyền hình liên tiếp đưa lên những hình ảnh của người Việt mình trong các nơi tạm trú lánh nạn, tiếng nói của chính những người tị nạn đó kể về những giây phút kinh hoàng và cuộc sống hiện nay. Có gia đình mất hết gia sản đã xây dựng được từ vài chục năm qua mà không có bảo hiểm, bây giờ trở thành tay trắng, không biết bao giờ mới xây dựng lại được. Nhìn cảnh hoang tàn của những thành phố sau khi nước rút đi càng thấy thê thảm hơn.
Ở Sài Gòn, đã có không ít công nhân viên của các công ty, xí nghiệp tự động đóng góp kẻ ít người nhiều, mang đến một cơ quan báo chí hoặc một hội đoàn từ thiện nào đó để gọi là đóng góp "chút xíu" với bà con mình ở nước ngoài. Lời bày tỏ chân thật: "Số tiền không lớn nhưng đây là tấm lòng, tình cảm của toàn thể công nhân viên đối với đồng bào ở xa quê hương; mong bà con sớm qua cơn hoạn nạn..." Những người công nhân ấy đều hiểu rằng ở một nước "giàu có" như nước Mỹ thì sự cứu trợ sẽ được thực hiện nhanh chóng và rồi sẽ đầy đủ, người Việt mình sẽ không chịu cảnh đói rét lâu dài. Nhưng họ vẫn muốn thể hiện tấm lòng của mình một cách thiết thực. Và họ chưa bao giờ quên trong bất cứ hoàn cảnh nào, khi một vùng nào ở VN gặp khó khăn vì thiên tai bão lụt, kiều bào ở nước ngoài rất sốt sắng tham gia cứu trợ. Ngay cả khi một người, một gia đình, cần đến sự tương trợ, Việt kiều ở bất cứ nơi nào, cũng nhiệt tình ra tay cứu giúp và thường là sự âm thầm, thực tế, không ồn ào. Những tình nghĩa đó không thể quên. Thẳng thắn mà nói, sự giúp đỡ của kiều bào thường là lớn so với người Việt. Còn sự giúp đỡ của người Việt với kiều bào là nhỏ, nếu không muốn nói là rất nhỏ so với những nhu cầu của bà con ở nước ngoài. Thế nhưng cái giá trị của những tấm lòng thì không thể có giá trị nào so sánh được.
Tôi đã nhìn thấy những anh chị em công nhân với chiếc bì thư mỏng dính trên tay, hăng hái đi đến các thùng phiếu nhận quà gửi tặng kiều bào mới thấm thía được tấm lòng của họ. Những hình ảnh thật sự gây xúc động sâu sắc.
Ngay trong tuần này, các hội đoàn từ thiện VN cũng đang mở rộng cửa đón nhận sự đóng góp của người Việt đối với đồng bào của mình gặp nạn. Tự trong tấm lòng của những người dân, những công nhân viên mà đời sống của họ chưa ra khỏi cảnh túng thiếu, còn hàm chứa cả sự biết ơn cùng với tình nghĩa ruột thịt của người Việt mình dù xa cách thế nào cũng chẳng bao giờ chia cắt được. Nỗi đau vẫn là nỗi đau chung. "Máu chảy ruột mềm" nên có bất cứ nỗi đau nào dù do thiên tai hay do con người đều được chia sẻ. Cái khoảng cách về không gian và thời gian được thu hẹp lại, mang đến cho nhau một ngọn lửa ân tình.
Có lẽ rất nhiều người ở Việt Nam muốn nói lời chia sẻ này với những kiều bào đang gặp khó khăn mà chưa có cách nào nói được. Vậy nếu có đọc được những dòng này xin hiểu cho đây là lời thăm hỏi chân tình, là tấm lòng của những người dân bình thường, của những người dân lao động ở VN đến với các bạn. Xin chia buồn cùng những mất mát mà kiều bào ta đang phải gánh chịu. Cầu mong mọi sự an lành sẽ đến với kiều bào ở những vùng bị thiên tai trong những ngày sắp tới.
* Từ chuyện bẩn trong thể thao đến chuyện nước bẩn
Trở lại những chuyện "lẩm cẩm" ở VN, như tôi đã trình bày trong một số trước, chuyện trọng tài VN nhận hối lộ là thứ chuyện lần thứ nhất xảy ra ở VN và cũng là chuyện hiếm trong làng thể thao thế giới. Nhưng sự thật không phải thế. Những tin đồn về việc trọng tài "xây cá nại", bênh đội này bỏ đội kia, là chuyện thường thấy trong làng bóng đá ở VN. Đã từ lâu rồi, khán giả trên sân bóng và ngay cả các cầu thủ cũng đã tỏ ra bất bình với những trọng tài vì những thẻ phạt không chính xác. Không kể đến những vị trọng tài thiếu năng lực, còn non kém, được gọi là "gà mờ", còn lại là những trọng tài thiên vị vì tình cảm hay bị một đội nào đó mua chuộc.
Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến hối lộ
Một nguyên nhân quan trọng hơn là nếu "ông vua sân cỏ" ấy bị một thế lực kiểu mafia điều khiển để cho dân bắt cá độ thua chỏng gọng, bọn trùm cá độ hưởng lợi, thì sự việc quan trọng hơn nhiều. Một đội mạnh đá với một đội tương đối yếu trong một trận đấu được kể là quan trọng thường có số tiền cá độ rất cao. Dân VN từ xưa đến nay vẫn có máu mê cá độ. Họ cá cược từ mỗi trận ở nước ngoài đến trận trong nước được tường thuật trực tiếp qua truyền hình. Có khi "nổi cơn lên", họ cá từ một đường phạt góc đến từng hiệp đấu và khi 2 đội hòa nhau, phải sút luân lưu, họ lại cá từng quả một cho đến kết quả cuối cùng. Mỗi lần cá như vậy, có thể là từ vài trăm ngàn cho đến một hai tờ xanh hay còn gọi là một hai "chai" (một vài trăm USD) nếu là dân cay cú và là dân "cậu". Như thế đủ thấy dân cá độ VN máu me như thế nào.
Nếu tính chung ở khắp các "mặt trận cá độ" từ thành đến tỉnh ở VN, mỗi trận có thể lên đến vài chục tỉ đồng. Như thế thì cái "áp phe bóng đá" này không hề nhỏ. Nếu vị "vua sân cỏ" làm theo đúng chỉ thị của "tổ chức cá độ" trong bóng tối thì phần thưởng sẽ nhiều lắm, chứ không dừng lại ở con số vài chục triệu và chia ra thì trọng tài cũng chỉ có dăm bảy triệu đồng như việc mua bán độ giữa các Câu lạc bộ. Các cầu thủ cũng vậy, đã có nhiều cầu thủ bị điều tra, bi nghi ngờ là "bán độ". Thế nên rất nhiều khán giả không còn tin tưởng gì vào những trận đấu trung thực nữa. Những cuộc dàn xếp tỉ số làm cho những trận đấu trở nên chán ngắt. Nhất là khi vào cuối mùa bóng, những đội đã chắc chắn đứng ở vị trí không bị xuống hạng, họ sẵn sàng dàn xếp với một đội nào đó cần điểm để trụ hạng. Những cuộc dàn xếp, có thể nói thẳng ra rằng rất trắng trợn đến nỗi khán giả nào cũng biết, chứ không cần đến lời bàn "Mao tôn cương" của mấy ông phóng viên. Vậy mà mọi chuyện vẫn cứ xảy ra như một kịch bản cũ mèm, đào kép cứ trơ tráo diễn trước mặt bàn dân thiên hạ, không một chút ngượng ngùng. Những hình ảnh ấy xảy ra trên các sân cỏ VN không phải là hiếm. Tai tiếng ấy vẫn cứ là tai tiếng từ năm bảy năm nay, nó rành rành ra đấy, song chẳng có chứng cứ gì nên tất cả vẫn chỉ là "sự nghi ngờ", có thể có mà có thể không. Khán giả chán, dư luận chán, cũng thế thôi. Cứ như chuyện cảnh sát giao thông chặn xe ăn hối lộ (ở đây gọi là "làm luật"), ai cũng biết, song bắt được thì mới có bằng chứng mà không bắt được thì cứ thế mà "triển khai" cho nó đầy túi quan.
* Một tí chuyện "ngoài lề"
Nhân nhắc đến chuyện này, trong những ngày gần đây, nhiều người dân bày tỏ một thắc mắc hay đúng hơn là một nghi ngại rất lớn. Mới đây thôi, ngày 25-8 vừa qua, tại Đồng Nai, có mấy vị đại diện cho các cơ quan có thế lực ở Đồng Nai, xét xử vụ một tổ gồm 4 vị Cảnh sát giao thông (CSGT) ăn hối lộ của mấy anh xe đò trên đường từ Bắc vô Nam. 4 vị CSGT đó là ba đại úy Phạm Văn Hợi, Phạm Văn Nhu, Nguyễn Văn Bán và thượng úy Trương Minh Hiếu.
Cả 4 vị giữ gìn "kỷ cương phép nước" trên đường giao thông cùng "thống nhất" bàn bạc một "phương án" ăn hối lộ rất "hiện đại". Từ tháng 4 đến tháng 10-2004, mỗi ngày tổ này thu được trung bình từ 3 đến 4 triệu đồng. Tổng cộng lên đến vài trăm triệu đồng. Tổ chức này rất bài bản, chặt chẽ: bốn vị có nhiệm vụ thổi tu hít và "múa gậy", chặn tất cả các loại xe, thuê luôn hai anh xe ôm là Quân và Chính làm công việc canh gác (mà ở đây dùng cho đúng từ ngữ là cảnh giới), để theo dõi, đề phòng các đoàn thanh tra và cánh nhà báo "rình mò", đồng thời cũng lo luôn việc môi giới, ra giá với cánh chạy xe. Nhưng các vị này "hơi tham", thay vì nhận năm trăm ngàn thì mọi chuyện êm xuôi, cánh CSGT cứ đòi tăng giá lên hơn một triệu nên tài xế ức quá mới đi tố cáo chứ chẳng phải thanh tra nào mò ra. Vụ này bị bắt quả tang và đã bị khởi tố. Hai vị bị khởi tố là Nhu và Hợi, còn 2 vị Hiếu và Bàn bỗng nhiên được các vị đại diện Ban nội chính tỉnh ủy, Viện Kiểm sát và CA tỉnh Đồng Nai "cứu xét" cho đình chỉ điều tra, tha miễn trách nhiệm hình sự. Với lý do là vì "nhân thân tốt" và "vai trò mờ nhạt". Đó là điều người dân không hiểu nổi. Ăn hối lộ có tổ chức tinh vi, có chuẩn bị về cách thức đối phó, bị "bắt tận tay day tận trán" cùng với "đồng bọn" mà được tha bổng thì sướng thật. Làm như thế thì anh nào "nhân thân tốt" cứ việc ăn hối lộ thả dàn và sẽ trở thành một tấm gương.... "người tốt việc xấu" sáng choang cho mấy ông "cán bộ" Đồng Nai noi theo.
Cũng như các "đồng nghiệp" của ông, mới chỉ vài hôm trước "làm luật" với cánh tài xế trong quán cà phê trước cổng Ban thanh tra giao thông công chính, toàn bộ cuộc trả giá "thân mật" được cánh phóng viên khui ra từng chi tiết. Vậy mà họ vẫn cứ coi như không có chuyện gì xảy ra, đủ chứng tỏ họ không sợ, không ngán ngại bất cứ thế lực nào. Vì sao"
Bởi các vị bị ngồi tù, cùng lắm là vài niên, nhưng rồi "học tập tốt" sẽ được tha về sớm như các bậc tiền bối trong những vụ án lớn như vụ Năm Cam, hầu như chỉ một thời gian ngắn đã được tha về hết ráo để cùng vợ con hưởng phúc lâu dài. Đó là câu trả lời tại sao nạn hối lộ cứ ngang nhiên tiếp diễn. Từ những cách hành xử trước mắt như thế này, người dân có quyền đặt câu hỏi: Liệu có thể tin được vào cái thiện chí diệt tham nhũng thật sự hay chỉ là những "kịch bản" dàn dựng cho xôm tụ"
* Những vấn nạn lớn
Xin trở về với chuyện trọng tài nhận hối lộ. Sự việc trọng tài nhận hối lộ đã trở nên quan trọng, có tầm mức lớn hơn khi ông chủ tịch Liên đoàn Bóng Đá Thế Giới đã chủ động "thăm hỏi" về sự kiện này.
Trong ngày làm việc thứ hai tại Thụy Sĩ, phái đoàn Bóng đá Việt Nam đã bị một phen "ngớ ngẩn" khi Chủ tịch FIFA S.Blatter chủ động hỏi về các sự kiện còn nóng hổi vừa xảy ra đối với bóng đá VN". Tổng thư ký Liên đoàn Bóng đá VN Trần Quốc Tuấn đã cho biết như vậy. Chẳng biết nên gọi đây là một sự "thăm hỏi" hay một lời cảnh cáo hoặc một sự "dạy dỗ" các đội bóng đàn em, nhưng dù với dụng ý nào thì cũng là một vết nhơ đối với bóng đá thế giới, làm cả "phái đoàn" bẽ mặt và những người Việt Nam, dù ở đâu cũng thấy đau lòng và mắc cỡ mỗi khi phải nhắc đến bóng đá còn non trẻ của nước mình. Mới non trẻ mà đã thế thì không biết rồi tương lai sẽ đi về đâu.
Thứ hai là những tiết lộ mới nhất cho biết không phải chỉ có một trận đấu hay một đội mắc "chứng mua bán độ" mà còn nhiều đội khác cũng ở trong vòng tròn ma lực của đồng tiền chi phối thể thao. Ngay cả một trận đấu được gọi là quốc tế, cơ quan điều tra cũng khẳng định là đang gấp rút thu thập lại tài liệu và sẽ mở rộng hướng điều tra sang các trận đấu quốc tế của bóng đá Việt Nam, trong đó có cả những trận đấu đáng nghi ngờ của đội tuyển nam quốc gia. Đặc biệt, cơ quan điều tra sẽ lật lại vụ án móc nối bán độ của Nguyễn Việt Thắng và Lương Trung Tuấn ở CLB Hoàng Anh Gia Lai tại Cúp C1 Đông Nam Á 2 năm trước đây tại Indonesia.
Hẳn là tất cả cầu thủ và các nhà "lãnh đạo" những đội bóng đều hiểu rất rõ: Mang chuông đi đấm xứ người, tức là mang danh dự của cả một quốc gia ra thi thố với thế giới. Nếu là sự yếu kém về năng lực kỹ thuật thì còn chấp nhận được, đôi khi còn là một tinh thần cố gắng học hỏi đáng khen, nhưng lại dở cái trò "ma tịt" xấu xa ra thì không bao giờ, không thể nào tha thứ được. Hy vọng cơ quan điều tra sẽ thẳng tay và sớm tìm ra kết luận chính thức về sự việc đáng xấu hổ này, đồng thời phải có biện pháp trừng phạt thật nặng cho những kẻ mang bán rẻ lương tâm và danh dự Quốc Gia.
Thứ ba là tờ báo Bóng Đá, cơ quan ngôn luận của Liên đoàn bóng đá (LĐBĐ) VN, có thông tin cho rằng một số cầu thủ Đông Á - Thép Pomina (ĐA.TP) đã được chích doping trị giá bạc triệu để khỏe hơn trong một số trận đấu quan trọng, đặc biệt là ở trận quyết định suất thăng hạng V-League với Tôn Hoa Sen Cần Thơ. Tuy vậy, thông tin này đã bị HLV của đội ĐA.TP, ông Nguyễn Thành Vinh phủ nhận. Ông này hùng hồn tuyên bố: "Tôi đang cố gắng thu thập chữ ký của các cầu thủ để kiện lại tờ báo này và tổng biên tập phải giải thích lấy nguồn tin đó từ đâu"
Chẳng thiếu gì những "phủ nhận" để rồi bị "công nhận". Nhưng hãy cứ chờ đợi xem ông HLV Nguyễn Thành Vinh có kiện thật hay đó chỉ là lời "cải chính hùng hồn" lúc ban đầu, rồi vụ "kiện ngược" sẽ không bao giờ xảy ra. Mong rằng ông HLV sẽ thắng kiện để các cầu thủ được giải oan hơn là chúng ta phải nhìn thấy cả một thế hệ tuổi trẻ bị đầu độc bởi tham vọng của những ông lớn.
Thứ tư là theo dư luận xôn xao thì đội Đông Á - Thép Pomina chỉ đá sạch 6 trận trong số 22 trận đấu của một mùa giải, tức là ¾ trận đấu chỉ là "đá cuội". Có một đội như thế thì những đội khác cũng có thể làm như thế. Tất nhiên dân cá độ cay cú vì bị lừa, chẳng thiếu gì anh ngã ngửa ra khi ra sức cổ vũ cho "đội nhà" để rồi bị phản bội. Từ đó ngay cả những khán giả VN không cá độ cũng cảm thấy bị xúc phạm nặng nề khi phải bỏ thì giờ ra ngồi thưởng thức những anh chơi bịp.
Đó là những vấn nạn lớn trong nền thể thao VN hiện nay.
* Ai đưa và ai nhận"
Nhìn vào những vấn nạn này thì chuyện một số trọng tài vừa bị bắt, bị tố cáo nhận và chia chác tiền hối lộ của các đội bóng chỉ là chuyện nhỏ. Tầm mức ảnh hưởng của nó mới là lớn.
Kể từ đầu tháng 9 vừa qua, khi Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C14) - Bộ Công an có văn bản đề nghị khởi tố giám đốc điều hành CLB Đông Á - Thép Pomina (ĐA.TP) Vũ Tiến Thành, Viện kiểm sát Tối cao đã chính thức phê chuẩn quyết định khởi tố bị can. Ông Vũ Tiến Thành bị khởi tố bị can về tội "Đưa hối lộ" làm cho làng bóng đá VN như gặp một trận bão, không kém gì sự bàn tán xôn xao về Katrinagate đang diễn ra ở Mỹ.
Tất nhiên kẻ đưa hối lộ thì phải có người "vui lòng" nhận hối lộ. Tiếp theo sau đó là những ông trọng tài bị sờ gáy. Đầu tiên là trọng tài Nguyễn Hữu Thành - trọng tài chính điều khiển trận ĐA.TP gặp Huda Huế - ngày 1-9 đã gởi tường trình đến Ban tổ chức giải thừa nhận có nhận lót tay từ giám đốc điều hành đợi Đông Á- Thép Pomina Vũ Tiến Thành 1,6 triệu đồng. Số tiền này trọng tài Nguyễn Hữu Thành nhận được sau một cuộc nhậu có mặt ông Vũ Tiến Thành. Nhưng cơ quan điều tra lại cho biết việc trọng tài Nguyễn Hữu Thành nhận 1,6 triệu đồng là chưa chính xác bởi trọng tài Thành còn có khả năng nhận tiền từ trọng tài Lương Trung Việt và một số đối tác khác.
Sau đó một màn kêu gọi các trọng tài và các cầu thủ "có liên quan" ra tự thú, song chẳng ai ra tự thú. Cơ quan điều tra lại phải sử dụng "chiếân thuật" khác, hứa hẹn tất cả những người tự thú, thành khẩn khai báo sẽ giờ giữ kín tên tuổi và giảm nhẹ hình phạt. Ngay sau đó đã có khoảng 10 trọng tài và cá nhân liên quan đã tự nguyện ra khai báo và nộp lại tiền nhận được qua các vụ dàn xếp tỉ số làm sai lệch các trận đấu, đáng chú ý là trong số đó có ít nhất 1-2 trọng tài đã được phong cấp trọng tài FIFA.
Hai trọng tài đã khai báo thành khẩn và tự giác nộp lại tiền hối lộ là Nguyễn Đức Vũ (Bình Thuận), Nguyễn Hữu Thành (Khánh Hòa) sẽ được triệu tập gấp ra Hà Nội để lấy lời khai. Với các giám sát và trọng tài thiếu thành khẩn, còn quanh co, có thể phía công an sẽ có biện pháp mạnh.
Đến nay, ngoài 3 trọng tài làm nhiệm vụ trận ĐATP - Huế tự giác nộp lại tiền là Vũ Bá Lâm (Thanh Hóa - 2,5 triệu đồng), Trần Đại (Quảng Ngãi - 2,5 triệu đồng), Thái Thượng Triết (An Giang - 1,5 triệu đồng) và trọng tài môi giới Lương Trung Việt khai nhận 4,5 triệu đồng, chỉ mới có tổng cộng 11 triệu đồng, cộng thêm số tiền vừa thừa nhận của 2 trọng tài Đức Vũ và Hữu Thành thì cũng chỉ mới trên dưới 16 triệu đồng. Vẫn còn khoảng 4 triệu đồng nữa cho một mắt xích bị vỡ ra ban đầu này và từ sự khai nhận trên đã hé lộ có một sự sa sút về phẩm chất của một số vua sân cỏ trước những cám dỗ của một đường dây mua chuộc trọng tài hẳn hòi.
Cuộc điều tra còn đang tiếp tục và chắc sẽ còn nhiều quan chức thể thao nữa bị điều tra và còn lòi ra nhiều tình tiết ly kỳ khác nữa về vụ án bẩn này trong làng thể thao VN.
Ngoài ra, scandal Giám đốc Sở Thể dục Thể thao Thừa Thiên - Huế Ngô Văn Trân mua chuộc đội Khánh Hòa cũng đã được cơ quan điều tra tiết lộ. Thì ra, lời tường trình của ông Trân với Liên đoàn bóng đá VN là không đúng sự thật. Ông Trân là người chủ động móc nối với cầu thủ CLB Khánh Hòa ngay từ đầu chứ không phải bị cài bẫy. Nói đúng hơn, ông cũng bị sập bẫy nhưng là bẫy do công an giăng ra.
Cơ quan điều tra cho biết, bằng chứng sai phạm của ông Trân đã rất rõ ràng và đủ để xử lý. Tuy nhiên, Liên đoàn bóng đá VN vẫn tỏ ra khá "tôn trọng" thành viên của mình. Thất bại trong cuộc "thương thuyết" đề nghị ông Trân nên tự rút lui ra khỏi Ban chấp hành, Liên đoàn đã chấp thuận để ông này được "giãi bày tâm sự những điều nhạy cảm" trước khi bị bãi miễn tại phiên họp Ban chấp hành vào cuối năm nay! Thật là một sự "tôn trọng" đáng buồn. Những sự việc có đủ bằng chứng như thế mà còn "ngâm tôm", không xử ngay mà còn dây dưa kéo dài thì bao giờ người dân mới tin tưởng được vào sự làm trong sạch nền bóng đá VN" Không làm trong được thì nó lại đục như nước máy Sài Gòn thôi.
* Điểm qua nước máy Sài Gòn
Hơn một năm qua kể từ khi Nhà máy nước sông Sài Gòn đi vào hoạt động, hàng trăm ngàn gia đình trong nhiều khu vực ở Sài Gòn phải sử dụng nước máy bị nhiễm bẩn. Nhiều nhà dân trước đây sử dụng nước máy của Nhà máy nước Thủ Đức tuy có thiếu và yếu trong giờ cao điểm nhưng nước trong, sạch, uống được.
Bây giờ có nước, nước có mạnh hơn nhưng nước bị nhiễm bẩn với nhiều màu sắc - nhẹ nhất vàng như nước trà, vàng đậm, đục ngầu, lợn cợn đến đen xỉn như nước cống, nước sình và có cả mùi hôi thối...
Tiết lộ đó làm cả thành phố giật mình. Các quan chức thuộc cơ quan được gọi là "cơ quan chức năng" giải thích vòng vo: "Thủ phạm" gây ra nước bẩn là nguồn nước ngầm! Đó là thừa nhận của ông Võ Dũng, tổng giám đốc Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn, chiều 9-9, mặc dù trong cuộc họp ông Dũng cho rằng nguyên nhân của mọi nguyên nhân là do đường ống cũ, mục.
Cơ quan chức năng lại nêu ra thêm một nguyên nhân nữa có vẻ "thời sự" hơn: các tuyến ống vênh nhau là do các trận động đất vừa qua làm ống dịch chuyển. Nếu vì động đất thì đường ống nước chỗ nào trong toàn thành phố cũng có thể bị "vênh" cho nước bẩn tràn vào cả.
Người ta biết có tình trạng đường ống cấp nước nằm trong cống thoát nước, hoặc có nhiều đường ống bị bể làm cho nước cống tràn vào, hòa chung với nước sạch... Nếu đúng như vậy thì thử tính lại đường ống nước của Sài Gòn đến nay được bao nhiêu tuổi" Đường "trẻ" nhất cũng là 30 năm, "già"nhất là 100 năm, tức là từ khi "Tây hạ thành Hà Nội". Với số tuổi đứng vào đại thượng thọ đó, đường ống nào cũng có thể bị nhiễm bẩn vì nước cống rãnh tràn vào hoặc dò rỉ vào chung với nước sạch.
Cuối cùng chuyện ống nước Sài Gòn được giải quyết bằng lời hứa của tổng giám đốc Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn: "Chúng tôi sẽ cử một tổ kiểm tra các giếng ngầm trong thời gian tới. Giếng nào có hàm lượng sắt, mangan trên 0,1mg/lít đều cho đóng cửa. Giếng ngầm đạt chuẩn mới cho hoạt động." Lại phải chờ xem đến bao giờ người dân Sài Gòn mới thật sự yên tâm về nguồn nước sạch.
* Một chút thông cảm
Xin tạm dừng chuyện nước sạch nước bẩn ở đây, tôi sẽ trở lại vấn đề này nếu xét thấy cần thiết. Quay lại chuyện bóng đá, có ý kiến của nhiều người thực sự quan tâm đến bóng đá cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến "tiêu cực" trong bóng đá ở VN xuất phát từ thu nhập của trọng tài và cầu thủ quá thấp. Một cầu thủ bán độ trong một trận họ có thể bỏ túi vài chục triệu đồng, trong khi một trận thắng chỉ được khoảng vài triệu đã là cao. Trọng tài cũng thế, chỉ lãnh từ 400 ngàn đến 800 ngàn đồng một trận ở giải chuyên nghiệp với đủ mọi thứ áp lực và căng thẳng thì làm sao nuôi sống họ được"! Thế nên nghe lời tự khai của trọng tài nhận hối lộ mới thấy được sự thất đáng thương: Trọng tài Lương Trung Việt có gặp trọng tài Đức Vũ. Ông Việt than hoàn cảnh gia đình mình khó khăn, đề nghị ông Vũ trích lại 500.000 đồng cho mình. số tiền 1,5 triệu đồng còn lại đã được đưa cho ông Vũ.
Vua sân cỏ mà phải "năn nỉ" xin năm trăm ngàn đồng thì thật chua xót. Một số cầu thủ cũng vậy, họ thường là những thanh niên sống ở vùng nông thôn, vài triệu đồng đối với họ lớn lắm, nói chi đến vài chục triệu là thứ mồi câu quá thơm, làm một lần ăn cả năm. Thế nên... mọi chuyện đều có thể xảy ra. Đã đành "đói cho sạch, rách cho thơm" là câu ngạn ngữ của mọi con người, nhưng thực tế mà xét thì có mấy ai trong thời đại này giữ được mình như thế. Nhất là khi nạn tham nhũng hối lộ cứ xảy ra hàng ngày trước mắt họ đã trở thành thứ chuyện thường tình trong xã hội thì đây là lý do có thể "giảm khinh" chút đỉnh cho những người nghèo có cơ hội kiếm chác chút đỉnh mà họ nghĩ là... không hại đến ai.
Tham nhũng đã lan tới thể thao và lan tới cả những người nghèo khó. Còn chỗ nào nó không len tới được không" Đó mới là điều đáng phải suy nghĩ.
Vì khuôn khổ trang báo có hạn nên ngoài những chuyện tưởng rằng "tham nhũng không hại đến ai", còn vô số chuyện tham nhũng trên đầu trên cổ người dân và "tiêu cực" giữa thanh thiên bạch nhật, tôi sẽ tường trình trong một số sau.
Ở Sài Gòn, những ngày đầu tiên, khi có tin cơn bão tàn phá bang Mississippi, New Orleans, Louisiana... hầu như mọi người đều nghĩ có lẽ không có nhiều người Việt và nếu có cũng không nhiều. Bởi từ lâu, những người dân ở Sài Gòn thường chỉ biết đến bà con anh em sống ở những bang như California, Virginia, Houston... Mặc dầu họ cũng đã nhận được ngay thông tin và hình ảnh khủng khiếp của cơn bão này qua những kênh truyền hình quốc tế và đài Sài Gòn - Hà Nội. Tất nhiên, người dân Việt cũng chia sẻ những mất mát đau thương của người dân Mỹ. Nhưng vào những ngày cuối tuần vừa qua thì nguồn tin con số gần 50.000 người dân Việt Nam trong các bang bị bão Katrina vùi dập đã làm người dân VN xúc động và lo lắng. Tổng hợp các nguồn tin gần đây từ các cơ quan thông tin nước ngoài có thể tóm tắt:
Theo SBTN, AP, LA Times: "Được biết, hơn 55.000 người Mỹ gốc Việt đã chịu ảnh hưởng của bão Katrina. Theo Đài SBTN, nếu chỉ trong một cộng đồng nhỏ mà con số người chết "có thể hơn 70 người" thì cũng dễ dàng hình dung rằng tổng số người Việt thiệt mạng có thể lên tới hàng trăm. Một ngư dân ở thành phố Gulfport cho biết có khoảng 20 chiếc tàu đánh cá của người Việt bị sóng đánh chìm tại vùng này, trong đó người ta e rằng cũng có vài chục người tử vong".
Dù những người phải chạy đi lánh nạn đã nhận được sự giúp đỡ từ những cá nhân, tổ chức cũng như từ chính quyền, nhưng cuộc sống của họ vẫn còn hết sức khó khăn. Hiện cộng đồng người Việt đang cần được chăm sóc về y tế và rất thiếu thốn các vật dụng cần thiết như chăn, màn... Chính quyền địa phương đã hứa hẹn sẽ đưa vài trăm căn nhà dã chiến đến cho các nạn nhân Việt tạm trú nhưng điều này cũng chưa biết đến bao giờ mới thực hiện được. Khí hậu vào cuối mùa hè đang bắt đầu trở lạnh, nếu không được cung cấp chỗ trú ngụ thì các nạn nhân sẽ gặp rất nhiều khó khăn..."
Rồi những phóng sự sống của các đài phát thanh và truyền hình liên tiếp đưa lên những hình ảnh của người Việt mình trong các nơi tạm trú lánh nạn, tiếng nói của chính những người tị nạn đó kể về những giây phút kinh hoàng và cuộc sống hiện nay. Có gia đình mất hết gia sản đã xây dựng được từ vài chục năm qua mà không có bảo hiểm, bây giờ trở thành tay trắng, không biết bao giờ mới xây dựng lại được. Nhìn cảnh hoang tàn của những thành phố sau khi nước rút đi càng thấy thê thảm hơn.
Ở Sài Gòn, đã có không ít công nhân viên của các công ty, xí nghiệp tự động đóng góp kẻ ít người nhiều, mang đến một cơ quan báo chí hoặc một hội đoàn từ thiện nào đó để gọi là đóng góp "chút xíu" với bà con mình ở nước ngoài. Lời bày tỏ chân thật: "Số tiền không lớn nhưng đây là tấm lòng, tình cảm của toàn thể công nhân viên đối với đồng bào ở xa quê hương; mong bà con sớm qua cơn hoạn nạn..." Những người công nhân ấy đều hiểu rằng ở một nước "giàu có" như nước Mỹ thì sự cứu trợ sẽ được thực hiện nhanh chóng và rồi sẽ đầy đủ, người Việt mình sẽ không chịu cảnh đói rét lâu dài. Nhưng họ vẫn muốn thể hiện tấm lòng của mình một cách thiết thực. Và họ chưa bao giờ quên trong bất cứ hoàn cảnh nào, khi một vùng nào ở VN gặp khó khăn vì thiên tai bão lụt, kiều bào ở nước ngoài rất sốt sắng tham gia cứu trợ. Ngay cả khi một người, một gia đình, cần đến sự tương trợ, Việt kiều ở bất cứ nơi nào, cũng nhiệt tình ra tay cứu giúp và thường là sự âm thầm, thực tế, không ồn ào. Những tình nghĩa đó không thể quên. Thẳng thắn mà nói, sự giúp đỡ của kiều bào thường là lớn so với người Việt. Còn sự giúp đỡ của người Việt với kiều bào là nhỏ, nếu không muốn nói là rất nhỏ so với những nhu cầu của bà con ở nước ngoài. Thế nhưng cái giá trị của những tấm lòng thì không thể có giá trị nào so sánh được.
Tôi đã nhìn thấy những anh chị em công nhân với chiếc bì thư mỏng dính trên tay, hăng hái đi đến các thùng phiếu nhận quà gửi tặng kiều bào mới thấm thía được tấm lòng của họ. Những hình ảnh thật sự gây xúc động sâu sắc.
Ngay trong tuần này, các hội đoàn từ thiện VN cũng đang mở rộng cửa đón nhận sự đóng góp của người Việt đối với đồng bào của mình gặp nạn. Tự trong tấm lòng của những người dân, những công nhân viên mà đời sống của họ chưa ra khỏi cảnh túng thiếu, còn hàm chứa cả sự biết ơn cùng với tình nghĩa ruột thịt của người Việt mình dù xa cách thế nào cũng chẳng bao giờ chia cắt được. Nỗi đau vẫn là nỗi đau chung. "Máu chảy ruột mềm" nên có bất cứ nỗi đau nào dù do thiên tai hay do con người đều được chia sẻ. Cái khoảng cách về không gian và thời gian được thu hẹp lại, mang đến cho nhau một ngọn lửa ân tình.
Có lẽ rất nhiều người ở Việt Nam muốn nói lời chia sẻ này với những kiều bào đang gặp khó khăn mà chưa có cách nào nói được. Vậy nếu có đọc được những dòng này xin hiểu cho đây là lời thăm hỏi chân tình, là tấm lòng của những người dân bình thường, của những người dân lao động ở VN đến với các bạn. Xin chia buồn cùng những mất mát mà kiều bào ta đang phải gánh chịu. Cầu mong mọi sự an lành sẽ đến với kiều bào ở những vùng bị thiên tai trong những ngày sắp tới.
* Từ chuyện bẩn trong thể thao đến chuyện nước bẩn
Trở lại những chuyện "lẩm cẩm" ở VN, như tôi đã trình bày trong một số trước, chuyện trọng tài VN nhận hối lộ là thứ chuyện lần thứ nhất xảy ra ở VN và cũng là chuyện hiếm trong làng thể thao thế giới. Nhưng sự thật không phải thế. Những tin đồn về việc trọng tài "xây cá nại", bênh đội này bỏ đội kia, là chuyện thường thấy trong làng bóng đá ở VN. Đã từ lâu rồi, khán giả trên sân bóng và ngay cả các cầu thủ cũng đã tỏ ra bất bình với những trọng tài vì những thẻ phạt không chính xác. Không kể đến những vị trọng tài thiếu năng lực, còn non kém, được gọi là "gà mờ", còn lại là những trọng tài thiên vị vì tình cảm hay bị một đội nào đó mua chuộc.
Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến hối lộ
Một nguyên nhân quan trọng hơn là nếu "ông vua sân cỏ" ấy bị một thế lực kiểu mafia điều khiển để cho dân bắt cá độ thua chỏng gọng, bọn trùm cá độ hưởng lợi, thì sự việc quan trọng hơn nhiều. Một đội mạnh đá với một đội tương đối yếu trong một trận đấu được kể là quan trọng thường có số tiền cá độ rất cao. Dân VN từ xưa đến nay vẫn có máu mê cá độ. Họ cá cược từ mỗi trận ở nước ngoài đến trận trong nước được tường thuật trực tiếp qua truyền hình. Có khi "nổi cơn lên", họ cá từ một đường phạt góc đến từng hiệp đấu và khi 2 đội hòa nhau, phải sút luân lưu, họ lại cá từng quả một cho đến kết quả cuối cùng. Mỗi lần cá như vậy, có thể là từ vài trăm ngàn cho đến một hai tờ xanh hay còn gọi là một hai "chai" (một vài trăm USD) nếu là dân cay cú và là dân "cậu". Như thế đủ thấy dân cá độ VN máu me như thế nào.
Nếu tính chung ở khắp các "mặt trận cá độ" từ thành đến tỉnh ở VN, mỗi trận có thể lên đến vài chục tỉ đồng. Như thế thì cái "áp phe bóng đá" này không hề nhỏ. Nếu vị "vua sân cỏ" làm theo đúng chỉ thị của "tổ chức cá độ" trong bóng tối thì phần thưởng sẽ nhiều lắm, chứ không dừng lại ở con số vài chục triệu và chia ra thì trọng tài cũng chỉ có dăm bảy triệu đồng như việc mua bán độ giữa các Câu lạc bộ. Các cầu thủ cũng vậy, đã có nhiều cầu thủ bị điều tra, bi nghi ngờ là "bán độ". Thế nên rất nhiều khán giả không còn tin tưởng gì vào những trận đấu trung thực nữa. Những cuộc dàn xếp tỉ số làm cho những trận đấu trở nên chán ngắt. Nhất là khi vào cuối mùa bóng, những đội đã chắc chắn đứng ở vị trí không bị xuống hạng, họ sẵn sàng dàn xếp với một đội nào đó cần điểm để trụ hạng. Những cuộc dàn xếp, có thể nói thẳng ra rằng rất trắng trợn đến nỗi khán giả nào cũng biết, chứ không cần đến lời bàn "Mao tôn cương" của mấy ông phóng viên. Vậy mà mọi chuyện vẫn cứ xảy ra như một kịch bản cũ mèm, đào kép cứ trơ tráo diễn trước mặt bàn dân thiên hạ, không một chút ngượng ngùng. Những hình ảnh ấy xảy ra trên các sân cỏ VN không phải là hiếm. Tai tiếng ấy vẫn cứ là tai tiếng từ năm bảy năm nay, nó rành rành ra đấy, song chẳng có chứng cứ gì nên tất cả vẫn chỉ là "sự nghi ngờ", có thể có mà có thể không. Khán giả chán, dư luận chán, cũng thế thôi. Cứ như chuyện cảnh sát giao thông chặn xe ăn hối lộ (ở đây gọi là "làm luật"), ai cũng biết, song bắt được thì mới có bằng chứng mà không bắt được thì cứ thế mà "triển khai" cho nó đầy túi quan.
* Một tí chuyện "ngoài lề"
Nhân nhắc đến chuyện này, trong những ngày gần đây, nhiều người dân bày tỏ một thắc mắc hay đúng hơn là một nghi ngại rất lớn. Mới đây thôi, ngày 25-8 vừa qua, tại Đồng Nai, có mấy vị đại diện cho các cơ quan có thế lực ở Đồng Nai, xét xử vụ một tổ gồm 4 vị Cảnh sát giao thông (CSGT) ăn hối lộ của mấy anh xe đò trên đường từ Bắc vô Nam. 4 vị CSGT đó là ba đại úy Phạm Văn Hợi, Phạm Văn Nhu, Nguyễn Văn Bán và thượng úy Trương Minh Hiếu.
Cả 4 vị giữ gìn "kỷ cương phép nước" trên đường giao thông cùng "thống nhất" bàn bạc một "phương án" ăn hối lộ rất "hiện đại". Từ tháng 4 đến tháng 10-2004, mỗi ngày tổ này thu được trung bình từ 3 đến 4 triệu đồng. Tổng cộng lên đến vài trăm triệu đồng. Tổ chức này rất bài bản, chặt chẽ: bốn vị có nhiệm vụ thổi tu hít và "múa gậy", chặn tất cả các loại xe, thuê luôn hai anh xe ôm là Quân và Chính làm công việc canh gác (mà ở đây dùng cho đúng từ ngữ là cảnh giới), để theo dõi, đề phòng các đoàn thanh tra và cánh nhà báo "rình mò", đồng thời cũng lo luôn việc môi giới, ra giá với cánh chạy xe. Nhưng các vị này "hơi tham", thay vì nhận năm trăm ngàn thì mọi chuyện êm xuôi, cánh CSGT cứ đòi tăng giá lên hơn một triệu nên tài xế ức quá mới đi tố cáo chứ chẳng phải thanh tra nào mò ra. Vụ này bị bắt quả tang và đã bị khởi tố. Hai vị bị khởi tố là Nhu và Hợi, còn 2 vị Hiếu và Bàn bỗng nhiên được các vị đại diện Ban nội chính tỉnh ủy, Viện Kiểm sát và CA tỉnh Đồng Nai "cứu xét" cho đình chỉ điều tra, tha miễn trách nhiệm hình sự. Với lý do là vì "nhân thân tốt" và "vai trò mờ nhạt". Đó là điều người dân không hiểu nổi. Ăn hối lộ có tổ chức tinh vi, có chuẩn bị về cách thức đối phó, bị "bắt tận tay day tận trán" cùng với "đồng bọn" mà được tha bổng thì sướng thật. Làm như thế thì anh nào "nhân thân tốt" cứ việc ăn hối lộ thả dàn và sẽ trở thành một tấm gương.... "người tốt việc xấu" sáng choang cho mấy ông "cán bộ" Đồng Nai noi theo.
Cũng như các "đồng nghiệp" của ông, mới chỉ vài hôm trước "làm luật" với cánh tài xế trong quán cà phê trước cổng Ban thanh tra giao thông công chính, toàn bộ cuộc trả giá "thân mật" được cánh phóng viên khui ra từng chi tiết. Vậy mà họ vẫn cứ coi như không có chuyện gì xảy ra, đủ chứng tỏ họ không sợ, không ngán ngại bất cứ thế lực nào. Vì sao"
Bởi các vị bị ngồi tù, cùng lắm là vài niên, nhưng rồi "học tập tốt" sẽ được tha về sớm như các bậc tiền bối trong những vụ án lớn như vụ Năm Cam, hầu như chỉ một thời gian ngắn đã được tha về hết ráo để cùng vợ con hưởng phúc lâu dài. Đó là câu trả lời tại sao nạn hối lộ cứ ngang nhiên tiếp diễn. Từ những cách hành xử trước mắt như thế này, người dân có quyền đặt câu hỏi: Liệu có thể tin được vào cái thiện chí diệt tham nhũng thật sự hay chỉ là những "kịch bản" dàn dựng cho xôm tụ"
* Những vấn nạn lớn
Xin trở về với chuyện trọng tài nhận hối lộ. Sự việc trọng tài nhận hối lộ đã trở nên quan trọng, có tầm mức lớn hơn khi ông chủ tịch Liên đoàn Bóng Đá Thế Giới đã chủ động "thăm hỏi" về sự kiện này.
Trong ngày làm việc thứ hai tại Thụy Sĩ, phái đoàn Bóng đá Việt Nam đã bị một phen "ngớ ngẩn" khi Chủ tịch FIFA S.Blatter chủ động hỏi về các sự kiện còn nóng hổi vừa xảy ra đối với bóng đá VN". Tổng thư ký Liên đoàn Bóng đá VN Trần Quốc Tuấn đã cho biết như vậy. Chẳng biết nên gọi đây là một sự "thăm hỏi" hay một lời cảnh cáo hoặc một sự "dạy dỗ" các đội bóng đàn em, nhưng dù với dụng ý nào thì cũng là một vết nhơ đối với bóng đá thế giới, làm cả "phái đoàn" bẽ mặt và những người Việt Nam, dù ở đâu cũng thấy đau lòng và mắc cỡ mỗi khi phải nhắc đến bóng đá còn non trẻ của nước mình. Mới non trẻ mà đã thế thì không biết rồi tương lai sẽ đi về đâu.
Thứ hai là những tiết lộ mới nhất cho biết không phải chỉ có một trận đấu hay một đội mắc "chứng mua bán độ" mà còn nhiều đội khác cũng ở trong vòng tròn ma lực của đồng tiền chi phối thể thao. Ngay cả một trận đấu được gọi là quốc tế, cơ quan điều tra cũng khẳng định là đang gấp rút thu thập lại tài liệu và sẽ mở rộng hướng điều tra sang các trận đấu quốc tế của bóng đá Việt Nam, trong đó có cả những trận đấu đáng nghi ngờ của đội tuyển nam quốc gia. Đặc biệt, cơ quan điều tra sẽ lật lại vụ án móc nối bán độ của Nguyễn Việt Thắng và Lương Trung Tuấn ở CLB Hoàng Anh Gia Lai tại Cúp C1 Đông Nam Á 2 năm trước đây tại Indonesia.
Hẳn là tất cả cầu thủ và các nhà "lãnh đạo" những đội bóng đều hiểu rất rõ: Mang chuông đi đấm xứ người, tức là mang danh dự của cả một quốc gia ra thi thố với thế giới. Nếu là sự yếu kém về năng lực kỹ thuật thì còn chấp nhận được, đôi khi còn là một tinh thần cố gắng học hỏi đáng khen, nhưng lại dở cái trò "ma tịt" xấu xa ra thì không bao giờ, không thể nào tha thứ được. Hy vọng cơ quan điều tra sẽ thẳng tay và sớm tìm ra kết luận chính thức về sự việc đáng xấu hổ này, đồng thời phải có biện pháp trừng phạt thật nặng cho những kẻ mang bán rẻ lương tâm và danh dự Quốc Gia.
Thứ ba là tờ báo Bóng Đá, cơ quan ngôn luận của Liên đoàn bóng đá (LĐBĐ) VN, có thông tin cho rằng một số cầu thủ Đông Á - Thép Pomina (ĐA.TP) đã được chích doping trị giá bạc triệu để khỏe hơn trong một số trận đấu quan trọng, đặc biệt là ở trận quyết định suất thăng hạng V-League với Tôn Hoa Sen Cần Thơ. Tuy vậy, thông tin này đã bị HLV của đội ĐA.TP, ông Nguyễn Thành Vinh phủ nhận. Ông này hùng hồn tuyên bố: "Tôi đang cố gắng thu thập chữ ký của các cầu thủ để kiện lại tờ báo này và tổng biên tập phải giải thích lấy nguồn tin đó từ đâu"
Chẳng thiếu gì những "phủ nhận" để rồi bị "công nhận". Nhưng hãy cứ chờ đợi xem ông HLV Nguyễn Thành Vinh có kiện thật hay đó chỉ là lời "cải chính hùng hồn" lúc ban đầu, rồi vụ "kiện ngược" sẽ không bao giờ xảy ra. Mong rằng ông HLV sẽ thắng kiện để các cầu thủ được giải oan hơn là chúng ta phải nhìn thấy cả một thế hệ tuổi trẻ bị đầu độc bởi tham vọng của những ông lớn.
Thứ tư là theo dư luận xôn xao thì đội Đông Á - Thép Pomina chỉ đá sạch 6 trận trong số 22 trận đấu của một mùa giải, tức là ¾ trận đấu chỉ là "đá cuội". Có một đội như thế thì những đội khác cũng có thể làm như thế. Tất nhiên dân cá độ cay cú vì bị lừa, chẳng thiếu gì anh ngã ngửa ra khi ra sức cổ vũ cho "đội nhà" để rồi bị phản bội. Từ đó ngay cả những khán giả VN không cá độ cũng cảm thấy bị xúc phạm nặng nề khi phải bỏ thì giờ ra ngồi thưởng thức những anh chơi bịp.
Đó là những vấn nạn lớn trong nền thể thao VN hiện nay.
* Ai đưa và ai nhận"
Nhìn vào những vấn nạn này thì chuyện một số trọng tài vừa bị bắt, bị tố cáo nhận và chia chác tiền hối lộ của các đội bóng chỉ là chuyện nhỏ. Tầm mức ảnh hưởng của nó mới là lớn.
Kể từ đầu tháng 9 vừa qua, khi Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C14) - Bộ Công an có văn bản đề nghị khởi tố giám đốc điều hành CLB Đông Á - Thép Pomina (ĐA.TP) Vũ Tiến Thành, Viện kiểm sát Tối cao đã chính thức phê chuẩn quyết định khởi tố bị can. Ông Vũ Tiến Thành bị khởi tố bị can về tội "Đưa hối lộ" làm cho làng bóng đá VN như gặp một trận bão, không kém gì sự bàn tán xôn xao về Katrinagate đang diễn ra ở Mỹ.
Tất nhiên kẻ đưa hối lộ thì phải có người "vui lòng" nhận hối lộ. Tiếp theo sau đó là những ông trọng tài bị sờ gáy. Đầu tiên là trọng tài Nguyễn Hữu Thành - trọng tài chính điều khiển trận ĐA.TP gặp Huda Huế - ngày 1-9 đã gởi tường trình đến Ban tổ chức giải thừa nhận có nhận lót tay từ giám đốc điều hành đợi Đông Á- Thép Pomina Vũ Tiến Thành 1,6 triệu đồng. Số tiền này trọng tài Nguyễn Hữu Thành nhận được sau một cuộc nhậu có mặt ông Vũ Tiến Thành. Nhưng cơ quan điều tra lại cho biết việc trọng tài Nguyễn Hữu Thành nhận 1,6 triệu đồng là chưa chính xác bởi trọng tài Thành còn có khả năng nhận tiền từ trọng tài Lương Trung Việt và một số đối tác khác.
Sau đó một màn kêu gọi các trọng tài và các cầu thủ "có liên quan" ra tự thú, song chẳng ai ra tự thú. Cơ quan điều tra lại phải sử dụng "chiếân thuật" khác, hứa hẹn tất cả những người tự thú, thành khẩn khai báo sẽ giờ giữ kín tên tuổi và giảm nhẹ hình phạt. Ngay sau đó đã có khoảng 10 trọng tài và cá nhân liên quan đã tự nguyện ra khai báo và nộp lại tiền nhận được qua các vụ dàn xếp tỉ số làm sai lệch các trận đấu, đáng chú ý là trong số đó có ít nhất 1-2 trọng tài đã được phong cấp trọng tài FIFA.
Hai trọng tài đã khai báo thành khẩn và tự giác nộp lại tiền hối lộ là Nguyễn Đức Vũ (Bình Thuận), Nguyễn Hữu Thành (Khánh Hòa) sẽ được triệu tập gấp ra Hà Nội để lấy lời khai. Với các giám sát và trọng tài thiếu thành khẩn, còn quanh co, có thể phía công an sẽ có biện pháp mạnh.
Đến nay, ngoài 3 trọng tài làm nhiệm vụ trận ĐATP - Huế tự giác nộp lại tiền là Vũ Bá Lâm (Thanh Hóa - 2,5 triệu đồng), Trần Đại (Quảng Ngãi - 2,5 triệu đồng), Thái Thượng Triết (An Giang - 1,5 triệu đồng) và trọng tài môi giới Lương Trung Việt khai nhận 4,5 triệu đồng, chỉ mới có tổng cộng 11 triệu đồng, cộng thêm số tiền vừa thừa nhận của 2 trọng tài Đức Vũ và Hữu Thành thì cũng chỉ mới trên dưới 16 triệu đồng. Vẫn còn khoảng 4 triệu đồng nữa cho một mắt xích bị vỡ ra ban đầu này và từ sự khai nhận trên đã hé lộ có một sự sa sút về phẩm chất của một số vua sân cỏ trước những cám dỗ của một đường dây mua chuộc trọng tài hẳn hòi.
Cuộc điều tra còn đang tiếp tục và chắc sẽ còn nhiều quan chức thể thao nữa bị điều tra và còn lòi ra nhiều tình tiết ly kỳ khác nữa về vụ án bẩn này trong làng thể thao VN.
Ngoài ra, scandal Giám đốc Sở Thể dục Thể thao Thừa Thiên - Huế Ngô Văn Trân mua chuộc đội Khánh Hòa cũng đã được cơ quan điều tra tiết lộ. Thì ra, lời tường trình của ông Trân với Liên đoàn bóng đá VN là không đúng sự thật. Ông Trân là người chủ động móc nối với cầu thủ CLB Khánh Hòa ngay từ đầu chứ không phải bị cài bẫy. Nói đúng hơn, ông cũng bị sập bẫy nhưng là bẫy do công an giăng ra.
Cơ quan điều tra cho biết, bằng chứng sai phạm của ông Trân đã rất rõ ràng và đủ để xử lý. Tuy nhiên, Liên đoàn bóng đá VN vẫn tỏ ra khá "tôn trọng" thành viên của mình. Thất bại trong cuộc "thương thuyết" đề nghị ông Trân nên tự rút lui ra khỏi Ban chấp hành, Liên đoàn đã chấp thuận để ông này được "giãi bày tâm sự những điều nhạy cảm" trước khi bị bãi miễn tại phiên họp Ban chấp hành vào cuối năm nay! Thật là một sự "tôn trọng" đáng buồn. Những sự việc có đủ bằng chứng như thế mà còn "ngâm tôm", không xử ngay mà còn dây dưa kéo dài thì bao giờ người dân mới tin tưởng được vào sự làm trong sạch nền bóng đá VN" Không làm trong được thì nó lại đục như nước máy Sài Gòn thôi.
* Điểm qua nước máy Sài Gòn
Hơn một năm qua kể từ khi Nhà máy nước sông Sài Gòn đi vào hoạt động, hàng trăm ngàn gia đình trong nhiều khu vực ở Sài Gòn phải sử dụng nước máy bị nhiễm bẩn. Nhiều nhà dân trước đây sử dụng nước máy của Nhà máy nước Thủ Đức tuy có thiếu và yếu trong giờ cao điểm nhưng nước trong, sạch, uống được.
Bây giờ có nước, nước có mạnh hơn nhưng nước bị nhiễm bẩn với nhiều màu sắc - nhẹ nhất vàng như nước trà, vàng đậm, đục ngầu, lợn cợn đến đen xỉn như nước cống, nước sình và có cả mùi hôi thối...
Tiết lộ đó làm cả thành phố giật mình. Các quan chức thuộc cơ quan được gọi là "cơ quan chức năng" giải thích vòng vo: "Thủ phạm" gây ra nước bẩn là nguồn nước ngầm! Đó là thừa nhận của ông Võ Dũng, tổng giám đốc Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn, chiều 9-9, mặc dù trong cuộc họp ông Dũng cho rằng nguyên nhân của mọi nguyên nhân là do đường ống cũ, mục.
Cơ quan chức năng lại nêu ra thêm một nguyên nhân nữa có vẻ "thời sự" hơn: các tuyến ống vênh nhau là do các trận động đất vừa qua làm ống dịch chuyển. Nếu vì động đất thì đường ống nước chỗ nào trong toàn thành phố cũng có thể bị "vênh" cho nước bẩn tràn vào cả.
Người ta biết có tình trạng đường ống cấp nước nằm trong cống thoát nước, hoặc có nhiều đường ống bị bể làm cho nước cống tràn vào, hòa chung với nước sạch... Nếu đúng như vậy thì thử tính lại đường ống nước của Sài Gòn đến nay được bao nhiêu tuổi" Đường "trẻ" nhất cũng là 30 năm, "già"nhất là 100 năm, tức là từ khi "Tây hạ thành Hà Nội". Với số tuổi đứng vào đại thượng thọ đó, đường ống nào cũng có thể bị nhiễm bẩn vì nước cống rãnh tràn vào hoặc dò rỉ vào chung với nước sạch.
Cuối cùng chuyện ống nước Sài Gòn được giải quyết bằng lời hứa của tổng giám đốc Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn: "Chúng tôi sẽ cử một tổ kiểm tra các giếng ngầm trong thời gian tới. Giếng nào có hàm lượng sắt, mangan trên 0,1mg/lít đều cho đóng cửa. Giếng ngầm đạt chuẩn mới cho hoạt động." Lại phải chờ xem đến bao giờ người dân Sài Gòn mới thật sự yên tâm về nguồn nước sạch.
* Một chút thông cảm
Xin tạm dừng chuyện nước sạch nước bẩn ở đây, tôi sẽ trở lại vấn đề này nếu xét thấy cần thiết. Quay lại chuyện bóng đá, có ý kiến của nhiều người thực sự quan tâm đến bóng đá cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến "tiêu cực" trong bóng đá ở VN xuất phát từ thu nhập của trọng tài và cầu thủ quá thấp. Một cầu thủ bán độ trong một trận họ có thể bỏ túi vài chục triệu đồng, trong khi một trận thắng chỉ được khoảng vài triệu đã là cao. Trọng tài cũng thế, chỉ lãnh từ 400 ngàn đến 800 ngàn đồng một trận ở giải chuyên nghiệp với đủ mọi thứ áp lực và căng thẳng thì làm sao nuôi sống họ được"! Thế nên nghe lời tự khai của trọng tài nhận hối lộ mới thấy được sự thất đáng thương: Trọng tài Lương Trung Việt có gặp trọng tài Đức Vũ. Ông Việt than hoàn cảnh gia đình mình khó khăn, đề nghị ông Vũ trích lại 500.000 đồng cho mình. số tiền 1,5 triệu đồng còn lại đã được đưa cho ông Vũ.
Vua sân cỏ mà phải "năn nỉ" xin năm trăm ngàn đồng thì thật chua xót. Một số cầu thủ cũng vậy, họ thường là những thanh niên sống ở vùng nông thôn, vài triệu đồng đối với họ lớn lắm, nói chi đến vài chục triệu là thứ mồi câu quá thơm, làm một lần ăn cả năm. Thế nên... mọi chuyện đều có thể xảy ra. Đã đành "đói cho sạch, rách cho thơm" là câu ngạn ngữ của mọi con người, nhưng thực tế mà xét thì có mấy ai trong thời đại này giữ được mình như thế. Nhất là khi nạn tham nhũng hối lộ cứ xảy ra hàng ngày trước mắt họ đã trở thành thứ chuyện thường tình trong xã hội thì đây là lý do có thể "giảm khinh" chút đỉnh cho những người nghèo có cơ hội kiếm chác chút đỉnh mà họ nghĩ là... không hại đến ai.
Tham nhũng đã lan tới thể thao và lan tới cả những người nghèo khó. Còn chỗ nào nó không len tới được không" Đó mới là điều đáng phải suy nghĩ.
Vì khuôn khổ trang báo có hạn nên ngoài những chuyện tưởng rằng "tham nhũng không hại đến ai", còn vô số chuyện tham nhũng trên đầu trên cổ người dân và "tiêu cực" giữa thanh thiên bạch nhật, tôi sẽ tường trình trong một số sau.
Gửi ý kiến của bạn