Hiển nhiên ai cũng thấy: Trung Quốc sẽ không lùi bước ở Biển Đông. Nói chính xác, TQ chỉ muốn chiếm thêm, chứ không muốn nhượng bộ, và cũng sẽ không đứng một chỗ.
Bản tin RFI kể rằng Trung Quốc dọa kéo tàu quân sự Philippines ra khỏi bãi Cỏ Mây.
Bản tin RFI viết:
"Nhân dân Nhật báo Trung Quốc ngày 27/06/2016 nhận định: quân đội nước này «hoàn toàn có khả năng kéo tàu quân sự của Philippines ra khỏi vùng có tranh chấp ở Biển Đông (...) nhưng vì sự ổn định chung Trung Quốc sẽ kiên nhẫn và giữ thái độ kềm chế». Tuy vậy, sự kiên nhẫn của Bắc Kinh cũng có giới hạn.
Trích lại tin từ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, báo South China Morning Post, ấn bản tại Hồng Kông, nhắc lại: từ năm 1999 Philippines đã cố tình cho mắc cạn chiếc tàu rỉ sét BRP Sierra Madre trên bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), thuộc quần đảo Trường Sa, Biển Đông. Và Manila coi đây là một «căn cứ quân sự» của Philippines trong vùng. Hơn một chục nhân viên được điều tới hoạt động một cách thường trực trên tàu.
Bắc Kinh đã có những lời lẽ đe dọa như trên trong bối cảnh Tòa Án Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế La Haye chuẩn bị ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc lấn chiếm Biển Đông.
Báo Nhân Dân Trung Quốc nhấn mạnh là nước này «quyết tâm và thừa sức bảo vệ từng tấc đất» thuộc chủ quyền lãnh thổ và Bắc Kinh sẽ không chấp nhận phán quyết của Tòa Án La Haye.
Đây là một chiếc tàu chở dầu cũ của Mỹ, Philippines đã mua lại. Năm 2015 Hải quân nước này đã vượt qua vòng kiểm soát của tàu tuần duyên Trung Quốc, chuyển vật liệu để trùng tu chiếc tàu."
Trong khi đó, bản tin VOA nêu câu hỏi: Gần 50 nước ủng hộ Trung Quốc về biển Đông?
Bản tin VOA viết:
"Bắc Kinh tuyên bố rằng ít nhất 47 quốc gia đã ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp ở biển Đông.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh công bố con số này trong cuộc họp báo hôm 23/6.
Bà Hoa nói: "Số ủng hộ Trung Quốc tăng lên mỗi ngày, cho nên tôi không thể cung cấp con số cụ thể".
Nữ phát ngôn viên này nói thêm rằng con số thực tế "không phải là điều quan trọng nhất".
"Chừng nào ai đó có quan điểm khách quan, bất thiên vị, hiểu các điểm chính về lịch sử của biển Nam Trung Hoa [biển Đông] cũng như hiểu bản chất của cái gọi là vụ phân xử [vụ kiện của Philippines], bất kỳ quốc gia, tổ chức và cá nhân không thiên vị nào đều sẽ không do dự ủng hộ quan điểm công bằng của Trung Quốc," bà Hoa nói.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington, Mỹ, Trung Quốc đang "ráo riết vận động sự hậu thuẫn" đối với Bắc Kinh trước khi Tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc dự kiến sẽ ra phán quyết về vụ kiện "đường lưỡi bò" của Bắc Kinh trong tháng tới.
Hồi tháng Tư, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ủng hộ lập trường của Trung Quốc về việc giải quyết song phương tranh chấp biển Đông.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Nga cũng kêu gọi "các quốc gia ngoài cuộc ngừng can thiệp vào các cuộc đàm phán giữa các bên liên quan".
Trong khi đó, hôm 24/6, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã lên tiếng về việc Trung Quốc tiếp tục tiến hành xây dựng và đưa vào sử dụng một số công trình ở quần đảo Trường Sa,, cũng như về thông tin Tập đoàn Vận tải biển Trung Quốc COSCO có kế hoạch tổ chức các tuyến du lịch ra quần đảo Hoàng Sa..."
Trong khi đó, bản tin RFA đặt câu hỏi: Mục đích chuyến thăm Việt Nam của ông Dương Khiết Trì?
RFA ghi lời bình luận của một chuyên gia ngành ngoại giao:
"Dù cho rằng việc gặp gỡ như thế là tốt; nhưng một nhà ngoại giao kỳ cựu về vấn đề Trung Quốc như ông Dương Danh Dy lại cho rằng tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc là rõ ràng và Việt Nam phải chuẩn bị đối phó trước mọi tình huống, và xấu nhất là chiến tranh. Ông Dương Danh Dy phát biểu:
"Như tôi đã từng nói, nếu theo tham vọng, ý đồ của Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ làm nhiều việc nữa ở Biển Đông mà trong đó có khả năng họ sẽ đánh chiếm một số đảo ở Trường Sa mà hiện nay Việt Nam đang đóng giữ. Với ý đồ và sức mạnh của họ (Trung Quốc) thì họ có thể làm được việc đó.
Theo tôi Việt Nam không bao giờ muốn quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc xấu đi. Việt Nam bao giờ cũng muốn sống hòa thuận bên nước láng giềng Trung Quốc; nhưng Trung Quốc không để cho mình yên thì mình phải đối phó.
Việt Nam phải chuẩn bị đối phó với những khả năng xấu nhất mà Trung Quốc có thể làm với Việt Nam; kể cả chuyện gây chiến tranh! Những chuyện đó, Việt Nam không ảo tưởng gì cả!"..."
Nghĩa là, không mơ tưởng gì cả... phải lo cả viễn ảnh chiến tranh.
Trong khi đó, bản tin VnExpress hôm Thứ Hai 27-6-2016 cho biết Trung Quốc tuyên bố nước này phát hiện một mỏ băng cháy tại Biển Đông, được cho là bước tiến quan trọng trong việc phát triển nhiên liệu tinh khiết làm nguồn năng lượng mới.
Theo đó, báo Guangzhou Daily đưa tin cơ quan Khảo sát Địa chất Trung Quốc phát hiện mỏ băng cháy ở đáy biển sâu tại Biển Đông, gần lòng chảo Châu Giang, tức khu vực bồn địa cửa sông Châu. Khu vực này có thể chứa 100 - 150 tỷ m3 khí thiên nhiên.
Phát hiện mới nhất ở phía tây của lòng chảo hé lộ một vành đai rộng 350 km2 với những suối nước lạnh dưới mực nước biển 1.350-1.430 m.
Nghĩa là, nhiều kinh khủng, dự kiến. VnExpress cho biết một mét khối băng cháy chứa khoảng 164 mét khối khí thiên nhiên thông thường do nó ở thể nén. Nó cũng sạch hơn các nhiên liệu hóa thạch khác vì chứa ít chất gây ô nhiễm hơn. Tuy nhiên, việc khai thác nhiên liệu này vì mục đích thương mại gặp nhiều thách thức.
Thế là, tham vọng cứ mãi không ngừng...
Bản tin RFI kể rằng Trung Quốc dọa kéo tàu quân sự Philippines ra khỏi bãi Cỏ Mây.
Bản tin RFI viết:
"Nhân dân Nhật báo Trung Quốc ngày 27/06/2016 nhận định: quân đội nước này «hoàn toàn có khả năng kéo tàu quân sự của Philippines ra khỏi vùng có tranh chấp ở Biển Đông (...) nhưng vì sự ổn định chung Trung Quốc sẽ kiên nhẫn và giữ thái độ kềm chế». Tuy vậy, sự kiên nhẫn của Bắc Kinh cũng có giới hạn.
Trích lại tin từ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, báo South China Morning Post, ấn bản tại Hồng Kông, nhắc lại: từ năm 1999 Philippines đã cố tình cho mắc cạn chiếc tàu rỉ sét BRP Sierra Madre trên bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), thuộc quần đảo Trường Sa, Biển Đông. Và Manila coi đây là một «căn cứ quân sự» của Philippines trong vùng. Hơn một chục nhân viên được điều tới hoạt động một cách thường trực trên tàu.
Bắc Kinh đã có những lời lẽ đe dọa như trên trong bối cảnh Tòa Án Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế La Haye chuẩn bị ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc lấn chiếm Biển Đông.
Báo Nhân Dân Trung Quốc nhấn mạnh là nước này «quyết tâm và thừa sức bảo vệ từng tấc đất» thuộc chủ quyền lãnh thổ và Bắc Kinh sẽ không chấp nhận phán quyết của Tòa Án La Haye.
Đây là một chiếc tàu chở dầu cũ của Mỹ, Philippines đã mua lại. Năm 2015 Hải quân nước này đã vượt qua vòng kiểm soát của tàu tuần duyên Trung Quốc, chuyển vật liệu để trùng tu chiếc tàu."
Trong khi đó, bản tin VOA nêu câu hỏi: Gần 50 nước ủng hộ Trung Quốc về biển Đông?
Bản tin VOA viết:
"Bắc Kinh tuyên bố rằng ít nhất 47 quốc gia đã ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp ở biển Đông.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh công bố con số này trong cuộc họp báo hôm 23/6.
Bà Hoa nói: "Số ủng hộ Trung Quốc tăng lên mỗi ngày, cho nên tôi không thể cung cấp con số cụ thể".
Nữ phát ngôn viên này nói thêm rằng con số thực tế "không phải là điều quan trọng nhất".
"Chừng nào ai đó có quan điểm khách quan, bất thiên vị, hiểu các điểm chính về lịch sử của biển Nam Trung Hoa [biển Đông] cũng như hiểu bản chất của cái gọi là vụ phân xử [vụ kiện của Philippines], bất kỳ quốc gia, tổ chức và cá nhân không thiên vị nào đều sẽ không do dự ủng hộ quan điểm công bằng của Trung Quốc," bà Hoa nói.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington, Mỹ, Trung Quốc đang "ráo riết vận động sự hậu thuẫn" đối với Bắc Kinh trước khi Tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc dự kiến sẽ ra phán quyết về vụ kiện "đường lưỡi bò" của Bắc Kinh trong tháng tới.
Hồi tháng Tư, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ủng hộ lập trường của Trung Quốc về việc giải quyết song phương tranh chấp biển Đông.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Nga cũng kêu gọi "các quốc gia ngoài cuộc ngừng can thiệp vào các cuộc đàm phán giữa các bên liên quan".
Trong khi đó, hôm 24/6, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã lên tiếng về việc Trung Quốc tiếp tục tiến hành xây dựng và đưa vào sử dụng một số công trình ở quần đảo Trường Sa,, cũng như về thông tin Tập đoàn Vận tải biển Trung Quốc COSCO có kế hoạch tổ chức các tuyến du lịch ra quần đảo Hoàng Sa..."
Trong khi đó, bản tin RFA đặt câu hỏi: Mục đích chuyến thăm Việt Nam của ông Dương Khiết Trì?
RFA ghi lời bình luận của một chuyên gia ngành ngoại giao:
"Dù cho rằng việc gặp gỡ như thế là tốt; nhưng một nhà ngoại giao kỳ cựu về vấn đề Trung Quốc như ông Dương Danh Dy lại cho rằng tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc là rõ ràng và Việt Nam phải chuẩn bị đối phó trước mọi tình huống, và xấu nhất là chiến tranh. Ông Dương Danh Dy phát biểu:
"Như tôi đã từng nói, nếu theo tham vọng, ý đồ của Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ làm nhiều việc nữa ở Biển Đông mà trong đó có khả năng họ sẽ đánh chiếm một số đảo ở Trường Sa mà hiện nay Việt Nam đang đóng giữ. Với ý đồ và sức mạnh của họ (Trung Quốc) thì họ có thể làm được việc đó.
Theo tôi Việt Nam không bao giờ muốn quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc xấu đi. Việt Nam bao giờ cũng muốn sống hòa thuận bên nước láng giềng Trung Quốc; nhưng Trung Quốc không để cho mình yên thì mình phải đối phó.
Việt Nam phải chuẩn bị đối phó với những khả năng xấu nhất mà Trung Quốc có thể làm với Việt Nam; kể cả chuyện gây chiến tranh! Những chuyện đó, Việt Nam không ảo tưởng gì cả!"..."
Nghĩa là, không mơ tưởng gì cả... phải lo cả viễn ảnh chiến tranh.
Trong khi đó, bản tin VnExpress hôm Thứ Hai 27-6-2016 cho biết Trung Quốc tuyên bố nước này phát hiện một mỏ băng cháy tại Biển Đông, được cho là bước tiến quan trọng trong việc phát triển nhiên liệu tinh khiết làm nguồn năng lượng mới.
Theo đó, báo Guangzhou Daily đưa tin cơ quan Khảo sát Địa chất Trung Quốc phát hiện mỏ băng cháy ở đáy biển sâu tại Biển Đông, gần lòng chảo Châu Giang, tức khu vực bồn địa cửa sông Châu. Khu vực này có thể chứa 100 - 150 tỷ m3 khí thiên nhiên.
Phát hiện mới nhất ở phía tây của lòng chảo hé lộ một vành đai rộng 350 km2 với những suối nước lạnh dưới mực nước biển 1.350-1.430 m.
Nghĩa là, nhiều kinh khủng, dự kiến. VnExpress cho biết một mét khối băng cháy chứa khoảng 164 mét khối khí thiên nhiên thông thường do nó ở thể nén. Nó cũng sạch hơn các nhiên liệu hóa thạch khác vì chứa ít chất gây ô nhiễm hơn. Tuy nhiên, việc khai thác nhiên liệu này vì mục đích thương mại gặp nhiều thách thức.
Thế là, tham vọng cứ mãi không ngừng...
TC ở biển đoong nữa, vì sẽ thừa. Đã nói nhiều,
Và nhiều người đã nói đi nói lại nên không cần thiết nói thêm nữa; quan trọng là sẽ làm gì trong
Thời gian tới, khi mà TC khai mào cuộc chiến
Bằng quân sự trên biển đông.