TC làm áp lực Đài Loan nhiều cách, nhiều lần trước khi bà tân thổng thống nhận bàn giao chánh quyền. Nhưng Nữ TT Thái anh Văn vẫn trước sau như một không thừa nhận chính sách "một Trung Quốc". Ngày 20/05/2016, Tân Tổng Thông Đài Loan, bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen), đã chính thức tuyên thệ nhậm chức, trở thành nữ lãnh đạo đầu tiên của Đài Loan, và chấm dứt 8 năm cầm quyền thân TC của ông Mã Anh Cửu. Trong bài diễn văn trong lễ tuyên thệ, người phụ nữ thép 59 tuổi này không hề nhắc đến chính sách "một nước Trung Quốc duy nhất". Mà Bà kêu gọi TC đối thoại với Đài Loan như một thực thể bình đẳng, một đảo quốc chớ không phải một tỉnh của TC, điều mà TC luôn luôn chủ xướng. Bà nói "Lãnh đạo của hai bên phải để lịch sử sang một bên, và hướng đến đối thoại mang tính xây dựng, vì lợi ích của nhân dân của đôi bên". 20.000 người quân dân cán chính Đài Loan tham dự tại chỗ và hàng triệu người khác ở bắc, ở nam, ở trung, ở hải ngoại qua truyền hình hoan hô Bà khi chứng kiến Bà tuyên thệ nhậm chức và đọc bài diễn văn đầu tiên với tư cách chánh thức tổng thống Đài Loan.
Còn TC thì trái lại, tuyệt đối bưng bít thông tin, nghị luận này của Đài Loan. Bất cứ tài liệu, tin tức, hình ảnh nào có chữ "Đài Loan" hay "Thái Anh Văn" đều bị chặn trên mạng Vi Bác Sina Weibo, mạng xã hội rất phổ biến tại Trung Quốc. "Báo đài" của Đảng Nhà Nước TC thì nói rất ít, nói rất xấu về sự kiện quan trọng này của Đài Loan. Như tờ Hoàn Cầu Thời Báo, nhật báo bằng tiếng Anh, một phiên bản của Nhân dân Nhựt báo, tiếng nói của Đảng CS bình luận việc bà Thái Anh Văn lên nắm quyền đánh dấu khởi đầu cho "một thời kỳ bấp bênh".
Chưa đủ, TC còn giương oai diệu võ hù doạ tân chánh quyền và nhân dân Đài Loan nữa. Tin RFI của Pháp ngày 18-05-2016, "Trung Quốc thị uy trước ngày tân tổng thống Đài Loan nhậm chức. Đúng theo kịch bản đã trở thành xưa cũ, mỗi lần phe đòi độc lập tại Đài Loan có một sự kiện gì quan trọng, thì Bắc Kinh lập tức có động thái răn đe. Lần này cũng vậy. Hai ngày trước lúc bà Thái Anh Văn thuộc đảng Dân Tiến chủ trương độc lập, tuyên thệ nhậm chức tổng thống Đài Loan, Bắc Kinh vào ngày 18/05/2016 chính thức xác nhận đã cho tổ chức một số cuộc tập trận gần đây ở vùng bờ biển phía Đông Nam, hướng về phía Đài Loan. Cuộc tập trận đã huy động những lực lượng khá hùng hậu.""Theo Bộ Quốc Phòng Mỹ nhận định, "Trung Quốc dự trù nhiều kế hoạch "đổ bộ xâm lăng Đài Loan", mà nổi bật nhất là chiến dịch phối hợp không quân, hải quân, các đơn vị tác chiến điện tử và hậu cần.
Và trong thời gian Đài Loan thay đổi chánh quyền, TC còn áp lực ngoại giao ở một số nước. Đầu tháng 4 TC viện lẽ "một nước TQ" yêu cầu Mã Lai trục xuất 52 người Hoa về TC. Đầu tháng 5, TC yêu cầu Kenya ở Phi Châu trả 76 người Hoa phạm tội về TC. Nhưng cả hai nước ở Á và Phi châu không chấp nhận và đưa những người Hoa này về Đài Loan.
TC còn hăm doạ và yêu cầu một số nước cắt bang giao với Đài Loan, như Gambia chẳng hạn. Nhưng kết quả Gambia ngưng bang giao với cả hai TC và Đài Loan. Dù TC giành được vị thế Trung Hoa trong Liên Hiệp Quốc và Hội Đồng Bảo An, nhưng Đài Loan vẫn còn giao thương và tương quan quân sự với một số nước. Không mở được toà đại sứ ở các nước, Đài Loan mở phòng Văn Hoá Thương Mại, đại diện cho Đài Loan. Riêng Mỹ không còn bang giao chánh thức với Đài Loan, nhưng vẫn giao thương và bán vũ khí và yểm trợ quân sự cho Đài Loan.
Sau cùng, thất bại của Quốc Dân Đảng và TT Mã anh Cửu là một qui trình đảng và nhà cầm quyền không thể đảo ngược được vì trái với thế nước lòng dân. Thế nước đảo quốc Đài Loan, lòng dân Đài Loan đa số chống văn hoá, kinh tế, chánh trị của TC. Năm 2014, sinh viên Đài Loan đã phát động phong trào «Hoa Hướng Dương», biểu tình và chiếm giữ trụ sở Quốc hội Đài Loan trong suốt ba tuần lễ để phản đối chánh phủ ký kết một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc đại lục. Năm 2015, thông tấn xã AFP của Pháp loan tải, ngày 02/08/2015, cả ngàn người dân Đài Loan đến trước trụ sở Bộ Giáo dục ở Đài Bắc, thủ đô của đảo quốc này để biểu tình. Biểu tình phản đối, xé sách giáo khoa mới nội dung quá coi trọng Trung Quốc và đòi Bộ trưởng Giáo dục phải từ chức vì bị tố cáo đưa vào chương trình giảng dạy các sách giáo khoa có nội dung thân TC.
Và có thể nói cử tri Đài Loan nói riêng và dân chúng Đài Loan nói chung đã thành công xuất sắc trong việc thực hiện quyền làm chủ đất nước của mình bằng lá phiếu. Lúc bấy giờ, Thủ Tướng Đài Loan Giang Nghi Hoa (Jiang Yi-huah) hối hận, lên truyền hình, cuối đầu xin lỗi quốc dân, xin từ chức và 81 thành viên chính phủ sau đó theo gương ông, đồng loạt xin từ chức. Và chính Tổng Thống Mã Anh Cửu cũng xin từ chức chủ tịch của đảng cầm quyền là Quốc Dân Đảng mà Ông đang lãnh đạo. Nhìn chung coi như chánh quyền Mã Anh Cửu đã thất bại trong hiện tại và thất bại trong kỳ bấu tổng thống.
Những diễn biến chánh trị ở Đài Loan là một một chuỗi thời sự đáng cho người Việt trong ngoài nước VN suy nghiệm khi nước nhà VN bị CSVN độc tài đảng trị toàn diện thống trị suốt trên dưới nửa thế kỷ rồi. Chế độ CSVN là chế độ tự thực dân (auto- colonialist), tức người Việt CS cai trị người Việt Quốc gia. CS còn hà khắc, gian ác, kềm kẹp, áp bức bóc lột dân chúng hơn quân Tàu xâm lược và quân Pháp thực dân nhiều. Xuyên qua kinh nghiệm giải trừ các chế độ CS ở Liên xô, Đông Âu, người ta thấy dân chúng không chờ đợi, không xin xỏ mà chỉ làm những cuộc cách mạng lật đổ CS. Chớ Đảng Nhà Nước CS không nơi nào cải tiến, cải cách dân chủ, cho mở cuộc bầu cử cho đại diện dân vào. Không có nơi nào dân chúng bị trị hoà giải hoà hợp với Đảng Nhà Nước CS, để lập chánh phủ liên hiệp với CS cả. Không nơi nào dân chúng có thể thay đổi chánh quyền bằng bầu cử cả. CS tổ chức bầu cử từ hội đồng xã, phường đến quốc hội là để đưa đảng viên CS vào các cơ quan dân cử, bằng xảo thuật đảng cử dân bầu. Dân bầu là chỉ bầu cho người của Đảng cử ra mà thôi./. (Vi Anh)
- Từ khóa :
- Đài Loan
- ,
- Phi Châu
- ,
- Pháp
- ,
- Mỹ
- ,
- Bắc Kinh
- ,
- Sina Weibo
- ,
- Trung Quốc
Gửi ý kiến của bạn