...ba rủi ro là thất nghiệp cao, núi nợ sẽ sụp đổ và sự bất mãn của đảng viên cán bộ...
Khác với tham vọng của quốc hiệu, Trung Quốc không hề là trung tâm của thế giới mà chỉ có thể là trung tâm của Đông Á, khu vực miền Đông của đại lục địa Âu-Á, đại lục trải dài từ Tây Âu tới Viễn Đông. Về địa dư, trên đại lục Âu-Á, khu vực ta gọi là Á Châu tiếp cận với Âu Châu, nơi quy tụ các quốc gia bán đảo hay quần đảo, tiếp cận với các nước Trung Đông và Phi Châu và với Úc Châu ở mạn Đông Nam….
Ngày nay, do bản chất Trung Hoa và Cộng sản, Trung Cộng đang trở thành vấn đề của Đông Á.
Vì các đặc tính địa dư, lịch sử và văn hóa, Á Châu không là một quần thể thống nhất mà có rất nhiều dị biệt. Là một phần của Á Châu và tiếp giáp với Thái Bình Dương, khu vực Đông Á cũng có những khác biệt tương tự và nhiều xung đột khốc liệt từ hai trăm năm về trước…. Chúng ta sẽ nhìn lại khu vực Đông Á này, trước tiên từ tấm bản đồ.
Giới địa dư học phân biệt bốn vùng khác nhau trong khu vực Đông Á. Cùng tấm bản đồ, ta nên dùng thêm cuốn lịch để nhìn lại toàn cảnh.
Từ biển xanh nhìn vào và từ Bắc xuống Nam, thứ nhất, ta có bán đảo Triều Tiên tiếp cận với hai quốc gia đại lục là Trung Quốc và Nga, và một quốc gia quần đảo là Nhật Bản. Ba cường quốc Tầu, Nga và Nhật đã từng gây chiến với nhau từ đầu thế kỷ 19, và bản đảo Triều Tiên còn là địa bàn của Chiến tranh Cao Ly năm 1950 giữa Liên Xô và Trung Cộng với Hoa Kỳ, một siêu cường Thái Bình Dương. Giữa mấy lần xung đột ấy - 1894, 1905 và 1950 – là Đệ nhị Thế chiến với trận chiến Thái Bình Dương 1941-1945 và hậu quả là sự hiện hữu của hai nước Nam và Bắc Hàn trên bán đảo Triều Tiên.
Từ phương Bắc nhìn xuống, Đông Á có vùng thứ hai là quần đảo Thái Bình Dương, ở giữa là Nhật Bản, hiện hữu bên Đài Loan và Phi Luật Tân là ba quốc gia bao quanh vùng biển cận duyên mà Trung Quốc gọi là Hoa Đông, East China Sea. Xưa nay, cường quốc Trung Hoa trong lục địa đã nhiều lần bị ảnh hưởng ngoại nhập, thậm chí chiến tranh, cùng từ biển Hoa Đông vào bên trong.
Vùng thứ ba là một quần thể còn phức tạp hơn vì nằm giữa hai cường quốc Á Châu là Trung Quốc và Ấn Độ.
Đấy là bán đảo Đông Dương mà xưa kia dân Âu Châu gọi là bán đảo Ấn-Hoa, Indo-China, bên cạnh Miến Điện, Thái Lan và bán đảo Mã Lai nơi tiếp giáp các quốc gia quần đảo là Mã Lai Á (Malaysia) và Nam Dương (Indonesia). Ở giữa vùng đất này là biển Đông Nam Á mà Trung Quốc gọi là biển Hoa Nam (South China Sea) và dân ta gọi là Đông Hải. Xin nhắc lại, tên gọi chỉ phản ảnh khái niệm địa dư chứ không là chủ quyền và trong thế kỷ 20, Trung Cộng đã muốn kiểm soát vùng này qua các tổ chức cộng sản mà chuyện bất thành. Ngoại lệ là Việt Nam, với trận chiến 30 năm của dân tộc với kết quả là đảng Cộng sản Việt Nam thống nhất cả nước dưới lá cờ đỏ và dâng cho Tầu.
Nhưng chưa hết rắc rối đâu, vì vùng đất thứ tư của khu vực Đông Á là… phân nửa nước Tầu!
Từ ngoài biển nhìn vào, Trung Quốc tiếp cận với biển Hoa Đông ở phía Bắc và Hoa Nam ở phía Nam, hai mặt biển cận duyên của các quốc gia bán đảo hay quần đảo, từ Đài Loan đến Nhật Bản, Phi Luật Tân, Nam Dương và Việt Nam, v.v… Từ Bắc Kinh ngó ra hướng Đông, đây là nơi nhìn đâu cũng thấy kẻ thù. Nhưng về địa dư thì chỉ có phân nửa Trung Quốc mới là Đông Á.
Đấy là vùng đất có độ ẩm cao nhất nên thuận tiện cho việc trồng trọt canh tác từ ngàn xưa và là cái nôi của văn minh Trung Hoa, khoảng đất này rộng chừng 600 cây số từ ngoài biển vào trong, có hai dòng sông lớn là Hoàng Hà ở mạn Bắc và Dương Tử ở miền Nam. Đi xa hơn vào hướng Tây, lãnh thổ ngày nay của Trung Quốc có các vùng đất bị khóa trong lục địa và là nơi sinh sống truyền thống của các sắc tộc Mông, Hồi, Tạng: Nội Mông, Tân Cương và Tây Tạng. Trung Quốc đã thôn tính và chiếm đóng vùng đất khô cằn bát ngát ấy làm vùng trái độn quân sự. Người ta có thể dán nhãn là Tây Vực, Trung Á hay “hạch tâm nghĩa lợi” của Bắc Kinh, nhưng không thể gọi vùng đất ấy là Đông Á.
Và đấy là nỗi lo của Bắc Kinh.
Viết lại cho gọn, khu vực Đông Á có bốn vùng: 1/ bán đảo Triều Tiên bên Nhật Bản, 2/ quần đảo Thái Bình Dương tại Đông Bắc Á, 3/ quần đảo Thái Bình Dương tại Đông Nam Á và… 4/ phân nửa miền Đông của nước Tầu. Nhìn từ Bắc Kinh, vây quanh phân nửa ấy chỉ thấy toàn những chướng ngại, từ sau lưng ra ngoài biển. Và phía Tây của Thái Bình Dương, có Hoa Kỳ vẫn là siêu cường toàn cầu về mọi mặt kinh tế, quân sự và khả năng sáng tạo trong vài chục năm nếu không nói là cả thế kỷ!
Cuộn lại tấm bản đồ, chúng ta bước vào thế kỷ 21….
Sau Thế chiến II, Nhật Bản đã trỗi dậy từ đổ nát của chiến tranh và trở thành cường quốc kinh tế theo con đường hòa bình và dân chủ với lực đẩy là thị trường. Từ quãng 1980 trở về sau, ngoài Nhật Bản, các nước Đông Á cũng đã phát triển thật nhanh và lần đầu tiên mà lượng hàng hóa giao dịch qua biển Thái Bình đã lớn hơn lượng hàng mua bán giữa các quốc gia kỹ nghệu Âu-Mỹ qua Đại Tây Dương là vào năm 1983. Học theo Nhật Bản và các nước rồng cọp Đông Á, Trung Quốc cũng nhập cuộc từ năm 1980 trở đi và đạt mức tăng trưởng rất cao trong ba chục năm liền.
Nhưng đấy là tăng trưởng thiếu phẩm chất và chính trị thiếu hội nhập nên các tỉnh Đông Á của xứ này đã bỏ rơi các tỉnh bên trong….
Tại bên ngoài, khu vực Đông Á làm ăn phát đạt ấy có hai nền kinh tế đứng hạng nhì và hạng ba thế giới là Tầu và Nhật. Cả hai quốc gia ấy, cùng với Nam Hàn đều cần đến nguyên liệu và nhiên liệu từ Trung Đông, Phi Châu hay Úc Châu và phải chuyên chở qua các eo biển. Then chốt nhất là Eo biển Malacca trên bán đảo Mã Lai, nơi vận chuyển 65% của dầu khí toàn cầu và một phần ba tầu hàng từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương. Chung quanh và ngay trong vài năm tới, các nước Đông Nam Á như Nam Dương, Phi Luật Tân và Việt, Miên, Lào, Miến, đang ra sức khai thác nạn lão hóa dân số tại Nhật Bản và tại Trung Quốc để thành một chuỗi công xưởng ráp chế từ Hoa lục sẽ chuyển ra ngoài.
Nhìn từ Bắc Kinh không phải trên tấm bản đồ mà qua bản tổng hoạch đồ kế toán thì đấy là vấn đề kinh tế chính trị.
Nền kinh tế sẽ gặp kỷ nguyên “tân thường thái”, trạng thái bình thường mới hay “new normal” là không thể tăng trưởng cao như xưa. Mà cũng chẳng thể kích thích tăng trưởng bằng tín dụng ngân hàng, như Tập Cận Bình và ban tham mưu lãnh đạo kinh tế của ông vừa xác nhận tuần qua sau khi kín đáo đả kích Tổng lý Quốc vụ viện là Thủ tướng Lý Khắc Cường. Kinh tế xứ này sẽ tăng trưởng thấp hơn và tìm lực đẩy mới là tiêu thụ nội địa thay cho lực đẩy trước đây là đầu tư và xuất cảng. Họ phải chuyển hướng nếu không thì bị khủng hoảng và chuyển hướng với ba rủi ro là thất nghiệp cao, núi nợ sẽ sụp đổ và sự bất mãn của đảng viên cán bộ và cả quân đội thuộc các tỉnh nghèo đói lạc hậu bên trong.
Chưa nói tới nạn khủng bố Hồi giáo tại Tân Cương!
Thật ra, kỷ nguyên phát triển của Đông Á vừa rồi chỉ là ngoại lệ ngắn ngủi so với biết bao lầm than chinh chiến trong khu vực trải qua Thế kỷ 21 và trước đó nữa.
Việc Trung Quốc bị Nhật chiếm đóng và nội chiến Quốc-Cộng là một thảm kịch, kết thúc với thảm kịch Mao Trạch Đông khi Trung Quốc trở thành Trung Cộng, tiếp theo là chuỗi binh đao của Thế chiến II rồi Chiến tranh Cao Ly và Việt Nam, kết thúc với Nội chiến tại Kampuchia và sự can thiệp của Việt Nam Cộng Sản vào xứ Chùa Tháp vì quái thai Khờ Me Đỏ do Bắc Kinh và Hà Nội đẻ ra. Chìm sâu bên dưới và bị lãng quên là trận chiến của Trung Cộng tại Việt Nam năm 1979, mở đầu cho kế hoạch chiếm đoạt vùng biển Đông Nam Á kể từ 1988 và được Hà Nội hợp thức hoá với Trung Cộng qua nhiều đợt mật đàm từ những năm 1991 trở về sau….
Ngày nay, Đông Á có hai điểm nóng là biển Hoa Đông và Hoa Nam của Trung Cộng.
Then chốt nhất trong quá khứ và cho tương lai là quan hệ giữa Trung Cộng với Nhật Bản, hai cường quốc đã rẽ qua hai hướng trái ngược. Bị thất trận, Nhật Bản từ bỏ con đường chiến tranh từ năm 1945 để trở thành cường quốc kinh tế dân chủ nhưng nay lại bị lôi về quá khứ do sự xuất hiện của Trung Cộng với tham vọng bá quyền. Nhưng trên đỉnh cao của tham vọng ấy, Trung Cộng cũng gặp nhiều thách đố ngặt ngèo ở bên trong và động thái quá ngang ngược lại khiến các nước trong khu vực duyệt lại quan hệ.
Sau giai đoạn tăng trưởng nóng, Đông Á đang trôi vào Chiến tranh lạnh khi đà tăng trưởng của Trung Cộng cũng lại giảm. Trong loạt bài tới, chúng ta sẽ tìm hiểu chuyện này….
Khác với tham vọng của quốc hiệu, Trung Quốc không hề là trung tâm của thế giới mà chỉ có thể là trung tâm của Đông Á, khu vực miền Đông của đại lục địa Âu-Á, đại lục trải dài từ Tây Âu tới Viễn Đông. Về địa dư, trên đại lục Âu-Á, khu vực ta gọi là Á Châu tiếp cận với Âu Châu, nơi quy tụ các quốc gia bán đảo hay quần đảo, tiếp cận với các nước Trung Đông và Phi Châu và với Úc Châu ở mạn Đông Nam….
Ngày nay, do bản chất Trung Hoa và Cộng sản, Trung Cộng đang trở thành vấn đề của Đông Á.
Vì các đặc tính địa dư, lịch sử và văn hóa, Á Châu không là một quần thể thống nhất mà có rất nhiều dị biệt. Là một phần của Á Châu và tiếp giáp với Thái Bình Dương, khu vực Đông Á cũng có những khác biệt tương tự và nhiều xung đột khốc liệt từ hai trăm năm về trước…. Chúng ta sẽ nhìn lại khu vực Đông Á này, trước tiên từ tấm bản đồ.
Giới địa dư học phân biệt bốn vùng khác nhau trong khu vực Đông Á. Cùng tấm bản đồ, ta nên dùng thêm cuốn lịch để nhìn lại toàn cảnh.
Từ biển xanh nhìn vào và từ Bắc xuống Nam, thứ nhất, ta có bán đảo Triều Tiên tiếp cận với hai quốc gia đại lục là Trung Quốc và Nga, và một quốc gia quần đảo là Nhật Bản. Ba cường quốc Tầu, Nga và Nhật đã từng gây chiến với nhau từ đầu thế kỷ 19, và bản đảo Triều Tiên còn là địa bàn của Chiến tranh Cao Ly năm 1950 giữa Liên Xô và Trung Cộng với Hoa Kỳ, một siêu cường Thái Bình Dương. Giữa mấy lần xung đột ấy - 1894, 1905 và 1950 – là Đệ nhị Thế chiến với trận chiến Thái Bình Dương 1941-1945 và hậu quả là sự hiện hữu của hai nước Nam và Bắc Hàn trên bán đảo Triều Tiên.
Từ phương Bắc nhìn xuống, Đông Á có vùng thứ hai là quần đảo Thái Bình Dương, ở giữa là Nhật Bản, hiện hữu bên Đài Loan và Phi Luật Tân là ba quốc gia bao quanh vùng biển cận duyên mà Trung Quốc gọi là Hoa Đông, East China Sea. Xưa nay, cường quốc Trung Hoa trong lục địa đã nhiều lần bị ảnh hưởng ngoại nhập, thậm chí chiến tranh, cùng từ biển Hoa Đông vào bên trong.
Vùng thứ ba là một quần thể còn phức tạp hơn vì nằm giữa hai cường quốc Á Châu là Trung Quốc và Ấn Độ.
Đấy là bán đảo Đông Dương mà xưa kia dân Âu Châu gọi là bán đảo Ấn-Hoa, Indo-China, bên cạnh Miến Điện, Thái Lan và bán đảo Mã Lai nơi tiếp giáp các quốc gia quần đảo là Mã Lai Á (Malaysia) và Nam Dương (Indonesia). Ở giữa vùng đất này là biển Đông Nam Á mà Trung Quốc gọi là biển Hoa Nam (South China Sea) và dân ta gọi là Đông Hải. Xin nhắc lại, tên gọi chỉ phản ảnh khái niệm địa dư chứ không là chủ quyền và trong thế kỷ 20, Trung Cộng đã muốn kiểm soát vùng này qua các tổ chức cộng sản mà chuyện bất thành. Ngoại lệ là Việt Nam, với trận chiến 30 năm của dân tộc với kết quả là đảng Cộng sản Việt Nam thống nhất cả nước dưới lá cờ đỏ và dâng cho Tầu.
Nhưng chưa hết rắc rối đâu, vì vùng đất thứ tư của khu vực Đông Á là… phân nửa nước Tầu!
Từ ngoài biển nhìn vào, Trung Quốc tiếp cận với biển Hoa Đông ở phía Bắc và Hoa Nam ở phía Nam, hai mặt biển cận duyên của các quốc gia bán đảo hay quần đảo, từ Đài Loan đến Nhật Bản, Phi Luật Tân, Nam Dương và Việt Nam, v.v… Từ Bắc Kinh ngó ra hướng Đông, đây là nơi nhìn đâu cũng thấy kẻ thù. Nhưng về địa dư thì chỉ có phân nửa Trung Quốc mới là Đông Á.
Đấy là vùng đất có độ ẩm cao nhất nên thuận tiện cho việc trồng trọt canh tác từ ngàn xưa và là cái nôi của văn minh Trung Hoa, khoảng đất này rộng chừng 600 cây số từ ngoài biển vào trong, có hai dòng sông lớn là Hoàng Hà ở mạn Bắc và Dương Tử ở miền Nam. Đi xa hơn vào hướng Tây, lãnh thổ ngày nay của Trung Quốc có các vùng đất bị khóa trong lục địa và là nơi sinh sống truyền thống của các sắc tộc Mông, Hồi, Tạng: Nội Mông, Tân Cương và Tây Tạng. Trung Quốc đã thôn tính và chiếm đóng vùng đất khô cằn bát ngát ấy làm vùng trái độn quân sự. Người ta có thể dán nhãn là Tây Vực, Trung Á hay “hạch tâm nghĩa lợi” của Bắc Kinh, nhưng không thể gọi vùng đất ấy là Đông Á.
Và đấy là nỗi lo của Bắc Kinh.
Viết lại cho gọn, khu vực Đông Á có bốn vùng: 1/ bán đảo Triều Tiên bên Nhật Bản, 2/ quần đảo Thái Bình Dương tại Đông Bắc Á, 3/ quần đảo Thái Bình Dương tại Đông Nam Á và… 4/ phân nửa miền Đông của nước Tầu. Nhìn từ Bắc Kinh, vây quanh phân nửa ấy chỉ thấy toàn những chướng ngại, từ sau lưng ra ngoài biển. Và phía Tây của Thái Bình Dương, có Hoa Kỳ vẫn là siêu cường toàn cầu về mọi mặt kinh tế, quân sự và khả năng sáng tạo trong vài chục năm nếu không nói là cả thế kỷ!
Cuộn lại tấm bản đồ, chúng ta bước vào thế kỷ 21….
***
Sau Thế chiến II, Nhật Bản đã trỗi dậy từ đổ nát của chiến tranh và trở thành cường quốc kinh tế theo con đường hòa bình và dân chủ với lực đẩy là thị trường. Từ quãng 1980 trở về sau, ngoài Nhật Bản, các nước Đông Á cũng đã phát triển thật nhanh và lần đầu tiên mà lượng hàng hóa giao dịch qua biển Thái Bình đã lớn hơn lượng hàng mua bán giữa các quốc gia kỹ nghệu Âu-Mỹ qua Đại Tây Dương là vào năm 1983. Học theo Nhật Bản và các nước rồng cọp Đông Á, Trung Quốc cũng nhập cuộc từ năm 1980 trở đi và đạt mức tăng trưởng rất cao trong ba chục năm liền.
Nhưng đấy là tăng trưởng thiếu phẩm chất và chính trị thiếu hội nhập nên các tỉnh Đông Á của xứ này đã bỏ rơi các tỉnh bên trong….
Tại bên ngoài, khu vực Đông Á làm ăn phát đạt ấy có hai nền kinh tế đứng hạng nhì và hạng ba thế giới là Tầu và Nhật. Cả hai quốc gia ấy, cùng với Nam Hàn đều cần đến nguyên liệu và nhiên liệu từ Trung Đông, Phi Châu hay Úc Châu và phải chuyên chở qua các eo biển. Then chốt nhất là Eo biển Malacca trên bán đảo Mã Lai, nơi vận chuyển 65% của dầu khí toàn cầu và một phần ba tầu hàng từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương. Chung quanh và ngay trong vài năm tới, các nước Đông Nam Á như Nam Dương, Phi Luật Tân và Việt, Miên, Lào, Miến, đang ra sức khai thác nạn lão hóa dân số tại Nhật Bản và tại Trung Quốc để thành một chuỗi công xưởng ráp chế từ Hoa lục sẽ chuyển ra ngoài.
Nhìn từ Bắc Kinh không phải trên tấm bản đồ mà qua bản tổng hoạch đồ kế toán thì đấy là vấn đề kinh tế chính trị.
Nền kinh tế sẽ gặp kỷ nguyên “tân thường thái”, trạng thái bình thường mới hay “new normal” là không thể tăng trưởng cao như xưa. Mà cũng chẳng thể kích thích tăng trưởng bằng tín dụng ngân hàng, như Tập Cận Bình và ban tham mưu lãnh đạo kinh tế của ông vừa xác nhận tuần qua sau khi kín đáo đả kích Tổng lý Quốc vụ viện là Thủ tướng Lý Khắc Cường. Kinh tế xứ này sẽ tăng trưởng thấp hơn và tìm lực đẩy mới là tiêu thụ nội địa thay cho lực đẩy trước đây là đầu tư và xuất cảng. Họ phải chuyển hướng nếu không thì bị khủng hoảng và chuyển hướng với ba rủi ro là thất nghiệp cao, núi nợ sẽ sụp đổ và sự bất mãn của đảng viên cán bộ và cả quân đội thuộc các tỉnh nghèo đói lạc hậu bên trong.
Chưa nói tới nạn khủng bố Hồi giáo tại Tân Cương!
Thật ra, kỷ nguyên phát triển của Đông Á vừa rồi chỉ là ngoại lệ ngắn ngủi so với biết bao lầm than chinh chiến trong khu vực trải qua Thế kỷ 21 và trước đó nữa.
Việc Trung Quốc bị Nhật chiếm đóng và nội chiến Quốc-Cộng là một thảm kịch, kết thúc với thảm kịch Mao Trạch Đông khi Trung Quốc trở thành Trung Cộng, tiếp theo là chuỗi binh đao của Thế chiến II rồi Chiến tranh Cao Ly và Việt Nam, kết thúc với Nội chiến tại Kampuchia và sự can thiệp của Việt Nam Cộng Sản vào xứ Chùa Tháp vì quái thai Khờ Me Đỏ do Bắc Kinh và Hà Nội đẻ ra. Chìm sâu bên dưới và bị lãng quên là trận chiến của Trung Cộng tại Việt Nam năm 1979, mở đầu cho kế hoạch chiếm đoạt vùng biển Đông Nam Á kể từ 1988 và được Hà Nội hợp thức hoá với Trung Cộng qua nhiều đợt mật đàm từ những năm 1991 trở về sau….
Ngày nay, Đông Á có hai điểm nóng là biển Hoa Đông và Hoa Nam của Trung Cộng.
Then chốt nhất trong quá khứ và cho tương lai là quan hệ giữa Trung Cộng với Nhật Bản, hai cường quốc đã rẽ qua hai hướng trái ngược. Bị thất trận, Nhật Bản từ bỏ con đường chiến tranh từ năm 1945 để trở thành cường quốc kinh tế dân chủ nhưng nay lại bị lôi về quá khứ do sự xuất hiện của Trung Cộng với tham vọng bá quyền. Nhưng trên đỉnh cao của tham vọng ấy, Trung Cộng cũng gặp nhiều thách đố ngặt ngèo ở bên trong và động thái quá ngang ngược lại khiến các nước trong khu vực duyệt lại quan hệ.
Sau giai đoạn tăng trưởng nóng, Đông Á đang trôi vào Chiến tranh lạnh khi đà tăng trưởng của Trung Cộng cũng lại giảm. Trong loạt bài tới, chúng ta sẽ tìm hiểu chuyện này….
Gửi ý kiến của bạn