Theo một tài liệu phổ biến năm 2010 của Cộng Đồng Liên Bang Úc châu, thì hiện có đến 4.5 triệu người Việt sống ở hải ngọai. Con số này lớn hơn con số thường được phổ biến từ trước là chỉ có khỏang trên 3.5 triệu người. Đọc kỹ lại, ta thấy trong tài liệu từ Úc châu thì có ghi rõ: Số người Việt sinh sống tại nước láng giềng Cambodia đã lên tới 900, 000 người rồi. Tài liệu này cũng ghi con số người Việt sinh sống ở Đài Loan, Đại Hàn và mấy nước Á châu khác nữa. Như vậy, tổng số người Việt sinh sống riêng ớ Á châu đã có thể lên đến gần 1,5 triệu người rồi. Kết cục là con số người Việt hiện sinh sống tại các quốc gia thuôc Âu châu, Mỹ châu và Úc châu cũng chỉ vào khỏang trên 3 triệu người. Trong đó riêng ở nước Mỹ và Canada, hiện có đến 2 triệu người gốc Việt.
So với con số 90 triệu người Việt hiện sinh sống tại quê hương Việt nam mình, thì con số 4.5 triệu người Việt sinh sống tại hải ngoại – chỉ là một thiểu số 5% mà thôi.
Bài viết này nhằm ghi nhận một ít suy nghĩ về vấn đề Hội nhập của người Việt chúng ta tại xã hội Âu Mỹ - tức là tại các quốc gia thuộc Âu châu (cả Tây Âu và Đông Âu), Mỹ châu và Úc châu. Để bạn đọc dễ dàng theo dõi câu chuyện, tôi xin được trình bày vấn đề qua các mục chính yếu như sau:
I – Sơ lược về bối cảnh chính trị văn hóa xã hội tại các quốc gia Âu Mỹ.
II – Mức độ Hội nhập khác nhau tùy theo từng thế hệ người Việt.
III – Làm sao để hội nhập mà vẫn giữ lại được bản sắc dân tộc của mình?
I – Bối cảnh chung về chính trị xã hội và văn hóa tại các quốc gia Âu Mỹ.
Dù có sự khác biệt rất lớn giữa các quốc gia trong hai châu lục Âu và Mỹ, ta vẫn nhận thấy có một sự tuơng đồng sâu sắc trong lòng xã hội của các quốc gia này. Cụ thể ta có thể nêu ra một số nét chính yếu như sau:
A/ Về phuơng diện chính trị, thì rõ rệt là các quốc gia ở Âu và Mỹ châu hiện đã thiết lập được một nền dân chủ tương đối vững vàng hòan chỉnh và thông thóang. Kể cả tại các nước cựu cộng sản tại Đông Âu, các nước được tách ra khỏi Liên bang Xô Viết thì từ 25 năm nay, nhân dân và chính quyền tại đây đều đã lần hồi xây dựng được một chế độ chính trị tương đối tiến bộ với sự tôn trọng nghiêm túc về Phẩm Giá và về Quyền Con Người.
Đặc biệt là những sắc dân thiểu số hay mới nhập cư đều có quyền và có cơ hội thuận lợi để tranh đấu cho những đòi hỏi chính đáng của mình. Tại Úc châu, chính sách đa chủng tộc, đa văn hóa (multi-ethnic, multi-cultural) được giới chính khách tích cực đề cao tôn trọng.
B/ Về phương diện xã hội, các chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, an sinh xã hội...là sự thể hiện vững chắc của tinh thần liên đới huynh đệ giữa các tầng lớp nhân dân (Fraternal Solidarity). Điển hình là tại các quốc gia phía Bắc Âu châu như Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch, chính sách thuế khóa được sử dụng thật khôn khéo như là một phương tiện để điều tiết sự phân phối lợi tức quốc gia – mà nhờ đó tầng lớp kém may mắn với thu nhập thấp kém được bù đắp với những phúc lợi xã hội thật hào phóng dồi dào. Người dân luôn sẵn sàng đóng thuế cao để được hưởng chế độ an sinh xã hội khá tốt đẹp.
Đáng kể nhất là vai trò của các nghiệp đòan công nhân trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của tập thể giới lao động trong các công ty xí nghiệp.
Mặt khác, vì có tự do lập hội, tự do ngôn luận, tự do hội họp v.v..., nên các tổ chức thuộc khu vực Xã hội Dân sự có điều kiện thỏai mái để phát huy tác dụng của mình trong cố gắng cải thiện môi trường sống cả về mặt vật chất cũng như về mặt tâm linh tinh thần. Càng ngày, vai trò của các “tác nhân không phải là nhà nước” (Non-State Actors) như thế đó càng đóng vai trò quan trọng hơn trong công cuộc xây dựng và phát triển nếp sinh họat đa dạng phong phú của tập thể cộng đồng xã hội.
C/ Về mặt văn hóa, các quốc gia Âu Mỹ kể ra đã rất thành công trong việc tiếp nối và phát huy cái truyền thống quý báu của nền văn minh Hy lạp và La mã (La-Hy = Latino-Greek) – đặc biệt về các mặt học thuật, tư tưởng, khoa học và luật pháp.
Và điểm đáng chú ý hơn cả - đó là Thiên chúa giáo gồm Công giáo, Tin lành và Chính thống giáo đã ăn rễ sâu xa nơi đời sống văn hóa, tư tưởng, nghệ thuật tại các quốc gia Âu Mỹ – tương tự như vai trò của Tam giáo Phật Lão Nho trong xã hội Á Đông chúng ta như Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Hoa.
Mặc dầu ngày nay, làn sóng vô thần đang phát triển mạnh – và mặc dầu chế độ cộng sản do Liên Xô lãnh đạo trong trên nửa thế kỷ đã tìm mọi cách thâm độc để tiêu diệt tôn giáo – thì Thiên chúa giáo vẫn còn là một thế lực tinh thần quan trọng trong đời sống tâm linh và văn hóa của người dân Âu Mỹ. Nổi bật nhất là người dân tôn trọng sự đa dạng về tôn giáo và đề cao tính cách bao dung về tôn giáo (Religious Diversity/Tolerance). Mọi biểu hiện của nạn kỳ thị sắc tộc, kỳ thị tôn giáo và nhất là sự cuồng tín tôn giáo đều bị công luận phê bình lên án nghiêm khắc.
Cái môi trường chính trị văn hóa xã hội tiến bộ thông thóang như thế rõ ràng là một thứ “Đất lành Chim đậu” rất thuận lợi cho mấy triệu người Việt chúng ta tìm kiếm để mà đem cả gia đình tới định cư lập nghiệp lâu dài vậy.
II – Mức độ Hội nhập khác biệt giữa các thế hệ người Việt định cư tại Âu Mỹ.
Nhằm đơn giản hóa sự trình bày, ta có thể xếp lọai thành ba thế hệ như sau:
a) Thế hệ I gồm Ông Bà hiện ở vào lớp tuổi 60 – 70(trưởng thành ở VN)
b) Thế hệ II gồm Cha Mẹ hiện vào lớp tuổi 40 – 50(sinh trưởng ở VN)
c) Thế hệ III gồm lớp Cháu cỡ tuổi 20 – 30 (lớp này hầu hết được sinh ra ở nước ngòai).
1 - Thế hệ I gồm những người lớn tuổi đã trưởng thành, có sự nghiệp vững vàng ở Việt nam, nhưng khi đến định cư ở nước ngòai thì gặp nhiều khó khăn trở ngại trong việc hội nhập văn hóa xã hội nơi môi trường sở tại – điển hình là khó vượt qua được cái hàng rào ngôn ngữ, cũng như khó thích nghi được với lối sống của dòng chính trong xã hội địa phương. Chính vì thế mà nhiều người chỉ tìm cách sống quần tụ riêng với nhau trong cộng đồng người Việt – mà ít tiếp cận với người địa phương. Từ đó mà phát sinh ra cái não trạng “ốc đảo” (ghetto mentality) – sống cô lập khép kín giữa các đồng hương với nhau mà thôi. Họ thường còn bị ràng buộc bởi những hòai niệm, những nuối tiếc về cái thuở vàng son của thời quá khứ nơi quê nhà. Do đó mà không có sự hăng say năng nổ tìm kiếm những phương thức hành động thích nghi với môi trường xã hội mới lạ vốn đòi hỏi một viễn kiến sâu rộng và năng lực khai phá mạnh bạo không hề chùn bước trước mọi nghịch cảnh thách đố.
2 – Thế hệ II là lớp con của thế hệ I, sinh trưởng ở VN mà đi định cư ở nước ngòai lúc còn trẻ (cỡ trên dưới 20 tuổi) – do vậy mà dễ thích nghi được với môi trường văn hóa xã hội sở tại. Phần đông lại được học bậc cao đẳng hay đại học ở nước ngòai, nhờ vậy dễ kiếm được việc làm nơi các cơ sở kinh doanh của người địa phương. Và từ đó mà có nhiều cơ hội tiếp cận và sống hòa đồng với xã hội sở tại. Hơn thế nữa, vì phải chăm lo hướng dẫn cho lớp con là thế hệ III vốn sinh ra ở nước ngòai, nên phải cố gắng trau dồi thêm về mặt chuyên môn – nhất là về văn hóa để gia đình cùng hòa nhập êm thắm với dòng chính của địa phương.
3 – Thế hệ III là lớp cháu của thế hệ I, thì được sinh ra ở nước ngòai và được theo học ở địa phương ngay từ các nhà trẻ, lớp mẫu giáo lên đến cấp tiểu học, trung học và cả đại học – y hệt như các bạn cùng lứa tuổi trong các gia đình sở tại. Do vậy mà thế hệ này có những điều kiện hòan tòan thuận lợi để mà hội nhập vào với dòng chính của quốc gia sở tại – có thể là bị cuốn hút đến độ đồng hóa sâu sắc với người bản xứ chính hiệu. Nhưng sự kiện này lại có mặt trái của nó – đó là thế hệ III không có sự hiểu biết và không còn gắn bó gì với cội nguồn văn hóa dân tộc VN nữa. Tình trạng “mất gốc” này (uprooted) chính là điều làm cho thế hệ I của ông bà quan tâm lo lắng.
Tuy các cháu vẫn kính trọng hiếu nghĩa đối với ông bà cha mẹ, nhưng xem ra có phần lơ là đối với chuyện thuần phong mỹ tục, với nền luân lý dân tộc. Và nhất là các cháu không thiết tha gì lắm với lập trường chính trị của thế hệ I vốn hầu hết là nạn nhân khốn khổ của chế độ độc tài tàn bạo của cộng sản – mà cũng vì thế mà gia đình phải bỏ nước ra đi lập nghiệp ở nước ngòai.
III – Làm sao để hội nhập mà vẫn giữ đươc bản sắc dân tộc của mình?
Đây chính là cái môí ưu tư của bất kỳ lớp người di dân nào mà phải rời bỏ quê hương bản quán để ra đi lập nghiệp tại một xứ sở xa lạ nào khác – chứ không phải chỉ là của riêng khối người Việt chúng ta hiện đang định cư tại khắp các châu lục trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Âu Mỹ.
Từ xa xưa, cha ông chúng ta vẫn thường nhắc nhở: “Nhập gia tùy tục” để mà khuyến khích con dân phải biết cố gắng thích nghi với hòan cảnh khác biệt tại nơi mình mới đến nhập cư lập nghiệp. Trong ngôn ngữ ngày nay, người ta sử dụng từ ngữ “Hội nhập” (Integration) để mô tả cái quá trình gọt giũa uốn nắn bản thân mỗi người để làm sao thích nghi được với hòan cảnh mới - hầu có thể gia nhập êm thắm vào với môi trường xã hội tại địa phương nơi mình đã chọn lựa đến cư ngụ để sinh sống lập nghiệp lâu dài.
1 - Riêng đối với tập thể người Việt chúng ta, thì như đã phân tích ở phần II trên đây – thế hệ I là lớp người lớn tuổi thì còn lưu giữ được nhiều kỷ niệm, ký ức về phong tục tập quán trong truyền thống dân tộc, nhưng lại ít hội nhập vào với dòng chính của xã hội sở tại. Hiện tượng này trái ngược hẳn với chiều hướng của thế hệ III của lớp cháu sinh trưởng ở nước ngòai – các cháu hầu như không còn ý thức rõ rệt về truyền thống dân tộc, mà lại gần như đồng hóa hòan tòan với dòng chính của người bản xứ.
Thành ra, chỉ còn trông cậy nơi thế hệ II gồm lớp trung niên hiện vẫn còn có sự gắn bó với truyền thống dân tộc mà cũng hội nhập tương đối khá vững chắc với dòng chính của xã hội địa phương. Thế hệ này có thể coi như là cái nhịp cầu nối giữa thế hệ I và thế hệ III – tiếp thu được kinh nghiệm của các bậc tiền bối và rồi truyền đạt lại cho những hậu duệ trong gia tộc của mình. Đó là một vai trò quan trọng để khích lệ và hướng dẫn cho thế hệ III trong việc tiếp tục hội nhập mà vẫn lưu giữ được bản sắc dân tộc của cha ông mình.
2 - Cụ thể là các lớp học Việt ngữ vẫn được nhiều thày cô tình nguyện mở ra vào những ngày cuối tuần tại các chùa, các nhà thờ, các trung tâm văn hóa để dạy cho lớp trẻ cả về tiếng Việt, cả về lịch sử và văn hóa Việt nam. Rồi đến các khóa huấn luyện, các trại hè, các tổ chức sinh họat dành riêng cho thiếu nhi, học sinh, sinh viên, các cuộc thi về văn hóa ngôn ngữ tiếng Việt, các lễ hội dịp Tết Trung Thu, Tết Nguyên Đán v.v... Tất cả những cố gắng bền bỉ liên tục từ năm này qua năm khác như thế đã có tác dụng truyền đạt được cho thế hệ trẻ sự hiểu biết về nguồn cội của mình và nhất là cái ngọn lửa say mê nhiệt thành trong công cuộc giữ gìn và phát triển gia sản vốn liếng tinh thần quý báu của văn hóa và đạo đức truyền thống dân tộc.
Điển hình là trường hợp của một số phụ huynh cũng tự nguyện tham gia sinh họat với tổ chức Hướng đạo cùng với lũ con của mình – nhằm khuyến khích các cháu vui vẻ phấn khởi theo đuổi các công tác và sinh họat lành mạnh của tổ chức đào tạo huấn luyện thanh thiếu niên đã từng có uy tín lâu năm này.
3 – Nhìn chung, thì trong thời gian 40 năm qua cái tiến trình định cư lập nghiệp của trên 3 triệu người Việt chúng ta nơi các quốc gia Âu Mỹ đã diễn ra một cách tương đối tốt đẹp êm thắm. Đó là nhờ ở hòan cảnh khách quan cởi mở thông thóang đày dãy tinh thần nhân đạo tại chính các xã hội tiếp nhận (receiving countries) và nhất là do ý chí cương quyết sắt đá và nỗ lực kiên trì của cả tập thể số người Việt thuộc thế hệ I đã quyết tâm ra đi để xây dựng cuộc sống mới tươi đẹp cho bản thân và cho gia đình của mình.
Dĩ nhiên đây là một cuộc phiêu lưu mạo hiểm táo bạo đày dãy những thử thách cam go, nhưng chúng ta cũng thật vui mừng trước những thành công to lớn mà tập thể người Việt hải ngọai đã gặt hái được – cả về phương diện kinh tế vật chất, cả về phương diện văn hóa tinh thần trong những bước đầu định cư ở nước ngòai. Sự thành công này không phải chỉ đem lại lợi ích cho riêng bản thân các gia đình người Việt hải ngọai. Mà nó còn có tác dụng góp phần tích cực đáng kể vào công cuộc xây dựng và phát triển quê hương đất nước nơi mà toàn thể đại khối dân tộc với hơn 90 triệu đồng bào đang hăng say phấn khởi chủ xướng phát động cái tiến trình xây dựng kiên trì cam go đó – với hoài bão tạo dựng cho bằng được một xã hội thịnh vượng, tự do và an hòa nhân ái trong một tương lai không bao xa nữa vậy./.
Costa Mesa California, Tháng Giêng 2014
Đoàn Thanh Liêm
So với con số 90 triệu người Việt hiện sinh sống tại quê hương Việt nam mình, thì con số 4.5 triệu người Việt sinh sống tại hải ngoại – chỉ là một thiểu số 5% mà thôi.
Bài viết này nhằm ghi nhận một ít suy nghĩ về vấn đề Hội nhập của người Việt chúng ta tại xã hội Âu Mỹ - tức là tại các quốc gia thuộc Âu châu (cả Tây Âu và Đông Âu), Mỹ châu và Úc châu. Để bạn đọc dễ dàng theo dõi câu chuyện, tôi xin được trình bày vấn đề qua các mục chính yếu như sau:
I – Sơ lược về bối cảnh chính trị văn hóa xã hội tại các quốc gia Âu Mỹ.
II – Mức độ Hội nhập khác nhau tùy theo từng thế hệ người Việt.
III – Làm sao để hội nhập mà vẫn giữ lại được bản sắc dân tộc của mình?
***
I – Bối cảnh chung về chính trị xã hội và văn hóa tại các quốc gia Âu Mỹ.
Dù có sự khác biệt rất lớn giữa các quốc gia trong hai châu lục Âu và Mỹ, ta vẫn nhận thấy có một sự tuơng đồng sâu sắc trong lòng xã hội của các quốc gia này. Cụ thể ta có thể nêu ra một số nét chính yếu như sau:
A/ Về phuơng diện chính trị, thì rõ rệt là các quốc gia ở Âu và Mỹ châu hiện đã thiết lập được một nền dân chủ tương đối vững vàng hòan chỉnh và thông thóang. Kể cả tại các nước cựu cộng sản tại Đông Âu, các nước được tách ra khỏi Liên bang Xô Viết thì từ 25 năm nay, nhân dân và chính quyền tại đây đều đã lần hồi xây dựng được một chế độ chính trị tương đối tiến bộ với sự tôn trọng nghiêm túc về Phẩm Giá và về Quyền Con Người.
Đặc biệt là những sắc dân thiểu số hay mới nhập cư đều có quyền và có cơ hội thuận lợi để tranh đấu cho những đòi hỏi chính đáng của mình. Tại Úc châu, chính sách đa chủng tộc, đa văn hóa (multi-ethnic, multi-cultural) được giới chính khách tích cực đề cao tôn trọng.
B/ Về phương diện xã hội, các chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, an sinh xã hội...là sự thể hiện vững chắc của tinh thần liên đới huynh đệ giữa các tầng lớp nhân dân (Fraternal Solidarity). Điển hình là tại các quốc gia phía Bắc Âu châu như Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch, chính sách thuế khóa được sử dụng thật khôn khéo như là một phương tiện để điều tiết sự phân phối lợi tức quốc gia – mà nhờ đó tầng lớp kém may mắn với thu nhập thấp kém được bù đắp với những phúc lợi xã hội thật hào phóng dồi dào. Người dân luôn sẵn sàng đóng thuế cao để được hưởng chế độ an sinh xã hội khá tốt đẹp.
Đáng kể nhất là vai trò của các nghiệp đòan công nhân trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của tập thể giới lao động trong các công ty xí nghiệp.
Mặt khác, vì có tự do lập hội, tự do ngôn luận, tự do hội họp v.v..., nên các tổ chức thuộc khu vực Xã hội Dân sự có điều kiện thỏai mái để phát huy tác dụng của mình trong cố gắng cải thiện môi trường sống cả về mặt vật chất cũng như về mặt tâm linh tinh thần. Càng ngày, vai trò của các “tác nhân không phải là nhà nước” (Non-State Actors) như thế đó càng đóng vai trò quan trọng hơn trong công cuộc xây dựng và phát triển nếp sinh họat đa dạng phong phú của tập thể cộng đồng xã hội.
C/ Về mặt văn hóa, các quốc gia Âu Mỹ kể ra đã rất thành công trong việc tiếp nối và phát huy cái truyền thống quý báu của nền văn minh Hy lạp và La mã (La-Hy = Latino-Greek) – đặc biệt về các mặt học thuật, tư tưởng, khoa học và luật pháp.
Và điểm đáng chú ý hơn cả - đó là Thiên chúa giáo gồm Công giáo, Tin lành và Chính thống giáo đã ăn rễ sâu xa nơi đời sống văn hóa, tư tưởng, nghệ thuật tại các quốc gia Âu Mỹ – tương tự như vai trò của Tam giáo Phật Lão Nho trong xã hội Á Đông chúng ta như Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Hoa.
Mặc dầu ngày nay, làn sóng vô thần đang phát triển mạnh – và mặc dầu chế độ cộng sản do Liên Xô lãnh đạo trong trên nửa thế kỷ đã tìm mọi cách thâm độc để tiêu diệt tôn giáo – thì Thiên chúa giáo vẫn còn là một thế lực tinh thần quan trọng trong đời sống tâm linh và văn hóa của người dân Âu Mỹ. Nổi bật nhất là người dân tôn trọng sự đa dạng về tôn giáo và đề cao tính cách bao dung về tôn giáo (Religious Diversity/Tolerance). Mọi biểu hiện của nạn kỳ thị sắc tộc, kỳ thị tôn giáo và nhất là sự cuồng tín tôn giáo đều bị công luận phê bình lên án nghiêm khắc.
Cái môi trường chính trị văn hóa xã hội tiến bộ thông thóang như thế rõ ràng là một thứ “Đất lành Chim đậu” rất thuận lợi cho mấy triệu người Việt chúng ta tìm kiếm để mà đem cả gia đình tới định cư lập nghiệp lâu dài vậy.
II – Mức độ Hội nhập khác biệt giữa các thế hệ người Việt định cư tại Âu Mỹ.
Nhằm đơn giản hóa sự trình bày, ta có thể xếp lọai thành ba thế hệ như sau:
a) Thế hệ I gồm Ông Bà hiện ở vào lớp tuổi 60 – 70(trưởng thành ở VN)
b) Thế hệ II gồm Cha Mẹ hiện vào lớp tuổi 40 – 50(sinh trưởng ở VN)
c) Thế hệ III gồm lớp Cháu cỡ tuổi 20 – 30 (lớp này hầu hết được sinh ra ở nước ngòai).
1 - Thế hệ I gồm những người lớn tuổi đã trưởng thành, có sự nghiệp vững vàng ở Việt nam, nhưng khi đến định cư ở nước ngòai thì gặp nhiều khó khăn trở ngại trong việc hội nhập văn hóa xã hội nơi môi trường sở tại – điển hình là khó vượt qua được cái hàng rào ngôn ngữ, cũng như khó thích nghi được với lối sống của dòng chính trong xã hội địa phương. Chính vì thế mà nhiều người chỉ tìm cách sống quần tụ riêng với nhau trong cộng đồng người Việt – mà ít tiếp cận với người địa phương. Từ đó mà phát sinh ra cái não trạng “ốc đảo” (ghetto mentality) – sống cô lập khép kín giữa các đồng hương với nhau mà thôi. Họ thường còn bị ràng buộc bởi những hòai niệm, những nuối tiếc về cái thuở vàng son của thời quá khứ nơi quê nhà. Do đó mà không có sự hăng say năng nổ tìm kiếm những phương thức hành động thích nghi với môi trường xã hội mới lạ vốn đòi hỏi một viễn kiến sâu rộng và năng lực khai phá mạnh bạo không hề chùn bước trước mọi nghịch cảnh thách đố.
2 – Thế hệ II là lớp con của thế hệ I, sinh trưởng ở VN mà đi định cư ở nước ngòai lúc còn trẻ (cỡ trên dưới 20 tuổi) – do vậy mà dễ thích nghi được với môi trường văn hóa xã hội sở tại. Phần đông lại được học bậc cao đẳng hay đại học ở nước ngòai, nhờ vậy dễ kiếm được việc làm nơi các cơ sở kinh doanh của người địa phương. Và từ đó mà có nhiều cơ hội tiếp cận và sống hòa đồng với xã hội sở tại. Hơn thế nữa, vì phải chăm lo hướng dẫn cho lớp con là thế hệ III vốn sinh ra ở nước ngòai, nên phải cố gắng trau dồi thêm về mặt chuyên môn – nhất là về văn hóa để gia đình cùng hòa nhập êm thắm với dòng chính của địa phương.
3 – Thế hệ III là lớp cháu của thế hệ I, thì được sinh ra ở nước ngòai và được theo học ở địa phương ngay từ các nhà trẻ, lớp mẫu giáo lên đến cấp tiểu học, trung học và cả đại học – y hệt như các bạn cùng lứa tuổi trong các gia đình sở tại. Do vậy mà thế hệ này có những điều kiện hòan tòan thuận lợi để mà hội nhập vào với dòng chính của quốc gia sở tại – có thể là bị cuốn hút đến độ đồng hóa sâu sắc với người bản xứ chính hiệu. Nhưng sự kiện này lại có mặt trái của nó – đó là thế hệ III không có sự hiểu biết và không còn gắn bó gì với cội nguồn văn hóa dân tộc VN nữa. Tình trạng “mất gốc” này (uprooted) chính là điều làm cho thế hệ I của ông bà quan tâm lo lắng.
Tuy các cháu vẫn kính trọng hiếu nghĩa đối với ông bà cha mẹ, nhưng xem ra có phần lơ là đối với chuyện thuần phong mỹ tục, với nền luân lý dân tộc. Và nhất là các cháu không thiết tha gì lắm với lập trường chính trị của thế hệ I vốn hầu hết là nạn nhân khốn khổ của chế độ độc tài tàn bạo của cộng sản – mà cũng vì thế mà gia đình phải bỏ nước ra đi lập nghiệp ở nước ngòai.
III – Làm sao để hội nhập mà vẫn giữ đươc bản sắc dân tộc của mình?
Đây chính là cái môí ưu tư của bất kỳ lớp người di dân nào mà phải rời bỏ quê hương bản quán để ra đi lập nghiệp tại một xứ sở xa lạ nào khác – chứ không phải chỉ là của riêng khối người Việt chúng ta hiện đang định cư tại khắp các châu lục trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Âu Mỹ.
Từ xa xưa, cha ông chúng ta vẫn thường nhắc nhở: “Nhập gia tùy tục” để mà khuyến khích con dân phải biết cố gắng thích nghi với hòan cảnh khác biệt tại nơi mình mới đến nhập cư lập nghiệp. Trong ngôn ngữ ngày nay, người ta sử dụng từ ngữ “Hội nhập” (Integration) để mô tả cái quá trình gọt giũa uốn nắn bản thân mỗi người để làm sao thích nghi được với hòan cảnh mới - hầu có thể gia nhập êm thắm vào với môi trường xã hội tại địa phương nơi mình đã chọn lựa đến cư ngụ để sinh sống lập nghiệp lâu dài.
1 - Riêng đối với tập thể người Việt chúng ta, thì như đã phân tích ở phần II trên đây – thế hệ I là lớp người lớn tuổi thì còn lưu giữ được nhiều kỷ niệm, ký ức về phong tục tập quán trong truyền thống dân tộc, nhưng lại ít hội nhập vào với dòng chính của xã hội sở tại. Hiện tượng này trái ngược hẳn với chiều hướng của thế hệ III của lớp cháu sinh trưởng ở nước ngòai – các cháu hầu như không còn ý thức rõ rệt về truyền thống dân tộc, mà lại gần như đồng hóa hòan tòan với dòng chính của người bản xứ.
Thành ra, chỉ còn trông cậy nơi thế hệ II gồm lớp trung niên hiện vẫn còn có sự gắn bó với truyền thống dân tộc mà cũng hội nhập tương đối khá vững chắc với dòng chính của xã hội địa phương. Thế hệ này có thể coi như là cái nhịp cầu nối giữa thế hệ I và thế hệ III – tiếp thu được kinh nghiệm của các bậc tiền bối và rồi truyền đạt lại cho những hậu duệ trong gia tộc của mình. Đó là một vai trò quan trọng để khích lệ và hướng dẫn cho thế hệ III trong việc tiếp tục hội nhập mà vẫn lưu giữ được bản sắc dân tộc của cha ông mình.
2 - Cụ thể là các lớp học Việt ngữ vẫn được nhiều thày cô tình nguyện mở ra vào những ngày cuối tuần tại các chùa, các nhà thờ, các trung tâm văn hóa để dạy cho lớp trẻ cả về tiếng Việt, cả về lịch sử và văn hóa Việt nam. Rồi đến các khóa huấn luyện, các trại hè, các tổ chức sinh họat dành riêng cho thiếu nhi, học sinh, sinh viên, các cuộc thi về văn hóa ngôn ngữ tiếng Việt, các lễ hội dịp Tết Trung Thu, Tết Nguyên Đán v.v... Tất cả những cố gắng bền bỉ liên tục từ năm này qua năm khác như thế đã có tác dụng truyền đạt được cho thế hệ trẻ sự hiểu biết về nguồn cội của mình và nhất là cái ngọn lửa say mê nhiệt thành trong công cuộc giữ gìn và phát triển gia sản vốn liếng tinh thần quý báu của văn hóa và đạo đức truyền thống dân tộc.
Điển hình là trường hợp của một số phụ huynh cũng tự nguyện tham gia sinh họat với tổ chức Hướng đạo cùng với lũ con của mình – nhằm khuyến khích các cháu vui vẻ phấn khởi theo đuổi các công tác và sinh họat lành mạnh của tổ chức đào tạo huấn luyện thanh thiếu niên đã từng có uy tín lâu năm này.
3 – Nhìn chung, thì trong thời gian 40 năm qua cái tiến trình định cư lập nghiệp của trên 3 triệu người Việt chúng ta nơi các quốc gia Âu Mỹ đã diễn ra một cách tương đối tốt đẹp êm thắm. Đó là nhờ ở hòan cảnh khách quan cởi mở thông thóang đày dãy tinh thần nhân đạo tại chính các xã hội tiếp nhận (receiving countries) và nhất là do ý chí cương quyết sắt đá và nỗ lực kiên trì của cả tập thể số người Việt thuộc thế hệ I đã quyết tâm ra đi để xây dựng cuộc sống mới tươi đẹp cho bản thân và cho gia đình của mình.
Dĩ nhiên đây là một cuộc phiêu lưu mạo hiểm táo bạo đày dãy những thử thách cam go, nhưng chúng ta cũng thật vui mừng trước những thành công to lớn mà tập thể người Việt hải ngọai đã gặt hái được – cả về phương diện kinh tế vật chất, cả về phương diện văn hóa tinh thần trong những bước đầu định cư ở nước ngòai. Sự thành công này không phải chỉ đem lại lợi ích cho riêng bản thân các gia đình người Việt hải ngọai. Mà nó còn có tác dụng góp phần tích cực đáng kể vào công cuộc xây dựng và phát triển quê hương đất nước nơi mà toàn thể đại khối dân tộc với hơn 90 triệu đồng bào đang hăng say phấn khởi chủ xướng phát động cái tiến trình xây dựng kiên trì cam go đó – với hoài bão tạo dựng cho bằng được một xã hội thịnh vượng, tự do và an hòa nhân ái trong một tương lai không bao xa nữa vậy./.
Costa Mesa California, Tháng Giêng 2014
Đoàn Thanh Liêm
Gửi ý kiến của bạn