Hôm nay,  

Việt Đông, một Hồ Biểu Chánh bị bỏ quên

08/04/201605:46:00(Xem: 6464)
Việt Đông,
một Hồ Biểu Chánh bị bỏ quên.
 
Nguyễn Văn Sâm

 

Mười hai năm trước khoảng năm 1997, gặp nhau tại Paris, tôi được GS Tạ Trọng Hiệp chỉ cho biết ở đây có 2 quyển sách ghi tất cả những tác phẩm của Việt Nam mà Thư Viện Quốc Gia Pháp tại Paris đang giữ: Catalogue du fonds Indochinois de la Bibliothèque Nationale. Quyển 1 gồm những tác phẩm từ những năm đầu tiên của người Pháp hiện diện ở Việt Nam đến năm 1930, quyển 2, từ năm 1930 đến năm 1954. Nhờ hai quyển sách nầy, tôi được biết nhiều tác phẩm mà trước nay mình chưa nghe nói đến bao giờ. Cũng vậy có những tác giả rất lạ với nhiều người mà tác phẩm cũng nhiều như là Nguyễn Chánh Sắt, Trần Phong Sắc hay Việt Đông…

Thời gian qua cả 10 năm trời, tôi vẫn chưa có thời giờ để tâm nghiên cứu về những nhà văn nầy vì điều kiện tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm chưa thực hiện được.

Gần đây, một người nghiên cứu trẻ, anh Nguyễn Tuấn Khanh, thuộc Viện Việt Học, thành viên của trang mạng Nam Kỳ Lục Tỉnh mách với tôi rằng anh đã mượn được tất cả 14 truyện của Việt Đông hiện chứa tại trường Đại Học Cornell, New York. Mười bốn truyện của một tác giả cách nay đã tám mươi năm tương đối là nhiều, dầu rằng tại Thư Viện Quốc Gia Pháp còn có danh sách khoảng hơn 50 quyển nữa. Nhưng thôi có được bấy nhiêu hay bấy nhiêu, đợi tới khi có đủ trong tay toàn bộ tác phẩm của một nhà văn thì nhiều khi không biết đợi đến bao giờ!  Ngay cả một tác giả, nếu đã viết và in sách, đăng báo chừng 2, 3 mươi năm, lúc đứng tuổi, muốn gom toàn bộ tác phẩm mình lại để làm một tuyển tập cũng còn khó đầy đủ thay!

Và tôi bắt đầu đọc Việt Đông, càng đọc càng say mê. Đã đến lúc tôi chia sẻ với các bậc thức giả về sự hiện diện một thời trên văn đàn của nhà văn đặc biệt nầy.

Nghĩ cũng lạ, năm tháng để giới thiệu về một nhà văn cũng có cái định mệnh của nó. Ông ta bị lãng quên hơn 2/3 thế kỷ, tôi biết sự hiện diện của ông cả chục năm nay rồi thế mà đến bây giờ mới có thể mạnh dạn nói về ông…

Nhưng Việt Đông là ai?

Tiểu sử của Việt Đông còn lại quá ít, có người mách rằng trên tờ nhật báo Công Luận, số 1886, ngày 29/9/1930 cho biết ông tên là Lưu Thoại Khải. Ngoài bút hiệu Việt Đông, ông còn ký là Vi Đệ Tông (một hình thức chơi chữ kiểu Khánh Giư thành Khái Hưng), ông cũng ký Việt Đông trên những hình bìa do ông vẽ cho các quyển tiểu thuyết của mình, như vậy ngoài tài viết ông còn biết đôi chút về vẽ. Thế thôi, năm sanh năm mất không thấy sách vở nào ghi lại. Sách của ông xuất hiện sớm nhất là năm 1930, ta từ đó có thể đoán định rằng ông sanh vào những năm đầu của thế kỷ 20 căn cứ vào giọng văn trong sáng, không đối xứng theo lối cổ, ít cầu kỳ của Việt Đông… ta cũng có thể khẳng định ông là người tân học, còn trẻ vào năm 1930. Nhưng còn năm mất?  Tác phẩm ông, qua những quyển tôi có được, cho thấy quyển sau cùng nhất xuất bản năm 1940, chắc chắn năm mất sẽ sau thời gian nầy, còn lâu mau sau đó không thể nào biết được… Tiếc thay! Một cánh chim hiện ra trên bầu trời, không ai thấy lúc nào, cũng không ai biết nó biến mất lúc nào. Khứ lai vô ảnh, vô tung, chỉ để lại một vài dấu vết trên bầu trời trong một thời gian ngắn chừng hơn 10 năm thôi! Với thời gian, dấu vết nầy càng lúc càng mơ hồ phai lạt.

Tại sao tôi gọi Việt Đông là Hồ Biểu Chánh bị bỏ quên?

Dĩ nhiên chúng ta không ai lại so sánh giá trị hơn kém giữa hai nhà văn, dầu họ sống đồng thời, dầu họ khai triển những vấn đề tương tợ, và ngay cả văn phong hai người tương đối giống nhau cũng vậy. Nhìn tổng thể Việt Đông có những điều tương tợ với Hồ Biểu Chánh nhưng về mặt đóng góp văn học, về giá trị sự nghiệp sáng tác thì hai người khác nhau nhiều. Tác phẩm của Hồ Biểu Chánh phong phú hơn, thời gian hoạt động của ông dài hơn, ngay trong một tác phẩm, sự dài hơi trong một quyển truyện cũng thấy rõ ràng. Tuy nhiên những điều nầy cũng không có nghĩa là Việt Đông không xứng đáng được một chỗ đứng trong văn học sử. Ông có những giá trị của riêng mình, chỉ riêng việc xuất bản khoảng 6, 70 tác phẩm ăn khách và đưa ra được những vấn đề có giá trị lâu dài cũng là điều kiện rõ ràng, có thể thấy ngay.

Nhìn chung Việt Đông khai thác về những bất công trong xã hội. Sự ức hiếp của kẻ giàu đối với người nghèo. Kẻ giàu đây là hạng chủ điền, hạng hương hào chức dịch, hạng dựa thế thần của nhà cầm quyền vì mình có may mắn được làm người có học thức hay có địa vị xã hội. Người nghèo dĩ nhiên là lớp nông dân chân lấm tay bùn, hạng tá điền làm ruộng mướn của chủ, kẻ cô thế là những trẻ mồ côi, những người dân thất học, những người đàn bà hay thiếu nữ không được xã hội bảo vệ. Tác giả muốn cho thấy sự cách biệt giữa giàu nghèo, giửa kẻ có thế quyền và lớp dân đen cô độc. Ta có thể đọc Việt Đông để thấy những hoạt cảnh bất công của một thời ở Nam Kỳ, đặc biệt là vùng đồng bằng Cửu Long và đất Sàigòn của thập niên 30 thế kỷ trước, để thấy được thế nào là lòng người thay trắng đổi đen, thế nào là sự giả dối của người xảo ngữ dùng ngôn từ để  trục lợi (những hô hào lớn tiếng, những lời ưu thời mẫn thế, những phát biểu thương nước thương nòi chưa hẳn là những lời chân thật, mà phần nhiều là những câu trên cửa miệng, che dấu lòng tham để mưu cầu lợi lộc.)

Có thể nói Việt Đông thuộc nhóm nhà văn dùng tiểu thuyết để răn đời. Mỗi truyện của ông là một bài học: chung thủy với chồng, thương yêu vợ nhà, không nên gian ác, áp bức, chớ nên ép uổng con cái vì những chuyện gì đó thuộc riêng mình, không nên cờ bạc, chớ hồ đồ, chớ phản bạn cướp chồng, phải coi nhẹ tiền tài mà trọng bề nhân nghĩa…. Nói ông ngụ ý răn đời vì kẻ xấu thường kết thúc bằng chết chóc, hối hận, tan cửa nát nhà hay tù đày khổ sở, kẻ tốt phần lớn hưởng được hạnh phúc và những ưu đãi của số mạng, rất ít trường hợp có kết thúc bi thảm cho người ngay. Một vài trường hợp “unhappy ending”, tôi nghĩ là do Việt Đông muốn tạo một kết cục bất ngờ để người đọc khỏi nhàm chán thốt lên lời: biết rồi thế nào cũng vậy mà thôi, thế nào Vân Tiên cũng gặp được Nguyệt Nga và sẽ được nhường ngôi vua, thế nào Thể Loan cùng mụ Huỳnh Trang cũng bị trời đánh…

Để diễn tả những điều nầy Việt Đông dùng lối kể truyện. Mỗi tác phẩm của ông là một câu chuyện, thường có đầu đuôi, tình tiết, thời gian kéo dài, có khi hết cả đời người, có khi là vài ba năm, đủ để sự kiện xảy ra, đủ để tạo thành hậu quả hành động nào đó của nhân vật. Ở đây là hành động, là xử thế, là đối phó, là nói chuyện, không có dòng tâm lý nhân vật, cũng ít thấy tác giả nói về tâm trạng và sự suy tư của nhân vật, cũng không có sự xáo trộn thời gian không gian. Tóm lại, kỹ thuật viết truyện của Việt Đông do cách xây dựng đơn giản của truyện dài, truyện ngắn cách đây cả trăm năm, nên nhẹ về mặt kỹ thuật, chỉ cốt đưa ra điều tác giả muốn nói hơn là mất công tìm tòi cách viết lạ, kỹ thuật tân kỳ, không giống người khác.

Văn phong của Việt Đông đã thoát ra khỏi loại biền ngẫu, không còn dài dòng lê thê, câu mà đã được định hình bằng những câu ngắn gọn rõ ràng, ở Việt Đông ta không bắt gặp được những câu sai văn phạm, câu cụt hay chữ nghĩa mơ hồ, có thể là vì ông thuộc lớp người tân học, chịu ảnh hưởng của văn phạm Tây phương, của sự rõ ràng khúc chiết. Những lỗi sai chánh tả hay viết theo cách phát âm địa phương của Việt Đông làm người đọc ngày nay lắm khi khó hiểu hay bực mình, nhưng đó là lỗi gần như là phổ quát của nhà văn thời ông, khó thể tránh được trừ những người như Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký, Huình Tịnh Của… Sự kiện nầy nhìn ở mặt tích cực cũng là điều lý thú vì chúng ta biết chắc chắn rằng thời xưa ông bà ta ở trong Nam phát âm như thế, họ nhiều khi không cần mất công để cực khổ cong môi bành miệng để phát âm những chữ tỏa, tùy, suýt, xuyên…  Đó chẳng qua cũng chỉ là nét đặc trưng của thời đại mà thôi.

Một điều thích thú cho người đọc thuộc lớp tuổi từ 50 trở lên là bắt gặp lại được những từ ngữ mình đã từng nghe lúc nhỏ từ miệng cha mẹ hay ông già bà cả nhưng nay không còn nghe nữa, những từ nầy chất chứa đâu đó trong ký ức ta, bây giờ gặp lại như gặp người thân thương lâu ngày ly cách. Nếu ai đó có thời giờ có thể làm một tự vựng của Việt Đông để thấy ngôn ngữ chúng ta thay đổi nhiều trong khoảng thời gian chưa đầy thế kỷ… 

Trong ba hình thức truyện của Việt Đông, loại tiểu thuyết tình cảm xã hội là nổi bật nhất, đây cũng là sự giống nhau cơ bản giữa Việt Đông và Hồ Biểu Chánh, hai loại khác là truyện dã sử và trinh thám không nổi bật, tuy rằng loại dã sử tác giả viết thật hay, tình tiết và bố cục cũng như văn phong rất giống với truyện Tàu, mà ông cho là đọc vô ích.

Phảng phất trong tác phẩm của Việt Đông ta thấy có hai vấn đề nổi bật của thời đại còn kéo dài đến ngày nay, đó là:

1.       Kêu gọi hay gây ý thức cho người phụ nữ thấy được cái giá trị làm người của mình, giá trị bình đẳng của mình đối với nam giới, đả phá cái thói ru rú thường tình trong nhà để rồi mặc cảm thua kém hay tự ti đối với phái nam.

      Để viết những điều nầy Việt Đông tạo nên những người phụ nữ nhạy bén trong phán đoán, tài ba trong hành động, kiên trinh cương quyết đi hết đoạn đường khó khăn dầu bao nhiêu gian khổ cũng coi không ra gì. Tôi cho rằng tư tưởng của Việt Đông dính dáng xa gần với những vận động nữ quyền hay khuyến khích phụ nữ gánh vác vai trò trong xã hội của nhà thơ Nguyễn thị Kim nói riêng hay chủ trương của nhóm người tập hợp quanh tờ tuần báo Phụ Nữ Tân Văn của thời nầy nói chung. Vấn đề giá trị và vai trò người phụ nữ, trước đấy độ 2, 30 năm bà Sương Nguyệt Anh đã nói nhiều khi chủ trương tờ Nữ Giới Chung rồi. Vậy thì đây là vấn đề của bất cứ thời đại nào, có điều là người ta có nói ra minh bạch hay không mà thôi.…

2.       Rạch ra rằng cái quyền lợi kinh tế của người Việt bị bỏ quên, đã và đang lọt vào tay người Huê kiều khi dân Việt không chú trọng đến chuyện buôn bán, không chịu tranh thương với người Hoa. Biết bao nhiêu của cải đáng lý ra là tài sản của người Việt đã lọt vào tay người khách vì những cách thế buôn bán trục lợi gian tham của họ.  Một phần cái khổ của dân quê cũng từ đây mà ra.

Việt Đông thực ra nói một việc mà người đi trước ông cũng 2, 30 năm đã nói đó là ông Dũ Thúc Lương Khắc Ninh hay Nguyễn Chánh Sắt đã nói trên tờ Nông Cổ Mín Đàm.

Tiếc là hai điều trên được diễn tả quá sơ lược, qua lời nói của nhân vật, phải chi ông Việt Đông viết theo hình thức một câu chuyện có dầu đuôi thì tác dụng chắc chắn sẽ mạnh hơn nhiều. Tuy nhiên ta nên nhớ rằng bà Sương Nguyệt Anh và các ông Lương Khắc Ninh, Nguyễn Chánh Sắt chỉ lý thuyết bằng văn nghị luận, Việt Đông đã bước đi một bước tiến là đem đặt ý mình vào trong tư tưởng của nhân vật, ông đã làm cho vấn đề trở nên gần gũi với người đọc hơn vì dầu sao nhân vật trong truyện vẫn sống động hơn lý thuyết, bài giảng vốn vô tình, khô cứng, khó thẩm thấu.

Tôi vẫn cho rằng Việt Đông có khuynh hướng giáo dục hơn là hiện thực, ông muốn điều mình viết ra tạo ảnh hưởng tốt, là  bài học giá trị đối với người đọc, cho nên không biết bao nhiếu lần ông vẽ ra sự thất bại, cuối đời xấu, kết cục bi thương của những người ác, người đam mê thói xấu, hay người tánh tình nông nổi thiếu suy xét cho đến ngọn nguồn…

Tại sao Việt Đông bị bỏ quên?

Xin để mọi người tùy theo sự suy nghĩ mà đưa ra câu trả lời.

Có thể nguyên nhân nằm ngoài tác phẩm, có thể nằm trong chính tác phẩm của Việt Đông, nhưng điều chắc chắn là tác giả có cả 70 tác phẩm đã từng bị bỏ quên. Sự kiện nầy làm cho chúng ta những người đi sau, có cái nhìn sai lạc về văn học Miền Nam, đánh giá sai về vai trò và giá trị của nó, đó là điều chúng ta cần chỉnh sửa. Điều đad62u tiên của công việc nầy là đọc càng nhiều càng tốt tác phẩm của Việt Đông.

Westminter, CA, 05-12-2009

Nguyễn Văn Sâm


.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.