Hôm nay,  

Kinh Tế Và Bầu Cử

16/02/201600:00:00(Xem: 7947)

...Kinh tế TC thật là đang đi vào khủng hoảng nặng...

Chỉ số Dow Jones trong 6 tuần lễ đầu năm nay đã rớt xấp xỉ 3.000 điểm, tức là hơn 10%. Mà chưa ai thấy được ánh sáng cuối đường hầm.

Lịch sử đang tái diễn?

Năm 2008, khủng hoảng kinh tế trong đúng năm bầu cử, bảo đảm đảng CH đương quyền thất bại. Năm 2016, lại một khủng hoảng kinh tế, sẽ bảo đảm đảng DC đương quyền cũng thất bại nữa?

Trong tất cả các cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ, có một yếu tố cực kỳ quan trọng có tác động lớn trên quyết định bỏ phiếu của người dân: đó là tình trạng kinh tế. Dù quan trọng nhưng lại cũng là vấn đề ít người hiểu rõ nhất.

Nhìn vào cuộc bầu cử năm 2008, ta thấy ngay ví dụ cụ thể nhất. Năm đó là năm kinh tế Mỹ đi vào chu kỳ khó khăn, khủng hoảng nặng. Xẩy ra cuối trào của một tổng thống CH, khiến ứng viên CH thua nặng. CH mất Toà Bạch Ốc, Hạ Viện và Thượng Viện luôn.

Khác với kinh tế xã hội chủ nghiã hay cộng sản, kinh tế tư bản Mỹ luôn luôn bị chi phối bởi chu kỳ, tăng trưởng rồi trì trệ, rồi tăng trưởng lại, v.v… do ảnh hưởng cung cầu tự điều chỉnh.

Đại cương, theo các chuyên gia, chu kỳ kinh tế Mỹ thường kéo dài khoảng 5-7 năm.

TT Bush nhậm chức đầu năm 2001, đúng lúc khủng hoảng dot.com, tức là bong bóng chỉ số các công ty công nghệ cao xì hơi. Trong những năm trước đó, cả ngàn công ty về điện toán, internet,... ra đời, thành công ngoài sức tưởng tượng, trị giá cổ phiếu tăng hằng ngày, cho ra đời cả ngàn triệu phú. Cả triệu người dân bình thường, chẳng hiểu mô tê gì về tài chánh, nhưng thấy chơi cổ phiếu hái ra tiền quá dễ, nhào vào mua cổ phiếu như mua vé số hay đánh số đề, chẳng cần biết công ty mạnh hay yếu. Mà lại đánh đâu trúng đó.

Dù sao thì tình trạng bất thường mua cổ phiếu như mua vé số đó dĩ nhiên không thể kéo dài vĩnh viễn. Sẽ phải tự điều chỉnh. Đưa đến khủng hoảng gọi là dot.com, đánh rớt các chỉ số chứng khoán Dow Jones và Nasdaq xuống khoảng 40%-50%, đe dọa gây suy trầm kinh tế nặng. TT Bush năm 2001 ban hành ngay luật giảm thuế đồng loạt. Kinh tế phục hồi lại mau lẹ ngay từ năm 2002, nhất là sau 2003 là năm ban hành biện pháp giảm thuế đợt hai. Ít người biết đã trải qua một khủng hoảng lớn, ngoại trừ những người chơi cổ phiếu bị thua đậm. Bắt đầu từ cuối 2007, kinh tế lận đận lại. Đã vậy còn bị bồi thêm hậu quả của mấy chục năm lạm dụng nợ mua nhà của cả nước, đưa đến khủng hoảng lớn cuối năm 2008, hai tháng trước ngày bầu cử.

Ở đây, có điểm nhiều người vẫn còn mộng du, cho rằng thời đại Clinton là thời đại vàng son cực thịnh của kinh tế, đã mang lại thặng dư ngân sách trước khi ông cao bồi Bush phá tan hết rồi lại còn tạo ra khủng hoảng lớn nhất thế kỷ. Việc Bush tạo ra khủng hoảng đã được bàn quá nhiều, bây giờ nói chuyện về ngân sách. Ngân sách trong hai nhiệm kỳ của TT Clinton dĩ nhiên là tiến triển cực tốt, từ thâm thủng hơn 200 tỷ khi ông mới nhậm chức năm 1993 qua đến thặng dư trong những năm 1998-2000. Nhưng không phải do “công” của TT Clinton, mà do ba yếu tố:

1. TT Bush cha tăng thuế đồng loạt, mang tiếng thất hứa sau khi đã long trọng tuyên bố “Read my lips, no new taxes”, khiến ông thất cử khi ra tái tranh cử năm 1992; nhưng TT Clinton hưởng lợi, thu thuế nhiều hơn;

2. Thời gian đó là thời kỳ “cách mạng dot.com” với hàng ngàn công ty điện toán phát triển tột bực, lợi nhuận bộc phát, đưa đến gia tăng thu nhập thuế của Nhà Nước;

3. Cuộc bầu quốc hội cuối năm 1994 đưa đến đại thắng của CH, chiếm cả hai viện, và CH đã có dịp khoá tay không cho TT Clinton chi tiêu nữa; khoá mạnh đến độ Nhà Nước bị đóng cửa mất mấy ngày, đưa đến giảm chi mạnh.

Tăng thu thuế và giảm chi tiêu dĩ nhiên đưa đến thặng dư ngân sách mà TT Clinton, một chính khách khôn ngoan, mau mắn vỗ ngực khoe công.

Theo cách tính toán của các chuyên gia kinh tế, cuộc khủng hoảng năm 2008 chính thức chấm dứt giữa năm 2009 và kinh tế bắt đầu phục hồi từ đó, nhờ cả hai chính quyền Bush và Obama bơm hàng ngàn tỷ kích cầu kinh tế, cứu nguy ngân hàng, và cứu nguy các hãng xe lớn. Nhưng lại là một cuộc phục hồi chậm, khó khăn, và nhiều lỗ hổng nhất như đã bàn nhiều lần trên cột báo này. Mãi sáu năm sau mà tỷ lệ thất nghiệp cho dù giảm nhiều, xuống tới 4,9% đầu năm 2016, vẫn chưa trở về lại mức trước chu kỳ khủng hoảng 4,4% của năm 2007 dưới thời Bush. Chưa kể nhiều yếu tố không tốt đẹp lắm như những kỷ lục cao nhất về số người làm bán thời, số người làm lương thấp hơn, số người lãnh trợ cấp, và số người lãnh Medicaid; và kỷ lục thấp nhất về số người tham gia vào thị trường lao động. Kinh tế có phục hồi, nhưng phục hồi một cách yếu đuối trên một nền tảng lỏng lẻo nhất.

Thế nhưng chỉ số Dow Jones lại tăng từ 6.600 điểm hồi tháng 2/2009 khi TT Obama mới nhậm chức, lên tới 18.300 điểm vào tháng 5/2015. Tức là tăng gần gấp ba lần trong 6 năm, hay khoảng 30% mỗi năm.

Nhiều người ủng hộ TT Obama đã mau mắn mang những con số Dow Jones này ra khoe để chứng minh sự tài giỏi của TT Obama, đã giúp kinh tế tăng vọt. Những người này dĩ nhiên biết đọc số trên Dow Jones, nhưng lẫn lộn Dow Jones với kinh tế, diễn giải thị trường chứng khoán tăng là hệ quả tất yếu của một nền kinh tế quốc gia đang tăng. Thực tế là tăng trưởng kinh tế ì ạch ở mức 1%-2% mỗi năm, như vậy làm sao cái “hệ quả” chỉ số chứng khoán lại có thể tăng 30% một năm được? Đây là loại mâu thuẫn mà mấy vị ủng hộ DC không thấy có gì đáng thắc mắc, vì không muốn nhìn cho kỹ hơn, hay không hiểu gì về kinh tế hết.

Tình hình thị trường trong mấy tuần qua đã là cú đấm tỉnh người cho những vị này.

Những người bênh vực chính quyền Obama đã chiả tay về phiá kinh tế Trung Cộng, và giá xăng giảm trên thế giới như là những nguyên nhân của khủng hoảng, không ăn thua gì đến TT Obama hết. Đây vẫn là loại biện giải chạy tội sở trường của những người ủng hộ TT Obama.

Kinh tế TC thật là đang đi vào khủng hoảng nặng. Kinh tế TC bộc phát mạnh trên căn bản lệch lạc, cực nhanh ở vùng duyên hải, cực chậm nếu không muốn nói là thối lui khi đi vào nội địa chừng vài trăm dặm. Sớm muộn gì thì cũng mất thăng bằng, xụp đổ. Đã vậy, thị trường chứng khoán TC cũng chỉ là một sòng bài không hơn không kém, đáp ứng máu mê cờ bạc của các đấng con trời. Đúng nguyên tắc, việc định giá cổ phiếu phải tùy thuộc hoàn toàn vào tình hình kinh doanh của các công ty nói riêng và tình hình kinh tế tổng quát nói chung. Khổ một nỗi là các báo cáo tài chánh của các công ty TC chắc 80% là các số phịa, chẳng có gì đáng tin tưởng để lấy quyết định đầu tư hay không đầu tư. Ngay cả thống kê chính thức của Nhà Nước, loan báo tăng trưởng kinh tế năm qua là 6,9% cũng chẳng ai tin, vì các chuyên gia nhận định giỏi lắm là 3%-4% thôi.

Tóm lại, người dân TC (hay dân Việt trong nước cũng vậy) mua hay bán cổ phiếu hoàn toàn là chuyện đoán mò, đầu cơ, đánh bạc thôi. Do đó, khi “nghe đồn” kinh tế có thể có vấn đề, thiên hạ bắt đầu lo sợ, rồi phát hoảng, bán đổ bán tháo cổ phiếu.

Đã vậy, họ Tập lại tung ra những đòn thanh lọc các đối thủ chính trị, dựa trên tội tham nhũng. Khiến hàng loạt các vị bà con của họ, sở hữu cổ phiếu, hoảng sợ, bỏ của chạy lấy người, bán cổ phiếu, lấy tiền tươi, chạy ra nước ngoài mua nhà hay bỏ ngân hàng. Giá nhà Cali, Washington State, Vancouver tiếp tục tăng vọt, thị trường nóng hổi.

Chưa hết. Thiên hạ cũng nghi tài khả năng quản lý khủng hoảng của các quan đỏ. Cách đây không lâu, các quan nghĩ ra biện pháp “nổ cầu chì” (ngôn từ của chuyên gia kinh tế NXNghiã). Khi thị trường rớt giá 5% thì tự động nổ cầu chì, tắt điện, ngưng giao dịch. Vài tiếng sau, hy vọng các nhà đầu tư bớt hoảng thì mở lại. Không ngờ hồi đầu năm, nổ cầu chì, đóng giao dịch, mở lại sau vài tiếng, giá cả lại rớt còn nhanh hơn nữa, lại nổ cầu chì nữa. Bây giờ thì sau khi thử nghiệm môn thuốc tễ Sơn Đông “kinh tế chỉ huy” này thất bại, Nhà Nước TC đã hủy bỏ cầu chì luôn rồi.

Thị trường chứng khoán TC rớt mạnh. Tác hại đến thị trường Mỹ. Chỉ số Dow Jones, là chỉ số của 30 đại công ty lớn và tiêu biểu nhất Mỹ, phần lớn là các công ty giao dịch rất lớn hay đầu tư rất nhiều vào thị trường TC. Do đó khi kinh tế TC bị khủng hoảng, tất nhiên các đại công ty Mỹ này lãnh đạn theo ngay.

Bây giờ, đến chuyện xăng nhớt. Ai cũng bận tung hô giá xăng giảm. Giá một thùng dầu thô, đã rớt xuống dưới 27-28 đô, thấp nhất từ năm 2003 dưới thời Bush, cách đây 13 năm. Tại Dallas, giá xăng với thẻ giảm giá –discount- của siêu thị, chỉ còn 0,5 đô một ga-lông!

Giá dầu xăng trên thế giới suy sụp nặng vì thặng dư cung: các nước sản xuất dầu, kể cả Mỹ, tranh dành thị trường trong một thế giới mà kinh tế đang trì trệ, nên đều cố phá giá để bán tối đa, để rồi cuối cùng tất cả cùng hại lẫn nhau. Tình hình trong ngắn hạn không có gì sáng sủa, nhất là sau khi TT Obama tháo gỡ cấm vận Iran, bảo đảm lại thêm một anh sản xuất dầu nhẩy vào thị trường, phá giá thêm nữa.

Trên nguyên tắc, giá dầu giảm có thể giúp mỗi gia đình giảm chi phí liên quan đến năng lượng như giá xăng xe cộ, giá vé máy bay đi du lịch, ngay cả giá thực phẩm cũng có thể hạ nhờ giảm chi phí chuyên chở. Các gia đình có thêm ít tiền chi tiêu vào những chuyện khác, như sản phẩm tiêu thụ –consumer products-, tức là giúp kích động kinh tế. Nhưng thực tế, dân Mỹ nói chung vẫn còn dè dặt trước tình trạng bất ổn hiện nay, không chịu chi. Trong khi giá xăng giảm gần 70% từ cao điểm tháng Sáu năm 2014, chỉ số tiêu thụ chỉ tăng có 0,3%.

Kết quả rõ rệt nhất ở Mỹ: hơn 50.000 dân Texas mới thất nghiệp, nhưng không ai để ý tới. Cũng ít ai nghĩ giá xăng giảm là hậu quả trực tiếp của trì trệ kinh tế toàn cầu, ngoại trừ những nhà đầu tư đang tháo chạy khỏi Dow Jones. Ở đây, ta chưa bàn đến việc giá dầu giảm sẽ gây khó khăn lớn cho cả chục nước sản xuất dầu, có thể kéo theo khủng hoảng kinh tế và bất an chính trị trên cả thế giới.

Kinh tế luôn là một vấn đề cực kỳ phức tạp, không có câu trả lời giản dị. Nhưng tựu chung lại cũng có thể nói đại cương các công ty Mỹ vì khủng hoảng năm 2008, đã lợi dụng cơ hội tái cấu trúc, tinh giản hoá hệ thống tổ chức, điện toán hoá tối đa, cắt giảm chi tiêu và nhất là cắt nhân viên, kết quả, nhiều công ty đã lời lớn, đưa đến trị giá cổ phiếu tăng. Nhưng những công ty này từ chối không đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Mỹ bằng cách không mang tiền lời từ ngoài nước về lại Mỹ, không đóng thuế cho Mỹ, không bỏ tiền đầu tư mở hãng xưởng tại Mỹ, và không thuê thêm nhân viên Mỹ.

Bằng chứng lớn nhất là Apple. Công ty điện toán này lời cả tỷ tỷ, năm rồi lời 18,4 tỷ, nhưng hầu hết tiền lời từ ngoài nước được giữ ở ngoài nước tại những xứ thuế thấp nhất, để đóng thuế tối thiểu cho Mỹ, và họ tích trữ tối đa tiền mặt, không đầu tư vào kinh doanh, mở công ty hãng xưởng gì ở Mỹ hết. Apple có khối tiền mặt lớn hơn dự trữ tiền mặt của cả Bộ Tài Chánh Mỹ.

Lý do dễ hiểu: những đe dọa tăng thuế lợi tức của các đại công ty dưới chính sách của TT Obama. Apple trở thành một trong những công ty lớn nhất thế giới không phải do may mắn, mà do tính toán kế hoạch chu đáo. Họ không dại gì bỏ bạc tỷ ra phát triển, xây dựng cơ sở để lời thêm nếu bị đánh thuế quá nặng.

Thiên hạ thắc mắc không biết làm sao để những công ty như Apple đóng góp lớn hơn, trở về Mỹ đầu tư mở hãng xưởng nhiều hơn, tạo công việc nhiều hơn cho dân Mỹ. Đáp số hiển nhiên là giảm thuế và giảm thiểu luật lệ và thủ tục kinh doanh, nhưng khổ nỗi đấy lại đều là những điều đi ngược lại giáo điều kinh tế của đảng DC.

Kinh tế Mỹ ngày nay, qua chính sách mắc nợ hơn Chúa Chổm, tiêu xài vung vít, tung trợ cấp ra khắp nơi để kiếm phiếu, đã trở thành một thùng thuốc nổ, có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Kỷ lục thâm thủng ngân sách. Hơn 19.000 tỷ công nợ!

Đã vậy, trong khi kinh tế thế giới trì trệ đến độ các ngân hàng trung ương Liên Âu, Thụy Sỹ, Nhật đều áp dụng lãi suất “âm”, tức là người bỏ tiền vào trương mục tiết kiệm không những không được nhận tiền lãi, mà lại còn phải trả tiền lãi cho ngân hàng, thì nước Mỹ lại... tăng lãi suất. Chỉ vì áp lực chính trị của chính quyền Obama, muốn chứng minh kinh tế đã phục hồi sau 7 năm lãi suất ở mức zero.

Một vài anh phe ta mới đây hồ hởi khoe thâm thủng ngân sách trong tháng qua đã xuống thấp nhất kể từ 2007, tức là thời … Bush! Trước hết, phải nói ngay, bây giờ ngân sách của Bush được “phe ta” mang ra làm chỉ tiêu so sánh thì thật đáng là... tin vui cho CH đang lo tranh cử! Sau đó thì ngân sách Obama cũng không khác gì ngân sách Clinton mấy: chẳng qua phải nhờ CH kiểm soát quốc hội nên mới giảm thiểu được thâm thủng, chứ không thì giờ này ai biết được thâm thủng lên tới mấy trăm ngàn tỷ?

Nói tóm lại, theo các chuyên gia, Dow Jones rớt mạnh gần đây dĩ nhiên có ảnh hưởng của kinh tế TC và giá dầu, nhưng yếu tố quyết định vẫn chính là kinh tế Mỹ còn hết sức mong manh, bị cái gông công nợ quá lớn, thâm thủng ngân sách quá lớn, tăng trưởng quá yếu, và phục hồi quá chậm. Nếu như kinh tế Mỹ mạnh hơn, những biến động tại TC và giá xăng sẽ ít tác hại hơn nhiều. Giống như một người bệnh ra đường gặp cơn mưa dĩ nhiên sẽ mau mắn bệnh nặng hơn liền, so với một người mạnh khỏe đi tắm mưa cũng chẳng sao.

Đưa đến vấn đề liên hệ giữa kinh tế và bầu cử.

Chuyện hiển nhiên là nếu kinh tế bình thường như trong vài năm qua, tức là có phục hồi, dù chậm và nhỏ, lai rai tiếp tục 1%-2%, trong khi tỷ lệ thất nghiệp cũng tiếp tục từ từ giảm, thì kinh tế sẽ không là ưu tư hàng đầu của cử tri, có nghiã đại đa số cử tri chấp nhận chính sách kinh tế của TT Obama và sẽ chấp nhận bà Hillary như là người tiếp nối chính sách kinh tế đó. Và các ứng viên CH sẽ tránh né không muốn bàn đến.

Ngược lại nếu Dow Jones tiếp tục rớt đài như diều đứt giây, chúi mũi xuống như trong mấy tuần đầu năm nay mà không thể ngóc đầu lên lại trong những tháng tới trước bầu cử thì kinh tế sẽ leo lên cấp ưu tư lớn nhất của cử tri. Và như vậy, bà Hillary hay bất cứ ứng viên DC nào khác, sẽ gặp khó khăn thật lớn. Các ứng viên CH sẽ không bỏ qua dịp may tấn công.

Thông thường, các cuộc bầu tổng thống cũng là những dịp trưng cầu dân ý về thành tích thực tế của tổng thống đương nhiệm.

Nhìn lại cho kỹ, khó ai có thể nói chính sách đối ngoại trực diện với Putin, Tập Cận Bình, chính sách chống khủng bố và ISIS, chính sách di dân bất hợp pháp là những phạm vi thành công rực rỡ của TT Obama trong hai nhiệm kỳ của ông. Ngay cả Obamacare cũng vẫn bị đa số dân Mỹ chống. Đó là những điểm tấn công mạnh nhất của các ứng viên CH hiện nay.

Bây giờ, nếu lại có thêm khủng hoảng kinh tế thì bà Hillary, nếu là đại diện cho DC, chỉ còn một yếu tố duy nhất để ra tranh cử và có thể đắc cử: đó là yếu tố... phụ nữ. Bà tổng thống đầu tiên của Mỹ. Ngoài ra không có lý do gì để bầu cho bà nữa.

Dù sao thì Dow Jones rớt 3.000 điểm trong mấy tuần đầu năm nay cũng là một đòn nặng đánh vào chính quyền Obama. Nhất là ngay sau khi ông ra trước quốc dân, báo cáo thành quả của ông và khẳng định người nào tung tin kinh tế đang đi xuống là “peddling fiction”, tạm dịch là “tung tin hoang tưởng”. Dow Jones rớt như vậy, xoá sổ gần 2.000 tỷ trị giá của các công ty trong 6 tuần là sự thật rõ hơn ban ngày, hàng triệu người mất tiền đầu tư, hàng triệu người khác sống nhờ tiền già trong các quỹ hưu 401k hay IRAs mất cả năm tiền hưu, không phải là chuyện hoang tưởng. Đối với việc Wal-Mart đóng 269 cửa tiệm lớn, chỉ cần hỏi hơn 10.000 nhân viên bị sa thải xem đây có là chuyện “hoang tưởng” hay không. Hay Sears đóng cửa thêm 50 tiệm cũng vậy.

Cho đến nay, kinh tế vẫn còn là đề tài “tàng hình” lớn nhất trong cuộc tranh cử, vì cuộc chạy đua vẫn còn mang tính nội bộ. Đợi tới khi hai chính đảng trực diện nhau, từ tháng Tám tới, kinh tế sẽ thành đề tài tranh cãi lớn. Nhất là nếu Dow Jones vẫn còn tuột dốc. (14-02-16)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Ý kiến bạn đọc
25/02/201610:32:05
Khách
vũ linh làm bồi bút cho đảng CH không biết income năm được bao nhiêu mà có thể lẻo mép, đổi trắng thay đen, ngậm máu phun người hay thật.
CH của tài phiệt vì ham lời nhân công rẻ, mang hết công ăn việc làm của dân Mỹ sang Trung cọng đầu tư, giờ đây kinh tế TC sụp xuống dĩ nhiên kéo theo kinh tế Mỹ xuống, thì đó là do tại CH tại sao vu linh lẻo mép sang thành của Obâm, DC???
23/02/201616:02:45
Khách
Rất đồng ý với @Ngoc Thang Nguyen
17/02/201607:26:36
Khách
Chac Vu Linh cung biet,moi nam ,nha trang phai chi tieu bao nhieu tien de on dinh US Defense Spending
Spending details break down government expenditures by function and level of government. You can also drill down to view more spending detail by clicking the [+] control on each function line.

To DOWNLOAD DATA click here.
Total
SpendingSpending
BreakdownSpending
DetailsSpending
Change %Spending
Pie ChartSpending
Per capitaStatesFederal
by State
Click for briefing on Defense Spending
smaller text bigger text download view download file print view
full screen
GDP: $18,472.0 bln
GO:
$0.0 bln
United States Federal
State and Local Government Spending US CA >
Pop: 324.0 million
-5yr -1yr Fiscal Year 2016 in $ billion +1yr +5yr
View: people old default radical census
programs altprog oldprog COFOG Fed
Gov.
Xfer State
Local
Total chart
[+] Pensions 996.0 0.0 247.6 50.0 1,293.7
[+] Health Care 1,121.2 -394.5 596.5 163.4 1,486.6
[+] Education 126.2 -59.8 291.1 651.0 1,008.5
[–] Defense: Start chart 829.1 0.0 1.4 0.4 830.9
[+] Military defense 604.5 0.0 0.0 0.0 604.5
[+] Civil defense 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0
[+] Veterans 178.2 0.0 1.4 0.4 180.0
[+] Foreign military aid 13.2 0.0 0.0 0.0 13.2
[+] Foreign economic aid 33.3 0.0 0.0 0.0 33.3
[+] R and D Defence 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0
[+] Defence n.e.c. 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0
[+] Welfare 377.2 -119.6 107.5 91.3 456.4
[+] Protection 37.7 -10.1 80.2 180.4 288.3
[+] Transportation 92.4 -62.2 110.5 156.5 297.2
[+] General Government 52.5 -3.1 51.9 79.7 181.0
[+] Other Spending 79.2 -17.4 84.5 385.0 531.2
[+] Interest 240.0 0.0 45.8 65.6 351.4
[+] Balance 0.0 -0.0 0.0 -0.0 0.0
[+] Total Spending 3,951.3 -666.7 1,617.1 1,823.3 6,725.1
Xin thua,$6,725.1 billion.De tra vao nhung khoan nay,de nuoc My song binh yen trong 7 nam ke tu khi ong Obama lanh dao ,nhung tuong rat kho khan.Khi danh gia van de gi,xin dung khach quan.Thị trường chứng khoán TC rớt mạnh. Tác hại đến thị trường Mỹ. Chỉ số Dow Jones, là chỉ số của 30 đại công ty lớn và tiêu biểu nhất Mỹ, phần lớn là các công ty giao dịch rất lớn hay đầu tư rất nhiều vào thị trường TC. Do đó khi kinh tế TC bị khủng hoảng, tất nhiên các đại công ty Mỹ này lãnh đạn theo ngay.
Nhu vay,so di tu dau nam den nay,chi so Down Jones giam vi cac dai cty cua My lam an lon voi Trung Quoc,sao lai bao rang tai ong Obama !?Kinh tế Mỹ ngày nay, qua chính sách mắc nợ hơn Chúa Chổm, tiêu xài vung vít, tung trợ cấp ra khắp nơi để kiếm phiếu, đã trở thành một thùng thuốc nổ, có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Kỷ lục thâm thủng ngân sách. Hơn 19.000 tỷ công nợ!
Vu Linh coi lai cai bang chi tieu o tren di,roi VL cho biet chinh quyen Obama tieu tien vung vit cho nao.
16/02/201614:14:11
Khách
Thanks, journalist/analyst/economist Vũ Linh, for an excellent assessment.

San Diego, Hoa Kỳ
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.