CSVN coi mình là “đỉnh cao trí tuệ” nhưng lại thua một người Miên. Thua Hun Sen vốn ở trong sóc, trong ven ở Miền Nam VN, qua Miên theo Khmer Đỏ Paul Pot rồi chạy theo CSVN và bây giờ theo Tàu Cộng chống lại CSVN.
Trong cuộc chiến tranh CSVN gọi là chiến tranh biên giới Tây Nam chống Paul Pot, chớ thực ra thời Lê Duẩn đánh Miên là để thực hiện nhiệm vụ Đế Quốc CS đã giao là thành lập Đông Dương CS như Ông không dấu diếm khi nói ta đánh Mỹ là đánh cho CS Nga, Trung Quốc.” CS Hà nội đưa hàng trăm ngàn quân qua Miên mà đa số là thanh niên gốc Miền Nam Việt Nam ở Tây Nam bộ qua đánh Paul Pot do TC yểm trợ. TC viện trợ cho Paul Pot loại mìn con cóc, nổ không chết mà tan nát hai chân tạo nên thương binh mà VN phải nuôi cả đời, còn tốn kém hơn một quân nhân tử trận. Lê đức Anh lúc bấy giờ là Tư lịnh Quân khu 9 kiêm Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia mới đề bạc Đảng Nhà Nước CS Hà nội đưa Hun Sen lên làm Thủ Tướng Miên. Hàng mấy chục ngàn bộ đội trẻ của VNCS bỏ mạng sa trường ở Miên, hay để lại một phần thân thể để tạo nên điều mà người Tàu gọi là nhứt tướng danh thành vạn cốt khô. Nhứt tướng danh thành đó là Hun Sen người Miên theo Paul Pot rồi sau chạy theo CSVN, được CSVN dựng lên làm thủ tướng bù nhìn cho CSVN tại Miên gần 40 năm rồi.
Nhưng sau đó với áp lực quốc tế, CSVN phải rút khỏi Miên, chỉ để lại được một ít công an mật vụ giúp Hun Sen thôi. Và Hà nội cũng không đủ phương tiện mật viện cho Hun Sen. Một thời gian sau khi VNCS bình thường hoá bang giao được với Mỹ, chuyển sang kinh tế thị trường, mở cửa cho đầu tư ngoại quốc vào, tham gia Hiệp Hội ASEAN, thì Miên cũng noi gương VN đi con đường của CSVN vạch ra.
Nhưng trước đà bành trướng của TC, TC lắm bạc nhiều tiền, phóng tài hoá thu nhân tâm, mua chuộc Hun Sen, y phản thầy, phản bạn VN. Tiêu biểu như năm 2013, TC cho Hun Sen vay 195 triệu đô la để mua trực thăng vũ trang của Trung Quốc. Năm 2014 TC viện trợ cho Hun Sen 26 xe quân sự, 30.000 bộ quân phục, còn tài trợ cho Miên chi phí xây dựng và điều hành Học viện Lục quân ở tỉnh Kampong Speu, cách thủ đô Phnom Penh 80 km. TC cho vay và đầu tư cho Miên xây nhiều đập thủy điện. TC không tiếc tiền mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh ở Đông Nam Á. Còn VN thì đâu có phương tiện để làm như TC. Hun sen nói riêng và nhà cầm quyền của Ông ở Miên nói chung thành chư hầu và tay sai cho TC ở Đông Nam Á và trong tổ chức ASEAN.
Năm 2012, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 45 (AMM-45) tổ chức tại Phnom Penh đã không ra được tuyên bố chung ghi nhận hành động TC tranh chấp biển đảo ở Á châu Thái bình dương là do đại diện Miên phá thối.
Mới đây ngày 05/01/2016 giữa lúc cả thế giới và VNCS chống TC quân sự hoá vùng Trường sa hành lang của con đường hàng hải huyết mạch của thế giới, thì Ngoại trưởng Cam Bốt Hor Namhong có những tuyên bố đổ lỗi cho một «siêu cường» đã làm cho tình hình Biển Đông thêm căng thẳng. Tuy hèn nhác không dám nói nước nào, nhưng người ta tin rằng Ngoại trưởng Cam Bốt muốn nói Mỹ vì Mỹ đã gởi một khu trục hạm được trang bị hỏa tiễn dẫn đường và một oanh tạc cơ B-52 đến gần các thực thể đang do Trung Quốc bồi đắp tại Trường Sa, để «bảo đảm tự do hàng hải».
Phát ngôn viên chính phủ Cam Bốt từng tuyên bố Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter mang tính «khiêu khích» và đe dọa nền hòa bình khi Ô Carter nói về việc bảo vệ tự do hàng không và hàng hải quốc tế.
Bên cạnh việc binh vực hành động TC xấm lấn biển đảo VN, Hun Sen còn tạo nhiều đụng chạm trên biên giới Miên Việt nữa. Ai là dân gốc gác Miền Nam, lớn tuổi như Thủ Tướng Dũng ở Cà mau, Rạch Giá và Chủ Tịch Nước Trương tấn Sang ở Tân An, Đức Hoà. Những người Việt gốc gác Miền Nam ấy thế nào cũng có nghe ông bà cha mẹ kể lại cảnh hãi hùng của đất nước khi “Thổ dậy”. Thổ là danh từ địa phương của người Miền Nam chỉ người Miên ở miền Thuỷ Chân Lạp khi người Việt trên đường Nam tiến vào mở mang, khai khẩn Đồng Bằng Sông Cửu Long. Văn hoá người Việt cao hơn, người Việt đông hơn nên những người Miên này rút vào sống trong vùng hẻo lánh gọi là “sóc” hay “ven”.
Qua lịch sử VN mỗi lần có biến động là người Miên nổi lên giành lại đất đai và trả thù dân tộc. Người Miên nói cái cà ràng nấu cơm của VN có ba chỗ lòi ra chịu cái nồi hay chảo thường dính lọ đen mun, là ba cái đầu của người Miên bị người Việt chặt, lấy đem kê nấu bếp. Khi “Thổ dậy” thì ghê gớm bạo tàn lắm. Họ “phất xạ” uống rượu vô say, cầm cây phảng phát cỏ kéo thẳng ra như câu đao, cây kiếm dài, gặp người Việt họ bất kể già trẻ bé lớn, nam nữ, họ chém không chừa ai. Thổ thường dậy khi thấy chánh quyền ở VN nhứt là ở xã ấp của VN ương yếu. Như thời Pháp bị Nhựt đảo chánh, như thời Việt Minh mới lật đổ Pháp.
Mới đây khi TC xâm chiếm và xây cất cơ sở quân sự ngoài Biển Đông và Trường sa ngang vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, thì Thổ dậy. Kỳ này Thổ từ Miên kéo qua, chớ không phải từ trong sóc trong ven ở VN đứng lên ùa ra làng xóm VN để “cáp duồng” (chém người Việt). Tin RFA ngày 29/6/2015, loan tải “Xô xát tại biên giới Việt Nam-Campuchia”. Khoảng 200 người Campuchia gồm dân biểu, sư sãi, thanh niên đến kiểm tra khu vực biên giới giữa tỉnh Svay Rieng và tỉnh Long An vào ngày hôm qua 28/6. Lực lượng biên phòng của Campuchia nói đây là đất của Campuchia, họ đòi đến đó. Công an Việt Nam, có nhân dân Việt Nam cầm dao, có súng nhiều không cho vô, không cho đi coi chỗ biên giới đó.
Sau đó Thủ Tướng Miên Hun Sen khiếu nại lên Liện Hiệp Quốc và xin mượn bản đồ để chứng minh là đất Miên. Campuchia yêu cầu VN ngừng ngay mọi dự án xây dựng ở biên giới. Sau ba ngày họp, phía VN đồng ý lắp 3 ao. Nhưng Miên không chịu. Tạp chí mạng Diplomat dẫn nguồn tin từ Nhựt, cho biết chánh phủ Miên cho một phái đoàn gồm 23 tương lãnh trong đó có ba tư lịnh Hải, Lục, Không quân của Miên, và lực lượng an ninh cao cấp do Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh dẫn đầu đi Bắc Kinh hôm 8 tháng 7, hội họp 5 ngày. TC tỏ ra kín đáo đối với tin này.Trưởng phái đoàn Miên giảm tính quan trọng của chuyến đi, cho rằng đây là cuộc viếng thăm nằm trong khuôn khổ một cuộc trao đổi thường niên, dù nó xảy ra bất thường ngay sau khi có cuộc xung đột biên giới, theo nhận xét của tin phân tích trên Diplomat.
Trong biến cố TC quân sự hóa Biển Đông bị Mỹ phản kháng, TC tấn công VN hai mặt. Đông ngoài biển TC lấn chiếm, Tây thì bật đèn xanh cho Hun Sen và Sam Rainsy đối lập thân Tàu xúi Thổ dậy, để nhà cầm quyền CS VN lưỡng đầu thọ địch, chỉ lo thủ, không dám công, kể cả kiện TQ lấn chiếm biển đảo trước toà về luật biển của Liên hiệp quốc. Nhứt là khi TC thấy Tổng Bí Thư CSVN công du Mỹ, một nhân vật bảo thủ lâu nay thân Tàu bây giờ có khuynh hướng ngã theo Mỹ.
Phân tích bao quát cho thấy VN đang ở trong vòng vây của TC và tay sai ngoài biển phía đông cũng như trên đất liền phía tây. Ngoài biển Trung Cộng đã trực tiếp lấy và thôn tính đảo Hoàng sa lập thành huyện Tam Sa của TC. Lấy đảo Trường sa lập thành tiền đồn vững chắc canh gác Biển Đông của Việt Nam mà TC đã khống chế bằng bản đồ hình lưỡi bò.
Trong đất liền, vùng thượng du Bắc Việt, TC bao vây VN bằng các hợp đồng mướn đất dài hạn của các Ủy Ban và Tỉnh Bộ Đảng CSVN dọc theo phía Bắc TC để làm đồn điền.
Và phía Tây thì TC phóng tài hoá thu nhân tâm, viện trợ và các hợp đồng thầu xây cất và sử dụng dài hạn các đập thủy điện tại Lào và Miên là hai nước giáp giới của VN trên bán đảo Đông Dương./.(Vi Anh)
Trong cuộc chiến tranh CSVN gọi là chiến tranh biên giới Tây Nam chống Paul Pot, chớ thực ra thời Lê Duẩn đánh Miên là để thực hiện nhiệm vụ Đế Quốc CS đã giao là thành lập Đông Dương CS như Ông không dấu diếm khi nói ta đánh Mỹ là đánh cho CS Nga, Trung Quốc.” CS Hà nội đưa hàng trăm ngàn quân qua Miên mà đa số là thanh niên gốc Miền Nam Việt Nam ở Tây Nam bộ qua đánh Paul Pot do TC yểm trợ. TC viện trợ cho Paul Pot loại mìn con cóc, nổ không chết mà tan nát hai chân tạo nên thương binh mà VN phải nuôi cả đời, còn tốn kém hơn một quân nhân tử trận. Lê đức Anh lúc bấy giờ là Tư lịnh Quân khu 9 kiêm Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia mới đề bạc Đảng Nhà Nước CS Hà nội đưa Hun Sen lên làm Thủ Tướng Miên. Hàng mấy chục ngàn bộ đội trẻ của VNCS bỏ mạng sa trường ở Miên, hay để lại một phần thân thể để tạo nên điều mà người Tàu gọi là nhứt tướng danh thành vạn cốt khô. Nhứt tướng danh thành đó là Hun Sen người Miên theo Paul Pot rồi sau chạy theo CSVN, được CSVN dựng lên làm thủ tướng bù nhìn cho CSVN tại Miên gần 40 năm rồi.
Nhưng sau đó với áp lực quốc tế, CSVN phải rút khỏi Miên, chỉ để lại được một ít công an mật vụ giúp Hun Sen thôi. Và Hà nội cũng không đủ phương tiện mật viện cho Hun Sen. Một thời gian sau khi VNCS bình thường hoá bang giao được với Mỹ, chuyển sang kinh tế thị trường, mở cửa cho đầu tư ngoại quốc vào, tham gia Hiệp Hội ASEAN, thì Miên cũng noi gương VN đi con đường của CSVN vạch ra.
Nhưng trước đà bành trướng của TC, TC lắm bạc nhiều tiền, phóng tài hoá thu nhân tâm, mua chuộc Hun Sen, y phản thầy, phản bạn VN. Tiêu biểu như năm 2013, TC cho Hun Sen vay 195 triệu đô la để mua trực thăng vũ trang của Trung Quốc. Năm 2014 TC viện trợ cho Hun Sen 26 xe quân sự, 30.000 bộ quân phục, còn tài trợ cho Miên chi phí xây dựng và điều hành Học viện Lục quân ở tỉnh Kampong Speu, cách thủ đô Phnom Penh 80 km. TC cho vay và đầu tư cho Miên xây nhiều đập thủy điện. TC không tiếc tiền mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh ở Đông Nam Á. Còn VN thì đâu có phương tiện để làm như TC. Hun sen nói riêng và nhà cầm quyền của Ông ở Miên nói chung thành chư hầu và tay sai cho TC ở Đông Nam Á và trong tổ chức ASEAN.
Năm 2012, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 45 (AMM-45) tổ chức tại Phnom Penh đã không ra được tuyên bố chung ghi nhận hành động TC tranh chấp biển đảo ở Á châu Thái bình dương là do đại diện Miên phá thối.
Mới đây ngày 05/01/2016 giữa lúc cả thế giới và VNCS chống TC quân sự hoá vùng Trường sa hành lang của con đường hàng hải huyết mạch của thế giới, thì Ngoại trưởng Cam Bốt Hor Namhong có những tuyên bố đổ lỗi cho một «siêu cường» đã làm cho tình hình Biển Đông thêm căng thẳng. Tuy hèn nhác không dám nói nước nào, nhưng người ta tin rằng Ngoại trưởng Cam Bốt muốn nói Mỹ vì Mỹ đã gởi một khu trục hạm được trang bị hỏa tiễn dẫn đường và một oanh tạc cơ B-52 đến gần các thực thể đang do Trung Quốc bồi đắp tại Trường Sa, để «bảo đảm tự do hàng hải».
Phát ngôn viên chính phủ Cam Bốt từng tuyên bố Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter mang tính «khiêu khích» và đe dọa nền hòa bình khi Ô Carter nói về việc bảo vệ tự do hàng không và hàng hải quốc tế.
Bên cạnh việc binh vực hành động TC xấm lấn biển đảo VN, Hun Sen còn tạo nhiều đụng chạm trên biên giới Miên Việt nữa. Ai là dân gốc gác Miền Nam, lớn tuổi như Thủ Tướng Dũng ở Cà mau, Rạch Giá và Chủ Tịch Nước Trương tấn Sang ở Tân An, Đức Hoà. Những người Việt gốc gác Miền Nam ấy thế nào cũng có nghe ông bà cha mẹ kể lại cảnh hãi hùng của đất nước khi “Thổ dậy”. Thổ là danh từ địa phương của người Miền Nam chỉ người Miên ở miền Thuỷ Chân Lạp khi người Việt trên đường Nam tiến vào mở mang, khai khẩn Đồng Bằng Sông Cửu Long. Văn hoá người Việt cao hơn, người Việt đông hơn nên những người Miên này rút vào sống trong vùng hẻo lánh gọi là “sóc” hay “ven”.
Qua lịch sử VN mỗi lần có biến động là người Miên nổi lên giành lại đất đai và trả thù dân tộc. Người Miên nói cái cà ràng nấu cơm của VN có ba chỗ lòi ra chịu cái nồi hay chảo thường dính lọ đen mun, là ba cái đầu của người Miên bị người Việt chặt, lấy đem kê nấu bếp. Khi “Thổ dậy” thì ghê gớm bạo tàn lắm. Họ “phất xạ” uống rượu vô say, cầm cây phảng phát cỏ kéo thẳng ra như câu đao, cây kiếm dài, gặp người Việt họ bất kể già trẻ bé lớn, nam nữ, họ chém không chừa ai. Thổ thường dậy khi thấy chánh quyền ở VN nhứt là ở xã ấp của VN ương yếu. Như thời Pháp bị Nhựt đảo chánh, như thời Việt Minh mới lật đổ Pháp.
Mới đây khi TC xâm chiếm và xây cất cơ sở quân sự ngoài Biển Đông và Trường sa ngang vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, thì Thổ dậy. Kỳ này Thổ từ Miên kéo qua, chớ không phải từ trong sóc trong ven ở VN đứng lên ùa ra làng xóm VN để “cáp duồng” (chém người Việt). Tin RFA ngày 29/6/2015, loan tải “Xô xát tại biên giới Việt Nam-Campuchia”. Khoảng 200 người Campuchia gồm dân biểu, sư sãi, thanh niên đến kiểm tra khu vực biên giới giữa tỉnh Svay Rieng và tỉnh Long An vào ngày hôm qua 28/6. Lực lượng biên phòng của Campuchia nói đây là đất của Campuchia, họ đòi đến đó. Công an Việt Nam, có nhân dân Việt Nam cầm dao, có súng nhiều không cho vô, không cho đi coi chỗ biên giới đó.
Sau đó Thủ Tướng Miên Hun Sen khiếu nại lên Liện Hiệp Quốc và xin mượn bản đồ để chứng minh là đất Miên. Campuchia yêu cầu VN ngừng ngay mọi dự án xây dựng ở biên giới. Sau ba ngày họp, phía VN đồng ý lắp 3 ao. Nhưng Miên không chịu. Tạp chí mạng Diplomat dẫn nguồn tin từ Nhựt, cho biết chánh phủ Miên cho một phái đoàn gồm 23 tương lãnh trong đó có ba tư lịnh Hải, Lục, Không quân của Miên, và lực lượng an ninh cao cấp do Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh dẫn đầu đi Bắc Kinh hôm 8 tháng 7, hội họp 5 ngày. TC tỏ ra kín đáo đối với tin này.Trưởng phái đoàn Miên giảm tính quan trọng của chuyến đi, cho rằng đây là cuộc viếng thăm nằm trong khuôn khổ một cuộc trao đổi thường niên, dù nó xảy ra bất thường ngay sau khi có cuộc xung đột biên giới, theo nhận xét của tin phân tích trên Diplomat.
Trong biến cố TC quân sự hóa Biển Đông bị Mỹ phản kháng, TC tấn công VN hai mặt. Đông ngoài biển TC lấn chiếm, Tây thì bật đèn xanh cho Hun Sen và Sam Rainsy đối lập thân Tàu xúi Thổ dậy, để nhà cầm quyền CS VN lưỡng đầu thọ địch, chỉ lo thủ, không dám công, kể cả kiện TQ lấn chiếm biển đảo trước toà về luật biển của Liên hiệp quốc. Nhứt là khi TC thấy Tổng Bí Thư CSVN công du Mỹ, một nhân vật bảo thủ lâu nay thân Tàu bây giờ có khuynh hướng ngã theo Mỹ.
Phân tích bao quát cho thấy VN đang ở trong vòng vây của TC và tay sai ngoài biển phía đông cũng như trên đất liền phía tây. Ngoài biển Trung Cộng đã trực tiếp lấy và thôn tính đảo Hoàng sa lập thành huyện Tam Sa của TC. Lấy đảo Trường sa lập thành tiền đồn vững chắc canh gác Biển Đông của Việt Nam mà TC đã khống chế bằng bản đồ hình lưỡi bò.
Trong đất liền, vùng thượng du Bắc Việt, TC bao vây VN bằng các hợp đồng mướn đất dài hạn của các Ủy Ban và Tỉnh Bộ Đảng CSVN dọc theo phía Bắc TC để làm đồn điền.
Và phía Tây thì TC phóng tài hoá thu nhân tâm, viện trợ và các hợp đồng thầu xây cất và sử dụng dài hạn các đập thủy điện tại Lào và Miên là hai nước giáp giới của VN trên bán đảo Đông Dương./.(Vi Anh)
Gửi ý kiến của bạn