(Lời tựa của Giám Mục Joseph Vũ Duy Thống, Thành Viên Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa, Chủ Tịch Uỷ Ban Văn Hóa Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.)
"Giáo Hội tại Á Châu sống giữa những dân tộc đang khao khát Thiên Chúa... Nỗi đói khát đó chỉ được no thỏa bởi Đức Giêsu Kitô là Tin Mừng của Thiên Chúa cho mọi dân mọi nước" (Tông Huấn Giáo Hội tại Á Châu , số 9). Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II mới đây đã dùng những lời nầy để nhắc nhở chúng ta rằng giữa những hoàn cảnh lịch sử lắm lúc nghiệt ngã, việc gặp gỡ giữa Phúc Âm và lục địa Á Châu trước hết là một truyện tình, một kinh nghiệm yêu thương. Trong quá khứ, qua nhiều thế kỷ, dân tộc Việt nam đã biết đáp trả tình yêu thương ấy khi đón nhận đức tin Kitô giáo. Về phần mình, dân tộc Việt nam đã mang lại cho Giáo Hội của Chúa Kitô kho tàng phong phú tuyệt vời của nền văn minh ngàn đời của mình.
Thật thế, cuộc gặp gỡ và trao đổi nầy đã được những con người bằng xương bằng thịt thể nghiệm; và dù ở bên nầy hay bên kia những chân trời văn hóa khác nhau, họ cũng đều đã tin vào nguồn phong phú của đối thoại. Trong lần tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 1998 tại Roma, các giám mục Việt Nam đã mong ước các cộng đồng giáo hội của mình trở về nguồn; các vị mời gọi người công giáo và đồng bào Việt Nam tìm hiểu thấu đáo những gì đã xảy ra trong thời kỳ có các đợt truyền bá Kitô giáo đầu tiên triển nở trên quê hương đất nước mình. Một số những khó khăn trong quá khứ - những va chạm "giữa cái được gọi là ' quốc hồn quốc túy' với cái bị xem là ngoại lai" - là căn cớ cho một cảm thức lấn cấn còn tồn tục. Và vì thế "việc loan báo Tin Mừng chịu nhiều yếu tố của thực tại trên chi phối, làm cho gương mặt Đức Giêsu khi tỏ khi mờ trong cái nhìn của người ngoài kitô giáo và cả trong tâm thức của người tín hữu Việt Nam" (HĐGM Việt Nam, Bản trả lời các câu hỏi của Lineamenta.)
Nay tôi hân hạnh giới thiệu với đồng bào trong và ngoài nước tác phẩm của Roland Jacques. Hai tập sách của tác phẩm nầy là kết quả của từng chục năm nghiên cứu về những thập niên đầu tiên của Kitô giáo tại Việt Nam. Tác giả là người uyên bác với trình độ chuyên môn sâu rộng, và cũng là một người say mê quê hương đất nước Việt Nam, ngôn ngữ và văn hóa chúng ta. Những trang sách mà tác giả trao gửi cho chúng ta ghi lại nhiều sự kiện lịch sử, thu tập một cách công phu tỉ mỉ từ những nguồn tài liệu chính xác nhất; nhưng còn hơn thế nửa, những trang sách nầy mở ra những lối nhìn táo bạo giúp cho người đọc vượt qua những quan niệm quá dễ dãi, và những thiên kiến thiếu căn cơ. Chắc chắn cuốn sách nầy sẽ hút độc giả và đem lại nhiều hứng khởi: đây đúng là lịch sử của chúng ta, một quá khứ được trình bày lại một cách hấp dẫn và linh động. Nó vừa đưa chúng ta vào khung cảnh đầy màu sắc của quá khứ, vừa soi dọi hiện tại và tương lai.
Roland Jacques xây dựng nội dung tác phẩm qua hai trục nghiên cứu. Trục đầu là phần nghiên cứu về ngữ học mà các vị thừa sai Dòng Tên do Bồ Đào Nha gửi đến đã khởi sự và thực hiện một cách thành công. Ngoài Cha A-Lịch-Sơn Đắc-Lộ, mà tên tuổi che che khuất những vị tiên phong đầy công lao khác, chúng ta sẽ thích thú khám phá được rằng đây là một công trình tập thể: có những người Việt Nam và những người Âu Châu đa õ cộng tác với nhau rất mật thiết và lâu dài cho công trình nầy, chuẩn bị cho một tương lai văn hóa dân tộc. Sự nghiệp của họ phải hiểu là gia sản chung của toàn dân tộc Việt Nam.
Trục thứ hai là Anrê Phú Yên, vị tử đạo tiên khởi của chúng ta. Vì tác giả là người đã góp phần mình vào việc xây dựng hồ sơ và giúp cho chúng ta có được tên Anrê Phú Yên vào danh sách các vị Chân phước, nên tác giả quá quen thuộc với khuôn mặt sáng chói lạ lùng về sự trưởng thành trong cuộc sống kitô giáo và lòng dũng cảm tông đồ. Một trong những kỳ công lớn lao của cuốn sách nầy của tác giả hẳn sẽ là việc giúp độc giả biết rỏ hơn về vị tử đạo của chúng ta và giúp chúng ta nhìn nhận công đức và vai trò của ngài. Như tác giả từng viết : "Anrê là tiêu biểu cho tất cả những thừa sai Việt Nam vô danh nầy, là những anh hùng trong cuộc sống trước khi tỏ ra anh hùng trong khi chết... Chính ở điểm nầy mà Anrê là một gương mẫu của đời sống công giáo rất thích hợp cho thời nay."
Sách được xuất bản song ngữ Pháp-Việt cũng là phương cách minh chứng rằng những nền văn hóa khác biệt và những quan niệm đôi khi đối nghịch nhau có thể bổ sung một cách nhịp nhàng. Giáo Hội Việt Nam có một vị trí đặc biệt và cần phải đóng một vai trò đặc biệt không thể nào thay thế. Hơn bao giờ hết, Giáo hội ấy kết nhập vào lòng dân tộc Việt nam và vì thế phải "tham gia hợp lý vào đời sống quốc gia nhằm phục vụ toàn dân và sự đoàn kết xã hội" (Diễn văn của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đọc trước các Giám Mục Việt nam ngày 22 tháng giêng năm 2002). Giáo Hội Công Giáo có thể đề nghị những giá trị phổ quát của nền văn minh Kitô giáo trong lòng dân tộc mình và làm chứng về một niềm tin mang lại ý nghĩa chân thực cho mọi cuộc chiến đấu của nhân loại.
Đồng thời, Giáo Hội Việt nam cần hiên ngang về vị thế của mình giữa các Giáo Hội bạn trong cộng đồng công giáo hoàn vũ. Giáo Hội chúng ta sẽ mang lại cho các Giáo Hội bạn kinh nghiệm sống đạo độc đáo của mình, đã từng tui luyện trong lửa, nhưng luôn luôn trai trẻ và tươi mát như tuổi thanh xuân của Chân Phước Anrê Phú Yên và mùa xuân của các thế hệ Kitô hữu thời sơ khai. Giáo Hội ấy sẽ hội nhập nhuần nhuyễn đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ mọi người, và các giá trị muôn thủa của văn minh Á Đông.
Một số các bản văn được kết tập dưới một tên sách chung trong tác phẩm nầy trước đây đã từng được đăng tải trong Tam Nguyệt San Định Hướng. Trong tinh thần cởi mở khai phóng,Tập San đã phục vụ văn hóa gần mười năm qua. Nhờ sức năng động và kiên trì của Ban Điều Hành Tập san liên hệ mà tác phẩm nầy được phát hành trong toàn bộ tủ sách rất phong phú Định Hướng Tùng Thư. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu với người đồng hương cũng như với bất cứ ai yêu mến Việt Nam; xin chúc Tập San và Định Hướng Tùng Thư, và công việc của Roland Jacques gặt hái nhiều thành công.
"Giáo Hội tại Á Châu sống giữa những dân tộc đang khao khát Thiên Chúa... Nỗi đói khát đó chỉ được no thỏa bởi Đức Giêsu Kitô là Tin Mừng của Thiên Chúa cho mọi dân mọi nước" (Tông Huấn Giáo Hội tại Á Châu , số 9). Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II mới đây đã dùng những lời nầy để nhắc nhở chúng ta rằng giữa những hoàn cảnh lịch sử lắm lúc nghiệt ngã, việc gặp gỡ giữa Phúc Âm và lục địa Á Châu trước hết là một truyện tình, một kinh nghiệm yêu thương. Trong quá khứ, qua nhiều thế kỷ, dân tộc Việt nam đã biết đáp trả tình yêu thương ấy khi đón nhận đức tin Kitô giáo. Về phần mình, dân tộc Việt nam đã mang lại cho Giáo Hội của Chúa Kitô kho tàng phong phú tuyệt vời của nền văn minh ngàn đời của mình.
Thật thế, cuộc gặp gỡ và trao đổi nầy đã được những con người bằng xương bằng thịt thể nghiệm; và dù ở bên nầy hay bên kia những chân trời văn hóa khác nhau, họ cũng đều đã tin vào nguồn phong phú của đối thoại. Trong lần tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 1998 tại Roma, các giám mục Việt Nam đã mong ước các cộng đồng giáo hội của mình trở về nguồn; các vị mời gọi người công giáo và đồng bào Việt Nam tìm hiểu thấu đáo những gì đã xảy ra trong thời kỳ có các đợt truyền bá Kitô giáo đầu tiên triển nở trên quê hương đất nước mình. Một số những khó khăn trong quá khứ - những va chạm "giữa cái được gọi là ' quốc hồn quốc túy' với cái bị xem là ngoại lai" - là căn cớ cho một cảm thức lấn cấn còn tồn tục. Và vì thế "việc loan báo Tin Mừng chịu nhiều yếu tố của thực tại trên chi phối, làm cho gương mặt Đức Giêsu khi tỏ khi mờ trong cái nhìn của người ngoài kitô giáo và cả trong tâm thức của người tín hữu Việt Nam" (HĐGM Việt Nam, Bản trả lời các câu hỏi của Lineamenta.)
Nay tôi hân hạnh giới thiệu với đồng bào trong và ngoài nước tác phẩm của Roland Jacques. Hai tập sách của tác phẩm nầy là kết quả của từng chục năm nghiên cứu về những thập niên đầu tiên của Kitô giáo tại Việt Nam. Tác giả là người uyên bác với trình độ chuyên môn sâu rộng, và cũng là một người say mê quê hương đất nước Việt Nam, ngôn ngữ và văn hóa chúng ta. Những trang sách mà tác giả trao gửi cho chúng ta ghi lại nhiều sự kiện lịch sử, thu tập một cách công phu tỉ mỉ từ những nguồn tài liệu chính xác nhất; nhưng còn hơn thế nửa, những trang sách nầy mở ra những lối nhìn táo bạo giúp cho người đọc vượt qua những quan niệm quá dễ dãi, và những thiên kiến thiếu căn cơ. Chắc chắn cuốn sách nầy sẽ hút độc giả và đem lại nhiều hứng khởi: đây đúng là lịch sử của chúng ta, một quá khứ được trình bày lại một cách hấp dẫn và linh động. Nó vừa đưa chúng ta vào khung cảnh đầy màu sắc của quá khứ, vừa soi dọi hiện tại và tương lai.
Roland Jacques xây dựng nội dung tác phẩm qua hai trục nghiên cứu. Trục đầu là phần nghiên cứu về ngữ học mà các vị thừa sai Dòng Tên do Bồ Đào Nha gửi đến đã khởi sự và thực hiện một cách thành công. Ngoài Cha A-Lịch-Sơn Đắc-Lộ, mà tên tuổi che che khuất những vị tiên phong đầy công lao khác, chúng ta sẽ thích thú khám phá được rằng đây là một công trình tập thể: có những người Việt Nam và những người Âu Châu đa õ cộng tác với nhau rất mật thiết và lâu dài cho công trình nầy, chuẩn bị cho một tương lai văn hóa dân tộc. Sự nghiệp của họ phải hiểu là gia sản chung của toàn dân tộc Việt Nam.
Trục thứ hai là Anrê Phú Yên, vị tử đạo tiên khởi của chúng ta. Vì tác giả là người đã góp phần mình vào việc xây dựng hồ sơ và giúp cho chúng ta có được tên Anrê Phú Yên vào danh sách các vị Chân phước, nên tác giả quá quen thuộc với khuôn mặt sáng chói lạ lùng về sự trưởng thành trong cuộc sống kitô giáo và lòng dũng cảm tông đồ. Một trong những kỳ công lớn lao của cuốn sách nầy của tác giả hẳn sẽ là việc giúp độc giả biết rỏ hơn về vị tử đạo của chúng ta và giúp chúng ta nhìn nhận công đức và vai trò của ngài. Như tác giả từng viết : "Anrê là tiêu biểu cho tất cả những thừa sai Việt Nam vô danh nầy, là những anh hùng trong cuộc sống trước khi tỏ ra anh hùng trong khi chết... Chính ở điểm nầy mà Anrê là một gương mẫu của đời sống công giáo rất thích hợp cho thời nay."
Sách được xuất bản song ngữ Pháp-Việt cũng là phương cách minh chứng rằng những nền văn hóa khác biệt và những quan niệm đôi khi đối nghịch nhau có thể bổ sung một cách nhịp nhàng. Giáo Hội Việt Nam có một vị trí đặc biệt và cần phải đóng một vai trò đặc biệt không thể nào thay thế. Hơn bao giờ hết, Giáo hội ấy kết nhập vào lòng dân tộc Việt nam và vì thế phải "tham gia hợp lý vào đời sống quốc gia nhằm phục vụ toàn dân và sự đoàn kết xã hội" (Diễn văn của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đọc trước các Giám Mục Việt nam ngày 22 tháng giêng năm 2002). Giáo Hội Công Giáo có thể đề nghị những giá trị phổ quát của nền văn minh Kitô giáo trong lòng dân tộc mình và làm chứng về một niềm tin mang lại ý nghĩa chân thực cho mọi cuộc chiến đấu của nhân loại.
Đồng thời, Giáo Hội Việt nam cần hiên ngang về vị thế của mình giữa các Giáo Hội bạn trong cộng đồng công giáo hoàn vũ. Giáo Hội chúng ta sẽ mang lại cho các Giáo Hội bạn kinh nghiệm sống đạo độc đáo của mình, đã từng tui luyện trong lửa, nhưng luôn luôn trai trẻ và tươi mát như tuổi thanh xuân của Chân Phước Anrê Phú Yên và mùa xuân của các thế hệ Kitô hữu thời sơ khai. Giáo Hội ấy sẽ hội nhập nhuần nhuyễn đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ mọi người, và các giá trị muôn thủa của văn minh Á Đông.
Một số các bản văn được kết tập dưới một tên sách chung trong tác phẩm nầy trước đây đã từng được đăng tải trong Tam Nguyệt San Định Hướng. Trong tinh thần cởi mở khai phóng,Tập San đã phục vụ văn hóa gần mười năm qua. Nhờ sức năng động và kiên trì của Ban Điều Hành Tập san liên hệ mà tác phẩm nầy được phát hành trong toàn bộ tủ sách rất phong phú Định Hướng Tùng Thư. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu với người đồng hương cũng như với bất cứ ai yêu mến Việt Nam; xin chúc Tập San và Định Hướng Tùng Thư, và công việc của Roland Jacques gặt hái nhiều thành công.
Gửi ý kiến của bạn