I) MỞ ĐẦU:
Mỗi lần bị “bồ đá”, giới nam nhi thường chua xót nhắc lại câu nói xưa như trái đất về những nàng tiên nữ xinh đẹp tuyệt trần: “dễ thương nhưng thương không dễ”. Đạo Phật cũng thế, thật đơn giản và cũng rất trừu tượng, khó hiểu.
Người tìm hiểu đạo Phật thường không bị “khủng hoảng thiếu” mà thường bị “khủng hoảng thưà”: Kinh sách có thiên kinh vạn quyển, bỏ sức ra đọc cả đời cũng không hết, vậy bắt đầu từ đâu, và nên đọc những kinh sách nào" Bài viết này được viết ra nhằm mục đích giới thiệu những tài liệu cơ bản nhất với hy vọng giúp người đọc có thể đạt tới bờ giác ngộ.
II) NHỮNG TÀI LIỆU CƠ BẢN:
A) Những quyển sách cơ bản
1) Quyển sách cơ bản dành cho những cô bác lớn tuổi, theo Đại Thưà, và có khuynh hướng “bảo thủ”:
- “Bước Đầu Học Phật”, tác giả Hoà thượng Thích Thanh Từ.
2) Ba quyển sách cơ bản dành cho mọi giới, mọi lưá tuổi, mọi “thưà”:
a) “What the Buddha Taught”, by Venerable Walpola Rahula.
Quyển này đã được dịch sang Việt ngữ với tựa đề “Con Đường Thoát Khổ”, dịch giả Ni Sư Thích Nữ Trí Hải.
b) “Đường Xưa Mây Trắng”, tác giả Hoà thượng Thích Nhất Hạnh.
Quyển này đã được dịch sang Anh ngữ với tựa đề “Old Path White Clouds”.
c) “Phép Lạ cuả Sự Tỉnh Thức”, tác giả Hoà thượng Thích Nhất Hạnh.
Quyển này đã được dịch sang Anh ngữ với tưạ đề “The Miracle of Mindfulness”.
B) Những kinh điển, tác phẩm nghiên cứu Theravada (Thượng Toạ Bộ, Nam Tông):
1) Tài liệu cuả các luận sư Nam Tông:
a) “The Buddha and His Teaching” by MahaThera Narada.
Quyển này đã được dịch sang Việt ngữ với tưạ đề “Đức Phật và Phật Pháp”, dịch giả Cư sĩ Phạm Kim Khánh.
b) “VisuddhiMagga”, tác giả Bhadantacariya Buddhaghosa, nguyên tác viết bằng tiếng Pali.
— Quyển này đã được dịch sang Anh ngữ với tưạ đề “The Path of Purification”, dịch giả Bikkhu Nanamoli.
— Quyển này đã được dịch sang Việt ngữ với tưạ đề “Thanh Tịnh Đạo”, dịch giả Ni sư Thích Nữ Trí Hải.
c) “Abhidhammattha Sanghaha” cuả Acariya Anuruddha, nguyên tác viết bằng tiếng Pali.
- Có 2 bản dịch sang Anh ngữ:
+ “Compendium of Philosophy”, dịch giả S.Z. Aung and Mrs C.ẠF. Rhys Davidsdo The Pali Text Society xuất bản.
+ “A Manual of Abhidhamma”, dịch giả Narada Mahathera.
Bản dịch tiếng Anh “A Manual of Abhidhamma” cuả Narada (Mahathera) sau đó đã được (Bhikkhu) Bodhi bổ sung một số biểu đồ, và đặt lại tưạ đề thành “A Comprehensive Manual of Abhidhamma”, do Buddhist Publication Society xuất bản.
- Quyển này đã được dịch sang Việt ngữ với tưạ đề “Thắng Pháp Tập Yếu Luận”, dịch giả Hoà thượng Thích Minh Châu.
2) Kinh điển Nam Tông, nguyên bản được viết bằng tiếng Pali:
Kinh điển Nam Tông là bộ “Ti Pitaka” (Tam Tạng Kinh) được viết bằng tiếng Pali.
a) Bản dịch sang Anh Ngữ:
Có nhiều dịch giả đã dịch “Ti Pitaka” sang Anh ngữ.
- Bản dịch cũ được xuất bản bởi Pali Text Society (PTS - Hội Thánh Điển Pali).
- Bản dịch mới - chưa hoàn tất - được xuất bản bởi Buddhist Publication Society (BPS).
b) Bản dịch sang Việt Ngữ:
- “Sutta Pitaka” (Kinh Tạng - Discourses) được dịch sang Việt Ngữ chủ yếu bởi Hoà thượng Thích Minh Châu (dịch từ nguyên bản tiếng Pali, có tham khảo bản tiếng Anh cuả Pali Text Society — PTS) .
- “Vinaya Pitaka” (Luật Tạng - Disciplinary and Procedural Rules) được dịch sang Việt Ngữ bởi Hoà thượng Thích Hộ Tông, với tưạ đề “Luật Xuất Gia” (quyển 1 và 2).
Hoà thượng Thích Hành Trụ cũng đã dịch “Luật Tạng” từ bản chữ Hán “Luật Tứ Phần Giới Bổn Như Thích”.
- Abhidhamma Pitaka (Thắng Pháp Tạng, Vi Diệu Pháp, A Tỳ Đàm, Luận Tạng) được dịch sang Việt Ngữ bởi Hoà thượng) Thích Tịnh Sự (Santakicco Mahathera), dưạ theo bản Pali-Thái.
C) Những kinh điển, tác phẩm cơ bản nghiên cứu Mahayana (Đại Thưà, Bắc Tông):
1) Tịnh Độ Tông:
Xếp theo thứ thự từ ngắn đến dài:
- “Amitabha Sutra” (Shorter Amitabha Sutra, Shorter Sukhavati-Vyuha Sutra, A Di Đà Kinh).
- “Amitayus Dhyana Sutra” (Meditation Sutra on the Buđha Amitayus, Quán Vô Lượng Thọ Kinh).
- “Sukhavati-Vyuha Sutra” (Larger Sukhavati-Vyuha Sutra, or The Sutra on the Buđha of Eternal Life, Vô Lượng Thọ Kinh).
2) Luận Tông:
a) Pháp Giới (Dharma-dhatu), thiên về Đạo đức học:
*) Kinh: “Suramgama Sutra” (Thủ Lăng Nghiêm Kinh), viết bằng tiếng Sanscrit (Phạn).
Trong các bản dịch “Thủ Lăng Nghiêm Kinh” sang tiếng Việt (từ bản dịch từ Phạn sang Hán) thì bản dịch cuả Tỳ kheo Thích Chơn Giám (Thích Bích Liên) có đặc điểm có ghi cả phần ghi âm (phiên âm) Hán-Việt bên cạnh lời dịch bằng tiếng Việt.
*) Luận: “Sraddhotpada” (Luận Đại Thưà Khởi Tín) do Asvaghosa (Bồ Tát Mã Minh) soạn bằng tiếng Sanscrit (Phạn).
b) Pháp Tính (Dharmata) — Sunyavada (Không Luận) — Tam Luận Tông, thiên về Triết học:
*) Kinh: “Prajna-paramita Sutra” (Kinh Bát nhã Ba la mật đa), viết bằng tiếng Sanscrit (Phạn).
Có nhiều bản “Prajna-paramita Sutra” chiều dài ngắn khác nhau.
Hoà thượng Thích Trí Tịnh, dưạ vào một bản dịch từ Phạn sang Hán, đã dịch sang tiếng Việt với tưạ đề “Kinh Đại Bát Nhã”.
*) Luận: “Mulamadhyamakakarika” (Trung Quán Luận) cuả Nagarjuna (Bồ Tát Long Thọ), viết bằng tiếng Sanscrit (Phạn).
- Thượng toạ Thích Viên Lý đã dịch “Mulamadhyamakakarika” sang tiếng Việt với tưạ đề “Trung Luận”.
- Cư sĩ Huyền Tạng cũng đã dịch “Mulamadhyamakakarika” sang tiếng Việt với tưạ đề “Trung Quán Tâm Ngộ Luận” (có lẽ từ bản dịch Phạn sang Hán).
++ Độc giả nên đọc kèm “Trung [Quán] Luận” với quyển sách giới thiệu những điểm chủ yếu có liên quan đến triết học Trung Quán là quyển “An Introduction to Madhyamaka Philosophy” by Jaidev Singh. Quyển “An Introduction to Madhyamaka Philosophy” đã được Thượng toạ Thích Viên Lý dịch sang tiếng Việt với tưạ đề “Đại Cương Triết Học Trung Quán”.
c) Pháp Tướng (Dharma-lakshana) — Vijnavada (Duy Thức Luận)
- Pháp Tướng Tông, thiên về Tâm lý học:
*) Kinh — học thuyết “Duy Tâm”:
“Lankavatara Sutra” (Kinh Lăng Già) viết bằng tiếng Sanscrit (Phạn).
- Lăng Già Kinh đã được Hoà thượng Thích Duy Lực (người Việt gốc Hoa) dịch sang tiếng Việt với tưạ đề “Kinh Lăng Già”, dưạ trên bản dịch từ Phạn sang Hán cuả Pháp sư Ấn Độ Gunabhadra (Cầu na bạt đà la).
- Thượng toạ Thích Chơn Thiện và Cư sĩ Trần Tuấn Mẫn cũng đã dịch “Lankavatara Sutra” sang tiếng Việt với tưạ đề “Lăng Già Đại Thưà Kinh”, dưạ trên bản dịch từ Phạn sang Mỹ “The Lankavatara Sutra — A Mahayana Text” cuả Daisetz Teitaro Suzuki.
++ Hoà thượng Thích Thanh Từ cũng đã dịch sang tiếng Việt với tưạ đề “Kinh Lăng Già Tâm Ấn” bản sớ giải (chính kinh + lời chú giải) bằng tiếng Hán cuả Thiền sư Hám Sơn.
*) Luận — Vijnaptimara (Duy Thức Học):
- “Đại Thưà Bách Pháp Minh Môn Luận” cuả Vasubandhu (Bồ Tát Thế Thân) viết bằng tiếng Sanscrit (Phạn), không rõ tưạ đề tiếng Sanscrit (Phạn).
Hoà thượng Thích Thiện Hoa đã dịch quyển “Đại Thưà Bá Pháp Minh Môn Luận Chuế Ngôn” từ bản tiếng Hán sang tiếng Việt, giải thích, và đổi tưạ đề là “Duy Thức Nhập Môn”.
- Vijnana Matra-siddhi Trimsati Castra Karika (Duy Thức Tam Thập Tụng) cuả Vasubandhu (Bồ Tát Thế Thân) viết bằng tiếng Sanscrit (Phạn).
- “Thành Duy Thức Luận” do Pháp sư Huyền Trang soạn bằng tiếng Hán, dưạ trên “Vidya-matra-siđhi-castra-karika” (Duy Thức Luận), chú giải về “Vijnana Matra-siđhi Trimsati Castra Karika” (Duy Thức Tam Thập Tụng).
Hoà thượng Thích Thiện Siêu đã dịch bản tiếng Hán “Thành Duy Thức Luận” sang tiếng Việt với tưạ đề “Luận Thành Duy Thức”, có đính kèm “Duy Thức Tam Thập Tụng”.
++ Hoà thượng Thích Thiện Hoa đã gộp chung trong bộ “Duy Thức Học” các quyển dịch sang tiếng Việt cuả cả 3 “Đại Thưà Bá Pháp Minh Môn Luận”, “Duy Thức Tam Thập Tụng”, “Thành Duy Thức Luận”.
3) Thiền Tông (đây chỉ đề cập về Zen — Tổ Sư Thiền):
*) Kinh: “Vajracchedika Sutra” (Kinh Kim Cương).
*) Luận:
- “Pháp Bảo Đàn Kinh” (mặc dù tưạ đề dùng chữ “Kinh”, quyển này chủ yếu ghi lời cuả Lục Tổ Huệ Năng), viết bằng chữ Hán.
- “Essays in Zen Buddhism” by Daisetz Teitaro Suzuki .
Tác phẩm này đã được Cư sĩ Trúc Thiên và Thượng toạ Thích Tuệ Sĩ dịch sang tiếng Việt với tưạ đề “Thiền Luận (bộ gồm 3 quyển).
D) Tác phẩm cơ bản cuả Phật Giáo Hoà Hảo:
Nếu Nitchiren-shu (Pháp Hoa Tông) và Shin-shu (Chơn Tông) là những tông phái mang tính chất đặc thù Nhật Bản, thì Phật Giáo Hoà Hảo mang tính chất đặc thù Việt Nam.
Để tìm hiểu Phật Giáo Hoà Hảo, độc giả có thể tìm đọc sấm giảng cuả Đức Phật Thầy Tây An, Sư Vãi Bán Khoai, và quyển “Sấm Giảng Thi Văn Toàn Bộ cuả Đức Huỳnh Giáo Chủ”.
E) Những tác phẩm cơ bản về lịch sử Phật Giáo Việt Nam:
- “Việt Nam Phật Giáo Sử Lược” cuả Thượng toạ Thích Mật Thể.
- “Việt Nam Phật Giáo Sử Luận” cuả Nguyễn Lang (tức là Hoà thượng Thích Nhất Hạnh).
F) Tự điển:
Có nhiều tự điển thì tiện cho việc nghiên cứu Phật học. Ở đây chỉ xin nêu vài tưạ sách.
1) Tự điển Hán Việt:
- “Hán Việt Tự Điển” cuả Nguyễn Văn Khôn.
2) Tự điển Phật Học tiếng Việt:
- “Phật Học Từ Điển” cuả Cư sĩ Đoàn Trung Còn.
- “Từ Điển Phật Học” cuả Hoà thượng Thích Minh Châu và Cư sĩ Minh Chí.
- “Từ Điển Phật Học Hán Việt”, cuả nhiều tác giả, với Hoà thượng Kim Cương Tử chủ biên.
3) Tự điển Pali - Việt:
- “Tự điển Pali” cuả Hoà thượng Thích Bửu Chơn.
(Hoà thượng Thích Bửu Chơn cũng có soạn quyển “Văn Phạm Pali”).
4) Tự điển [Phật học] Pali-English, English-Pali:
- “Buđhist Dictionary — Manual of Buđhist Terms and Doctrines” by Venerable Nyanatiloka .
- Pali-English Dictionary (England), by T.W. Rhys-Davids and William Stede .
- English-Pali Dictionary, by A.P. Buđhadatta Mahatherạ
G) Vài trang nhà (homepages, websites) về Phật Học:
Số lượng trang nhà (homepages, websites) về Phật Học khá lớn, và số lượng ngày càng tăng thêm, nếu đọc cả đời cũng chưa hết. Ở đây chỉ xin giới thiệu vài trang nhà để các tham khảo bước đầu. Các trang đó có những mối liên kết (links) đến những trang khác. Nếu có duyên, qúy độc giả sẽ tìm thấy vô số tài liệu sách vở, thậm chí cả một số trong những quyển sách được in ra giấy đã được giới thiệu phiá trên.
http://saigon.com/Ạanson (song ngữ Anh Việt)
http://www.accesstoinsight.org (tiếng Mỹ, American English)
http://www.hoahao.org (Anh, Pháp, Việt)
III) KẾT LUẬN:
Để thay lời kết luận, xin mời qúy độc giả cùng đọc lại lời Hoà thượng Thích Nhất Hạnh, ghi nơi trang 938, quyển “Đường Xưa Mây Trắng”, Lá Bối in lần thứ nhất, San Jose, CA, USA, (năm 1991"):
“Về giáo lý và tư tưởng, những kinh điển được trích dẫn trong sách này hầu hết đều là những kinh điển thuộc văn hệ Nikaya (tạng Pali) và văn hệ A Hàm (tạng Hán). Tác giả có chủ ý không xử dụng nhiều các kinh Đại Thưà, với mục đích chứng minh rằng những tư tưởng lớn cuả các kinh Đại Thưà đều đã có mặt trong các kinh Nikaya và A Hàm, và chỉ cần đọc các kinh này với thái độ cởi mở là có thể nhận được các tư tưởng lớn kia trong ấy. Kinh điển nào cũng là kinh điển cuả đạo Bụt, dù là kinh Bắc Tông hay kinh Nam Tông.”
PHẦN BỔ TÚC:
Dưới đây là các đề nghị về các sách nên đọc về Phật Giáo Tây Tạng và về nhà tư tưởng Krishnamurti, theo ý kiến của Cư Sĩ Nguyên Giác dựa trên lời mời góp ý của tác giả Lê Hưng.
1) Simply Being: Texts in the Dzogchen Tradition. Người kết tập và dịch ra Anh Văn: James Low. NXB Vajra Press, London.
2) Kindly Bent to Ease Us (Tập I và Tập II). Tác Giả: Longchenpa; Chuyển ra Anh Ngữ: Herbert V. Guenther. NXB Dharma Publishing.
3) Meditations. Tác giả: Krishnamurti. NXB Shambala Publications. (Đã có bản dịch Việt Ngữ trên http://www.vietbao.com, phần Tham Khảo Đặc Biệt.)
4) The Ending of Time. Tác giả: Krishnamurti & David Bohm. NXB Harper San Francisco Pub.