Xưa nay, người ta qui trách nhiệm ở mẹ và ở bà (nội hay ngoại) trong việc dạy dổ con cái “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”.
Theo giáo dục việt nam thì dạy con phải dạy từ thuở còn thơ. Hơn thế nữa, dạy con nên bắt đầu ngay lúc còn trong bụng mẹ. Sanh hoạt tâm sinh lý của người mẹ đều ảnh hưởng tới đứa bé từ lúc còn trong bụng:
… ”Học cổ nhơn huấn tử trong thai,
Dâm thanh chớ để vào tai,
Ác ngôn chớ chút bợn lời sam sưa!
Từ xuất nhập, khởi cư, hành động,
Có lễ nghi nghiêm trọng đoan trinh
Đứng ngồi chính đại quang minh,
Cho bằng phẳng thế, chớ chênh lệch mình….” (Nguyễn Trãi, Gia huấn ca, Dạy con)
Việc dạy dổ con cái, không ai gần gủi đứa trẻ bằng mẹ và bà. Mà bà thì thương yêu cháu nên chỉ muốn chìu cháu. Mẹ không dám trái ý bà nên sự nuông chìu của bà dễ làm cho trẻ con hư hỏng lúc nhỏ và lớn lên nhiều khi không sửa chửa được.
Vây nếu đứa trẻ ngoan hiền, học giỏi và sau nên người, thì phải ghi công dạy dổ của mẹ và bà..
Mẹ không hiền
Trong gia đình việt nam, gương mẹ hiền thời nào cũng không thiếu. Đó là những bà mẹ tận tụy lo cho con từ miếng cơm, manh áo tới việc học hành. Còn “mẹ không hiền” là bà mẹ hung dữ hay bà mẹ bỏ bê con cái?
Nhóm chữ “mẹ không hiền” ở đây vừa có ý nghĩa là bà mẹ dữ dằn, dữ như cọp, trong việc dạy dổ con cái, vừa tận tụy trong bổn phận làm mẹ đối với con cái. Cách dạy con cái của “mẹ không hiền” đã gây tranh cải sôi nổi ở Mỹ vì nó đi ngược lại hoàn toàn cách giáo dục ngày nay. Không riêng ở Mỹ mà cả thế giới.
Bà mẹ không hiền ở đây là Bà Amy CHUA, 50 tuổi, mà Cỏ May muốn giới thiệu như một trường hợp hoàn toàn đặc biệt và hi hữu ngày nay, chủ trương dạy dổ con cái theo lối á đông xưa “áo mặc không qua khỏi đầu” mà thành công ngoạn mục.
Amy CHUA là người Mỹ gốc Tàu Phi-luật-tân. Bà tốt nghiệp ở Harward, dạy luật ở Yale, kết hôn với một người Mỹ, Ông Jed Rubenfed, cùng học ở Harward và cùng dạy học, có 2 con gái Sophia và Louisa.
Cách dạy dỗ con cái của bà đã trở thành sự xung đột văn hóa thật sự nghiêm trọng và mãnh liệt giữa Đông và Tây. Bà không quên được gốc á đông nên bà không thể vì lý do gì mà phải theo mẫu mực tây phương dạy dổ con cái. Theo bà, phương pháp giáo dục tây phương quá thả lỏng, quá cá nhơn và chỉ có thất bại.
Bà áp dụng cách dạy con cái của cha mẹ bà. Và vì vậy mà bà có tên là “Mẹ Cọp”, tức mẹ đối với con cái dữ như cọp! Một cách cụ thể, cách dạy 2 con gái của bà phải đạt những điểu tối ưu ở nhà trường, trở thành nhạc sĩ tài ba ở tuổi rất trẻ.
Cái giá hai bé gái phải trả khá đắc ở tuổi thơ: không chơi những trò chơi của tuổi thơ, không có bạn gái, không xem TV, không được phép chọn lựa sanh hoạt của mình. Về phần bà mẹ, bà như kẻ ra trận phải xông pha, tranh cải, la hét khan cả cổ, lạc cả tiếng nói, để bắt buộc hai đứa bé học hành, ôn bài vở, làm nhiều bài tập, …và dĩ nhiên bà không tránh khỏi bị con thù ghét.
Amy CHUA xuất bản một quyển sách về giáo dục (Battle Hymn of the Tiger Mother) như hồi ký trong đó bà thật tình kể lại, với chút khôi hài, với tư cách là mẹ không hiền hay mẹ cọp, hằng ngày, bà chiến đấu thế nào trong việc dạy dổ hai đứa con gài, vừa ẩn tránh những cái nhìn của mọi người để đừng xúc phạm tới xã hội Mỹ.
2 cô bé học xuất sắc
Phải nói trong xã hội ngày nay, Bà Amy CHUA là mẫu người để mọi người Âu Mỹ chẳng những ghét, mà còn nguyền rủa.
Ai cũng biết mọi phương pháp nghiêm túc, áp dụng để làm bất kỳ việc gì, đều dẩn đến thành công như mong muốn. Dĩ nhiên, đem áp dụng dạy con cái, phải thành công.
Thế mà quyển sách “Battle Hymn of the Mother” của bà kể lại cách dạy dổ con cái nghiêm nghị để nên người vừa phổ biến liền gây tranh cải ồn ào ở Mỹ. Bản dịch do nhà xuất bản Gallimard phát hành ở Pháp lại không lớn tiếng như ở Mỹ.
Trong suốt quá trình dạy con, Bà Amy CHUA không bao giờ cho phép chúng nó ngủ lại hay tới nhà bạn gái chơi. Không được tham gia diển kịch ở nhà trường. Không được xen TV, xử dụng máy vi tính (computer), không được chơi một thứ nhạc cụ nào khác hơn vĩ cầm hoặc dương cầm, hai thứ mà bà muốn 2 cô con gái học.
Về điểm kiểm tra bài vở ở trường, hai cô bé Sophia và Louisa bị bắt buộc phải được điểm tối đa 20/20, ngoại trừ hai môn thể dục và kịch nghệ mà bà cho là không quan trọng. Nếu không được điểm tối đa, hai cô bé sẽ bị bà chửi là “thứ ăn cho mập”, “thứ cặn bả”, “thứ đồ hư thúi”,…
Cô bé Sophia rất ngoan. Ngay lúc 2 tháng tuổi dường như đã biết mẹ cần rảnh tay để soạn bài giảng nên không khóc la, quấy phá. Trái lại, cô em Louisa, lúc 3 tuổi đã biết phản kháng để bảo vệ ý riêng và sở thích cá nhơn. Mẹ bảo học dương cầm thì bé đưa cả hai tay đập cực mạnh lên bàn phiếm.
Bà “mẹ cọp” liền phạt cô bé một cách cực kỳ nguy hiểm có thể chết người, nếu không cũng mang bệnh nặng. Bà đem cô bé 3 tuổi mặc váy cột ở ngoài trời mùa đông, gió mạnh, dưới cái lạnh - 6°c. Bé Louisa cắn chặc hai hàm răng và không đầu hàng. Thà chết lạnh!
Bà Amy CHUA thừa biết hành xử như vậy bà sẽ bị Sở bảo vệ trẻ con cho bà đi tù. Thấy cô con gái can trường nên bà đành chịu thua. Bà đem cô bé vào nhà sưởi ấm. Nhưng cô bé nhìn mẹ biểu lộ không khâm phục mẹ. Mỗi người vẫn giữ lập trường của mình. Và cô bé vẫn tỏ ra vững tinh thần.
Khi dạy con và phạt con, Bà Amy CHUA nhớ lại thời thơ ấu của bà được cha mẹ dạy như vậy và cũng phạt như vậy. Cũng đòi hỏi ở con cái điểm tối đa trong việc học. Không được, bị hình phạt cũng ở mức tối đa.
Khi dạy dổ con cái, cha mẹ thường lập lại cho con cái của mình những điều mình đã nhận lảnh lúc nhỏ. Một thứ phản ứng không kiểm soát của tâm thức?
Bà “mẹ cọp” điên?
Độc giả Mỹ phản ứng mạnh về quyển sách “Battle Hymn of the Mother”. Có người không ngần ngại cho rằng tác giả, tuy là Giáo sư Luật ở Đại học Yale nổi tiếng thế giới của Mỹ, là một người đàn bà điên cần phải tới bác sĩ tâm thần chửa trị kịp tránh gây nguy hiểm công cộng. Nhưng cũng có cha mẹ có con em khó dạy, học hành không nên, muốn áp dụng phương pháp “ bạo chúa” của bà.
Bà “mẹ cọp” nghĩ trước nhứt bài làm phải làm xong, với điểm A là dở, con của bà phải giỏi toán vượt cả lớp trước 2 năm, không bao giờ khen con cái trước mọi người, khi con cái không đồng ý sự phê phán của thầy cô, bà luôn luôn bênh vực quan điểm của thầy cô, những hoạt động mà 2 cô con gái có thể tham gia phải đem lại huy chương vàng, …
Lúc 7 tuổi, Louisa không đàn được một bản nhạc khó. Bà cương quyết bắt cô bé phải tập cho được. Bất mản, cô bé xé bản nhạc. Bà phạt bắt cô bé phải tập cho tới nửa đêm, không cho đi tiểu, không cho uống nước. Nếu không thành công, bà sẽ không cho cô bé ăn trưa, đem đốt đồ chơi của cô bé, không cho đi chơi, đi dự sanh nhựt, đi Noel suốt 4 năm.
Sau cùng cô bé đàn được bản nhạc đó xuất sắc!
Cách dạy dỗ nào tốt?
Phần lớn cha mẹ á đông mong muốn con em của mình học phải được điểm xuất sắc trong lúc cha mẹ người tây phương lại đòi hỏi con em của mình cố gắng hơn. Cha mẹ tây phương tránh thấy khó chịu trước kết quả xấu của con em và giử đừng thất vọng. Họ lo ngại phản ứng bất lợi tâm lý của đứa trẻ khi bị điểm xấu. Trong lúc đó cha mẹ á đông dùng phương pháp dạy dổ bằng sức ép lên đứa trẻ.
Cách dạy con của Bà Amy CHUA rất đáng cho phụ huynh suy nghĩ để chọn cách thích hợp đem lại sự thành công trong việc học của trẻ con.
Ngày nay, việc dạy dổ con em giử gìn hạnh kiểm tốt, học hành giỏi là những ưu tư hàng đầu của giới chức giáo dục nhiều quốc gia và của các bậc cha mẹ.
“Muốn con em học giỏi, cha mẹ phải giúp chúng nó cách nào đây?”. Biết cách đến với chúng nó hơn là mất nhiều thì giờ với chúng nó. Thảo luận và chia sẻ với tuổi trẻ.
Nhưng với Bà Amy CHUA, dạy con cái là chỉ có học, học, học cho giỏi, được điểm tối đa.
Dĩ nhiên phương pháp của bà đem lại kết quả ngoạn mục. Nhưng có thể có thêm một phương pháp khác mang tánh dung hòa hơn hay không?
Ai cũng hìểu uy quyền không hẳn trở thành chuyên quyền. Bắt buộc trẻ con học giỏi, tức giúp chúng nó tự kiềm chế những ham muốn để trở nên người thành công. Giúp trẻ con tìm được địa vị xứng đáng cho chúng nó!
Nguyễn Thị Cỏ May
Gửi ý kiến của bạn