Hôm nay,  
DAVEMIN.COM

Tết Tự Trong Tâm

28/02/201500:00:00(Xem: 8700)
Những ngày trước và sau Tết Ất-Mùi vừa qua; đọc các báo “Online” trong nước chúng tôi thấy những tin đáng chú ý như sau:

* Thiên-hạ ồ-ạt “xuống đường” ngắm hoa Xuân tại Saigon & Hà-Nội quá tải; không còn lối đi nên phải chen lấn - người sau theo chân kẻ trước hỗn-độn, vô ý thức ngang-nhiên dẫm đạp trên từng luống hoa, ngọn cỏ không thương-tiếc, cũng tỉnh bơ không cần biết đến công-lao vất-vả chăm vén, nâng niu cẩn thận, tỉ-mỉ từ những đôi bàn tay khéo-léo của người đã vun trồng để họ có cảnh đẹp mà tham-quan!

* Sinh-viên và người dân nghèo vô cùng vất vả, gian-nan; phải trả tiền vé gấp đôi ngày thường, chấp-nhận cảnh “địa ngục trần-gian” khi bị nhồi nhét trên xe đò, xe lửa… Miễn sao kịp về quê đón Giao-Thừa, mừng Xuân mới là quá tốt rồi. Hoạt-cảnh này cũng được lập lại lần nữa trong hành-trình trở lên thành-phố sau Tết (cũng chịu nhục hình nhồi nhét, cũng giá vé gấp đôi, gấp ba…)

* Theo báo-cáo của Bộ Y-Tế Việt-Nam, hơn 200 ngàn người nhập viện cấp cứu từ 27 đến mùng 5 Tết Ất-Mùi. Trung-bình mỗi ngày có 35 mạng tử vong vì tai-nạn giao-thông, gần 2000 người ngộ-độc thực-phẩm, một số thương tích do pháo nổ và lạ nhất là khoảng 6,200 bệnh-nhân bị chấn thương sọ não hoặc bất tỉnh nhân sự - máu đổ thịt rơi bởi lý-do đâm chém, đánh lộn lúc say rượu, va chạm giao-thông (hay tại, bởi, vì… những chất kích-thích của ma-túy???)

* Rồi đến tổ-chức hội Gióng (Sóc-Sơn, Hà-Nội) không ít thanh-niên trai tráng trong làng vô ý thức dùng dao, dùng gậy tấn công nhau để dành dựt các lễ-vật dâng cúng Phật Trời. Cũng theo tin từ trong nước đăng tải, qua sự kiện trên ông phó chủ-tịch Ủy-Ban-Nhân-Dân Sóc-Sơn (Hà-Nội) đã dõng dạc tuyên bố rằng: “Lễ hội tổ-chức không phát lộc cho người dân nên ai muốn có thì phải cướp, xô-xát là chuyện bình thường”… Ngán ngẫm thay nguyên văn lời phát biểu của một “đỉnh cao trí tuệ” !!!

* Trong khi đó vào đêm mùng 7 rạng sáng mùng 8 Tết, người dân gào thét xin đừng xô đẩy nhau tại một phiên chợ đêm theo phong-tục cầu lộc, cầu tài (một năm chỉ có một lần duy nhất!) Hình ảnh cha mẹ, con cái nhiều gia-đình phải leo hàng rào, trèo tường tìm đường thoát thân ra khỏi lối đi khu chợ Viềng ở xã Trung-Thành, huyện Vụ-Bản, tỉnh Nam-Định. Ai cũng phải tự hỏi đây là phong-tục đi chợ cầu may đầu Xuân hay là cầu họa?

* Kinh khủng nhất là hủ-tục chém heo rất “Man Di Mọi Rợ”(*), tờ Daily Times trong bản tin “Vietnams Pig Killing Festival Spawns Controversial Debates” đăng ngày 26 tháng 2, 2015 cho toàn thế-giới biết rằng cơ-quan AFA (Asia For Animals Coalition) – Tổ-Chức Động-Vật Châu Á đã lên tiếng chính-thức kêu gọi Chính-Phủ Việt-Nam cần báo cho dân làng Ném Thượng, Bắc-Ninh phải chấm dứt ngay việc đối xử tàn-ác với xúc-vật qua hình-thức lễ hội này!

Link: http://www.dailytimes.com.pk/region/26-Feb-2015/vietnam-s-pig-killing-festival-spawns-controversial-debates

Nhưng mà “Phép Vua Thua Lệ Làng”, xem ra các quan huyện “nhà ta” đã quá coi khinh những giới-chức thẩm-quyền Việt-Nam, vì thế tiến trình chém heo tàn độc vẫn cứ diễn ra công-khai, dường như thách-thức, bất-chấp dư-luận thế-giới và thế là máu me đã lênh láng khắp sân đình…

Hiện thời, trên trang nhà của AFA đang nỗ-lực vận động quần chúng cần tỏ thái-độ chống đối bằng cách ký tên vào bản yêu cầu nhằm chấm dứt lễ hội kỳ-quái, dã man, vô ý thức của dân làng Ném Thượng (Take Action – By signing Animals Asias petition TODAY to end the barbaric cruelty of the Nem Thuong Pig Slaughter Festival).

Link: http://www.asiaforanimals.com/call-for-action/make-a-difference/farm-animals/vietnam-pig-slaughter-festival

Chúng tôi xin ghi lại vài ý-kiến bình-luận về hủ-tục chém heo (người Bắc gọi là Lợn) làng Ném Thượng, Bắc-Ninh của đọc giả trên trang mạng xã-hội bàn luận chuyện đời http://Vitalk.vn/ như sau:

“Cầu cho quốc thái dân an, mùa màng bội thu lễ hội phải nhân từ bác ái mới làm lay động Thần Thánh, Trời Đất – còn đây 1 đám đồ tể sát sanh hại vật, người phàm còn kinh sợ huống hồ Thần Thánh, ai mà độ cho cái hội đồ tể giết heo ăn nhậu này....” – (TuongVi Khong)

“Không lẽ cả 1 dân-tộc và thế-giới không trị nổi những lão già mang những nghi thức quái-đản Chém Lợn.!? Thời đại bây-giờ mà còn sống theo hủ-tục ăn lông, ở lỗ sao !?. Nên nghiêm-cấm, không nên để thế-giới xem dân-tộc VN còn man-rợ vì 1 nhóm người cỏn con của làng Ném Thượng!” – (2 lúa)

“Nếu xem như là 1 tục lệ chứng-minh Làng Ném Thượng là anh-hùng … Cũng Chém Lợn nhé! Bắt 2 con Lợn nòi (Loai Heo Rừng có nanh) thả vào trong 1 khu có rào chắc-chắn, rồi “lùa” mấy ông già ngoan cố Làng Ném Thượng… ra chém Lợn. Đó mới gọi là ra oai! Chứ bắt trói rồi chém… Đúng là trò hề và dã man” – (2 lúa)

blank
Tết trong tâm: từ hát tết cho nhà dưỡng lão, tới tết ven rừng.

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng phải thở dài ngao-ngán khi nghe qua về hiện-trạng người dân trong nước Việt-Nam ngày nay mừng Tết ra sao! Hết thật rồi những mùa Xuân ý-nhị của quê-hương tôi!!! Còn đâu nét dịu dàng, thanh-tao như bài thơ “Xuân Ý” của thi-sĩ Nguyễn-Bính:

“Đã thấy xuân về với gió đông
Với trên màu má gái chưa chồng
Bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn trời đôi mắt trong.

Từng đàn con trẻ chạy xum xoe
Mưa tạnh, trời quang, nắng mới hoe
Lá nõn, nhành non ai tráng bạc
Gió về từng trận gió bay đi
Thong thả nhân gian nghỉ việc đồng
Lúa thì con gái mượt như nhung
Đầy vườn hoa bưởi hoa cau rụng
Ngào ngạt hương bay bướm vẽ vòng
Trên đường cát mịn một đôi cô
Yếm đỏ, khăn thâm, trảy hội Chùa
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc
Tay lần tràng hạt, niệm Nam Mô!”

Chúng tôi cũng tự hỏi: Phải chăng rất nhiều người Việt-Nam trong nước hôm nay đã đánh mất chữ “Tâm”? Sự Dữ lấn áp điều Lành, bản tính con người trở nên hung-tợn và đầy ác-căn! Đơn-vị gia-đình không còn nề-nếp trật-tự, tôn-ti nữa. Học-đường mất hẳn bộ môn vô cùng cần-thiết đó là “Công-Dân-Giáo-Dục”. Xã-hội điên đảo từng ngày còn hơn thời chiến-tranh, ly-loạn. Con cháu nhẫn-tâm giết hại cha, mẹ, ông bà chỉ vì không cho tiền chơi game điện-tử hay do nhu-cầu ma-túy, hút sách của giới trẻ bây giờ! Trộm cướp nhan-nhản, phương-tiện giao-thông nháo-nhào trên đường phố v.v… và v.v…

Xem cách lái xe của một người chúng ta sẽ nhận biết ngay cá tính của kẻ đó: cẩu thả, hối-hả bất tuân luật lệ, vượt đèn đỏ, quá tốc độ giới-hạn hay: cẩn-thận tránh gây tai-nạn cho mình và cho người khác, biết lịch-sự nhường đường không tranh dành từng phút, từng giây…

Nhìn dòng xe cộ ngược xuôi (chứ không phải nhìn vào phố xá chăng đèn, kết hoa hay những cao ốc trọc Trời) của một thành-phố, ta biết ngay tôn-ti trật-tự, sự thượng-tuân luật-pháp xã-hội có ở đó hay không; cũng như dễ-dàng nhận ra tâm tính của người dân sở tại!

Nói chung, nền móng căn-bản của một nhân-cách phải sống sao cho “Ích Quốc Lợi Dân” thực-sự đã trở thành những thứ quá xa vời với thực-tế đời thường! Đến bao giờ dân ta mới tìm về căn-nguyên, nguồn cội mọi tội lỗi? Những ai có tầm nhìn chỉ biết phơi bày trên báo chí, giới tri-thức thì phê-bình chỉ-trích lẫn nhau trên các phương-tiện truyền-thông; cho thấy những “Đỉnh Cao Trí Tuệ” đã hoàn-toàn bất-lực không biết phương-cách giải-quyết từ gốc rễ những vấn-nạn của xã-hội Việt-Nam bây giờ!!!

blank
Tết trong tâm: từ hát tết cho nhà dưỡng lão, tới tết ven rừng.

Chúng tôi chợt nhớ đến bài viết “Cần Một Chữ Tâm” trên trang nhà “Đạo Phật Ngày Nay”, xin trích dẫn một tiểu đoạn của tác-giả Viên-Quý, Ngọc-Trâm như sau:

“…Tâm là căn bản của vạn năng và cũng là nguồn gốc của vạn ác, có thể đưa chúng ta đến con đường chánh đạo cũng có thể đưa chúng ta đi theo con đường tà đạo. Thánh nhân hay ma quỷ đều do Tâm mà ra.

Tâm sanh các pháp thảy đều sanh
Tâm diệt các pháp thảy đều diệt
Muôn ngàn nghiệp chướng thảy do Tâm
Rồi cũng do Tâm mà diệt nghiệp”. (Ngưng trích)

Chỉ mong sao người dân Việt thi-hành được:

“Thiện nhiều Ác ít tránh sai lầm
Nam nữ trẻ già trọng Trí Nhân
Lễ nghĩa tình người trong ứng xử
Yêu thương bền vững tất do Tâm…
Khi mỗi con người quyết luyện Tâm
Gia đình xã hội giữ tình thân
Xóm làng phố thị luôn an lạc
Nhân loại năm châu thấy thật gần” – (Trích thơ: Chân-Khánh/Thiềng-Đức).

Gia-đình “Chân Quê” đã đón “Tết Tự Trong Tâm” suốt bao mùa Xuân qua ở thị-trấn xa xôi; trong một thung-lũng thuộc miền Trung California, Hoa-Kỳ (gần công-viên quốc-gia Yosemite). Chốn này không người chen lấn ồn ào hay xe-cộ ngược xuôi, không lân pháo đì-đùng hay tiệc-tùng náo nhiệt những ngày mừng Xuân đến.

Nhưng bức tranh Xuân tươi thắm tuyệt-vời lại hiện-hữu rất mực huy-hoàng trong thiên-nhiên nơi đây; khi mà mỗi sớm mai thức dậy nhìn ra khung cửa rộng sau vườn nhà là chúng tôi thấy một rừng hoa hạnh-nhân đua nhau khoe sắc rộn ràng, lung-linh trong nắng ấm. Tạ Ơn Trời đã cho “Chân Quê” tôi cảm được niềm hạnh-phúc ngọt ngào, sâu kín và vô-cùng an-nhiên-tự-tại trong cái “cõi Tâm” bất tận này!

“Ta Dại Ta Tìm Nơi Vắng Vẻ
Người Khôn Người Đến Chốn Lao Xao” (Thơ: Nguyễn-Bỉnh-Khiêm)

Và! Đã 15 mùa Xuân qua không ngừng nghỉ, gia-đình “Chân Quê” cùng các ca-nhạc-sĩ: Dr. David Bui, M.D., Thanh-Hằng, Thùy-Liêm, Trung-Chánh, Tom-Sĩ-Lê, cựu giáo-sư Lê-Đào-Duyến (tức ca-sĩ Lê-Duy), Ti-Vi-Chi-Bảo Phương-Hồng-Quế, Phượng-Linh, Lan-Ngọc… Đã có hạnh-phước, duyên may đem nhiều mùa Xuân An-Khang, Phước-Lành đến các Nursing Home tại quận Cam, Hoa-Kỳ - Qua những buổi sinh-hoạt thiện-nguyện đầy nghĩa, đầy tình; dùng âm-nhạc làm phương-pháp trị liệu tâm-lý cho các bệnh-nhân Việt cũng như Mỹ rất cô-đơn tại đây!

Thế mới hay:

“Xuân về suy gẫm chữ TÂM, TÀI.
TÂM tính trời sinh chẳng trách ai
TÂM ác hại người xuôi Địa Ngục
TÂM hiền cứu khổ hướng Bồng Lai
TÂM hồn trong sáng luôn An Lạc
TÂM địa rối bời ắt họa tai
Chớ cậy chữ Tài quên chữ Đức
Khuyên rèn Tâm, Đức sẽ không hoài...”- (Thơ: Chân-Khánh/Thiềng-Đức).

California. USA – 27 tháng 2, 2015 – (Mùng 9 Tết Ất-Mùi).

www.diamondbichngoc.com

Ghi chú: (*) từ-ngữ “Man-Di-Mọi-Rợ” ý chỉ người Trung-Hoa cổ-đại (khoảng thời-gian đời nhà Thương từ năm 1700 đến 1046 Trước Công-Nguyên) những người thiểu-số nằm ngoài bản-thổ của người Hoa-Hạ; họ không hề hiểu biết về văn-hóa, luật-pháp hay tôn-ti-trật-tự từ trong gia-đình đến ngoài xã-hội. Giống dân ở phía Nam sông Trường-Giang gọi là “Man”, phía Đông sông Hoàng-Hà gọi là “Di”, “Mọi”: tên gọi chung những kẻ “ăn lông ở lỗ” và dân ở miền Bắc sông Hoàng-Hà thì được gọi là “Rợ”./.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nếu mũ cối là biểu tượng của thực dân Tây phương vào thế kỷ 18 thì, bây giờ, “năng lượng tích cực”, như là diễn ngôn của thực dân Đại Hán với những dấu ấn đậm nét của tân hoàng đế Tập Cận Bình, đã trở nên gắn bó với người Việt, từ diễn ngôn của thể chế cho đến giọng điệu ngôn tình của những đôi lứa bỡ ngỡ trước ngưỡng cửa hôn nhân.
AI là trí tuệ nhân tạo. AI là một kho kiến thức nhiều vô cùng vô tận, đã siêu xuất chứa đựng nhiều thư viện nhân loại hơn bất kỳ dữ liệu tri thức nào, và cứ mỗi ngày AI lại mang thêm nhiều công năng hữu dụng, mà một người đời thường không thể nào có nổi kho tri thức đó. Trong khi đó, Thầy Tuệ Sỹ là một nhà sư phi thường của dân tộc, với những tri kiến và hồn thơ (như dường) phong phú hơn bất kỳ nhà sư nào đã từng có của dân tộc Việt. Câu hỏi là, AI có thể biểu hiện như một Tuệ Sỹ hay không? Chúng ta có thể gặp lại một phong cách độc đáo của Tuệ Sỹ trong AI hay không? Thử nghiệm sau đây cho thấy AI không thể sáng tác được những câu đối cực kỳ thơ mộng như Thầy Tuệ Sỹ. Để thanh minh trước, người viết không phải là khoa học gia để có thể hiểu được vận hành của AI. Người viết bản thân cũng không phải học giả về kho tàng Kinh Phật để có thể đo lường sự uyên áo của Thầy Tuệ Sỹ.
Israel và Iran đã âm thầm chống nhau trong một thời gian dài. Nhưng nhiều diễn biến sôi động liên tục xảy ra gần đây làm cho xung đột giữa hai nước leo thang và chiến tranh có nguy cơ bùng nổ và lan rộng ra toàn khu vực. Điển hình là vào tháng 4 năm nay, Iran công khai tấn công bằng tên lửa vào lãnh thổ Israel. Đầu tháng 10, Israel đã tấn công bằng bộ binh ở miền nam Lebanon. Trước đó, trong cuộc không kích vào trụ sở dân quân Hezbollah ở Beirut, Israel đã tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah là Hassan Nasrallah và nhiều nhân vật quan trọng khác.
Nhà báo Cù Mai Công vừa lên tiếng nhắc nhở đồng nghiệp (“Ráng Xài Tiếng Việt Cho Đúng, Xài Bậy, Dân Họ Cười Cho”) vào hôm 6 tháng 9 vừa qua. Ông dùng tựa một bản tin của báo Dân Trí (“Hai Kịch Bản Siêu Bão Yagi Tác Động Đến Đất Liền”) như một thí dụ tiêu biểu: “Trong toàn bộ các tự điển tiếng Việt xưa nay, ‘kịch bản’ nguyên nghĩa là bản viết cho một vở kịch, sau có thể mở rộng thành văn bản, bản thảo về nội dung cho một phim truyền hình, quảng cáo, phim ảnh, gameshow…
Trong nhiều ngày qua, Donald Trump và Cộng Hòa MAGA tung rất nhiều tin giả hay bóp méo và nhiều thuyết âm mưu liên quan đến cơn bão lụt Helene một cách có hệ thống. Mục đích để hạ đối thủ Kamala Harris và Đảng Dân Chủ. Theo tường thuật của CNN vào ngày 6/10, Cựu Tổng thống Donald Trump đã đưa ra hàng loạt lời dối trá và xuyên tạc về phản ứng của liên bang đối với cơn bão Helene. Theo MSNBC, “Những lời dối trá đó đã được khuếch đại bởi những người như tỷ phú Elon Musk, nhà lý luận âm mưu chuyên nghiệp Alex Jones và ứng cử viên Đảng Cộng hòa đang dính nhiều bê bối cho chức thống đốc Bắc Carolina, Mark Robinson. Dân biểu Marjorie Taylor Greene, một đồng minh trung thành của Trump.” Ngay cả Hùng Cao, một nhân vật MAGA mới bước vào chính trường cũng góp phần vào việc nấu nồi canh hẹ này.
“Luật Phòng Chống tham nhũng ở Việt Nam năm 2005 nêu rõ: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi.”
Kể từ khi tổ chức khủng bố Hamas tấn công vào Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, các vụ xung đột đẫm máu xảy tại Dải Gaza cho đến nay vẫn chưa kết thúc. Nhưng gần đây, cộng đồng quốc tế còn tỏ ra lo ngại nhiều hơn khi giao tranh giữa Israel và lực lượng dân quân Hezbollah ở Lebanon đang gia tăng. Bằng chứng là sau cái chết của thủ lĩnh Hamas Ismail Haniya và thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah, tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong vài tháng qua, người dân Mỹ, dù muốn hay không muốn, cũng đã có nhiều cơ hội để nhìn về một bức tranh mà trong đó có quá nhiều sự tương phản. Những mảnh ghép từ hai tầm nhìn, hai chiến lược, hai mục đích hoàn toàn khác biệt đã dần dần rơi xuống, để lộ ra hai con đường hoàn toàn khác biệt cho người Mỹ lựa chọn. Dù có một bức màn đã rơi xuống (như nữ hoàng Oprah Winfrey đã ví von) cho một thuyền trưởng bước ra, trao lại cho người dân sự hy vọng, lòng tin, trách nhiệm, thì sâu thẳm bên trong chúng ta vẫn muốn biết, những giá trị thực của một triều đại đã mang lại. Từ đó, niềm tin sẽ được củng cố.
Bi hài kịch “ngoại giao cây tre”, với hoạt cảnh mới nhất là “cưỡng bức đặc xá”, đã giúp chúng ta nhận ra rằng, dẫu khác nhau nước lửa, “phóng sinh” và “hiến tế” vẫn có thể hội tụ ở ý nghĩa “triều cống” khi phải chiều lòng hai cường quốc ở hai đầu mút của hai hệ tư tưởng trái ngược nhau. Để đẹp lòng bên này thì phải nhẫn tâm “hiến tế”, mà để làm hài lòng bên kia thì phải diễn tuồng “phóng sinh” để có một dáng dấp khai phóng, cởi mở. “Chiến lược ngoại giao” này, phải chăng, là một trò chơi “ăn bù thua” mà, diễn đạt bằng ngôn ngữ toán học của Game Theory, là có tổng bằng không?
Trận Điện Biên Phủ kết thúc vào hôm 7 tháng 5 năm 1954. Bẩy mươi năm đã qua nhưng dư âm chiến thắng, nghe chừng, vẫn còn âm vang khắp chốn. Tại một góc phố, ở Hà Nội, có bảng tên đường Điện Biên Phủ – cùng với đôi dòng chú thích đính kèm – ghi rõ nét tự hào và hãnh diện: “Tên địa danh thuộc tỉnh Lai Châu, nơi diễn ra trận đánh quyết liệt của quân và dân ta tiêu diệt tập đoàn cứ điểm thực dân Pháp kéo dài 55 ngày đêm”.
DAVEMIN.COM
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.