Philippines cho biết 3 tàu cá của ngư dân Philippines đã bị taù Trung Quốc đâm lủng ở biển Đông.
Thế là Tổng Thống Barack Obama tuyên bố khi thăm Ấn Độ rằng Trung Quốc chớ hiếp đáp VN, Philippines trong vấn đề Biển Đông...
Và Nhật Bản đang chuẩn bị cho khả năng hành động tại vùng Biển Đông.
Nghĩa là, tất cả đều sẽ ghìm súng sẵn sàng.
Bản tin VOA hôm 3-2-2015 ghi lời Tổng thống Mỹ khuyến cáo Trung Quốc chớ hiếp đáp các nước nhỏ như Việt Nam hay Philipines trong các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Bản tin VOA nói:
“Lời kêu gọi của Tổng thống Obama được đưa ra trong cuộc phỏng vấn với đài CNN nhân chuyến công du của nhà lãnh đạo Mỹ tới Ấn Độ hồi tuần trước khi ông trấn an Bắc Kinh chớ nên cảm thấy bị đe dọa bởi mối quan hệ hữu hảo giữa Washington với New Dehli. Tổng thống Obama đưa ra phát biểu này đáp lại phản ứng của Trung Quốc đối với chuyến thăm Ấn Độ lần thứ nhì của ông trong tư cách người đứng đầu nước Mỹ.”
Mặt khác, báo Người Lao Động ghi rằng Philippines cáo buộc Trung Quốc đâm 3 tàu cá ở biển Đông.
Bản tin NLĐ ghi rằng vào hôm 4-2, Philippines cho biết một tàu tuần duyên Trung Quốc đã đâm 3 tàu đánh cá của nước này tại bãi đá ngầm Scarborough trên biển Đông hồi tuần trước.
Bộ Noại giao Philippines tuyên bố Manila phản đối mạnh mẽ hành động ngăn chặn ngư dân Philippines đánh bắt cá tại bãi Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham). Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Charles Jose thông báo Philippines đã gửi 2 bản kháng nghị tới Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila cùng một số cuộc gọi yêu cầu trả lời nhưng không được đáp ứng.
Báo Người Lao Động viết:
“Ông Jose cho biết tàu Trung Quốc “cố tình” đâm 3 tàu đánh cá địa phương Philippines ngày 29-1, khiến những chiếc tàu này bị hư hỏng và mạng sống của các ngư dân gặp nguy hiểm...
...Manila cũng lên tiếng phản đối việc 24 tàu thuyền Trung Quốc khai thác trai sò cỡ lớn ở Scarborough ngày 22-1 trước đó. Ông Jose cho rằng đây là hành động “tiêu cực và bất hợp pháp”, vi phạm Công ước năm 1982 của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Luật Biển và hai công ước quốc tế nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài động – thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.”
Nghĩa là, tàu thuyền Trung Quốc bắt đầu khai thác hải sản trong vùng biển của Philippines rồi.
Một bản tin RFI hôm Thứ Tư 4-2-2015 cũng cho biết Nhật Bản đang xem xét khả năng tuần tra tại Biển Đông.
RFI viết:
“Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani, vào hôm qua 03/02/2015, cho biết là Tokyo đang chuẩn bị cho khả năng hành động tại vùng Biển Đông. Tuyên bố của ông Nakatani được đưa ra ít lâu sau khi Phó Đô đốc Robert Thomas, Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ, ngày 29/01 vừa qua, đã ủng hộ sự can dự của Nhật vào Biển Đông.
Theo hãng tin Nhật Kyodo, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản xác nhận là Tokyo đang theo dõi sát sao các diễn biến chính trị và quân sự ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền biển đảo với các láng giềng, từ Philippines, Malaysia, Brunei, ở vùng quần đảo Trường Sa, đến Việt Nam, Đài Loan ở cả Trường Sa lẫn Hoàng Sa.
Theo ông Gen Nakatani, nếu cần thiết, Hải quân sẽ được triển khai để tuần tra khu vực. Sau khi Phó Đô đốc Mỹ Thomas nêu lên hy vọng là Nhật Bản có thể mở rộng các phi vụ tuần tra về phía Biển Đông, Tokyo đang cân nhắc việc sử dụng đội máy bay tuần thám P-3C Orion của mình vào công việc đó.
Đối với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, dù nước ông không có yêu sách chủ quyền nào trong khu vực Biển Đông, tuy nhiên, khu vực tuần tra trên không và trên biển của Nhật Bản không nên chỉ giới hạn trong phạm vi biển Hoa Đông, nơi quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Tokyo quản lý đang bị Bắc Kinh tranh chấp.
Theo ghi nhận của hãng Kyodo, Phi đoàn Không quân thứ Năm của Lực lượng Phòng vệ trên biển (tức là Hải quân) Nhật Bản, đặt căn cứ tại Okinawa, với khoảng 20 máy bay trinh sát P-3C, có khả năng là đơn vị đầu tiên được lựa chọn cho công tác tuần tra trên Biển Đông. Loại phi cơ này có khả năng mang theo ngư lôi và thủy lôi chìm để tấn công tàu ngầm.”
Nghĩa là, có Không quân và Hải quân Nhật Bản vào tuần tra Biển Đông... Đó là một chuyển biến lớn, vì sẽ trở thành kỳ đà cản mũi đô1i với TQ.
Cũng cần ghi nhận rằng, tuy là Hoa Kỳ cắt giảm nhiều chi phí quân đội, nhưng Biển Đông vẫn đươc xem là điểm nóng để tập trung.
Bản tin VOA nói về ngân sách Mỹ và Biển Đông cụ thể là:
“Ngân sách năm 2016 của Tổng thống Barack Obama cho an ninh quốc gia thể hiện mong muốn của chính quyền giữ vững chiến lược trọng tâm châu Á-Thái Bình Dương, ngay cả khi những mối đe dọa mới hơn như sự trỗi dậy của nhóm Nhà nước Hồi giáo và hành vi gây hấn của Nga ở châu Âu đòi hỏi chi tiêu mới của Mỹ. Nhấn mạnh sự tập trung vào châu Á, Ngoại trưởng John Kerry gọi chiến lược xoay trục về khu vực châu Á-Thái Bình Dương là 'một ưu tiên hàng đầu' khi đệ trình dự thảo ngân sách cho Bộ Ngoại giao Mỹ....”
Như thế, Biển Đông đầy sôi động... Có vẻ như khó bình yên...
- Từ khóa :
- Biển Đông
- ,
- Philippines
- ,
- Trung Quốc
- ,
- Barack Obama
- ,
- Washington
- ,
- New Dehli
Gửi ý kiến của bạn