Tổng hợp tin tức liên quan dến chuyến công du của TT Obama đến Ấn độ, nổi bật lên những thời sự và sư kiện liên quan đến nhân định trên như sau. Ngày 27/01/2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Ấn Narendra Modi thông báo hai bên đồng ý tái tục thêm 10 năm hiệp ước hợp tác quân sự thay thế cho hiệp ước hợp tác song phương đầu tiên, sẽ hết hạn trong năm nay. Trên căn bản đây là hiệp ước hợp tác quốc phòng Mỹ-Ấn. Hai nước đã đồng ý là trong tương lai sẽ tiến hành nhiều cuộc tập trận chung hơn. Mỹ hứa sẽ sẵn sàng tập trận chung với Ấn Độ nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác. Mỹ-Ấn hai nước cam kết sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh hàng hải.
Như đã biết khi Mỹ bắt đầu chuyển trục quân sự sang Á Châu, Mỹ đã nhiều lần khuyến nghị Ấn độ “hướng đông”, và Mỹ hứa Hải Quân Mỹ sẽ hỗ trợ để hải quân Ấn Độ đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh ở vùng Ấn Độ dương, con đường hàng hải vận chuyển rất nhiều dầu hỏa và các tài nguyên, hàng hoá khác đến Trung Quốc.
Trong cuộc gặp gỡ này, TT Obama cho biết Mỹ sẵn sàng cộng tác với Ấn độ trong «Sáng kiến Công nghệ và Thương mại Quốc phòng Ấn Độ-Mỹ- DTTI»; tức là sản xuất vũ khí. Ấn Độ có thể hợp tác sản xuất và hợp tác phát triển vũ khí với Bộ Quốc Phòng Mỹ và với các đại công ty của ngành kỹ nghệ quốc phòng Mỹ.
Thoả thuận này tuy không nói ra, nhưng ai cũng thấy đây là chiến lược Mỹ chỉa mũi tên vào hai con chim. Một là TC đang bành trưóng, giành thể hải thượng của Mỹ, kiểm soát con đường hàng hải huyết mạch của Mỹ đến Á châu Thái Bình Dương, nơi còn cả trăm ngàn quân Mỹ trú đóng tại Nhựt và Nam Hàn. Hai là Nga hậu CS đang bành trướng ở Đông Âu, chiếm bán đảo Crimeé, bị Mỹ và Liên Âu chống đối và trừng phạt. Mỹ muốn tách Ấn độ ra khỏi ảnh hưởng của Nga. Nga là nước bán vũ khí, là đối tác chiến lược của Ấn độ từ thời Chiến Tranh Lạnh, suốt thời gian TC và Ấn độ có chiến tranh hay xung đột biên giới rất thường xảy ra. Chương trình Mỹ Ấn công tác sản xuất vũ khí, mục tiêu của Mỹ là phá vỡ đối tác chiến lược quân sự Ấn-Nga đã có từ nhiều năm nay.Tổng thống Obama và Thủ tướng Modi thông báo sẽ đẩy nhanh việc thực hiện 4 dự án trong khuôn khổ DTTI, trong đó có dự án hợp tác sản xuất máy bay không người lái Raven.
Bên cạnh những thoả hiệp về họp tác tập trận, hỗ trợ hải quân, sản xuất vũ khí với Ấn độ, điều quan trọng nhứt trong chuyên viếng thăm Ấn độ này, hai vị lãnh đạo quốc gia Ấn và Mỹ đã bày tỏ rõ rệt như cầu thiết yếu và lâp trường và quan điểm chung, đồng thuận là ngăn chận đà lớn mạnh, bành trướng ngang ngược của Trung Quốc. Chính Thủ tướng Modi là người đề nghị trước tiên bàn về mối đe dọa của TC trong cuộc họp đầu tiên giữa hai lãnh đạo Mỹ-Ấn.
Chính Thủ tướng Ấn Modi cũng là người bày tỏ cho TT Obama thấy Ấn sẵn sàng khôi phục dự án hợp tác an ninh – quân sự bốn bên, tức là giữa Ấn Độ với Hoa Kỳ và hai đồng minh chủ chốt của Mỹ ở Á Châu Á Thái Bình Dương là Nhật và Úc. Vào năm 2007, bốn quốc gia này đã thiết lập một cơ chế gọi là «Đối thoại an ninh bốn bên”, nhưng do Bắc Kinh phản đối dữ dội nên năm sau đó, đối thoại bị đình chỉ.
Nhận đinh về sư kiện này, báo Le Monde của Pháp nói sau 10 năm ngủ yên, quan hệ hai nước được các nhà lãnh đạo nâng lên « tầm cao mới » và là «cần thiết cho việc duy trì hòa bình, thịnh vượng và ổn định tại khu vực».
CS Bắc Kinh cũng không phải là những tay vừa trong cách phản ứng. Nếu TT Obama của Mỹ vừa chống TC vừa xây vững chắc liên minh với Ấn độ khi công du Ân dộ, thì TC vừa dùng tuyên tuyền trắng với Ấn độ vừa dùng tuyên truyền xám để chống Mỹ. Một mặt, nhân ngày Quốc khánh của Ấn độ, trong quốc thư gởi lãnh đạo Ấn Độ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhắc lại đề nghị của ông nâng quan hệ Bắc Kinh – New Delhi lên một cấp độ mới. Mặt khác, TC cho tờ Nhân dân Nhật báo, Tân hoa Xả tiếng nói chánh thức của Đảng Nhà Nước TC và Hoàn cầu Thời báo, tiếng nói bán chánh thức đua nhau cảnh báo Ấn Độ đừng rơi vào bẫy của Mỹ. Các báo này lên án Washington cố tình mô tả Trung Quốc và Ấn Độ như là hai kẻ thù không đội trời chung. Tân Hoa Xã cho rằng sự xích lại gần nhau giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ chỉ là «bề ngoài». Tân hoa hãng tin chính thức của TC còn mỉa mai, chia rẻ địch: «Ba ngày chắc chắc là chưa đủ để Obama và Modi trở thành bạn chí thân, vì hai ông có quá nhiều bất đồng trên các vấn đề như biến đổi khí hậu, tranh chấp nông nghiệp và hợp tác năng lượng nguyên tử». Nói chung, đối với Tân Hoa Xã, chuyến viếng thăm của Obama chẳng có ảnh hưởng gì đáng kể đến quan hệ Ấn – Trung.
Trong khi đó đồng minh có hiệp ước phòng thủ chung của Mỹ, là Phi luật tân trong cuộc họp các Ngoại trưởng ASEAN ngày 28/01/2015 kêu gọi toàn khối phản kháng lại Bắc Kinh, nói uy tín của cả 10 quốc gia ASEAN sẽ bị ảnh hưởng, nếu không có thái độ thẳng thừng hơn trước «vấn đề cấp thiết ngay trong sân nhà của chúng ta». Và Hội nghị sau đó ra tuyên bố quan ngại về việc Trung Quốc yêu sách chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông.
Và Nhựt là siêu cường kinh tế thứ ba của thế giới, dồng minh chiến lực của Mỹ hành động phòng chống TC. Nhật tung ra máy bay P-1, với tầm hoạt động 8.000 km, gấp đôi tầm hoạt động của các máy bay hiện nay. Với máy bay mới này, Tokyo có thể mở rộng việc tuần tra sang không phận của vùng Biển Đông, để làm đối trọng với đội tàu quân sự, bán quân sư và dân sự có vũ khí ngày càng hùng mạnh của Trung Quốc muốn khống chế Biển Đông. Mỹ không dấu diếm, lên tiếng công khai hoan nghinh việc làm này của Nhựt./.(Vi Anh)
- Từ khóa :
- Vi Anh
- ,
- Mỹ
- ,
- Barack Obama
- ,
- Thái Bình Dương
- ,
- Bắc Kinh
- ,
- Trung Quốc
Gửi ý kiến của bạn